BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
-------------<br />
<br />
NGUYỄN THANH MÂN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÕNG CỦA NGƢỜI DÂN<br />
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI<br />
UBND HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br />
Mã số: 60.34.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Gia Dũng<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Đặng Văn Mỹ<br />
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp Thạc sĩ Quản Trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng<br />
vào ngày 21 tháng 07 năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Cải cách thủ tục hành chính, các dịch vụ hành chính công ngày<br />
càng được cung cấp với chất lượng cao hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu<br />
của các tổ chức, cá nhân, phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tếxã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng.<br />
Việc nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành<br />
chính công tại ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đăk Hà, tỉnh Kon<br />
Tum có ý nghĩa thực tiễn nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết,<br />
giúp cho chính quyền địa phương nâng cao chất lượng cung cấp các<br />
dịch vụ hành chính công, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục<br />
tiêu chung của huyện Đăk Hà. Luận văn "Nghiên cứu sự hài lòng<br />
của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện<br />
Đăk Hà, tỉnh Kon Tum" là điểm cần lưu ý trong quá trình triển khai<br />
thực hiện cải cách hành chính tại địa phương. Từ những căn cứ trên,<br />
bản thân tôi chọn đề tài nghiên cứu này để hoàn thành chương trình<br />
cao học của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự<br />
hài lòng của người dân nói chung và sự hài lòng của người dân sử<br />
dụng các dịch vụ hành chính công nói riêng.<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hài lòng người dân và đưa<br />
ra các mô hình lý thuyết. Xây dựng các thang đo để lượng hoá các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng người dân đối với dịch vụ hành<br />
chính công.<br />
- Xây dựng mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối<br />
với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà.<br />
<br />
2<br />
- Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch<br />
vụ hành chính công của UBND huyện Đăk Hà, qua đó kiểm định<br />
thực nghiệm mô hình nghiên cứu sự hài lòng người dân.<br />
- Bình luận, đánh giá sự hài lòng và đề xuất một số giải pháp để<br />
nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành<br />
chính công tại UBND huyện Đăk Hà.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Với nghiên cứu này phải trả lời được các câu hỏi:<br />
- Nội hàm của dịch dịch vụ hành chính công là gì?<br />
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân<br />
đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà?<br />
- Mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của<br />
người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà<br />
như thế nào?<br />
- Trong thời gian sắp đến nhằm nâng cao mức độ hài lòng của<br />
người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà<br />
cần quan tâm đến những vấn đề gì?<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: là người dân đã và đang sử dụng dịch<br />
vụ hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào việc làm rõ những nhân tố<br />
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đã và đang sử dụng dịch vụ<br />
hành chính công tại UBND huyện Đăk Hà trong các tháng đầu năm<br />
2014.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính:<br />
nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu<br />
chính thức sử dụng phương pháp định lượng.<br />
<br />
3<br />
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu<br />
định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích<br />
của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo đánh giá<br />
chất lượng dịch vụ điểm đến.<br />
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp<br />
nghiên cứu định lượng.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Xác định được mô hình đánh giá mức độ hài lòng dịch vụ hành<br />
chính công phù hợp với đặc thù hành chính Việt Nam;<br />
- Hệ thố<br />
hài lòng về dịch vụ hành chính công;<br />
- Phương án điều tra mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính<br />
công;<br />
- Từ kết quả đánh giá mức độ hài lòng dịch vụ hành chính tại<br />
UBND huyện ĐăkHà, các cấp lãnh đạo địa phương đưa ra các giải<br />
pháp cải cách hành chính phù hợp.<br />
7. Bố cục luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,<br />
luận văn được trình bày với kết cấu gồm các chương sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết<br />
Chương 2: Mô hình đề xuất và thiết kế nghiên cứu<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách<br />
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Qua nghiên cứu, có thể nêu tổng quan một số công trình nghiên<br />
cứu liên quan đến lĩnh vực cải cách dịch vụ hành chính, nâng cao<br />
mức độ hài lòng của công dân và tổ chức về chất lượng dịch vụ hành<br />
chính trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:<br />
<br />