LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Do tình hình khó khăn của nền kinh tế, nhu cầu về thép giảm, lượng thép tồn kho<br />
tăng cao làm nhiều nhà máy sản xuất thép phải giảm sản xuất, thậm chí chỉ chạy cầm<br />
chừng ở mức 50 - 60% công suất. Đồng thời ngành thép còn phải chịu thêm sức ép cạnh<br />
tranh từ các sản phẩm nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc.<br />
Công ty TNHH Thép Nhật Quang được thành lập năm 2004, hoạt động trong lĩnh<br />
vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm thép không rỉ. Tại thời điểm hiện nay, hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh<br />
tế, làm nhu cầu tiêu thụ thép giảm, tồn kho công ty tăng cao. Đồng thời các sản phẩm của<br />
công ty đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp thép lớn trong ngành như Hòa<br />
Phát, Hoa Sen, Việt Đức… về giá bán, hệ thống phân phối. Thị phần của công ty hiện<br />
chiếm khoảng 4,5% so với toàn thị trường, công suất các dây chuyền sản xuất cũng mới<br />
chỉ được sử dụng từ 40 - 50%.<br />
Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài: ‘‘Nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh sản phẩm thép không rỉ của công ty TNHH Thép Nhật Quang’’ làm đề tài<br />
nghiên cứu luận văn của mình.<br />
Nội dung luận văn gồm có ba chương chính:<br />
Chương 1: Những lí luận cơ bản về năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp<br />
ngành thép trong nền kinh tế thị trường<br />
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm thép không rỉ của công ty TNHH<br />
Thép Nhật Quang<br />
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép không<br />
rỉ của công ty TNHH Thép Nhật Quang<br />
<br />
CHƯƠNG 1. NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN<br />
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ<br />
TRƯỜNG<br />
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế<br />
thị trường<br />
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được<br />
nhanh hơn trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói<br />
một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm<br />
đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp,<br />
dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v...<br />
1.2. Đặc điểm sản phẩm thép không rỉ có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh<br />
sản phẩm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của<br />
doanh nghiệp ngành thép<br />
Thép không rỉ bản chất là một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm, có đặc<br />
tính không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác.<br />
Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng để có thể tạo ra lớp<br />
màng bảo vệ giúp thép không rỉ trong môi trường ăn mòn cao. Phương pháp này có đặc<br />
điểm chi phí rẻ, công nghệ đơn giản, vật tư thiết bị có thể mua ở trong nước...<br />
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp<br />
ngành thép gồm: Sản lượng, tốc độ tăng sản lượng hàng năm; Doanh thu và tốc độ tăng<br />
trưởng doanh thu hàng năm; Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm; Thị<br />
phần của doanh nghiệp; Thương hiệu của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp<br />
ngành thép trong nền kinh tế thị trường<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp gồm 5 nhân tố: nguồn nhân lực; khả năng tài<br />
chính; nguồn lực vật chất và kĩ thuật công nghệ; trình độ tổ chức quản lý; và hoạt động<br />
marketing của doanh nghiệp.<br />
Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp gồm: Môi trường tác nghiệp: đối thủ cạnh tranh<br />
tiềm ẩn; nhà cung cấp; khách hàng (người mua hàng); cạnh tranh trong nội bộ ngành; và<br />
sản phẩm thay thế. Môi trường vĩ mô: Nhân tố chính trị, pháp luật; Nhân tố kinh tế; Nhân<br />
tố xã hội; và Nhân tố công nghệ<br />
1.4. Công cụ và phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh<br />
nghiệp ngành thép trong nền kinh tế thị trường<br />
Công cụ cạnh tranh sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp ngành thép là chất lượng<br />
của sản phẩm, giá bán, dịch vụ kèm theo. Bên cạnh đó là hệ thống phân phối và bán hàng<br />
cùng với thương hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.<br />
Có ba phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm doanh nghiệp<br />
ngành thép hay áp dụng đó là chính sách về sản phẩm, chính sách về giá cả và chính sách<br />
khuếch trương sản phẩm.<br />
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM THÉP<br />
KHÔNG RỈ CỦA CÔNG TY TNHH THÉP NHẬT QUANG<br />
2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh sản phẩm thép không rỉ<br />
của công ty TNHH Thép Nhật Quang<br />
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp<br />
Nguồn nhân lực: công ty luôn có những chính sách quản lý nhân sự phù hợp để<br />
giữ chân người lao động, nâng cao năng suất lao động, tạo động lực trong công việc, làm<br />
tăng cường năng lực cạnh tranh cho công ty và cho sản phẩm.<br />
<br />
Khả năng tài chính: tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm thể<br />
hiện sự lớn mạnh của công ty, công ty tiếp tục đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng,<br />
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Nguồn lực vật chất kỹ thuật, công nghệ: công ty có ba khu nhà máy công suất 150<br />
nghìn tấn/năm, với các dây chuyền sản xuất hiện đại từ Nhật Bản, Đức, Mỹ và Đài loan.<br />
Được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.<br />
Trình độ tổ chức quản lý và lập kế hoạch sản suất kinh doanh: Tất cả các hoạt<br />
động sản xuất và kinh doanh của công ty đều được lập kế hoạch cụ thể và chi tiết, do đó<br />
hoạt động của công ty luôn luôn chủ động, bám sát nhu cầu thị trường, tiết kiệm chi phí,<br />
tăng hiệu quả trong kinh doanh.<br />
Hoạt động marketing của doanh nghiệp: công ty là một doanh nghiệp nhỏ, mới<br />
thành lập nên công tác marketing chưa được chú ý, hiện nay các hoạt động marketing chủ<br />
yếu đều do phòng kinh doanh thực hiện.<br />
Nhân tố ảnh hưởng gián tiếp<br />
Môi trường tác nghiệp (môi trường ngành) gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối<br />
thủ cạnh tranh tiềm ẩn; khách hàng (người mua hàng); nhà cung cấp và các sản phẩm<br />
thay thế.<br />
Môi trường vĩ mô gồm các nhân tố về chính trị pháp luật, kinh tế, môi trường xã<br />
hội, khoa học công nghệ.<br />
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm thép không rỉ của công ty TNHH<br />
Thép Nhật Quang so với các đối thủ cạnh tranh<br />
Về năng lực, công nghệ sản xuất: năng lực sản xuất được đánh giá thuộc loại trung<br />
bình, công nghệ sản xuất tương đối hiện đại so với các doanh nghiệp trong ngành. Là cơ<br />
sở để công ty năng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản<br />
xuất.<br />
<br />
Về chủng loại, chất lượng sản phẩm: chủng loại sản phẩm của công ty tương đối<br />
đầy đủ về kích thước, độ dày. Công ty chỉ tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh và<br />
công nghệ có thể sản xuất được. Chất lượng sản phẩm của công ty đều đạt các tiêu chuẩn<br />
quốc tế, có thể cạnh tranh tốt với doanh nghiệp khác.<br />
Về giá bán sản phẩm: công ty xây dựng mức giá bán các loại sản phẩm ở mức<br />
trung bình so với các doanh nghiệp khác, và được khách hàng đánh giá là một trong<br />
những doanh nghiệp có uy tín chất lượng trong việc đảm bảo giá bán. Giá bán được xây<br />
dựng cho khách hàng và nhà phân phối dựa trên cơ sở: sản lượng, khu vực địa lý, đặc<br />
điểm khách hàng, tính mùa vụ...<br />
Về hệ thống phân phối: bao gồm các nhà phân phối cấp 1 và một số văn phòng đại<br />
diện, công ty chưa có hệ thống phân phối trực tiếp cho mình. So với doanh nghiệp khác<br />
trong ngành thì còn quá ít, các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Hữu Liên Á<br />
Châu... đều có hệ thống các nhà phân phối lớn, các đại lý bán sỉ, các cửa hàng bán lẻ và<br />
phân phối trực tiếp đến các dự án rộng khắp cả nước và thực hiện xuất khẩu sang các<br />
nước khác.<br />
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ trong cả nước, tập trung nhiều vào miền<br />
Bắc. Các doanh nghiệp khác thì ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang thị trường<br />
khu vực Đông Nam Á, Úc và Bắc Mỹ.<br />
Về dịch vụ kèm theo sản phẩm, hoạt động xúc tiến bán hàng: Các sản phẩm và<br />
dịch vụ kèm theo của công ty đã được khách hàng đánh giá tốt, sản phẩm được tiêu thụ<br />
trên cả ba miền đất nước. Thương hiệu Thép Nhật Quang dần được biết đến trên thị<br />
trường. Hoạt động xúc tiến bán hàng công ty mới chỉ thực hiện khuyến mại tăng mức<br />
chiết khấu cho nhà phân phối và sử dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh bán hàng trực<br />
tiếp đến các cửa hàng, nhà phân phối. Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại,<br />
tham gia hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng... hầu như công ty đều không thực hiện<br />
để tiết kiệm chi phí<br />
<br />