intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch đảo Vạn Cảnh, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng sinh thái

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khai thác các yếu tố cảnh quan sinh thái của đảo Vạn Cảnh, đề xuất giải pháp tổ chức không gian khu du lịch trên đảo nhằm phát huy giá trị tài nguyên sinh thái, cảnh quan biển đảo phục vụ phát triển du lịch gắn với gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch đảo Vạn Cảnh, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng sinh thái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TẠ THU TRANG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH ĐẢO VẠN CẢNH, HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TẠ THU TRANG KHÓA 2014 - 2016 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH ĐẢO VẠN CẢNH, HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG SINH THÁI Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số : 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KTS. NGUYỄN XUÂN HINH TS. KTS. NGUYỄN HOÀNG MINH Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. KTS. Nguyễn Xuân Hinh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tạ Thu Trang
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình minh họa PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài .............................................................................................. ..1 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... ..3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... ..3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. ..4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................5 Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn......................................... ..6 Cấu trúc luận văn.............................................................................................. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ KHU DU LỊCH ĐẢO VẠN CẢNH, HUYỆN VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH........... 11 1.1. Khái quát về đảo Vạn Cảnh.................................................................... ..11 1.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................... ..11 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của đảo Vạn Cảnh......................15 1.2. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng.............................................................. .18 1.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... .18 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................. 22
  6. 1.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội.......................................................................... 22 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường............................................... 22 1.3. Hiện trạng KTCQ đảo Vạn Cảnh........................................................... ..23 1.3.1. Hiện trạng cảnh quan................................................................................. 23 1.3.2. Hiện trạng công trình kiến trúc................................................................. 24 1.3.3. Các đặc trưng cảnh quan tự nhiên đảo Vạn Cảnh..................................... 24 1.4. Thực trạng phát triển du lịch đảo Vạn Cảnh........................................ ..26 1.4.1. Thực trạng phát triển DLST đảo Vạn Cảnh............................................ ..26 1.4.2. Tiềm năng phát triển DLST đảo Vạn Cảnh............................................... 28 1.5. Đánh giá chung và những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết................. 29 1.5.1. Đánh giá chung.......................................................................................... 29 1.5.2. Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết.............................................................. 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ KHU DU LỊCH ĐẢO VẠN CẢNH THEO HƯỚNG SINH THÁI.............. 34 2.1. Các cơ sở lý luận về tổ chức không gian KTCQ theo hướng sinh thái.. 34 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian khu du lịch và DLST.............................. 34 2.1.2. Tổ chức không gian KTCQ khu du lịch theo hướng sinh thái............................. 38 2.1.3. Yêu cầu đối với kiến trúc cảnh quan khu DLST.................................................. 40 2.1.4. Phân loại du lịch sinh thái....................................................................................... 42 2.2. Các cơ sở pháp lý........................................................................................ 43 2.2.1. Các chủ trương, chính sách...................................................................... 43 2.2.2. Định hướng quy hoạch phát triển DLST đảo Vạn Cảnh.................................... 44 2.2.3. Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến tổ chức không gian KTCQ khu du lịch........................................................................................................... 48 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian KTCQ khu DLST....... .50 2.3.1. Yếu tố tự nhiên.......................................................................................... 51 2.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội.............................................................................................. 51
  7. 2.3.3. Yếu tố hạ tầng kỹ thuật và môi trường.................................................................. 52 2.3.4. Yếu tố chính sách quản lý đầu tư xây dựng......................................................... 52 2.4. Các kinh nghiệm tổ chức không gian KTCQ khu du lịch theo hướng sinh thái.............................................................................................................. 53 2.4.1. Kinh nghiệm trên Thế giới........................................................................ 53 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam........................................................................ 59 2.4.3. Các bài học kinh nghiệm........................................................................... 63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ KHU DU LỊCH ĐẢO VẠN CẢNH THEO HƯỚNG SINH THÁI.............. 65 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc......................................................... 65 3.1.1. Quan điểm................................................................................................. 65 3.1.2. Mục tiêu..................................................................................................... 65 3.1.3. Nguyên tắc................................................................................................. 66 3.2. Xác định yêu cầu và các tiêu chí, chỉ tiêu khu DLST đảoVạn Cảnh..... 69 3.2.1. Các yêu cầu về khai thác kiến trúc cảnh quan khu du lịch đảo Vạn Cảnh theo hướng sinh thái................................................................................................................... 69 3.2.2. Tiêu chí...................................................................................................... 71 3.2.3. Xác định các chỉ tiêu của khu DLST đảo Vạn Cảnh................................. 72 3.3. Giải pháp tổ chức không gian KTCQ khu du lịch đảo Vạn Cảnh theo hướng sinh thái.................................................................................................. 78 3.3.1. Giải pháp tổ chức không gian KTCQ tổng thể.......................................... 78 3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian các vùng kiến trúc cảnh quan.................... 81 3.3.3. Giải pháp tổ chức không gian công trình kiến trúc................................... 96 3.3.4. Giải pháp tổ chức KTCQ các không gian mở......................................... 100 3.3.5. Giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận............................................................................................................................ 110
  8. Kiến nghị......................................................................................................................... .111 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ DLST Du lịch sinh thái KKT Vân Đồn Khu kinh tế Vân Đồn KT-XH Kinh tế - xã hội KTCQ Kiến trúc cảnh quan QHC Quy hoạch chung CQ Cảnh quan QHCT Quy hoạch chi tiết HTKT Hạ tầng kỹ thuật TP Hạ Long Thành phố Hạ Long BXD Bộ Xây Dựng QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QHXD Quy hoạch xây dựng
  10. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Hình 1.1. Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng Vịnh Bái Tử Long Hình 1.2. Những hành lang phát triển quanh huyện đảo Vân Đồn Hình 1.3. Vị trí và mối liên hệ vùng của đảo Vạn Cảnh Hình 1.4. Thương cảng cổ Vân Đồn Hình 1.5. Bản đồ địa hình huyện Vân Đồn Hình 1.6 Hoạt động gió khu vực Vịnh Bái Tử Long Hình 1.7. Đa dạng sinh học hệ sinh thái biển Hình 1.8. Rừng phòng hộ Hình 1.9. Rừng ngập mặn Hình 1.10. Sơ đồ hiện trạng giao thông Vịnh Bái Tử Long Hình 1.11. Ảnh hiện trạng một số khu vực đảo Vạn Cảnh Hình 1.12. Ảnh vệ tinh địa hình toàn đảo Hình 1.13. Ranh giới khu du lịch đảo Vạn Cảnh, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh Hình 1.14. Lễ hội ở Vân Đồn Hình 2.1. Sơ đồ khái niệm DLST Hình 2.2. Ba cột trụ của Du lịch sinh thái Hình 2.3. Sơ đồ mô hình tổ chức không gian khu DLST Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian KTCQ khu du lịch Hình 2.4. theo hướng sinh thái Hình 2.5. Sơ đồ phân loại du lịch sinh thái Hình 2.6. Các điểm hấp dẫn du lịch tại huyện Vân Đồn
  11. Hình 2.7. Những khu vực phát triển tiềm năng Hình 2.8. Quy hoạch chung khu kinh tế Vân Đồn Khu Công viên sinh thái theo “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá Hình 2.9. trị Vịnh Bái Tử Long” Hình 2.10. Ranh giới quy hoạch khu DLST đảo Vạn Cảnh Hình 2.11. Vị trí quốc đảo Tahiti Hình 2.12. Một số hình ảnh đảo Tahiti Hình 2.13. Vị trí của Maldives Hình 2.14. Một số hình ảnh Maldives Hình 2.15 Các khu nhà nghỉ trên biển của Maldives Hình 2.16 Một số hình ảnh khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng Hình 2.17 Tổng thể đảo Phú Quốc Hình 2.18 Một số hình ảnh đảo Phú Quốc Sơ đồ nguyên tắc tổ chức không gian KTCQ khu du lịch đảo Vạn Hình 3.1. Cảnh theo hướng sinh thái Hình 3.2. Sơ đồ ý tưởng tổ chức không gian khu DLST đảo Vạn Cảnh Hình 3.3. Sơ đồ định hướng tổ chức cảnh quan Hình 3.4. Sơ đồ phân vùng kiến trúc cảnh quan Hình 3.5. Minh họa không gian khu trung tâm Hình 3.6. Minh họa không gian khu sinh thái trang trại Sơ đồ bố cục công trình và minh họa không gian công trình trong Hình 3.7 khu sinh thái các dân tộc miền núi Vân Đồn Hình 3.8 Kiến trúc nhà ở của người dân tộc Sán Dìu và Sán Chỉ Hình 3.9 Minh họa không gian khu sinh thái các dân tộc miền núi Vân Đồn
  12. Hình 3.10 Minh họa không gian khu sinh thái quần đảo Vân Hải Hình 3.11 Minh họa các hoạt động khu sinh thái làng chài Hình 3.12 Hệ sinh thái rừng Hình 3.13 Minh họa không gian ven biển Hình 3.14 Bố cục theo tuyển Hình 3.15 Bố cục độc lập Hình 3.16 Bố cục theo cụm Hình 3.17 Minh họa giải pháp tổ chức công trình kiến trúc địa hình đồi núi Hình 3.18 Minh họa giải pháp tổ chức công trình kiến trúc trên mặt nước Minh họa giải pháp tổ chức công trình kiến trúc theo địa hình đồi Hình 3.19 núi - mặt nước Hình 3.20 Minh họa màu sắc công trình trong khu du lịch Hình 3.21 Minh họa các loại cây xanh Hình 3.22 Minh họa các không gian mở Hình 3.23 Hệ thống giao thông khu DLST đảo Vạn Cảnh Hình 3.24. Minh hoạ giao thông công cộng Hình 3.25. Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông đi bộ Hình 3.26 Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông xe đạp Hình 3.27. Mô hình áp dụng năng lượng sạch từ gió Hình 3.28. Mô hình hệ thống xử lý nước thải cho khu trung tâm
  13. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng, biểu Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phòng nghỉ trong các khu du lịch Bảng 2.2. Tiêu chuẩn các cơ sở dịch vụ Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch tới Vân Đồn Bảng 3.2 Dự báo tỷ lệ lượng khách du lịch tới Vạn Cảnh và Vân Đồn Bảng 3.3 Dự báo lượng khách du lịch tới Vạn Cảnh
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định giúp cho đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch là một nhu cầu tất yếu và loại hình du lịch sinh thái biển đảo kết hợp nghỉ dưỡng thư giãn đang ngày một phát triền. Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các khu DLST là một trong những động lực thúc đẩy phát triển bền vững đối với các địa bàn có tài nguyên DLST nổi trội, hấp dẫn. Quảng Ninh được biết đến với Vịnh Hạ Long - một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của Thế giới, có những giá trị độc đáo và khác biệt. Đến Vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch, tìm hiểu và nghiên cứu: tham quan ngắm cảnh, tắm biển, nghiên cứu khoa học, bơi thuyền… [38] Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác, trong đó có việc mở rộng phát triển các mạng lưới du lịch Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long. Quảng Ninh có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch biển đảo mà ít nơi nào có được. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả khai thác du lịch biển đảo ở Quảng Ninh vẫn còn ở mức khiêm tốn. Đặc biệt các khu du lịch ở ngoài đảo xa còn rất hạn chế về cơ sở hạ tầng du lịch, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm du lịch biển còn quá đơn điệu, các dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu. Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch bình dân kéo theo việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ tự phát nhằm đáp ứng đòi hỏi của du khách đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. [21] Hiện nay trên thế giới, một điều xu hướng du lịch đang được yêu thích đó là du lịch thám hiểm, khám phá những vùng sinh thái hoang sơ nhưng đồng thời vẫn có thể đáp ứng các dịch vụ du lịch cao cấp. Trong các khu vực du lịch của tỉnh
  15. 2 Quảng Ninh, có thể thấy khu vực huyện đảo Vân Đồn là nơi có tiềm năng phát triển đáp ứng loại hình du lịch này. Nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 50km - liền kề phía Đông Vịnh Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn nằm trong Vịnh Bái Tử Long có các quần đảo độc đáo, giàu có về hệ sinh thái, đa dạng về hình dáng và sở hữu những những bãi biển tuyệt đẹp, khác biệt hẳn với Hạ Long hầu như chỉ là các hang động và đảo đá. Khu Kinh tế Vân Đồn - một trong 12 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, được Thủ tướng phê duyệt năm 2009 và một trong những tính chất được xác định đó là trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp vùng Bắc Bộ, đảo Hải Nam và các thành phố phía Đông Trung Quốc. [25] Khu vực đảo Vạn Cảnh với địa hình vừa có núi đá, núi đất, bên trên là những cánh rừng nguyên sinh, phía dưới là những bãi cát trắng mịn, dốc thoải ra biển, tạo nên nhiều bãi tắm lý tưởng, không khí trong lành, yên tĩnh của một vùng đất tự nhiên hoang sơ, thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao. Loại hình du lịch sinh thái biển đảo, thực sự chưa được quan tâm phát triển ở Hạ Long, du khách đến với những hòn đảo hoang sơ, thơ mộng như Vạn Cảnh ngoài sự thích thú về tính “độc lập” của đảo, sự kỳ thú của phong cảnh thiên nhiên, rất cần tới những dịch vụ cao, chất lượng. Với tiềm năng và đặc trưng riêng của đảo Vạn Cảnh, việc đầu tư xây dựng du lịch sinh thái trên đảo là hết sức cần thiết nó đảm bảo cho việc phát triển du lịch đồng thời gắn với việc khai thác hợp lý, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo cảnh quan và môi trường bền vững. Tuy nhiên, Vân Đồn nói chung và Vạn Cảnh nói riêng còn đang gặp nhiều thách thức để phát triển du lịch xứng đáng với tiềm năng. Sự cạnh tranh khốc liệt trong vùng và khu vực về du lịch: loại hình DLST biển phát triển tràn lan, trùng lặp về sản phẩm du lịch biển đảo, chất lượng dịch vụ kém…
  16. 3 Tất cả những thách thức trên bắt nguồn do thiếu quy hoạch du lịch biển đảo chất lượng, QHC Vân Đồn chưa cụ thể hóa yêu cầu, nội dung phát triển du lịch biển đảo. Quy hoạch xây dựng các khu du lịch còn nặng về quy hoạch vật thể, xây dựng bất động sản; các yếu tố cảnh quan, tài nguyên du lịch biển, đảo chưa được phát huy; thiếu sự liên kết hữu cơ giữa tổ chức sản phẩm dịch vụ du lịch, loại hình du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong quy hoạch xây dựng, đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đảo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch đảo Vạn Cảnh, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hướng sinh thái” là cần thiết, nhằm cụ thể hóa nội dung QHC Khu Kinh tế Vân Đồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc, phát triển cùng các đảo Trà Bản, Cái Lim, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn… thành khu du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn khách du lịch, góp phần đưa Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp trong khi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của Vân Đồn. Mục tiêu nghiên cứu: Khai thác các yếu tố cảnh quan sinh thái của đảo Vạn Cảnh, đề xuất giải pháp tổ chức không gian khu du lịch trên đảo nhằm phát huy giá trị tài nguyên sinh thái, cảnh quan biển đảo phục vụ phát triển du lịch gắn với gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Dựa vào yếu tố điều kiện tự nhiên, cảnh quan để tạo lập một không gian thích hợp trên đảo Vạn Cảnh theo hướng phát triển DLST; Phát triển du lịch gắn với khai thác hợp lý, giữ gìn, phục hồi, tái tạo các tài nguyên du lịch biển đảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững khu vực Vân Đồn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  17. 4 - Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực quy hoạch xây dựng du lịch sinh thái trên đảo Vạn Cảnh, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: khu vực nghiên cứu nằm ở trung tâm và phía nam đảo Vạn Cảnh, quy mô 181 ha, bao gồm vùng mặt nước ven bờ, những dãy núi cao với các khu rừng tự nhiên, rừng ngập mặn... theo QHC Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 + Về thời gian: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận: Tổ chức không gian du lịch xuất phát từ điều kiện và giá trị hấp dẫn, sức chứa của tài nguyên du lịch, nhu cầu của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, điều kiện của sở hạ tầng dịch vụ du lịch, khả năng chi trả của khách du lịch; nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm. - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu: Công tác điều tra thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra, chỉnh lý, thu thập tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng,các điều kiện có liên quan đến tổ chức hoạt động sinh thái nói chung, tổ chức không gian nói riêng, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan đến du lịch. Sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian DLST cho một khu vực cụ thể. - Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố, từ đó hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở áp dụng các công cụ nghiên cứu, trong đó có ma trận SWOT. Phương pháp này được sử dụng rất hiệu quả cho việc nghiên cứu tự nhiên và khai thác du lịch vì trong tổ chức không gian
  18. 5 kiến trúc cảnh quan DLST luôn song hành nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, KT- XH. Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu được dùng trong đề tài nghiên cứu. - Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức khai tác tuyến, điểm DLST và sử dụng nguồn tài nguyên DLST hiệu quả, dự báo lượng khách du lịch tham gia sử dụng các sản phẩm DLST. Dự báo về khả năng đầu tư, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ, dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng. Dự báo về tốc độ phát triển của du lịch trên khu vực nghiên cứu. - Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan: Tìm tòi, phân tích, chọn lọc những vấn đề liên quan, kế thừa, phát triển và mở rộng. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Đề tài nghiên cứu các yếu tố địa hình, cảnh quan sinh thái nhằm định hướng và đề xuất các mô hình tổ chức không gian cảnh quan góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho công tác quy hoạch, quản lý khu du lịch sinh thái trên đảo Vạn Cảnh. - Đề tài làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc khai thác du lịch sinh thái trên đảo. Ý nghĩa thực tiễn: - Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị cảnh quan sinh thái của đảo để phục vụ du lịch. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo về Quy hoạch tổ chức không gian cảnh quan khu du lịch đảo Vạn Cảnh; là cơ sở để triển khai các mô hình tổ chức không gian cảnh quan cho khu DLST trên đảo, góp phần xác định phương hướng quy hoạch, xây dựng, khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có đảm bảo theo các tiêu chí: Bảo tồn đa dạng sinh học - Đặc trưng văn hóa bản địa - Gắn liền với dân cư cộng đồng.
  19. 6 Các khái niệm, thuật ngữ: 1) Du lịch: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[16] 2) Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [16] 3) Loại hình du lịch: là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó [12]. - Loại hình du lịch gồm: + Du lịch chữa bệnh; + Du lịch văn hóa; + Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; + Du lịch hội thảo; + Du lịch biển: là loại hình du lịch được phát triển ở khu vực ven biển, nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá mạo hiểm,...trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. + Du lịch có trách nhiệm: là sự hoạt động và quản lý hoạt động du lịch đúng đắn, hiệu quả mà mục tiêu là bảo đảm toàn vẹn môi trường, công bằng và hòa nhập xã hội, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, hướng tới phát triển bền vững.
  20. 7 4) Du lịch sinh thái (DLST): là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái gồm: DLST rừng, biển đảo, hồ...[4] 5) Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [16]. 6) Dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [16]. 7) Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [16]. 8) Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về KT-XH và môi trường [16]. - Theo quy định của Luật Du lịch, khu du lịch gồm: + Khu du lịch quốc gia: là khu du lịch có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; Có diện tích tối thiểu 1000 héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch [16].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1