intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông cầu rào thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phát huy những giá trị kiến trúc cảnh quan của trục Cầu Rào trong quy hoạch phát triển của thành phố Đồng Hới; góp phần nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố Đồng Hới; tạo môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; góp phần phát triển thành phố Đồng Hới một cách bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông cầu rào thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI BÙI MINH TÂM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC SÔNG CẦU RÀO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI BÙI MINH TÂM KHÓA: 2013-2015 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC SÔNG CẦU RÀO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số : 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRỌNG BÌNH Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn trực tiếp TS. Lê Trọng Bình, người đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi một cách tận tình trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng như thực hiện luận văn. Cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã trao đổi, góp ý cho luận văn của tôi. Cám ơn toàn thể giảng viên, cán bộ khoa sau đại học trường đại học Kiến Trúc Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè tôi, những người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi để có thể dành nhiều thời gian cho học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2015
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Minh Tâm
  5. MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình ảnh minh họa MỞ ĐẦU ........................................................................................................ ..1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. ..1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ ..2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... ..3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. ..5 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... ..5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ ..6 Các khái niệm (thuật ngữ) trong luận văn....................................................... ..6 Cấu trúc luận văn............................................................................................. ..8 NỘI DUNG..................................................................................................... ..9 Chương 1. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ...................................... ..9 1.1. Tổng quan về trục sông Cầu Rào ................................................. ..9 1.1.1. Vị trí, phạm vi ............................................................................... ..9 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 11 1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào ................................................................................................................. 12 1.2.1. Không gian cảnh quan mặt nước sông Cầu Rào ........................... 12
  6. 1.2.2. Không gian cảnh quan ven bờ trục sông Cầu Rào ........................ 15 1.2.3. Không gian cảnh quan đồng ruộng ............................................... 17 1.2.4. Tổ hợp kiến trúc đô thị .................................................................. 18 1.3. Thực trạng về quy hoạch đô thị ở khu vực trục sông Cầu Rào ................................................................................................................. 22 1.3.1. Nội dung các đồ án QHC, QHCT được duyệt đối với không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào .................................................. 22 1.3.2. Tình hình đầu tư xây dựng tại khu vực trục sông Cầu Rào .......... 30 1.4. Đánh giá chung ............................................................................... 31 1.4.1.Vai trò của trục Cầu Rào trong tổng thể kiến trúc cảnh quan thành phố Đồng Hới. ......................................................................................... 31 1.4.2. Những tồn tại trong công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị trục Cầu Rào............................................................................. 32 1.4.3. Những vấn đề cần giải quyết. ....................................................... 33 Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào ............................................................................... 35 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 35 2.1.1. Quan điểm tầng bậc và tiếp cận hệ thống trong tổ chức không gian đô thị........................................................................................................ 35 2.1.2. Quan điểm tiếp cận không gian đô thị của Roger Trancik ........... 37 2.1.3. Tổ chức không gian đô thị theo phương pháp hình ảnh đô thị của Kevin Lynch ............................................................................................ 39 2.1.4. Một số nguyên tắc, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. ........................................................................................................ 42 2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 48 2.2.1. Các văn bản pháp luật ................................................................... 48
  7. 2.2.2. Quy định của QHC được duyệt đối với kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào. ......................................................................................... 51 2.3. Các yếu tố tác động đến không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào ......................................................................................... 53 2.3.1. Các yếu tố tự nhiên ....................................................................... 53 2.3.2. Các yếu tố về kinh tế và xã hội ..................................................... 56 2.3.3. Các yếu tố văn hóa – lịch sử ......................................................... 58 2.3.4. Nhu cầu của cộng đồng dân cư đô thị ........................................... 58 2.4. Bài học kinh nghiệm ...................................................................... 60 2.4.1. Kinh nghiệm tổ chức cảnh quan ven sông một số nước trên thế giới .......................................................................................................... 60 2.4.2. Kinh nghiệm tổ chức cảnh quan ven sông ở Việt Nam ................ 65 Chương 3: Các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào ................................................................................................. 72 3.1. Quan điểm và mục tiêu .................................................................. 72 3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 72 3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 73 3.2. Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan sông Cầu Rào ......... 73 3.2.1. Không gian tuyến sông Cầu Rào .................................................. 74 3.2.2. Cảnh quan đô thị trục sông Cầu Rào ............................................ 76 3.2.3. Tổ hợp kiến trúc đô thị .................................................................. 76 3.2.4. Cây xanh, kiến trúc công trình và các tiện ích đô thị ................... 77 3.3.Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào .......................................................................................................... 78 3.3.1. Đối với không gian tổng thể trục sông Cầu Rào........................... 78 3.3.2. Đối với không gian cảnh quan mặt nước sông Cầu Rào .............. 80 3.3.3. Đối với kiến trúc cảnh quan ven hai bờ sông ............................... 85
  8. 3.3.4. Đối với các không gian mở ........................................................... 90 3.3.5. Đối với tổng thể kiến trúc đô thị ................................................... 99 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 106 Kết luận ......................................................................................................... 106 Kiến nghị ....................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân KTCQ Kiến trúc cảnh quan QH Quy hoạch QHC Quy hoạch chung QHCT Quy hoạch chi tiết QHĐT Quy hoạch đô thị TDTT Thể dục thể thao TKĐT Thiết kế đô thị TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dan
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Hình 1 Sơ đồ vị trí sông Cầu Rào trong quy hoạch chung TP Đồng Hới Hình 1.1 Hệ thống sông ngòi của thành phố Đồng Hới Hình 1.2 Không gian cảnh quan mặt nước tự nhiên sông Cầu Rào Hình 1.3 Mặt nước tự nhiên sông Cầu Rào Hình 1.4 Đầm, hồ nuôi trồng tôm tự phát ở hạ lưu sông Hình 1.5 Mặt cắt chi tiết kè sông Hình 1.6 Hệ thống kè sông Cầu Rào Hình 1.7 Cây bụi và cỏ mọc tự nhiên, rải rác Hình 1.8 Cây trồng ven sông đơn điệu và lộn xộn Hình 1.9 Ruộng lúa nước thượng lưu sông Cầu Rào thuộc xã Lộc Ninh Hình 1.10 Một số công trình dân sinh dọc theo trục sông Hình 1.11 Đại học Quảng Bình Hình 1.12 THPT Chuyên Quảng Bình Hình 1.13 Điện lực Quảng Bình Hình 1.14 BIDV Quảng Bình Hình 1.15 Sơ đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan thành phố Đồng Hới Hình 1.16 Bản đồ QHCT tuyến đường dọc hai bên sông Cầu Rào Hình 1.17 Bản đồ QH sử dụng đất khu TT hành chính tỉnh Quảng Bình Hình 2.1 Sơ đồ minh họa tầng bậc hệ thống không gian Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 loại lý luận TKĐT Hình 2.3 Minh họa về lưu tuyến Hình 2.4 Minh họa về khu vực
  11. Hình 2.5 Minh họa về cạnh biên Hình 2.6 Minh họa về nút Hình 2.7 Minh họa về cột mốc Hình 2.8 Minh họa góc nhìn và tầm nhìn rõ Hình 2.9 Sơ đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào Hình 2.10 Góc nhìn từ trên cao dòng sông Seine Hình 2.11 Tower Bridge - biểu tượng nước Anh bắc qua sông Thames Hình 2.12 Cảnh quan ven sông Singapore Hình 2.13 Cầu quay sông Hàn Hình 2.14 Cầu Thuận Phước Hình 2.15 Tuyến đường ven sông Hàn Hình 2.16 Tổ chức cảnh quan ven sông Hàn Hình 2.16 Cầu Tràng Tiền - biểu tượng thành phố Huế Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống không gian tuyến sông Cầu Rào Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể không gian cảnh quan trục sông Cầu Rào Hình 3.3 Mặt cắt minh họa các lớp tạo cảnh quan ven sông Hình 3.4 Minh họa lễ hội pháo hoa trên sông Hình 3.5 Lễ hội trình diễn nhạc nước tại TP Changwon - Hàn Quốc Hình 3.6 Quảng trường Hai Giỏi, nơi diễn ra các sự kiện lễ hội Hình 3.7 Minh họa hoạt động du thuyền trên sông (Venice-Ý) Hình 3.8 Minh họa bến du thuyền ở Smådalarövägen – Thụy Điển Hình 3.9 Minh họa cầu London Bridge - Arizona Hình 3.10 Cầu Memorial Bridge – Hoa Kỳ
  12. Hình 3.11 Minh họa cho hình thức lan can cầu Hình 3.12 Minh họa cho hình thức chiếu sáng cầu vào ban đêm Hình 3.13 Minh họa kè sông và đường dạo - H. Strandpark, Thụy Điển Hình 3.14 Minh họa cho việc tổ chức đường dạo ven sông Hình 3.15 Minh họa trồng cây ven sông Zhangjiagang – China Hình 3.16 Minh họa tổ chức cây xanh ven sông Hình 3.17 MB tổ chức công viên văn hóa - giáo dục ven bờ sông Cầu Rào Hình 3.18 Minh họa khu vực hoạt động, sân chơi trong công viên Hình 3.19 Minh họa cho khu vực nghỉ ngơi trong công viên Hình 3.20 Minh họa cho thảm cỏ, đường dạo trong công viên Hình 3.21 Một số hình thức chiếu sáng sân vườn trong công viên Hình 3.22 Một số hình thức tạo hình nghệ thuật trong công viên Hình 3.23 Mặt bằng quảng trường Hai Giỏi Hình 3.24 Minh họa bố trí các biểu tượng ở vị trí trung tâm quảng trường Hình 3.25 Minh họa cho quảng trường đài phun nước Hình 3.26 Cảnh quan nông nghiệp kết hợp với dòng sông - Ninh Bình Hình 3.27 Vị trí công trình điểm nhấn Hình 3.28 Tòa tháp Turning TorsoThụy Điển Hình 3.29 Minh họa công trình điểm nhấn ven sông (TTHC Đà Nẵng) Hình 3.30 Khoảng lùi tạo không gian đi bộ rộng Hình 3.31 Minh họa về chiếu sáng giao thông đô thị Hình 3.32 Minh họa về chiếu sáng cảnh quan Hình 3.33 Minh họa về chiếu sáng công trình
  13. -1- MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thành phố Đồng Hới là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình đã và đang trở thành một trong những điểm đến du lịch quan trọng của cả nước, nằm trên tuyến du lịch Di sản Miền trung, có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 30/07/2014 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Toàn Thành phố có 4 con sông chính chảy qua: Sông Nhật Lệ; Sông Mỹ Cương; Sông Lệ Kỳ; Sông Cầu Rào. Sông Cầu Rào Là một sông ngắn nhỏ, chảy qua trung tâm của thành phố, nhưng đóng vai trò quan trọng, là nơi tụ thủy, thoát nước của thành phố, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng hạ lưu của sông để nuôi tôm gây cản trở cho việc thoát lũ.Trong những năm gần đây tuy đã có xây dựng và tu bổ sông Cầu Rào, nhưng chiều rộng dòng sông chỉ khoảng 50 m, và đê cũng không cao. Ngoài ra, còn có những đường kênh nước chảy trực tiếp vào sông Nhật Lệ ở đoạn giữa. Nhưng chiều rộng những con kênh này cũng không quá lớn, và có thể thấy rằng chúng không đủ năng lực để dùng làm kênh thoát nước khi có mưa tới. Nút giao cắt giữa sông Cầu Rào với trục Đông Tây của thành phố, đường Trần Hưng Đạo là nút giao thông rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay nhiều công trình đang xây dựng một cách tự phát, chưa có sự thống nhất về mặt kiến trúc và thẩm mỹ.
  14. -2- Sông Cầu Rào có cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc phát triển các khu cây xanh công viên, khu sinh thái, tuy nhiên hiện tại việc tổ chức cảnh quan trục sông vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Đồ án quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt kèm theo Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/7/2012; đã xác định hướng phát triển tuyến sông Cầu Rào là một trong 3 trục cảnh quan cây xanh mặt nước trọng yếu của đô thị, là trục xương sống của trung tâm TP, là trục kết nối nhiều chức năng đa dạng của đô thị. Trục này có chức năng hòa hợp đô thị với không gian ven sông; Hành lang xanh đô thị dọc theo sông Cầu Rào là nơi nghỉ ngơi và diễn ra các hoạt động của cư dân đô thị. Tuy nhiên nội dung đồ án chỉ mang tính định hướng, thiếu các giải pháp cụ thể đối với không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào. Bên cạnh đó, với những lợi thế của mình về du lịch Quảng Bình nói chung và Đồng Hới nói riêng đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Để có thể giữ chân du khách lưu trú lâu hơn thì việc tạo nên những sản phẩm du lịch trên cơ sở phát huy giá trị của cảnh quan sông Cầu Rào là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Đồng Hới. Đồng thời theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, trên cơ sở nội dung của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan và tạo lập môi trường sống đô thị bền vững, cần thiết phải nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với trục sông Cầu Rào. Mục tiêu nghiên cứu Nhận dạng những giá trị của trục Cầu Rào đối với cảnh quan của thành phố Đồng Hới, xác định hệ thống không gian, các yếu tố tạo lập không gian
  15. -3- kiến trúc cảnh quan, các cơ sở khoa học cho việc thiết kế đô thị đối với trục Cầu Rào. Phát huy những giá trị kiến trúc cảnh quan của trục Cầu Rào trong quy hoạch phát triển của thành phố Đồng Hới; góp phần nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố Đồng Hới; tạo môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; góp phần phát triển thành phố Đồng Hới một cách bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Về không gian: Hệ thống không gian kiến trúc và cảnh quan trục sông Cầu Rào trên khu vực có diện tích 304,5ha. Ranh giới nghiên cứu: Từ cầu Bệnh Viện đến hợp lưu với sông Lệ Kỳ và không gian mặt nước, không gian tiếp giáp hai bên bờ sông và lòng sông có chiều rộng khoảng 50-100m b) Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu căn cứ theo quy hoạch chung của thành phố Đồng Hới đến năm 2020 định hướng đến năm 2035. c) Các hoạt động kinh tế xã hội của dân cư đô thị liên quan và tác động đến không gian kiến trúc và cảnh quan trục sông Cầu Rào.
  16. -4- Hình 1: Sơ đồ vị trí sông Cầu Rào trong quy hoạch chung TP Đồng Hới
  17. -5- Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tư liệu, các thông tin trên cơ sở đo đạc thực tế, sách báo, mạng internet, nhằm nắm băt thông tin tổng quát liên quan đến tổ chức cảnh quan hiện tại của trục sông Cầu Rào để có cái nhìn tổng quan. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp nhằm tạo ra số liệu thực tế và phân loại số liệu theo mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học, là cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài, tạo cái nhìn trực quan chính xác hơn với thực tế về nhu cầu sở thích quan niệm của các cá nhân, cộng đồng đang sinh sống và làm việc quanh khu vực sông Cầu Rào. - Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau: kiến trúc, quy hoạch, văn hóa, lịch sử, xã hội…; - Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: làm cơ sở khoa học và lý luận chính xác chuyên sâu, phân tích đề tài theo từng chuyên môn cụ thể. - Phương pháp dự báo, nhằm nắm bắt trước xu hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của trục sông Cầu Rào để có cái nhìn tổng quan, đề xuất giải pháp phù hợp, hiệu quả cho hiện tại và tương lai. Nội dung nghiên cứu - Phân tích, đánh giá về thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào - Tìm hiểu những kinh nghiệm tổ chức và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ven sông của trong nước và quốc tế. - Xây dựng cơ sở khoa học, đưa ra các quan điểm, nguyên tắc chung để tổ chức và quản lý kiến trúc cảnh quan trục sông. - Đề xuất những giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào.
  18. -6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chi tiết và TKĐT trục sông Cầu Rào. - Trên cơ sở tính khả thi của để tài, có thể áp dụng làm mô hình cho nhiều khu vực khác có điều kiện địa lý tương tự trong cả nước. Các khái niệm (thuật ngữ) trong luận văn - Không gian: Theo quan điểm vật lý học, không gian là thực thể vật chất có giới hạn, có hình thái và biến đổi. Trong lĩnh vực hội họa, không gian là biểu hiện vật chất của cảm giác trừu tượng chiều sâu bằng các định luật xa, gần của phối cảnh, các nguyên tắc về ánh sáng, màu sắc trên mặt phẳng hai chiều của hình vẽ tạo nên thông qua sự lĩnh hội của cơ quan thị giác. Không gian của nghệ thuật điêu khắc mang tính thực thể, có ba chiều, có giới hạn và biến đổi. Giữa các yếu tố có mối quan hệ tạo lập nên hình thái, giới hạn, đặc thù khác của không gian.[2] - Không gian trống: là không gian được tạo thành bởi địa hình tự nhiên và cây xanh, mặt nước. Quy mô, tỷ lệ của chúng phụ thuộc vào chất liệu bề mặt (địa hình, cây cối, mặt nước v.v…) và tạo cảm giác một không gian xanh, không gian của thiên nhiên hơn là cảm giác về kiến trúc xung quanh.[2] - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[15] - Cảnh quan: là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài.[7] - Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
  19. -7- đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.[15] - Kiến trúc cảnh quan: là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc. KTCQ là một hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa gữa chúng.[7] - Quy hoạch cảnh quan: là việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối và môi trường của thiên nhiên và nhân tạo.[7] - Thiết kế cảnh quan: là hoạt động sáng tạo môi trường vật chất, không gian bao quanh con người.[7] - Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[15]
  20. -8- Cấu trúc luận văn Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu PHẦN MỞ ĐẦU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Mội số khái niệm trong luận văn CHƯƠNG 1 Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2 Cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông Cầu Rào CHƯƠNG 3 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục sông cầu Rào KẾT LUẬN KẾT LUẬN PHẦN KIẾN NGHỊ THAM KHẢO TÀI LIỆU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2