MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sự cạnh tranh gay gắt và có tính chất toàn cầu buộc các doanh nghiệp phải sử<br />
dụng các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh của mình, trong đó nguồn nhân lực tạo ra<br />
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.<br />
Hiện trạng lao động rời bỏ doanh nghiệp, nhân viên không có tư tưởng gắn bó lâu<br />
dài với công ty; hay thái độ làm việc mang tính đối kháng hơn là tích cực đóng góp ngày<br />
càng phổ biến. Nhiều lao động sẵn sàng rời bỏ vị trí và doanh nghiệp đang làm việc để<br />
tìm kiếm cơ hội mới, môi trường làm việc tốt hơn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các<br />
doanh nghiệp do việc tuyển dụng và đào tạo một nhân viên mới cần một thời gian dài và<br />
chi phí cũng khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn do người lao động không<br />
tìm thấy lợi ích hay nguồn động viên để gắn bó với doanh nghiệp; do nhà quản trị doanh<br />
nghiệp chưa thực sự hiểu nhu cầu thực sự của nhân viên để có những tác động kịp<br />
thời.Và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt cũng không nằm<br />
ngoài hiện trạng chung này.<br />
Đứng trước thực trạng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tạo động lực lao động tại<br />
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt”<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào<br />
thực tiễn doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện những tồn tại trong thực trạng tạo động lực<br />
tại Công ty và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, giúp công tác quản lý và sử dụng<br />
lao động một cách hiệu quả.<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên<br />
cứu chủ yếu đó là: điều tra khảo sát qua bảng hỏi; nghiên cứu tại bàn, kế thừa; phân tích –<br />
tổng hợp và phân tích – so sánh nhằm rút ra tình hình chung tại doanh nghiệp.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Luận văn chỉ ra sự cần thiết của việc tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.<br />
Bên cạnh đó luận văn cũng phân tích tổng quan một số đề tài nghiên cứu tương tự, chỉ ra<br />
những hướng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các tác giả; đồng thời phát hiện vấn đề<br />
và hướng nghiên cứu của luận văn.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO<br />
ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Các khái niệm<br />
Động lực lao động: động lực là những cái thúc đẩy con người hoạt động, làm việc<br />
để đạt được các mục tiêu nhất định. Biểu hiện của động lực là sự hăng say, nỗ lực của<br />
mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện công việc.<br />
Động cơ lao động:<br />
Mục tiêu về thu nhập: đây là mục tiêu hàng đầu của người lao động khi họ tham<br />
gia vào quá trình lao động tại một doanh nghiệp.<br />
Mục tiêu phát triển cá nhân: là mục tiêu hoàn thiện nhân cách, năng lực cá nhân<br />
thông qua các hoạt động xã hội.<br />
Mục tiêu về sự thỏa mãn hoạt động xã hội: con người luôn muốn thể hiện mình<br />
thông qua tập thể.<br />
Tạo động lực lao động<br />
Có thể hiểu là tất cả các biện pháp của những nhà quản lý áp dụng vào lao động<br />
nhằm tạo ra động cơ, mục tiêu khuyến khích, động viên người lao động để họ tự nguyện<br />
nâng cao hiệu quả làm việc của mình, đạt được mục tiêu cá nhân thông qua đó đạt được<br />
các muc tiêu mà doanh nghiệp đặt ra.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các học thuyết tạo động lực<br />
Luận văn đã trình bày khái quát một số học thuyết về tạo động lực: học thuyết về<br />
<br />
hệ thống nhu cầu của Abarham Maslow (1943); học thuyết hai nhân tố của Fridetick<br />
Herzberg (1957); học thuyết về sự công bằng của J. Stacy. Adams.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động của người lao động<br />
<br />
tại doanh nghiệp<br />
Nhóm những nhân tố duy trì, bao gồm: điều kiện làm việc, chính sách và những<br />
quy định của tổ chức, sự giám sát, mối quan hệ cá nhân trong công việc, tiền lương nhận<br />
được, sự ổn định trong công việc… theo Maslow đây là những nhu cầu cấp thấp (cơ bản)<br />
của người lao động. Đây không pải những nhân tố thúc đẩy nhưng có thể gây bất mãn,<br />
căng thẳng cho người lao động nếu không được đảm bảo.<br />
Nhóm những nhân tố thúc đẩy: sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc,<br />
trách nhiệm, cơ hội phát triển. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng và tác động trực tiếp<br />
đến việc làm tăng động lực cho người lao động, đảm bảo người lao động nỗ lực làm việc<br />
và sự thỏa mãn cao hơn khi những nhân tố thúc đẩy này tác động tích cực đối với người<br />
lao động.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Các biện pháp tạo động lực lao động trong doanh nghiệp<br />
Giảm bất mãn căng thẳng, đảm bảo các nhân tố duy trì: thống nhất đảm bảo hệ<br />
<br />
thống quy định, quy chế nội bộ doanh nghiệp; đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc …<br />
Tăng động lực bằng các nhân tố thúc đẩy: tiền lương; phân công và bố trí sử<br />
dụng lao động; đào tạo và phát triển; biểu dương và khen thưởng.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO<br />
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN<br />
CÔNG NGHỆ NIỀM TIN VIỆT<br />
3.1. Tổng quan công ty<br />
Quá trình hình thành và phát triển<br />
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt gọi tắt là Viettrust<br />
Jsc thành lập năm 2003, qua quá trình hoạt động Công ty đã thu được nhiều thành tựu và<br />
được thị trường đón nhận; đặc biệt là sản phẩm TonMat đã chiếm đến trên 50% thị phần<br />
các sản phẩm về tôn mát trên thị trường tiêu dùng và sản xuất.<br />
Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007- 2012<br />
Doanh thu, lợi nhuận: bắt đầu thành lập với số vốn điều lệ là 15,5 tỷ đồng; đến<br />
<br />
năm 2011 số vốn đăng kí là 32,5 tỷ đồng.<br />
Doanh thu qua các năm từ 2007 – 2012 đều tăng trưởng dương, sự tăng trưởng này<br />
là do thị phần, doanh số bán hàng tăng qua các năm. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại có xu<br />
hướng giảm, phần lợi nhuận trong tổng doanh thu thu về có sự suy giảm, có thể do chi<br />
phí đầu vào có xu hướng tăng trong khi giá bán không được tăng quá cao theo chi phí do<br />
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp mới nổi và các đối thủ cạnh tranh cũ, vì vậy doanh<br />
nghiệp phải cắt giảm bớt lợi nhuận thu về trong giá bán để đẩy lượng tiêu thụ và duy trì<br />
sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
Thị trường, thị phần: sản phẩm chính của công ty cung cấp ra thị trường là sản<br />
phẩm Tôn Qua phân tích thị trường, thị phần của Tôn Mát chiếm trên nửa thị phần chung<br />
của các sản phẩm cùng tính chất trên thị trường; là thị phần khá cao trong nền kinh tế<br />
cạnh tranh hiện nay khi có vô số nhà cung cấp trên thị trường. Đây là 1 thành công lớn<br />
của VIETTRUST JSC từ khi thành lập đến nay, vẫn giữ nguyên được là 1 doanh nghiệp<br />
đi đầu trong sản phẩm tôn mát.<br />
Đặc điểm nhân sự của Công ty<br />
Số lượng hiện nay tại công ty là 217 lao động, cơ cấu theo giới tính tại công ty chủ<br />
yếu là lao động nam. Đến năm 2012 lao động phổ thông chiếm trên 50%, đây là lao động<br />
trực tiếp sản xuất nên rất cần quan tâm, chú trọng.<br />
Số lao động biến động hàng năm có sự gia tăng, đặc biệt là số lao động xin chấm<br />
dứt hợp đồng lao động ngày càng tăng, năm 2012 có đến 25 lao động xin chấm dứt hợp<br />
đồng lao động.<br />
<br />
3.2. Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Công ty<br />
Thông qua phân tích thực tế, luận văn đánh giá tổng quát thực trạng công tác tạo<br />
động lực lao động tại công ty Viettrust Jsc qua hai nhân tố duy trì và thúc đẩy:<br />
Thực trạng công tác duy trì<br />
Hệ thống quy định, quy chế nội bộ<br />
Nhiều lao động chưa thực sự hài lòng về hệ thống quy định, quy chế nội bộ, có<br />
32,5 % ý kiến trả lời bình thường, 26,5% số lao động không hài lòng với quy định hiện<br />
tại của Công ty; 12,5% ý kiến rất hài lòng; 27% ý kiến hài lòng. Đặc biệt là các quy định<br />
<br />
về kiểm tra, giám sát còn bất hợp lý, làm cản trở hiệu suất làm việc của người lao động<br />
trong công ty.<br />
Điều kiện và môi trường làm việc<br />
Đa số người lao động đều cho rằng điều kiện làm việc có tác động ít và rất ít đến<br />
động lực làm việc. Khi được hỏi, các lao động đều cho rằng điều kiện làm việc tốt thì tâm<br />
lý lao động và hiệu suất làm việc đạt yêu cầu chứ không tạo ra động lực giúp họ hăng say<br />
và nhiệt tình với công việc hơn. Nhìn chung điều kiện, trang thiết bị làm việc tại công ty<br />
khá đầy đủ; tuy nhiên vẫn còn tình trạng phân bố chưa đồng đều.<br />
Môi trường làm việc vẫn còn nhiều tồn tại ở bầu không khí làm việc: do mối quan<br />
hệ giữa lao động với cấp trên và với đồng nghiệp.<br />
Công tác thúc đẩy<br />
Tiền lương<br />
Theo điều tra, đa số lao động tại Công ty đều cho rằng tiền lương tác động rất lớn<br />
đến động lực làm việc của họ. Tuy nhiên chính sách tiền lương vẫn còn nhiều tồn tại, mặc<br />
dù mức lương trung bình chung của Công ty là tương đối cao so với các doanh nghiệp<br />
cùng ngành: mức lương chi trả cho người lao động chưa gắn với kết quả đánh giá thực<br />
hiện công việc; sự phân bổ lương chưa công bằng do chưa có sự liên kết giữa công tác trả<br />
lương với công tác đánh giá thực hiện công việc.<br />
Bố trí sử dụng lao động<br />
Công tác bố trí sử dụng lao động còn rất nhiều hạn chế, chưa khai thác được năng<br />
lực sở trường của người lao động. Sự phân công công việc ban đầu mới chỉ dựa vào<br />
chuyên ngành đào tạo và vị trí tuyển chọn, ít có sự điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp<br />
nhu cầu sử dụng của Công ty và nhu cầu, năng lực sở trường của lao động.<br />
Đánh giá thực hiện công việc<br />
Là một nhân tố có tác động lớn đến động lực lao động, tuy nhiên tại Công ty thì<br />
công tác này còn rất nhiều hạn chế: trong nội dung đánh giá thực hiện công việc hiện nay<br />
còn nghiêng về ý thức tác phong nhiều hơn là chú trọng đến trình độ, năng lực, hiệu quả<br />
và mức độ hoàn thành công việc; việc đánh giá thực hiện công việc tuy đã có chu kì và kế<br />
hoạch cụ thể, tuy nhiên lại không có sự phản hồi đến người lao động sau khi được đánh<br />
<br />