Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
----------------<br />
<br />
HOÀNG THỊ HẢI<br />
<br />
N¢NG CAO N¡NG LùC C¹NH TRANH CUNG CÊP DÞCH Vô<br />
GI¸ TRÞ GIA T¡NG CñA C¤NG TY TH¤NG TIN DI §éNG<br />
(VMS) Tõ NAY §ÕN N¡M 2020<br />
<br />
Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh DOANH NGHIÖP<br />
<br />
Hµ Néi - 2013<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Thị trường viễn thông hiện đã ở giai đoạn bão hòa, tính đ ến thời điểm này có<br />
6 nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động là gồm: Mobifone,<br />
Vinaphone, Viettel, Vietnamobile, S-Fone và Gmobile (EVN Telecom đã sáp nh ập<br />
vào Viettel năm 2011) nhưng chỉ có 3 nhà mạng là Mobifone, Vinaphone, Viettel<br />
đang phát triển và tăng trưởng, các mạng còn lại đều đang trong giai đoạn cực kỳ khó<br />
khăn, không có khả năng cạnh tranh.<br />
Sau nhiều năm Mobifone luôn dẫn đầu các mạng về chất lượng dịch vụ, 6<br />
năm liền được bình chọn là mạng di động được ưa chuộng nhất, 3 năm liền là mạng<br />
di động có chất lượng tốt nhất. Nhưng đến năm 2011, Viettel đã gửi văn bản lên Cục<br />
Quản lý chất lượng CNTT-TT (Bộ TT&TT) đề nghị được nâng mức chỉ tiêu chất<br />
lượng dịch vụ mà mạng này công bố lên, để trở thành mạng có cam kết chất lượng<br />
cao nhất so với tất cả các mạng di động của Việt Nam. Năm 2012 chất lượng dịch vụ<br />
của mạng Vinaphone đạt chỉ tiêu chất lượng thoại cao nhất so với tất cả các mạng di<br />
động được tiến hành đo kiểm định kỳ trong năm 2012 do Cục Viễn thông (Bộ<br />
TT&TT) tiến hành. Như vậy, thế mạnh chính của của MobiFone trên luôn gắn với<br />
mạng di động có chất lượng tốt nhất đang dần bị các đối thủ cạnh tranh bắt kịp và<br />
vượt qua qua.<br />
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đòi hỏi ngành viễn thông Việt Nam phải đổi<br />
mới để hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường trong<br />
nước ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng, nếu chỉ bằng những bước đi<br />
tuần tự như thời gian qua thì VMS - Mobifone sẽ rất khó đạt được các chỉ tiêu phát<br />
triển trong các năm tiếp theo, điều này được thực hiện bằng cạnh tranh bằng dịch vụ<br />
giá trị gia tăng.<br />
Xuất phát từ lý do trên, đề tài ”Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ<br />
giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS)” được học viên lựa chọn làm đề<br />
tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu những lý luận về năng lực cạnh tranh, sự cần thiết phải nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty VMS;<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị<br />
gia tăng của Công ty VMS.<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch<br />
vụ giá trị gia tăng của Công ty VMS.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng<br />
của Công ty VMS;<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty VMS trong đó tập trung đánh giá trong lĩnh v ực<br />
cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Với đề tài này, tác giả sẽ sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cả định<br />
lượng và định tính bao gồm:<br />
- Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, tổng hợp, phương pháp chuyên<br />
gia trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số các công trình nghiên cứu trước của<br />
các học giả, các số liệu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty VMS và<br />
các đối thủ cạnh tranh<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Học viên thiết kế các phiếu điều tra,<br />
khảo sát, đối tượng là các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia<br />
tăng của các nhà mạng của Mobifone, Vinaphone, Vietel để nhìn nhận, đánh năng lực<br />
cạnh tranh dịch vụ GTGT của Mobifone.<br />
- Nguồn dữ liệu:<br />
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: số liệu bên trong doanh nghiệp từ phòng ban công ty,<br />
website Công ty, Số liệu bên ngoài doanh nghiệp lấy từ số liệu báo cáo của Bộ<br />
TT&TT, Cục Viễn thông, Tập đoàn VNPT, Hiệp hội, sách báo, internet và các công<br />
trình nghiên cứu trước.<br />
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Sử dụng mẫu điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý và<br />
các khách hàng thông qua thiết kế các mẫu phiếu điều tra. Phỏng vấn, lấy ý kiến đánh<br />
<br />
giá của các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà<br />
mạng.<br />
<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo luận văn được<br />
kết cấu thành 4 chươn:<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh.<br />
Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng<br />
của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone).<br />
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ<br />
giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone).<br />
<br />
Trong chương 1 tác giả đã đọc và tìm hiểu một số các sách tham khảo, các<br />
luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ có liên quan đến vấn đề cạnh tranh, năng lực cạnh<br />
tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ, trong<br />
đó nghiên cứu kỹ một số nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực viễn thông, từ đó<br />
đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của các nghiên cứu trước<br />
đây, cụ thể như:<br />
- Sách tham khảo ”Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại<br />
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” của TS. Nguyễn Vinh Thanh, NXB Lao<br />
động – xã hội (2005), ”Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình<br />
hội nhập kinh tế quốc tế”: của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị Quốc gia (2006),<br />
”Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả<br />
Trần Sửu, NXB lao động (2006).<br />
-<br />
<br />
Luận án ”Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn<br />
<br />
thông Việt Nam trong điều kiện Việt nam là thành viên của WTO” của TS. Trần Thị<br />
Anh Thư năm 2012...<br />
- Luận văn Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ kênh thuê<br />
riêng tại Công ty viễn thông liên tỉnh” của tác giả Nguyễn Anh Ngọc, luận văn Thạc<br />
sỹ Học viện bưu chính viễn thông năm 2011”,<br />
<br />
- Luận văn “Một số giải pháp maketing phát triển dịch vụ GTGT của Công ty<br />
dịch vụ viễn thông Vinaphone” của tác giả Phạm Thị Lan, luận văn Thạc sỹ Học viện<br />
bưu chính viễn thông năm 2011”<br />
Tuy nhiên mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp hay mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có<br />
những đặc thù riêng, nên việc đánh giá năng lực cạnh tranh cũng có những điểm khác<br />
biệt.<br />
Đối với dịch vụ GTGT trong lĩnh vực thông tin di động, với đặc thù riêng là<br />
dịch vụ làm tang thêm giá trị cho các thuê bao di động, mới chỉ xuất hiện vài năm gần<br />
đây tại Việt Nam và đang phát triển rất nhanh chóng phù hợp với xu hướng công<br />
nghệ và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ về các dịch vụ<br />
thông tin giải trí, ca nhạc, game, tiện ích…Sau khi tìm hiểu tác giả nhận thấy nghiên<br />
cứu ”Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty<br />
Thông tin di động (VMS)” là một nghiên cứu mới, không trùng lặp với các nghiên<br />
cứu trước đó nên đã chọn đề tài cho luận văn Thạc sỹ, Luận văn thể hiện được điểm<br />
mới đó là:<br />
- Nêu và phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá<br />
trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS).<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ<br />
giá trị gia tăng của doanh nghiệp, các giải pháp phù hợp với xu hướng của mới của thị<br />
trường viễn thông quốc tế và trong khu vực trong lĩnh vực dịch vụ GTGT trong tình<br />
hình thị trường cạnh tranh khốc liệt và áp lực từ dịch vụ thay thế là rất lớn.<br />
Trong chương 2, tác giả đi vào vào tìm hiểu, nghiên cứu các cơ sở lý luận liên<br />
quan: Thứ nhất về cạnh tranh như khái niệm, vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh, các<br />
chức năng của cạnh tranh; Thứ hai về năng lực cạnh tranh như khái niệm năng lực<br />
cạnh tranh, các cấp độ của năng lực cạnh tranh là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia,<br />
năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và<br />
mối quan hệ của các cấp độ cạnh tranh với nhau.<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó chính là năng lực cạnh tranh của sản<br />
phẩm dịch vụ, trên cơ sở lý luận chung đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu năng lực<br />
cạnh tranh dịch vụ GTGT trong lĩnh vực thông tin di động.<br />
<br />