BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
NGUYỄN HỒ DIỆU UYÊN<br />
<br />
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br />
Mã số: 60.34.20<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng – 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Hà<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br />
ngày 10 tháng 04 năm 2014.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh<br />
đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một đất nước. Việt Nam<br />
mở cửa nền kinh tế tạo ra nhiều những thuận lợi cho các doanh<br />
nghiệp, các doanh nghiệp có cơ hội đưa những sản phẩm của mình ra<br />
thị trường nước ngoài dễ dàng hơn, tiếp cận với nhiều công nghệ tiên<br />
tiến hơn, đa dạng hoá nhà cung cấp. Tuy nhiên những khó khăn mà<br />
các doanh nghiệp gặp phải cũng không phải nhỏ. Đặc biệt nền kinh<br />
tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nền nông nghiệp, còn manh mún,<br />
nhỏ lẻ. Liệu các doanh nghiệp trong nước có đủ sức mạnh để cạnh<br />
tranh với các doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài. Với sự cạnh<br />
tranh khốc liệt đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm như thế nào để<br />
đứng vững trên thị trường. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu<br />
dùng, với chất lượng sản phẩm cao giá thành phải chăng.<br />
Để làm được điều đó ngoài việc xây dựng được chiến lược<br />
kinh doanh hợp lý thì các doanh nghiệp cần giám sát các khâu trong<br />
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ các khâu tìm<br />
kiếm các nhà cung ứng uy tín, đến việc thu mua nguyên vật liệu đến<br />
khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm cần được bảo đảm, tăng<br />
nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Tìm<br />
kiếm lợi nhuận tạo điều kiện tích luỹ vốn mở rộng sản xuất.<br />
Hàng tồn kho là một bộ phận của vốn lưu động của doanh<br />
nghiệp và nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Vì vậy quản trị hàng tồn<br />
kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp. Công tác quản trị hàng tồn kho có nhiệm vụ<br />
duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhằm phục vụ cho quá trình sản<br />
xuất thông suốt, không bị gián đoạn. Bên cạnh đó là đảm bảo có đủ<br />
hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường. Qua đó đáp ứng tốt hơn<br />
nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp<br />
trên thị trường.<br />
Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà<br />
nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, kịnh doanh, xuất nhập<br />
khẩu các loại sản phẩm và thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; chế<br />
tạo, lắp đặt thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; kinh doanh<br />
thương mại, dịch vụ tổng hợp. Chính vì vậy công tác quản trị hàng<br />
<br />
2<br />
tồn kho là một trong những vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu.<br />
Việc hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho là một trong những<br />
ưu tên hàng đầu của công ty, nhằm bảo quản hàng hoá, nguyên vật<br />
liệu cũng như việc công tác dự trữ những mặt hàng này.<br />
Xuất phát từ những ý trên, tôi đã ý thức được tầm quan trọng<br />
của công tác quản trị hàng tồn kho. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Quản<br />
trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng ” làm đề tài<br />
luận văn của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận về<br />
quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp.<br />
- Đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ<br />
phần Cao su Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu<br />
năm 2013.<br />
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản<br />
trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu luận văn là những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu luận văn là tình hình thực tế tại công ty<br />
Cổ phần Cao su Đà Nẵng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập<br />
các thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, các dữ liệu<br />
trên mạng nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác quản trị<br />
hàng tồn kho.<br />
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được<br />
sử dụng để hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhằm tìm<br />
hiểu hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác quản trị hàng tồn kho<br />
tại công ty.<br />
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm phân tích<br />
tình hình quản trị hàng tồn kho từ đó có cái nhìn tổng quan về công<br />
ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị.<br />
5. Bố cục đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho trong<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
3<br />
Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ<br />
phần cao su Đà Nẵng<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn<br />
kho tại Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng<br />
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
<br />