Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc
lượt xem 4
download
Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận và các nghiên cứu thực tiễn về thỏa mãn công việc, xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo về sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc tạiCông ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi, đánh giá mức độ thỏa mãn và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÔ THÚY QUỲNH NGHIÊN CỨU SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60 34 01 02 Đà Nẵng - Năm 2018
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Phản biện 1: TS. Nguyễn Xuân Lãn Phản biện 2: PGS.TS. Phan Văn Hòa Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng với tính chất công việc đặc thù rất cao, dịch vụ Môi trường Đô thị không phải là lĩnh vực cung cấp dịch vụ bình thường, thời gian làm việc không cố định, điều kiện làm việc khó khăn . Điều này đòi hỏi sự nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao của nhân viên đối với công việc. Bởi vậy, việc phát huy được nỗ lực của nhân viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công ty. Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Quảng Ngãi lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II và nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%. Đô thị hóa càng mạnh thì trọng trách của công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng ngãi càng lớn. Vì vậy dẫn đến vai trò, nhiệm vụ của những công nhân viên làm trong công ty cũng quan trọng hơn. Nhưng thời gian gần đây, công ty có hiện tượng nhân viên xin nghỉ việc nhiều tại một số Xí nghiệp, đặt biệt có những nhân viên lao động trực tiếp lâu năm có kinh nghiệm. Mặc dù công ty có tuyển nhân sự mới, nhưng lại khó tuyển được người mới, nhân sự không đủ để đám ứng khối lượng công việc ngày càng tăng. Điều này tác động rất lớn đến hiệu quả lao động, chất lượng phục vụ vệ sinh có dấu hiệu đi xuống, nhiều phản ảnh chưa tốt của người dân về công tác phục vụ vệ sinh tại các địa bàn. Hơn nữa, Công ty đang trong giai đoạn cổ phần hóa đến cuối năm 2018 là hoàn tất. Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp Cổ phần chuyện thay đổi cơ chế quản lý hoạt động của Công ty là điều không tránh khỏi, điều này ít nhiều làm ảnh hưởng tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Mặt khác tính đến thời điểm hiện tại chưa có cuộc điều tra, nghiên cứu nào về vấn đề “sự thỏa mãn của nhân viên đối với công
- 2 việc” tại Công ty. Chính vì lý do đó, tôi quyết định đi sâu vào đề tài "Nghiên cứu sự thỏa mãm của nhân viên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi" 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và các nghiên cứu thực tiễn về thỏa mãn công việc. - Xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo về sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc tại công ty Cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi - Đánh giá mức độ thỏa mãn và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. - Đưa ra một số hàm ý chính sách góp phần nâng cao sự thỏa mãn trong việc của nhân viên tại Công ty 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại Công ty. - Phạm vị nghiên cứu: Thời gian: + Số liệu thứ cấp: được thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017 + Số liệu sơ cấp: được điều tra trong khoảng thời gian từ ngày 01/3/2018 đến 30/06/2018 Không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi 4. Phư ng ph p nghiên cứu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh thang đo, bổ sung và đánh giá các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
- 3 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chính thức, thông qua việc điều tra diện rộng, thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các nhân viên trong công ty. 5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Với nghiên cứu này xác định được các nhân tố, các thang đo để đo lường sự thỏa mãn của nhân viên để ban lãnh đạo có thể hiểu rõ nhân viên và đưa ra những chính sách quản trị phù hợp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức Xác định được độ ảnh hưởng của sự thỏa mãn đến kết quả làm việc là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại công tác quản trị nguồn nhân lực của mình để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, góp phần vào việc phát triển chung của công ty. 6. Kết cấu nội dung của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. SỰ THỎA MÃN CÙA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC 1.1.1. Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc - Mức độ thỏa mãn chung đối với công việc: Ellickson và Logsdon (2002) cho rằng sự thỏa mãn công việc là mức độ người nhân viên yêu thích công việc của họ. Theo Quinn & Staines (1979), thỏa mãn công việc là phản ứng tích cực đối với công việc. Theo Kreitner & Kinicki (2007), sự thỏa mãn công việc chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình. Higgins (1998), sự thỏa mãn nhân viên được cảm thông qua phạm vi công việc, những thái độ tích cực với môi trường làm việc. - Mức độ thỏa mãn với các thành phần công việc: Luddy (2005) cho rằng sự thỏa mãn công việc là phản ứng về mặt tình cảm, cảm xúc với khía cạnh khác nhau của công việc. Clark (1997) lập luận nếu nhân viên không thỏa mãn với nhiệm vụ được giao, họ không chắc chắn về các yếu tố như quyền lợi của họ, điều kiện làm việc không an toàn, đồng nghiệp không hợp tác, người giám sát không cho họ sự tôn trọng và họ không được xem xét quá trình ra quyết định; khiến họ cảm thấy tách biệt với tổ chức. Theo Smith, Kendal và Hulin (1969), mức độ thỏa mãn với các thành phần là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau ở công việc (bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương) của họ. 1.2. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 1.2.1. Lợi ích của việc thỏa mãn công việc của nhân viên 1.2.2. Lợi ích của việc đ nh gi sự thỏa mãn của nhân viên
- 5 trong công việc 1.3. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VỀ SỰ THỎA MÃN 1.3.1 Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943) Nói đến sự thỏa mãn nói chung người ta thường nhắc đến lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943). Theo ông nhu cầu của con người chia làm năm cấp bậc tăng dần: sinh lý, an toàn, xã hội, tự trọng và tự thể hiện. Sau khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn thì nhu cầu ở cấp bậc cao hơn kế tiếp sẽ xuất hiện. 1.3.2 Thuyết ERG của Alderfer (1969) Lý thuyết này giống thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, tuy có một số khác biệt: thứ nhất, số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba thay vì năm, đó là nhu cầu tồn tại (existence need), nhu cầu liên đới (relatedness need) và nhu cầu phát triển (growth need); thứ hai, Alderfer cho rằng, có thể có nhiều nhu cầu xuất hiện trong cùng một thời điểm; thứ ba, là yếu tố bù đắp giữa các nhu cầu, một nhu cầu không được đáp ứng có thể được bù đắp bởi nhu cầu khác. 1.3.3. Thuyết thành tựu của McClelland (1988) David Mc. Clelland (dẫn theo Robbins, 2002) cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản là: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực. Trong đó: (1) Nhu cầu thành tựu, (2) Nhu cầu liên minh, (3) Nhu cầu quyền lực. 1.3.4. Thuyết hai yếu tố của F. Herberg (1959) Thuyết này chia các yếu tố làm hai khía cạnh ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động bao gồm các yếu tố động viên và các yếu tố duy trì. Yếu tố động viên tác động theo xu hướng tích cực và yếu tố duy trì tác động theo xu hướng tiêu cực. 1.3.5. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) Lý thuyết kỳ vọng của Vroom đánh giá để thỏa mãn công việc dựa trên những mong đợi về kết quả công việc của bản thân. Thuyết kỳ vọng của Vroom được xây dựng theo công thức:
- 6 Kỳ vọng X Phương tiện X Hấp lực = Động lực 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC Nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà quản trị trên thế giới. Cho đến nay đã có rất nhiều các bài báo quốc tế viết xoay quanh các khía cạnh khác nhau về vấn đề này. Phần dưới đây là một số nghiên cứu điển hình về sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại doanh nghiệp trên thế giới với các vấn đề và kết quả nghiên cứu phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Đầu tiên là nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc JDI với 72 mục đo lường để đánh giá mức độ thỏa mãn đối với công việc của một người thông qua 5 yếu tố đó là (1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4) đồng nghiệp, (5) tiền lương. Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi Nghiên cứu của Rast, S., & Tourani, A. (2012) cũng góp phần khẳng định lại sự tin cậy của mô hình chỉ số công việc JDI. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc là giám sát, mối quan hệ với đồng nghiệp, lương hiện tại, bản chất công việc và cơ hội thăng tiến. Mới đây nhất, Theodosis Tasios, M.S, and Vaitsa Giannouli, Ph.D (2017) đã nghiên cứu sự tin cậy và hiệu lực của mô hình chỉ số công việc JDI tại Hy Lạp. Và kết quả khả quan cho cả độ tin cậy và hiệu lực với mô hình JDI ở Hy lạp. Một nghiên cứu khác đóng góp một giá trị không nhỏ của Spector cho thấy các mô hình trước JSS được áp dụng cho các doanh
- 7 nghiệp sản xuất đều cho kết quả khá thấp, chính vì thế Spector (1997) đã xây dựng mô hình riêng cho các nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ, gồm 9 yếu tố đánh giá mức độ thỏa mãn và thái độ như lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, đồng nghiệp, yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất ngờ, phúc lợi. Nghiên cứu của Ali Mohammed Mosadegh Rad & Ailson De Moraes (2009 ), thực hiện nghiên cứu sự thỏa mãn công việc ở 12 bệnh viện ở Isfahan, Iran dựa trên thang đo của JSS. Hay Gordana Stankovska & cộng sự (2017) sử dụng JSS để đo lường sự thỏa mãn của các nhân viên ở trường đại học. Các nhà nghiên cứu Weiss và đồng nghiệp của trường Đại học Minnesota (1967) đã xây dựng mô hình MSQ đưa ra các tiêu chí đo lường sự thỏa mãn công việc thông qua Bảng câu hỏi thỏa mãn Minnesota như sau: (a) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất bên trong; (b) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất bên ngoài. (c) Ngoài ra, đưa ra tiêu chí chung để đo lường mức thỏa mãn của nhân viên. Bảng câu hỏi gồm 20 yếu tố đánh giá mức độ thỏa mãn chung về mỗi khía cạnh Tại Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith và đồng nghiệp. Tuy nhiên, ngoài 5 nhân tố được đề nghị trong JDI, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình Việt Nam. Bài viết “Nâng cao sự thỏa mãn trong công việc tại công ty Cổ Phần điện nước An Giang” của Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, ĐH Quốc Gia HCM –2015). Nghiên cứu dựa trên mô hình JDI và thuyết hai nhân tố của Herzberg.
- 8 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC Như các nghiên cứu được đề cập ở mục 1.3, ta thấy chỉ số công việc (JDI) đã được sử dụng phổ biến trong việc tìm hiểu sự thỏa mãn công việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc giá khác nhau. Điều này cũng nói lên rằng, sự thỏa mãn công việc của nhân viên phụ thuộc vào năm nhân tố chính là tiền lư ng, đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp và đặc điểm công việc. Ngoài năm nhân tố trong thang đo JDI và kết hợp với tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam. Hai nhân tố được xem xét là “Phúc Lợi” và “Điều kiện làm việc” 1.4.1. Đào tạo thăng tiến 1.4.2. Lãnh đạo 1.4.3. Đồng nghiệp 1.4.4. Đặc điểm công việc 1.4.5. Tiền Lư ng 1.4.6. Phúc lợi 1.4.7. Điều kiện làm việc
- 9 CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI 2.1.2. Tổng quan về Công ty 2.1.2. Thực trạng nguồn lực của công ty 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn công việc ở chương 1 và dựa trên các thành phần của sự thỏa mãn công việc ở mục 1.4. Trên cơ sở 5 khía cạnh của mô hình JDI của Smith, Kendall và Hullin (1969): Đặc điểm công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương và bổ sung thêm hai thành phần: Phúc lợi từ nghiên cứu của nghiên cứu của Spector (1997), Ali Mohammed Mosadegh Rad & Ailson De Moraes (2009), Gordana Stankovska và cộng sự (2017), Trần Kim Dung (2005), Điều kiện làm việc Weiss (1967), Trần Kim Dung (2005) và Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (2015).. Vậy mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: tiền lương, đào tạo thăng tiến, Lãnh đạo, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi Đặc điểm công việc Đào tạo thăng tiến SỰ THỎA Lãnh đạo MÃN CỦA NHÂN đồng nghiệp VIÊN Tiền lương Phúc lợi Điều kiện làm việc
- 10 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU H1: Đặc điểm công việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H2: : Đào tạo và thăng tiến được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H3: Tiền lương được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H4: Lãnh đạo được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H5: Đồng nghiệp được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H6: Phúc lợi được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại H7: Điều kiện làm việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại 2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO Trên cơ sở mô hình nghiên cứu sơ bộ, tác giả tổng hợp thang đo các biến dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây của các học giả trên thế giới, đồng thời tác giả cũng có những điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và yêu cầu nghiên cứu của đề tài. Tác giả xây dựng bộ thang đo sơ bộ xác định được 31 biến quan sát thuộc 7 nhân tố làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi. 2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 2.5.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.5.2 Thu Thập và phân tích dữ liệu 2.5.3. Kết quả nghiên cứu định tính Qua nghiên cứu sơ bộ, kết qủa cho thấy có 2 nhân tố xác định ở thang đo này bị loại bỏ. Kết qủa của lần khảo sát này cho thấy 7
- 11 nhóm tiêu chí chính thức với 29 biến quan sát Thành Biến Chỉ b o Phần Quan sát TL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc TL2 Yên tâm với mức lương hiên tại Tiền Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của TL3 lư ng cuộc sống TL4 Trả lương công bằng giữa các nhân viên TL5 Các khoản phụ cấp đảm bảo hợp lý CV 1 Công việc thể hiện vị trí xã hội Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực CV 2 Đặc cá nhân điểm Công việc phù hợp với học vấn và trình độ CV 3 công chuyên môn việc Công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và CV 4 kiến thức CV 5 Áp lực công việc Lãnh LĐ 1 Lãnh đạo dễ dàng giao tiếp đạo LĐ 2 Lãnh đạo đối xử công bằng LĐ 3 Lãnh đạo quan tâm đến ý kiến của nhân viên LĐ 4 Lãnh đạo có năng lực Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khi cần DN 1 Đồng thiết nghiệp DN 2 Đồng nghiệp đáng tin cậy DN 3 Đồng nghiệp gần gũi, thân thiện PL1 Chính sách phúc lợi rõ ràng và được thực hiện đầy đủ Phúc PL2 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu lợi đáo đến nhân viên PL3 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn Đào Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát DT 1 tạo triển nghề nghiệp thăng DT 2 Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi
- 12 Thành Biến Chỉ b o Phần Quan sát tiến học nâng cao trình độ DT 3 Nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên DT 4 Cơ hội thăng tiến công bằng cho các nhân viên DT 5 Chính sách thăng tiến của Công ty rõ ràng DK 1 Giờ làm việc hợp lý Điều DK 2 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt kiện DK 3 Địa điểm làm việc thuận tiện làm Môi trường làm việc sạch sẽ, hiện đại, và với việc DK 4 các trang thiết bị phù hợp Sự HL 1 Anh (chị) thỏa mãn với công việc hiện tại thỏa HL 2 Anh (chị) sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty mãn HL 3 Anh (chị) yêu thích công việc hiện tại chung 2.6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 2.6.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.6.2 Thu thập và phân tích dữ liệu a. Phương pháp thu thập dữ liệu Khảo sát thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát b. Mẫu nghiên cứu Kích thước mẫu: kích thước mẫu tối thiểu cần điều tra phải được đảm bảo theo công thức n >= 5m. Tức là số mẫu cần thiết tối thiểu là n >= 29*5= 145. Để đảm bảo việc phân tích hồi quy được thực hiện tốt tác giả chọn kích thước mẫu n=200. c. Phương pháp phân tích dữ liệu - Thống kế mô tả - Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố EFA - Phân tích hồi quy tuyến tính
- 13 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 3.1. MÔ TẢ MẪU - Giới tính Kết quả thống kê cho thấy trong 200 phiếu khảo sát hợp lệ, Nam có 85 phiếu chiếm tỷ lệ 42,5%, Nữ có 115 phiếu chiếm tỷ lệ 57,5%. - Thời gian làm việc thời gian làm việc dưới 3 năm có tần suất là 11 chiếm tỷ lệ 5.5%, thời gian làm việc từ 3 đến 5 năm có tần suất là 58 chiếm tỷ lệ 29%, và cuối cùng thời gian làm việc từ 8 năm trở lên có 53 phiếu, chiếm tỷ lệ 53%. - Bộ phận làm việc Bộ phận văn phòng có 31 phiếu chiếm 15%, đội môi trường có 72 phiếu chiếm 36%, Đội cây xanh, thoát nước, đội chiếu sáng CC có 55 phiếu chiếm 27.5% và còn lại 42 phiếu thuộc bộ phận khác chiếm 21.5% - Thu nhập Thu nhập dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ 4.5%, từ 3 – 4.5 triệu chiếm tỷ lệ 60%, từ 4.5 – 6 triệu chiếm tỷ lệ 26.5% và thu nhập trên 6 triệu chiếm tỷ lệ 18%. - Trình độ chuyên môn Trình độ Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao 49.5% là 99 phiếu, trình độ trung cấp có 61 phiếu chiếm 30,5%, trình độ cao đẳng, đại học lần lượt chiếm 7% và 13%. 3.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA Kết quả phân tích Cronback’s Alpha cho thấy tất cả các thành phần của mô hình có Cronbach’s Alpha khá lớn >0.8 (hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6), tức là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. Thêm vào đó, hệ số tương quan tổng biến của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, tất cả 29 biến quan sát của mô hình đều thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố (EFA)
- 14 3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA 3.3.1.Phân tích EFA lần 1 cho biến độc lập Kết quả ma trận xoay Varimax trong phân tích EFA cho thấy có một số thay đổi về biến quan sát giữa các yếu tố đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc ban đầu. • Nhân tố số 1 bao gồm 5 biến DT1, DT2, DT3, DT4, DT5. Nhìn chung, đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Đào tạo thăng tiến. Do đó, nhân tố này được đặt tên là Đào tạo thăng tiến • Nhân tố số 1 bao gồm 3 biến PL1, PL2, PL3 . Nhìn chung, đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Phúc lợi . Do đó, nhân tố này được đặt tên là Phúc lợi • Nhân tố số 3 bao gồm bảy biến LD1, LD2, LD3, LD4, DN1, DN2, DN3. Biến thuộc yếu tố Lãnh đạo và Đồng nhiệp. Do đó, nhân tố này được đặt tên là Lãnh đạo và Đồng nghiệp (LDDN) • Nhân tố số 4 bao gồm năm biến TL1, TL2. TL3, TL4, TL5. Đây là năm biến thuộc thành phần Tiền Lư ng (TL). • Nhân tố số 5 bao gồm năm biến CV1, CV2, CV3, CV4, CV5. Đây là năm biến thuộc yếu tố Đặc điểm Công việc (DDCV). • Nhân tố số 6 bao gồm bốn biến DK1, DK2, DK3, DK4. Đây là bốn biến thuộc yếu tố Điều kiện làm việc (DDLV) Kiểm định KMO và Bartlett`s trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0.936 (>0.5), phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Và kiểm định Bartlett Test có giá trị Sig =0.000 ( 1 và phương sai trích là 82.009% (>50%). Phương sai trích đạt 82.009% thể hiện 6 nhân tố giải thích được 82.009% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp
- 15 nhận được. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy không có bất kỳ biến quan sát nào có hệ số tải yếu (nhỏ hơn 0.5). Vì vậy có thể khẳng định rằng không cần thiết phải loại biến và các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích cho thấy KMO = 0.722 > 0.5, kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 1, phương sai trích bằng 74.174% > 50 %. Ba biến quan sát đều tải vào một nhân tố duy nhất. Vì vậy sử dụng phân tích khám phá EFA nhân tố “thỏa mãn công việc “ là phù hợp. 3.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Theo kết quả phân tích EFA phần trên, mô hình nghiên cứu sẽ được hiệu chỉnh lại cho phù hợp như sau Đào tạo thăng tiến Phúc lợi SỰ THỎA Lãnh đạo đồng nghiệp MÃN CỦA NHÂN Tiền lương VIÊN Đặc điểm công việc Điều kiện làm việc Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Các giải thuyết của mô hình hiệu chỉnh như sau: X1: Đào tạo và thăng tiến được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại X2: Phúc lợi được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
- 16 X3: Lãnh đạo đồng nghiệp được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại X4: Tiền lương được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại X5: Đặc điểm công việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại X6: Điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhân viên 3.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phân tích tư ng quan Theo ma trận tương quan cho thấy các biến độc lập Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Tiền lư ng, Đào tạo thăng tiến, Phúc lợi, Lãnh đạo và Đồng nghiệp có sự tương quan chặt chẽ với biến thỏa mãn với mức ý nghĩa 5%. Do chỉ số Pearson trương đối cao và sig. Giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc đều bằng 0.000
- 17 mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%). hệ số VIF của các biến độc lập có giá trị từ 1.604 đến 3.013 (tất cả đều nhỏ hơn 10). Hệ số độ chấp nhận (Tolerance) của các biến đều nhỏ hơn 1. Vì vậy có thể Kết luận, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa sự thỏa mãn HL = -0.120 + 0.216DTTT + 0.178PL + 0.281LDDN + 0.235DDCV + 0.143DKLV + 0.149TL Kết quả hồi quy cho thấy thành phần Lãnh đạo và đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thỏa mãn của nhân viên (có hệ số lớn nhất), kế đến lần lượt là Đặc điểm công việc, Đào tạo thăng tiến, Phúc lợi, Điều kiện làm việc, Tiền lương. 3.5.3. Kiểm định c c giả thuyết của mô hình - Giả thuyết X1: Kết quả phân tích hồi quy ta cho thấy nhân tố Đào tạo thăng tiến có hệ số Beta = 0.216 > 0 giá trị t = 5.682 và Sig = 0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X1. - Giả thuyết X2: Kết quả phân tích hồi quy ta cho thấy nhân tố Phúc lợi có hệ số Beta = 0.178 > 0, giá trị t = 5.527 và Sig = 0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X2. - Giả thuyết X3: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Lãnh đạo và đồng nghiệp có chỉ số Beta = 0.281 > 0, giá trị t = 6.103 và Sig = 0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X2. - Giả thuyết X4: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Tiền lương có hệ số Beta = 0.149 > 0, giá trị t = 5.431 và Sig. =0 .000 < 0.05 nên có thể chấp nhận giả thuyết X3. - Giả thuyết X5: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Đặc điểm công việc có hệ số Beta = 0.235 > 0, giá trị t = 7.032 và Sig. = 0 .000 < 0.05. Nên giả thuyết X4 được chấp nhận. - Giả thuyết X6: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố Điều kiện làm việc có hệ số Beta = 0.143 > 0, giá trị t = 4.903 và Sig.
- 18 = 0.000 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X5. 3.6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔ THỊ MÔI TRƯỜNG ĐÀ NẴNG 3.6.1. Kết quả thống kê về sự thỏa mãn chung Kết quả bảng trên cho thấy, nhìn chung các thành phần trong mô hình nghiên cứu sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên Công ty được đánh giá mức trung bình. Giá trị điểm trung bình không quá cao, kết quả từ đồ thị cho thấy giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 2.9450 đến 3.4414. Trong các thành phần trên thì “Lãnh đạo và đồng nghiệp” được đánh giá là tốt nhất với điểm trung bình đạt 3.4414, tiếp đến là “Điều kiện làm việc” (3.1412), tạo thăng tiến (3.0744), “phúc lợi” (3.0652), “Đặc điểm công việc” (3.0410), cuối cùng là “Tiền lương” (2.9450). Đối với sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên mức trung bình đánh giá là 3.1117 3.6.2. Kết quả thỏa mãn theo nhóm c c nhân tố
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn