TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, khách hàng<br />
ngày càng có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp. Chất lượng dịch vụ khách hàng<br />
chính là một trong các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nên<br />
thương hiệu cho doanh nghiệp. Khách hàng của Công ty phần lớn là các doanh<br />
nghiệp Nhật Bản mới được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Môi trường pháp<br />
luật và kinh doanh tại Việt Nam khá phức tạp và họ cần có thời gian để làm quen.<br />
Chính vì vậy, khách hàng luôn yêu cầu ở tư vấn viên sự sự quan tâm, chăm sóc<br />
đặc biệt hay một chất lượng phục vụ tốt nhất. Xác định tầm quan trọng của vấn đề,<br />
tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học: “Nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal”.<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về dịch vụ<br />
khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng, phân tích thực trạng chất lượng<br />
dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal, đề xuất một số giải pháp nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ khách hàng của Công ty TNHH I-Glocal.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là chất lượng dịch vụ<br />
khách hàng và các vấn đề liên quan. Phạm vi nghiên cứu thực hiện tại Công ty<br />
TNHH I-Glocal cho kỳ từ năm 2008 đến năm 2011.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp<br />
phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh để xử lý thông tin thu thập được từ các<br />
báo cáo nội bộ của Công ty và thông qua khảo sát điều tra ý kiến khách hàng.<br />
Kết cấu của luận văn:<br />
Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng.<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH<br />
I-Glocal.<br />
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty<br />
TNHH I-Glocal.<br />
<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN<br />
CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
Tác giả tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài bao gồm:<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách<br />
hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Bưu Điện thành phố Hà Nội” của tác giả<br />
Nguyễn Thị Hải Yến năm 2002<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động<br />
của Công ty Dịch vụ Viễn Thông” của tác giả Dương Ngọc Cường năm 2002<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng xe<br />
buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội” của tác giả Lê Văn Ước năm 2006<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê kênh<br />
riêng tại EVN Telecom” của tác giả Vũ Thị Tú Anh năm 2008<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của<br />
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín” của tác giả Vũ Diệu Tú năm 2008<br />
Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại sở giao dịch<br />
Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền năm<br />
2008.<br />
Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu trên có hai cách tiếp cận cơ<br />
bản: Một là đi từ các khái niệm chung về dịch vụ, dịch vụ khách hàng, đặc điểm<br />
chung của dịch vụ và từ đó áp dụng vào lĩnh vực cụ thể như luận văn của thạc sỹ<br />
Nguyễn Thị Hải Yến năm 2002, luận văn của thạc sỹ Dương Ngọc Cường năm<br />
2002, luận văn của thạc sỹ Vũ Diệu Tú. Hai là tiếp cận trực tiếp vào lĩnh vực<br />
nghiên cứu như nêu khái niệm, đặc điểm dịch vụ khách hàng của lĩnh vực cụ thể<br />
như các luận văn còn lại. Các luận văn đều đưa ra được các tiêu thức đánh giá chất<br />
lượng dịch vụ khách hàng tương ứng với ngành mình phân tích.<br />
<br />
Về chương II, phân tích thực trạng, các luận văn đều bám sát các tiêu thức<br />
đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng để áp dụng vào việc phân tích thực tế chất<br />
lượng dịch vụ khách hàng của Công ty cụ thể. Việc phân tích thực trạng dịch vụ<br />
khách hàng được tiến hành theo hai phương thức: Thứ nhất là phân tích theo từng<br />
loại hình dịch vụ như luận văn của thạc sỹ Dương Ngọc Yến. Thứ hai là phân tích<br />
dựa trên ý kiến điều tra của khách hàng như các luận văn còn lại.<br />
Chương III, dựa trên thực trạng tình hình chất lượng dịch vụ khách hàng tại<br />
đơn vị nghiên cứu, các luận văn trên đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị<br />
nhằm nâng cao chất lượng khách hàng. Trong đó gồm một số giải pháp điển hình<br />
sau: Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp đẩy<br />
mạnh Marketing, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc áp dụng<br />
khoa học công nghệ vào việc cung cấp dịch vụ, giải pháp về hoàn thiện công tác<br />
tiêu chuẩn hóa và các thủ tục quy trình cung cấp dịch vụ, phát triển đa dạng hóa<br />
các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức quốc tế<br />
Điểm phát triển mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đó<br />
là tác giả không dừng lại ở việc chọn mẫu ngẫu nhiên khách hàng mà đã chú trọng<br />
vào việc nghiên cứu ý kiến của các khách hàng trung thành với Công ty.<br />
<br />
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG<br />
VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG<br />
Luận văn nêu ra một số khái niệm liên quan tới dịch vụ khách hàng như<br />
sau:<br />
•<br />
<br />
Khái niệm về khách hàng:<br />
Khách hàng là người mua hoặc có sự quan tâm, theo dõi một loại hàng hóa<br />
<br />
hoặc dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn tới hành động mua. Khách<br />
hàng gồm khách hàng bên trong doanh nghiệp và khách hàng bên ngoài doanh<br />
nghiệp.<br />
•<br />
<br />
Khái niệm dịch vụ khách hàng<br />
Theo một chuyên gia về dịch vụ khách hàng thì dịch vụ khách hàng đề cập<br />
<br />
tới chuỗi các hoạt động nhằm thỏa mãn khách hàng. Các hoạt động nay thường bắt<br />
đầu bằng việc tiếp nhận đơn đặt hàng và kết thúc bằng việc giao hàng hóa hoặc<br />
cung cấp dịch vụ tới tay khách hàng, Ngoài ra dịch vụ khách hàng có thể thêm các<br />
hoạt động tiếp sau khác như dịch vụ thay thế linh kiện, bảo dưỡng hỗ trợ kỹ thuật<br />
đối với hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ giải thích, tư vấn, hỗ trợ đối với<br />
hoạt động cung cấp dịch vụ.<br />
Theo ISO 8402: “Dịch vụ khách hàng là kết quả tạo ra do các hoạt động<br />
tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người<br />
cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.<br />
Thực chất dịch vụ khách hàng là hướng các hoạt động của doanh nghiệp<br />
cung ứng dịch vụ vào khách hàng, đó là quá trình phân tích tìm hiểu và giải quyết<br />
mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng mục tiêu.<br />
Trong đó, Các hoạt động dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực tư vấn kế toán,<br />
thuế và đầu tư bao gồm:<br />
<br />
-<br />
<br />
Trước giao dịch: Các nhiệm vụ và chính sách dịch vụ khách hàng; nhận<br />
thức của khách hàng; mục tiêu dịch vụ khách hàng, các quá trình hỗ trợ cho<br />
mục tiêu dịch vụ, con người, những cơ chế hỗ trợ cho các mục tiêu dịch vụ,<br />
hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin phản hồi, giao tiếp dịch vụ, bảo đảm chất<br />
lượng dịch vụ,…<br />
<br />
-<br />
<br />
Trong giao dịch: Quản lý các loại nhu cầu của khách hàng, quản lý thời<br />
gian, quản lý các cấp độ dịch vụ, quản lý tính chính xác của hệ thống, các<br />
dịch vụ phụ, các vấn đề liên quan, hỗ trợ tài chính, sự tập trung, thuận tiện<br />
khi thỏa mãn nhu cầu tại chỗ…<br />
<br />
-<br />
<br />
Sau giao dịch: Thông tin phản hồi, chương trình phục hồi dịch vụ, kiểm tra<br />
chất lượng dịch vụ, câu lạc bộ khách hàng trung thành,…<br />
<br />
Khái niệm chất lượng dịch vụ:<br />
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 phù hợp với ISO 8402:1994<br />
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể<br />
(đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.<br />
Để miêu tả chất lượng dịch vụ khách hàng, tác giả đưa ra mô hình kẽ hở với<br />
năm khoảng cách gồm: khoảng cách giữa dịch vụ khách hàng mong đợi và nhận<br />
thức của quản lý về các mong đợi của khách hàng; khoảng cách giữa nhận thức<br />
của quản lý về mong đợi của khách hàng và biến nhận thức thành các thông số<br />
chất lượng dịch vụ; khoảng cách giữa biến nhận thức thành các thông số chất<br />
lượng dịch vụ khách hàng và cung ứng dịch vụ khách hàng; khoảng cách giữa<br />
cung ứng dịch vụ khách hàng và thông tin bên ngoài đến khách hàng; khoảng cách<br />
giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ khách hàng được thụ hưởng.<br />
Dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tư vấn kế toán, thuế<br />
và đầu tư có các đặc điểm chung của dịch vụ như sau: Tính vô hình, tính không<br />
thể chia cắt, tính không lưu trữ được, tính không ổn định, tính ràng buộc pháp lý<br />
cao, tính rủi ro, tính phân tầng khách hàng.<br />
<br />