intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến ý định sử dụng dịch NHĐT của KHCN. Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN ở VCB Đà Nẵng. Kiến nghị một số giải pháp trong việc quản lý, triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng

  1. 1.1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN THỊ THU BA NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Hòa Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cuộc sống của con người gắn liền với công nghệ. Dịch vụ ngân hàng điện tử từ chỗ xa lạ dần trở nên quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Các ngân hàng vì thế không ngừng cải tiến công nghệ để nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên, với môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng hiện nay, nhất là ở lĩnh vực NHĐT thì các ngân hàng nước ngoài đang tỏ ra là những ngân hàng chiếm ưu thế hơn do có lợi thế về vốn và công nghệ. Đối với Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng, qua số liệu thống kê lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT vẫn còn khá lớn. Việc nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT ở chi nhánh ngân hàng này là điều cần thiết để có kế hoạch phát triển phù hợp. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng. Kế thừa kết quả của những nghiên cứu đi trước, tác giả muốn xây dựng mô hình phù hợp để xác định những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN ở Vietcombank-chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu cho chi nhánh để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa dịch vụ NHĐT cho KHCN. Dựa trên những lí do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN tại VCB Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau: - Khái quát lý thuyết về các mô hình nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng. - Khám phá các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN. - Xây dựng mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN phù hợp với phạm vi địa điểm nghiên cứu. - Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến ý định sử dụng dịch NHĐT của KHCN. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN ở VCB Đà Nẵng. - Kiến nghị một số giải pháp trong việc quản lý, triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: khách hàng cá nhân chưa sử dụng dịch vụ NHĐT tại Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng Giới hạn nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của KHCN tại Vietcombank Đà Nẵng Về thời gian: Khảo sát được thực hiện từ tháng 3 - 6/2019 Về không gian: Thực hiện ở Vietcombank Đà Nẵng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu:
  5. 3 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và các danh mục bảng biểu, các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng cá nhân Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và kiến nghị 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 2 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 2.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 2.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ NHĐT là loại hình dịch vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại, cho phép khách hàng giao dịch không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc bên trung gian nào khác. 2.1.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử 2.1.3. Tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử 2.2. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NHĐT 2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Lý thuyết hành động hợp lý được Fishbein và Ajzen (1975) xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20. Theo lý thuyết này, ý định hành vi có thể được giải thích bằng thái độ đối với hành vi và mức quy chuẩn chủ quan. 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được xây dựng từ lý thuyết gốc TRA (Fishbein và Ajzen, 1975). Lý thuyết này cho rằng thái độ hành vi và hành vi kiểm soát cảm nhận có ảnh hưởng tới ý định hành vi và hành vi sử dụng. Điểm khác nhau chính của hai lý thuyết này là thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
  7. 5 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được giới thiệu bởi Davis (1989). Davis đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự cảm nhận dễ sử dụng và sự cảm nhận hữu ích lên thái độ hướng đến sử dụng công nghệ. Mô hình này chỉ ra rằng nhân tố dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hữu ích cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ sử dụng và ảnh hưởng gián tiếp tới ý định sử dụng công nghệ. 2.2.4. Mô hình kết hợp C-TAM-TPB Taylor và Todd (1995) đã đề xuất mô hình C-TAM-TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB và TAM. Taylor và Todd (1995) cho rằng, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ, thái độ quyết định hành vi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi cũng tác động đến quyết định hành vi. 2.2.5. Lý thuyết về phổ biến sự đổi mới (IDT) Lý thuyết về phổ biến sự đổi mới được xây dựng đầu tiên bởi Rogers (1995). Rogers (1995) đề xuất và xác định 5 nhân tố để giải thích cho sự chấp nhận đổi mới: lợi thế tương đối, khả năng tương thích, phức tạp, có khả năng áp dụng thử, có thể nhận biết. Moore và Benbasat (1991) còn xác định thêm ba đặc tính khác của sự chấp nhận đổi mới là: Hình ảnh, Tự nguyện sử dụng, Kết quả có thể chứng minh được. 2.2.6. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003). Mô hình UTAUT gồm có 4 nhân tố: Mong đợi về thành tích, Mong đợi về sự nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận tiện. Bốn nhân tố này được cho
  8. 6 là có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định hành vi và hành vi sử dụng công nghệ của cá nhân. Ngoài ra, ý định hành vi sử dụng công nghệ của cá nhân còn ảnh hưởng bởi độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm, sự tự nguyện sử dụng.
  9. 7 3 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3.1.1. Tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam 3.1.2. Tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của KHCN tại Vietcombank – chi nhánh Đà Nẵng a . Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank - chi nhánh Đà Nẵng b . Cơ cấu tổ chức c . Dịch vụ ngân hàng điện tử cho KHCN ở Vietcombank d . Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của KHCN tại Vietcombank-chi nhánh Đà Nẵng 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết a . Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các mô hình lý thuyết về ý định sử dụng dịch vụ NHĐT ở trên, tác giả xin tổng hợp những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT như sau: - Yếu tố Nhận thức dễ sử dụng được khẳng định trong mô hình TAM. Mô hình sự đổi mới (IDT) cũng đưa ra yếu tố Phức tạp, về bản chất được định nghĩa tương tự yếu tố Nhận thức dễ sử dụng. Mô hình UTAUT đề xuất yếu tố Mong đợi về sự nỗ lực, cũng là một cách diễn giải khác của yếu tố Nhận thức dễ sử dụng. - Yếu tố Nhận thức hữu ích được đề xuất trong mô hình TAM, và được định nghĩa tương tự yếu tố Lợi thế tương đối trong mô hình IDT và yếu tố Mong đợi về thành tích trong mô hình UTAUT.
  10. 8 - Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi đã được Ajzen đề xuất trong mô hình TPB. - Yếu tố Hình ảnh ngân hàng được Moore và Benbasat (1991) bổ sung vào lý thuyết IDT của Rogers (1995). - Yếu tố Ảnh hưởng xã hội được khẳng định trong mô hình UTAUT, và nó được gọi là yếu tố Chuẩn chủ quan trong mô hình TRA, TPB. Bên cạnh đó, dựa vào một số kết quả nghiên cứu ứng dụng, yếu tố rủi ro trong giao dịch có tác động đến ý định chấp nhận sử dụng E-Banking của khách hàng ở Việt Nam (theo Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2011)), nhân tố rủi ro có ảnh hưởng đến động cơ sử dụng dịch vụ internet banking của người tiêu dùng tại TP Đà Nẵng (theo ThS. Lê Thị Kim Tuyết (2011)). Yếu tố rủi ro cũng được khẳng định có ảnh hưởng đến ý định sử dụng internet banking trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài như nghiên cứu của Lee và cộng sự (2001); nghiên cứu của Podder (2005) về sự chấp nhận và sử dụng Internet Banking,… Từ đó, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất gồm 6 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng. Ngoài các nhân tố ở trên thì các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi ở) có sự phân biệt ảnh hưởng đối với ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm và mô hình lý thuyết trước đây (Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2011), Venkatesh và cộng sự (2003)). b . Mô hình nghiên cứu đề xuất, định nghĩa các biến và giả thuyết Các giả thuyết của nghiên cứu:
  11. 9 H1: Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H2: Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H4: Hình ảnh ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H5: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H6: Rủi ro trong giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng NHĐT của khách hàng. H7: Có sự khác biệt về ý định sử dụng NHĐT của khách hàng theo yếu tố nhân khẩu học.
  12. 10 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.2.2. Mô tả các biến a . Biến độc lập Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình Ký hiệu Diễn giải các biến độc lập SD Nhận thức dễ sử dụng HI Nhận thức hữu ích HV Nhận thức kiểm soát hành vi HA Hình ảnh ngân hàng AH Ảnh hưởng xã hội RR Rủi ro trong giao dịch b . Biến phụ thuộc YD – Ý định sử dụng NHĐT 3.2.3. Xây dựng thang đo sơ bộ 3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu 10 người, từ đó, tác giả hiệu chỉnh và xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.2. Bảng 3.2. Thang đo của mô hình nghiên cứu KÝ NGUỒN TT DIỄN GIẢI THANG ĐO HIỆU THAM KHẢO Nhận thức dễ sử dụng Lee và cộng sự 1 SD1 Đối với tôi việc làm quen và học (2001), Podder cách sử dụng dịch vụ NHĐT của (2005), VCB là dễ dàng Yaghoubi và Bahmani
  13. 11 (2010), Bander (2008), Gibson (2009), Clegg và cộng sự (2010), Pham và cộng sự (2010) 2 SD2 Việc thực hiện các giao dịch trên NHĐT của VCB là đơn giản, dễ hiểu 3 SD3 Hệ thống giao dịch trên NHĐT của VCB là linh hoạt 4 SD4 Sử dụng dịch vụ NHĐT của VCB đáp ứng được các nhu cầu của tôi dễ dàng Nhận thức hữu ích Gang liu và 5 HI1 Sử dụng dịch vụ NHĐT của VCB cộng sự (2006), giúp tôi tiết kiệm thời gian Emad và 6 HI2 Tôi cảm thấy dịch vụ NHĐT của Michael (2009) VCB rất thuận tiện và hữu ích 7 HI3 Sử dụng dịch vụ NHĐT của VCB giúp tôi tiết kiệm chi phí đi lại 8 HI4 Sử dụng dịch vụ NHĐT của VCB giúp tôi tăng năng suất và chất lượng công việc
  14. 12 Nhận thức kiểm soát hành vi Yaghoubi và 9 HV1 Tôi có đầy đủ các nguồn lực/phương Bahmani tiện để sử dụng NHĐT của VCB (2010); Pham 10 HV2 Tôi có những kiến thức cần thiết cho và cộng sự việc sử dụng NHĐT của VCB (2010); Li 11 HV3 Tôi có thể kiểm soát việc sử dụng (2010) NHĐT của mình Hình ảnh ngân hàng Babara và 12 HA1 Ngân hàng VCB là thương hiệu lớn Magdalini hàng đầu Việt Nam, có uy tín và (2006); Pham danh tiếng tốt và cộng sự 13 HA2 Ngân hàng VCB đi tiên phong trong (2010); Li việc đầu tư phát triển dịch vụ NHĐT (2010) 14 HA3 Ngân hàng VCB luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi giao dịch trên NHĐT 15 HA4 Ngân hàng VCB cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng và các đầu mối hỗ trợ khi khách hàng giao dịch trên NHĐT 16 HA5 Ngân hàng VCB luôn cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên kênh NHĐT
  15. 13 Ảnh hƣởng xã hội Bander (2008); 17 AH1 Tôi sử dụng NHĐT vì những người Pham và cộng xung quanh tôi sử dụng nó sự (2010); Li 18 AH2 Tôi sử dụng NHĐT của VCB vì nó (2010) được quảng bá trên phương tiện truyền thông và mạng xã hội 19 AH3 Những người có ảnh hưởng với tôi khuyên tôi nên sử dụng NHĐT Rủi ro trong giao dịch Lee và cộng sự 20 RR1 Giao dịch trên NHĐT của VCB có (2001); Podder thể không được bảo mật (2005); 21 RR2 Tôi có thể bị mất tiền khi giao dịch Alagheband trên NHĐT của VCB (2006), Pham và 22 RR3 Thông tin cá nhân của tôi có thể bị cộng sự (2010); đánh cắp khi sử dụng dịch vụ Li và Huang NHĐT của VCB (2009) Ý định sử dụng NHĐT Cheng và cộng 23 YD1 Tôi sẽ sử dụng NHĐT của VCB khi sự (2006) tôi có nhu cầu giao dịch ngân hàng 24 YD2 Sử dụng NHĐT của VCB để xử lý các giao dịch ngân hàng là việc tôi sẽ làm 25 YD3 Tôi nghĩ rằng việc sử dụng NHĐT của VCB sẽ giải quyết được hết các nhu cầu
  16. 14 giao dịch qua ngân hàng của tôi. 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 3.3.3. Nghiên cứu định lƣợng a . Tổng thể nghiên cứu b . Phương thức chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với những khách hàng cá nhân tại chi nhánh và các phòng giao dịch của VCB – chi nhánh Đà Nẵng. Phương pháp tiếp cận: trực tiếp và gửi bảng câu hỏi tại quầy giao dịch. c . Kích thước mẫu Tác giả quyết định chọn quy mô mẫu n = 200 mẫu. 3.3.4. Phƣơng pháp đo lƣờng Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các biến, như sau: Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Bảng 3.3. Thang đo Likert 5 mức độ sử dụng trong nghiên cứu 3.3.5. Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý và mã hóa để đưa vào các phân tích chính trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS như sau: a . Phân tích thống kê mô tả Phương pháp này nhằm tập hợp các thuộc tính của mẫu như tỷ lệ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp. b . Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
  17. 15 Các thang đo của các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT sẽ được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. c . Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích EFA được sử dụng nhằm kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. d . Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính Phương pháp này giúp xác định cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Qua đó, kiểm tra mức độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. e . Phân tích phương sai ANOVA Phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt của ý định sử dụng NHĐT của KHCN ở VCB – chi nhánh Đà Nẵng theo các yếu tố nhân khẩu học.
  18. 16 4 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. MÔ TẢ MẪU 4.1.1. Mẫu điều tra Số lượng phiếu khảo sát phát đi: 220 phiếu, số lượng phiếu thu về: 209 phiếu. Sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu không hợp lệ, số phiếu còn lại là 200 phiếu. 4.1.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Về giới tính có 88 nam (44%), 112 nữ (56%) tham gia khảo sát. Về độ tuổi, khách hàng nằm trong độ tuổi dưới 18 có 4 người (2%), từ 18-40 có 120 (60%), trên 40 có 76 người (38%). Thu nhập dưới 5 triệu/ tháng có 76 (38%), từ 5 triệu/ tháng trở lên có 124 (62%). Về trình độ học vấn dưới đại học có 107 (53,5%), từ đại học trở lên có 93 (46,5%). Về nghề nghiệp, khách hàng là quản lý có 23 người (11.5%), nhân viên văn phòng có 65 (32,5%), nghề nghiệp khác có 112 (56%). 4.2. MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH 4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA CỦA THANG ĐO Hệ số tương quan biến tổng của biến SD4 < 0,3 nên biến SD4 bị loại ra khỏi thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 24 biến quan sát còn lại > 0,3 nên thang đo đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp theo. 4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 4.4.1. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Biến HI2 có hệ số tải nhân tố < 0,5 nên bị loại ra khỏi thang đo. Tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, nên đủ điều kiện phân tích các bước tiếp theo.
  19. 17 KMO=0,810 > 0,5 và Sig=0,000 < 5% cho thấy kết quả phân tích nhân tố EFA có độ tin cậy cao. Giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố thứ sáu và giá trị tổng phương sai trích của nhân tố này, lần lượt là 1,154 >1 và 71,054% > 50%. Điều đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 06 nhân tố, các nhân tố này giải thích được 71,054% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu. 4.4.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc Với biến phụ thuộc Ý định sử dụng, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5. Kết quả phân tích nhân tố đối với 3 biến quan sát cho thấy đã hội tụ về 1 nhân tố, với Eigenvalues=2,337 > 1, phương sai trích=77,901% > 50%, KMO=0,736 > 0,5, sig=0,000 < 5%. Điều này cho thấy khả năng hội tụ và biểu diễn tốt của các biến quan sát trong thang đo. 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 4.5.1. Phân tích tƣơng quan Pearson Các biến nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, nhận thức kiểm soát hành vi, hình ảnh ngân hàng, ảnh hưởng xã hội có mối tương quan thuận chiều với ý định sử dụng vì hệ số Sig đều có giá trị < 0,05 và các hệ số tương quan của các biến độc lập và biến phụ thuộc đều dương. Chỉ có nhân tố rủi ro trong giao dịch có mối quan hệ tương quan nghịch với ý định sử dụng vì hệ số Sig < 0,05 và các hệ số tương quan của nhân tố này và biến phụ thuộc âm. 4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu: Y= Bo+ B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + U Trong đó: Y: ý định sử dụng NHĐT, X1: nhận thức dễ sử dụng, X2: nhận thức hữu ích, X3: nhận thức kiểm soát hành vi, X4:
  20. 18 hình ảnh ngân hàng, X5: Nảnh hưởng xã hội, X6: rủi ro trong giao dịch, Bo: hệ số hồi quy chặn, B1, B2, B3, B4, B5, B6: hệ số hồi quy góc lần lượt của X1, X2, X3, X4, X5, X6, U: Sai số trong mô hình a . Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy Giá trị thống kê F = 41,941 được tính từ giá trị R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị sig. = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết R2 =0 hay nói cách khác mô hình có tồn tại. b . Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy Kiểm định Kolmogorov-Smirnov cho thấy Sig = 0,779 > 0,05, vậy chấp nhận giả thuyết Phần dư có phân phối chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy Sig = 1 > 0,005 nên có cơ sở chấp nhận giả thuyết Giá trị trung bình của phần dư bằng 0. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình có giá trị từ 1,027 đến 1,496 nhỏ hơn 2. Mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết của hiện tượng đa cộng tuyến. Sig. của các biến độc lập đều > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết: mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất. Giá trị Durbin- watson = 2,211 nằm trong khoảng 1-3 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan. 4.5.3. Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy Sig. của các hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết: các hệ số hồi quy = 0. Có thể kết luận, tồn tại hệ số hồi quy cho các nhân tố này. 4.5.4. Kết quả hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy R2 điều chỉnh = 0,552 như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức 55,2%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2