intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 góp phần làm tăng chất lượng cho khu đô thị, tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại phù hợp với quy hoạch mở rộng thủ đô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN VĂN RIỄM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN VĂN RIỄM KHÓA 2012 - 2014 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƯƠNG TÚ QUYÊN Hà Nội - 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Lương Tú Quyên đã tận tình hướng dẫn, cho tôi nhiều kiến thức và đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học, Bộ môn Quy hoạch Vùng & Đô thị - Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến trong quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi. Hà Nội, tháng 08 năm 2014 Trần Văn Riễm
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 08 năm 2014 Trần Văn Riễm
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 4 Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn .................................... 4 Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 5 NỘI DUNG.............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ............................................... 7 1.1. Tổng quan về không gian đi bộ trong một số khu đô thị mới tại Hà Nội .......................................................................................................... 7 1.1.1. Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính ...................................... 7 1.1.2. Khu đô thị mới Linh Đàm.............................................................. 8 1.1.3. Khu đô thị mới Định Công ............................................................ 11 1.1.4. Khu đô thị mới Mỹ Đình II ............................................................ 12 1.2. Thực trạng tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 ................................................................................... 13
  6. 1.2.1. Khái quát về phương án quy hoạch khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 ........................................................................................................ 14 1.2.2. Thực trạng tổ chức giao thông và không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 .................................................................... 20 1.3. Vấn đề cần giải quyết của luận văn ............................................... 21 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ...................................... 23 2.1. Các cơ sở pháp lý ............................................................................ 23 2.1.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế tuyến phố đi bộ ....................... 23 2.1.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế cảnh quan ............................................. 26 2.1.3. Các cơ sở pháp lý cho việc tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị Nam đường vành đai 3 ....................................................................... 32 2.2. Các cơ sở lý luận ............................................................................. 35 2.2.1. Lý thuyết về đơn vị ở..................................................................... 35 2.2.2. Lý thuyết hình ảnh đô thị ............................................................... 37 2.2.3. Đặc tính và các loại hình không gian đi bộ .................................... 39 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian đi bộ .................... 41 2.3.1. Yếu tố tự nhiên .............................................................................. 41 2.3.2. Yếu tố văn hoá, xã hội ................................................................... 44 2.3.3. Yếu tố kinh tế ................................................................................ 45 2.3.4. Những ảnh hưởng của đặc điểm hiện trạng .................................... 46 2.3.5. Những hoạt động của con người .................................................... 46 2.4. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước..................................... 48 2.4.1. Tổ chức không gian đi bộ ở một số nước trên thế giới ................... 48 2.4.2. Tổ chức không gian đi bộ ở Việt Nam ........................................... 55
  7. CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 ......................... 60 3.1. Nguyên tắc tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 ................................................................................... 60 3.2. Giải pháp tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 ............................................................................... ... 61 3.2.1. Giải pháp tổ chức hệ thống giao thông đi bộ .............................. ... 61 3.2.2. Giải pháp tổ chức cây xanh........................................................ ... 75 3.2.3. Giải pháp ánh sáng, vật liệu, màu sắc ........................................ ... 82 3.2.4. Trang thiết bị đô thị và hạ tầng kỹ thuật..................................... ... 87 3.2.5. Giải pháp quản lý ...................................................................... ... 92 3.2.6. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................... ... 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ . 95 I. Kết luận ............................................................................................. . 95 II.Kiến nghị ........................................................................................... . 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Không gian đi bộ trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính Hình 1.2. Giao thông đi bộ giao cắt với giao thông cơ giới trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính Hình 1.3. Không gian đi bộ kết hợp với khu cây xanh trong khu đô thị mới Linh Đàm Hình 1.4. Không gian đi bộ trong khu đô thị mới Định Công Hình 1.5. Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu đô thị mới Định Công Hình 1.6. Quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu đô thị mới Mỹ Đình II Hình 1.7. Không gian đi bộ là các vỉa hè hẹp trong khu đô thị mới Mỹ Đình II Hình 1.8. Sơ đồ liên hệ vùng khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 Hình 1.9. Khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 trong quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì Hình 1.10. Hiện trạng giao thông, công trình công cộng và cây xanh khu đô thị Nam đường vành đai 3. Hình 2.1. Mô hình đơn vị ở của Clarence Perry Hình 2.2. Mặt bằng chi tiết một khu trong Redburn Hình 2.3. Năm yếu tố hình ảnh đô thị của Kevin Lynch Hình 2.4. Không gian đi bộ theo tuyến phố Hình 2.5. Không gian đi bộ tập trung
  9. Hình 2.6. Không gian đi bộ trong khu cây xanh, mặt nước Hình 2.7. Khu phố đi bộ ở Hội An Hình 2.8. Hội An với những không gian văn hóa đặc trưng Hình 2.9. Đường Nguyễn Đình Chiểu và những hoạt động nghệ thuật Hình 2.10. Giới hạn tuyến phố Hàng Ngang- Hàng Đào Hình 2.11. Xe cơ giới hoạt động trên tuyến phố vào ban ngày Hình 2.12. Tuyến phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào vào ban đêm Hình 2.13. Sơ đồ vị trí 3 tuyến phố đi bộ khu vực lăng Bác Hình 2.14. Người dân dắt xe vào cơ quan Hình 2.15. Phố đi bộ La Rambla và các loại hình không gian nghệ thuật Hình 2.16. Phố đi bộ Swanston và các loại hình không gian nghệ thuật Hình 2.17. Một góc tuyến phố đi bộ Huchette Hình 2.18. Phố đi bộ Third street đầy màu sắc vào buổi tối Hình 2.19. Hình ảnh phố đi bộ Third street ngày và đêm Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức các tuyến đi bộ Hình 3.2. Mặt cắt tuyến phố đi bộ thương mại Hình 3.3. Minh họa tuyến phố đi bộ thương mại Hình 3.4. Mặt cắt trục đi bộ trong các khu ở Hình 3.5. Minh họa trục đi bộ trong các khu ở Hình 3.6. Mặt bằng và mặt cắt trục đi bộ dọc đường phố Hình 3.7. Minh họa trục đi bộ dọc đường phố Hình 3.8. Tuyến đi bộ trong công viên Hình 3.9. Không gian đi bộ kết hợp các công trình dịch vụ nhỏ
  10. Hình 3.10. Các chức năng của tuyến đi bộ trên cao Hình 3.11. Mặt bằng tuyến đi bộ trên cao và các cầu bộ hành Hình 3.12. Minh họa tổ chức tuyến đi bộ trên cao Hình 3.13. Mặt cắt tuyến đi bộ trên cao Hình 3.14. Không gian chuyển tiếp từ trên cao xuống mặt đất Hình 3.15. Những vị trí giao cắt của tuyến đi bộ với giao thông cơ giới Hình 3.16. Minh họa cầu bộ hành Hình 3.17. Mặt cắt cầu bộ hành Hình 3.18. Minh họa cầu bộ hành Hình 3.19. Thủ pháp bố cục cây xanh điểm nhìn, dẫn dắt điểm nhìn theo đường dạo của liên kết cây xanh Hình 3.20. Các cách bố cục cây xanh trong khu đi bộ Hình 3.21. Cây xanh khu phố đi bộ đẹp và an toàn Hình 3.22. Cây xanh kết hợp với công trình kiến trúc nhỏ, tiểu cảnh trang trí trong khu đi bộ Hình 3.23. Một số loại cây thân thẳng, tạo tầm nhìn tốt Hình 3.24. Cây xanh trên tuyến phố đi bộ Hình 3.25. Một số loại cây bám bờ kè Hình 3.26. Một số loại cây trồng ven sông Hình 3.27. Mặt bằng tổ chức cây xanh tuyến phố đi bộ dọc theo trục đường giao thông Hình 3.28. Tổ chức cây xanh tuyến phố đi bộ dọc theo trục đường giao thông Hình 3.29. Chiếu sáng với các hoạt động khác nhau Hình 3.30. Đèn chiếu sáng lên cây xanh
  11. Hình 3.31. Đèn chiếu sáng cho tác phẩm điêu khắc Hình 3.32. Minh họa chiếu sáng tuyến phố đi bộ Hình 3.33. Minh họa một số dạng gạch lát vỉa hè và đường dạo Hình 3.34. Hệ thống trang thiết bị trên tuyến phố đi bộ dọc các trục đường giao thông Hình 3.35. Minh họa ghế ngồi trên tuyến phố đi bộ Hình 3.36. Minh họa các loại đèn Hình 3.37. Một số loại đèn chiếu sáng thấp Hình 3.38. Các vật dụng hạ tầng trong tuyến phố đi bộ DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
  12. Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố Bảng 2.2. Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng Bảng 2.3. Kích thước dải cây xanh đường phố Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chiếu sáng các khu vực dành cho người đi bộ Bảng 2.5. Tổng công suất bóng và quang thông tối đa của bộ đèn chiếu sáng đường hầm Bảng 2.6. Tiêu chuẩn chiếu sáng cầu và đường hầm dành cho người đi bộ Bảng 2.7. Những đặc điểm của hoạt động đi bộ theo các nhóm tuổi
  13. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Không gian đi bộ là một bộ phận cấu thành cấu trúc không gian đô thị đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của mỗi thành phố, mỗi khu phố; nó giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an toàn, tổ chức môi trường sống trong đô thị và làm phong phú đời sống của dân cư. Vì thế, không gian đi bộ ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với các đô thị hiện đại. Nhìn chung tại các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, nhu cầu về không gian đi bộ ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc tổ chức không gian đi bộ đến nay vẫn còn thiếu và chưa được quan tâm nhiều trong quy hoạch các khu đô thị. Những lý thuyết và phương pháp quy hoạch, thiết kế không gian đi bộ phù hợp với điều kiện và con người Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2011. Cùng với việc triển khai quy hoạch phân khu các vùng phát triển mới, thành phố cũng đã tiến hành triển khai quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới phát triển hiện đại và đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các không gian mở, không gian cảnh quan đường phố, không gian đi bộ giao tiếp cộng đồng không những nhằm nâng cao chất lượng, tiện ích cho cư dân đô thị mà còn là yếu tố hấp dẫn người dân di chuyển từ trung tâm chật chội ra sinh sống tại các khu đô thị mới, xứng với vị thế của thành phố thủ đô của cả nước. Khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 nằm tại phía nam Hà Nội, thuộc quận Hoàng Mai, cách trung tâm Hà Nội 8 km về hướng nam. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị Nam đường vành đai 3 đã được UBND Thành
  14. 2 phố Hà Nội phê duyệt năm 2010, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam đường vành đai 3 được phê duyệt năm 2012 và đang từng bước được triển khai. Tuy nhiên việc tổ chức không gian đi bộ trong đồ án vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian đi bộ trong công tác điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới nam đường vành đai 3 là rất cần thiết góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của đô thị, giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an toàn, tổ chức môi trường sống thoải mái trong đô thị, làm phong phú đời sống hoạt động xã hội của dân cư xứng tầm là một khu đô thị hiện đại chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 góp phần làm tăng chất lượng cho khu đô thị, tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại phù hợp với quy hoạch mở rộng thủ đô. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3. - Phạm vi nghiên cứu: Các giải pháp tổ chức không gian đi bộ khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 với ranh giới nghiên cứu có diện tích 89,8ha đến năm 2030. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn.
  15. 3 Đối tượng nghiên cứu được xem xét như một hệ thống, bao gồm những bộ phận cấu thành, mối quan hệ tương tác và mục tiêu.Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc cho phép phân chia vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn giản để xử lý, từ đó rút ra được những đặc trưngnnổi trội và quy luật của đối tượng làm cơ sở hình thành các đối sách hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. - Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, nhiều cuộc điều tra, khảo sát thực tế về tổ chức không gian đi bộ trong các khu đô thị mới đã được thực hiện tại Hà Nội. Các số liệu thực tế và nhiều thông tin đã được thu thập, lồng ghép và sử dụng trong nghiên cứu này như: kinh nghiệm trên thế giới về tổ chức không gian đi bộ, thông tin từ các chuyên gia quy hoạch trong nhiều lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hệ thống quy hoạch Việt Nam. - Phương pháp kế thừa Luận văn kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã có cả trong nước và quốc tế. Các tài liệu trong nhiều lĩnh vực liên quan như: hệ thống quy hoạch, văn bản pháp lý, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan, các luận văn, luận án...đã được tham khảo, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về tổ chức không gian đi bộ trong các khu đô thị mới. - Phương pháp phân tích tổng hợp Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, luận văn áp dụng phương pháp tổng hợp để nhận diện những xu hướng hiện có trong lý thuyết cũng như trong thực tế xây dựng. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, phân tích làm nền tảng cho các đề xuất phù hợp với các điều kiện của Hà Nội.
  16. 4 - Phương pháp chuyên gia Luận văn sử dụng một số thông tin thu thập từ phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc bao gồm các cán bộ thiết kế, cán bộ làm công tác quản lý, các chuyên gia tư vấn và các nhà khoa học. - Phương pháp thực chứng, ứng dụng Trên cơ sở kết quả của các phương án trên, luận văn áp dụng các phương pháp mô hình hóa, khái quát hóa nhằm đưa ra những kết quả mang tính lý thuyết cao, nhưng vẫn có thể áp dụng trong thực tiễn, cụ thể giải quyết những tồn tại trong việc tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới Nam đường vành đai 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần bổ sung lý luận về tổ chức không gian đi bộ trong các khu đô thị của các thành phố lớn và làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy chuyên môn. - Các giải pháp đề xuất tổ chức không gian đi bộ cho khu đô thị mới Nam đường vành đai 3 trên cơ sở khoa học mang tính khả thi theo nội dung nghiên cứu và trình tự logic của luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội và có thể tham khảo sử dụng cho các thành phố khác. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn. - Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ trong đô thị bao gồm phố, đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác. [5] - Phố: là đường trong đô thị, mà dải đất dọc hai bên đường được xây dựng các công trình dân dụng với tỉ lệ lớn. [5] - Đường đi bộ: là đường dành riêng cho người đi bộ có thể được thiết kế chuyên dụng hoặc là phần đường thuộc phạm vi hè đường. [5]
  17. 5 - Hè đi bộ: là phần bề rộng hè đường phục vụ người đi bộ, còn được gọi là phần đường đi bộ trên hè. Hè đi bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trên mặt cắt ngang phố trong đô thị. [5] - Không gian đi bộ: Là không gian giao thông phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển mà không sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới. Đồng thời không gian đi bộ là những không gian mở công cộng đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghỉ ngơi, giải trí...của người dân. [3] - Người đi bộ: Là bất kỳ người nào đi bộ hay sử dụng xe lăn hoặc các phương tiện đi lại khác được điều khiển bởi sức người trừ xe đạp. [3] - Hoạt động đi bộ: Là hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác mà không sử dụng các phương tiện giao thông. Hoạt động đi bộ không chỉ có tác động tới thể lực mà còn tác động đến tinh thần của người đi bộ. Hoạt động đi bộ gắn với thời gian ngắn thường là đi học, đi làm, đi chợ, giao tiếp. Hoạt động đi bộ gắn với thời gian dài thường là hoạt động hoạt động giao tiếp, đi dạo, nghỉ ngơi, thư giãn, thể thao, giải trí, và các hoạt động mua sắm, dã ngoại. [3] - Phạm vi hoạt động đi bộ: Là phạm vi mà trong đó con người cảm thấy thoải mái khi đi bộ. Theo quy phạm, bán kính tối ưu cho phạm vi hoạt động đi bộ không quá 500m. [3] Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
  18. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  19. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Phát triển trở lại các không gian đi bộ, đi xe đạp trong đô thị đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay không gian đi bộ trong các khu đô thị mới chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết là giao cắt, đan xen với giao thông cơ giới, hình thức đơn giản. Sự phát triển của mạng lưới phương tiện giao thông công cộng là yếu tố rất quan trọng khi tổ chức không gian đi bộ. Tại một số khu đô thị mới không gian đi bộ hiện bị lấn chiếm để xe, kinh doanh dẫn đến không gian này bị thu hẹp không đảm bảo chức năng vốn có của nó. Việc cải tạo và phát triển không gian đi bộ trong các khu đô thị mới ở Hà Nội là rất cần thiết. Việc nghiên cứu tổ chức không gian đi bộ trong công tác điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới nam đường vành đai 3 là rất cần thiết góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của đô thị, giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an toàn, tổ chức môi trường sống thoải mái trong đô thị, làm phong phú đời sống hoạt động xã hội của dân cư xứng tầm là một khu đô thị hiện đại chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới nam đường vành đai 3 cần phải đáp ứng các đối tượng sử dụng khác nhau, các nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau...của người dân trong khu đô thị. Không gian đi bộ phải tạo được không khí sinh hoạt ấn tượng về không gian và thời gian, có mối quan hệ gắn bó với môi trường thiên nhiên, khuyến khích giao tiếp cộng đồng.
  20. 96 II. Kiến nghị Với các khu đô thị đã xây dựng cần trả lại không gian đi bộ vốn có, xây dựng thêm các cầu đi bộ trên cao. Với đô thị mới Nam đường vành đai 3 giải pháp tách biệt giao thông đi bộ với giao thông cơ giới là phù hợp. Đảm bảo tổ chức và áp dụng thành công các giải pháp cho không gian đi bộ cần có các thể chế quản lý, quy chế... và sự chỉ đạo của Chính phủ về tuân thủ phát triển giao thông vận tải trong Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội. Công tác quy hoạch, tổ chức không gian đi bộ cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới ở Hà Nội. Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới cần phải được giải quyết đồng bộ cùng với việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng, thống nhất trong công tác quản lý của các ngành có liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2