intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bắc Quảng Bình

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã góp phần vào việc xây dựng khung lý thuyết về hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng thương mại, theo đó làm rõ một số khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại, và các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bắc Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ..……/..…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN ANH ĐỨC CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BẮC QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành :Tài chính - Ngân hàng Mã số :80 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN GIAO THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình tập trung chủ yếu ở địa bàn Bắc Quảng Bình. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng trên 90%, mặc dù có số lượng khách hàng hộ gia đình, cá nhân khá cao tuy nhiên dư nợ của đối tượng này chỉ chiếm chưa đến 55% tổng dư nợ toàn chi nhánh và cho vay tiêu dùng cá nhân cũng chỉ chiếm khoảng hơn 9% dư nợ cho vay. Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân là phân khúc thị trường tiềm năng mà trong nhiều năm qua BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình luôn hướng tới. Việc phát triển sản phẩm này tạo điều kiện cho BIDV mở rộng thị trường tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay và cung cấp trọn gói các dịch vụ tiện ích, song cơ cấu cho vay tiêu dùng cá nhân trong tổng dư nợ của chi nhánh là chưa phù hợp với tiềm năng của thị trường; đặc thù SXKD quy mô nhỏ; thu nhập theo thời vụ và nhu cầu phục vụ đời sống thường xuyên của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt và để mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro của các NHTM trên địa bàn, không chỉ có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình mà các tổ chức tín dụng khác cũng đang phát triển cho vay tới hộ gia đình, cá nhân đặc biệt là cho vay tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, do tính phức tạp của phân khúc thị trường này, món cho vay nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, việc chứng minh nguồn thu nhập đặc biệt đối với các đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn rất khó nên không tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn nhất định. Điều này làm cho chi phí phát sinh tăng ngoài dự kiến, giảm lợi nhuận kỳ vọng và hạn chế khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các NHTM khác.Mặt khác, các chính sách cũng như quy chế cho vay của chi nhánh vẫn còn những vướng mắc làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng cho vay tiêu dùng cá nhân của Chi nhánh. 1
  3. Nhận thức được những vấn đề nêu trên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp: "Cho vay tiêu dùng cá nhânđối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bắc Quảng Bình". 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Ngoài các văn bản pháp luật của nhà nước về hoạt động NHTM và hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó còn có các luận văn thạc sĩ 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là hướng tới phát triển cho vay tiêu dùng cá nhânđối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân, xác định căn cứ thực tiển về việc phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại chi nhánh để từ đó đưa ra được những hạn chế đồng thời nghiên cứu phương hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá, bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học; đánh giá thựctrạng và đề xuất giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Sử dụng nhiều phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khác nhau 2
  4. nhằm nghiên cứu Luận văn đúng với mục đích đề ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Xây dựng và bổ sung khung lý thuyết, đánh giá thực trang, đề xuất giải pháp và là nền tảng khoa học và bài học kinh nghiệm cho hệ thống các ngân hàng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, nội dung của luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực kể từ 01 tháng 01 năm 2011, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. [14, tr.1] 1.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế Một là, Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Hai là, Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường Ba là, Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Bốn là, Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 1.1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại Luật các TCTD số 47/2010/QH12 năm 2010 nêu rõ: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: -Nhận tiền gửi; 3
  5. -Cấp tín dụng; -Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Thứ nhất, hoạt động huy động vốn Thứ hai, hoạt động tín dụng Thứ ba, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ Thứ tư, các hoạt động khác 1.1.2. Cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay tiêu dùng cá nhân được hiểu là sự chuyển nhượng một lượng giá trị (tiền tệ hoặc hiện vật) từ các NHTM sang người đi vay (cá nhân và hộ gia đình trong nền kinh tế) nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ tiếp cận cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân, chứ không tiếp cận cho vay tiêu dùng cá nhân theo khách hàng là hộ gia đình, cũng để giảm tải ngôn từ trong Luận văn, tác giả xin phép được dùng cụm từ cho vay tiêu dùng cá nhân để thay thế cho cụm từ cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng cá nhân 1.1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng cá nhân Thứ nhất,Quy mô từng món vay nhỏ, nhưng số lượng khách hàng vay lớn Thứ hai,Mục đích vay tiêu dùng là đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình, không phải mục đích kinh doanh Thứ ba,Thời gian vay của các khoản vay tiêu dùng dài, nguồn trả nợ không ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố Thứ tư,Cho vay tiêu dùng cá nhân là một hoạt động có mức độ rủi ro cao Thứ năm,Các khoản vay tiêu dùng có chi phí cao hơn so với các khoản vay khác Thứ sáu, Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân thường cố định và cao hơn các loại lãi suất cho vay khác. Thứ bảy,Cho vay tiêu dùng cá nhân là một trong những khoản mục tín dụng 4
  6. có khả năng mang lại lợi nhuận cao 1.1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng cá nhân - Căn cứ vào phương thức cho vay - Căn cứ vào mục đích tiêu dùng - Căn cứ vào nguồn hình thành các khoản vay tiêu dùng - Căn cứ vào biện pháp đảm bảo tiền vay 1.1.2.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay tiêu dùng cá nhân trực tiếp mang lại nguồn thu cho ngân hàng thương mại, tăng cường mức sống cho người dân thông qua đó gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. Vì vậy, cho vay tiêu dùng cá nhânđóngvai trò vô cùng to lớn đối với ngân hàng thương mại, người tiêu dùng, với nhà sản xuất và đối với nền kinh tế xã hội. 1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân là gia tăng cả về qui mô và chất lượng khoản vay, tức là: qui mô cho vay mở rộng, số lượng khách hàng vay vốn ngân hàng ngày càng gia tăng, đa dạng hoá đối tượng cho vay, tỷ lệ nợ xấu giảm, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và cuối cùng mang lại hiệu quả cho ngân hàng đồng thời có thể giữ vững vị thế của ngân hàng trên thương trường. 1.2.2. Sự cần thiết phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống NHTM đã phải tiến hành cải cách với lý do sức ép cạnh tranh. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn khiến các công ty lớn giảm việc vay vốn từ ngân hàng và thay vào đó là huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính trung gian khác. Sự cạnh tranh này khiến thị phần cho vay của ngân hàng bị giảm sút. Điều này buộc ngân hàng phải tìm cách chuyển hướng sang hoạt động khác để tăng thu nhập. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân Để đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân, có rất nhiều 5
  7. chỉ tiêu để đánh giá, ở đây tác giả xin đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản như sau: ❖ Thứ nhất, các chỉ tiêu định lượng: - Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân: - Số lượng khách hàng: - Thị phần cho vay tiêu dùng cá nhân: - Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân: - Thu nhập từ cho vay tiêu dùng cá nhân: - Chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân: ❖ Thứ hai, các chỉ tiêu định tính: -Tính đa dạng hoá về sản phẩm: - Tính tiện ích của sản phẩm: - Chất lượng dịch vụ: - Quản trị rủi ro: 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân 1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan - Chiến lược phát triển của ngân hàng - Năng lực tài chính của Ngân hàng - Cơ cấu tổ chức - quản lý của ngân hàng - Công nghệ ngân hàng - Nguồn nhân lực - Chính sách đối thủ cạnh tranh 1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan - Khách hàng vay vốn - Môi trường pháp lý - Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa - Các chính sách của nhà nước 6
  8. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNH CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quanvề Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình tiền thân là chi điểm Bắc được thành lập tháng 6/1965. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi tên gọi, tháng 7/1989 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được thành lập. Theo đó ngày 22/ 07/1989, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã ra quyết định số 157/QĐ-TCCB thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Ba Đồn trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tỉnh Quảng Bình hoạt động theo mô hình Chi nhánh Cấp II, biên chế ban đầu có 12 cán bộ. Tên gọi (viết đầy đủ): Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bắc Quảng Bình. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam, Northern Quangbinh Branch. Gọi tắt: BIDV Bắc Quảng Bình. Trụ sở đặt tại : Số 368 – Đường Quang Trung– Phường Ba Đồn – Thị xã Ba Đồn – Tỉnh Quảng Bình. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức,mạng lưới và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình. 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 7
  9. Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động của BIDV Bắc Quảng Bình đã tỏ ra có hiệu quả, được chứng minh qua kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng của chi nhánh. Tổ chức bộ máy của BIDV Bắc Quảng Bình bao gồm: Ban giám đốc với 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 07 Phòng nghiệp vụ và 6 Phòng giao dịch với tổng số 130 cán bộ công nhân viên. 2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình BIDV Bắc Quảng Bình là một chi nhánh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với hệ thống phòng giao dich bao gồm: - Trụ sở chính đặt tại số 368 Quang Trung, phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình và 7 Phòng Giao dịch được phân bố trên địa bàn Bắc Quảng Bình 2.1.2.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình Với đặc điểm là một ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của Ngân hàng là các Định chế tài chính, tổ chức, doanh nghiêp, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư trên địa bàn. 2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình trong những năm gần đây 2.1.3.1. Các hoạt động cơ bản a. Hoạt động huy động vốn Bảng 2. 1Tình hình huy động vốn tại BIDV Bắc Quảng Bình năm 2016-2018 So sánh So sánh 2016 2017 2017 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu (Tỷ (Tỷ (Tỷ (+/-) (+/-) đồng) đồng) đồng) (Tỷ (%) (Tỷ (%) đồng) đồng) 1.Theo khách hàng 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Dân cư 1.710,0 2.126,0 2.825,7 416,0 24,3 699,7 32,9 -Tổ chức kinh tế 370,0 242,0 272,3 (128,0) -34,5 30,3 12,5 -Định chế tài chính 220,0 290,0 260,0 70,0 31,8 (30,0) -10,3 8
  10. So sánh So sánh 2016 2017 2017 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu (Tỷ (Tỷ (Tỷ (+/-) (+/-) đồng) đồng) đồng) (Tỷ (%) (Tỷ (%) đồng) đồng) 2. Theo thời hạn 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Tiền gửi không kỳ 168,2 187,1 276,6 18,9 11,3 89,4 47,8 hạn -Tiền gửi dưới 12 899,7 986,3 1.567,7 86,6 9,7 581,4 58,9 tháng -Tiền gửi từ 12 1.232,1 1.484,6 1.513,7 252,5 20,6 29,2 1,9 tháng trở lên 3. Theo loại tiền tệ 2.300,0 2.658,0 3.358,0 358,0 15,6 700,0 26,3 -Nội tệ 2216,8 2.567,5 3.262,4 350,8 15,8 694.9 27,0 -Ngoại tệ 83,2 90,5 95,6 7,2 8,8 5,1 5,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) - Về thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn hết năm 2017 như sau: Bảng 2.2. Thị phần huy động vốn của BIDV Bắc Quảng Bình trên địa bàn tỉnh năm 2018 Tổng huy động Tỷ trọng huy động STT Tên đơn vị vốn vốn (Tỷ đồng) (%) 1 BIDV Bắc Quảng Bình 3.226,8 11,7 2 BIDV Quảng Bình 6.800,7 24,6 5 Vietinbank Quảng Bình 2.238,1 8,1 6 VCB Quảng Bình 2.148,9 7,8 7 Sacombank Quảng Bình 2.875,5 10,4 8 TCTD khác 3.424,5 12,4 Tổng cộng 27.681,7 100,0 (Nguồn: Báo cáocủa NHNN Quảng Bình) b. Hoạt động tín dụng Bảng 2.3.Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+/-) (+/-) Chỉ tiêu (Tỷ (Tỷ (Tỷ đồng) đồng) đồng) (Tỷ (%) (Tỷ (%) đồng) đồng) 9
  11. 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+/-) (+/-) Chỉ tiêu (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (%) (Tỷ (%) đồng) đồng) đồng) đồng) đồng) 1. Phân theo thời hạn cho 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 vay - Dư nợ ngắn 1.090,05 1.219,42 1.175,30 129,37 11,87 (44,12) -3,62 hạn - Dư nợ trung 1.444,95 1.989,58 2.182,70 544,63 37,69 193,12 9,71 dài hạn 2. Phân theo thành phần 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 kinh tế - Dư nợ cho vay Định chế - 0,00 - 0,00 tài chính - Dư nợ cho vay khách 1.865,00 2.149,00 1.508,00 284,00 15,23 (641,00) -29,83 hàng doanh nghiệp - Dư nợ cho vay khách 670,00 1.060,00 1.850,00 390,00 58,21 790,00 74,53 hàng cá nhân 3. Phân theo 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 ngành kinh tế - Nông – Lâm 1,97 1,75 210,00 (0,22) -11,17 208,25 11.900 Ngư nghiệp - Công nghiệp và xây 2.194,98 2.395,89 1.576,52 200,91 9,15 (819,37) -34,20 dựng - Thương 166,02 558,00 1.210,00 391,98 236,10 652,00 116,85 mạidịch vụ - Ngành khác 172,03 253,36 361,48 81,33 47,28 108,12 42,67 4. Phân theo 2.535,00 3.209,00 3.358,00 674,00 26,59 149,00 4,64 loại tiền tệ - Dư nợ cho 2.292,11 2.942,26 3.275,28 650,15 28,36 333,02 11,32 vay nội tệ - Dư nợ cho vay ngoại tệ 242,89 266,74 82,72 23,85 9,82 (184,02) -68,99 (qui đổi VNĐ) (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) c. Hoạt động thu dịch vụ Bảng 2.4. Kết quảthu dịch vụ của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 10
  12. ĐVT: Triệu đồng Tăng BQ TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 (%) 1 Dịch vụ thanh toán 2.024,00 3.017,00 3.509,00 20,1 2 Dịch vụ bảo lãnh 1.066,00 1.274,00 3.009,00 41,3 3 Dịch vụ tài trợ thương mại 470,00 922,00 1.369,00 42,8 4 Dịch vụ thẻ 408,00 893,00 1.770,00 63,1 5 Dịch vụ hoạt động tín dụng 1.173,00 2.001,00 4.595,00 57,6 6 Dịch vụ ngân quỹ 221,00 764,00 954,00 62,8 7 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối 857,00 1.071,00 1.201,00 11,9 8 Dịch vụ ngân hàng điện tử 411,00 2.763,00 5.283,00 134,2 9 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 1.366,00 1.100,00 2.260,00 18,3 Tổng 7.996,00 13.805,00 23.950,00 44,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) d. Kết quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận trước thuế đến 31/12/2018 là 95.8 tỷ đồng tăng 7.6% so với năm 2016 – 54.5 tỷ đồng. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 (+/-) % (+/-) % Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ ĐVT đồng đồng đồng đồng đồng Thu dịch vụ ròng 8,00 13,81 23,95 5,809 72,65 10,14 73,49 Tổng Thu nhập ròng từ 112,70 131,40 164,00 18,7 16,59 32,6 24,81 hoạt động KD Lợi nhuận trước thuế 54,50 73,20 95,80 18,7 34,31 22,6 30,87 (Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Bắc Quảng Bình) 2.1.3.2 Hoạt động phát triển thị phần và thị trường 11
  13. Thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch có vị trí phía Bắc giáp với tỉnh Hà tĩnh, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp huyện Tuyên Hoá và phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có diện tích tự nhiên hơn 612km2, tổng dân số gần 199 ngàn người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt gần 10%. Với vị trí nằm trung tâm trên trục đường giao lưu của Quốc lộ 12 A đi Lào - Thái Lan với Quốc tộ 1A và Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, Cảng vụ Cửa Gianh...Thêm vào đó, là Khu thương mại Ba Đồn vốn truyền thống buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực rộng lớn của tất cả các huyện phía bắc Quảng Bình với một số huyện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng cá nhânđối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.2.1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dung cá nhân hiện hành. 2.2.2. Quy chế, quy trình cho vay đối với khách hàng BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng theo các quyết định và văn bản pháp lý hiện hành. 2.2.4. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.2.4.1. Phát triển về quy mô cho vay tiêu dùng cá nhân ✓ Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân: Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân các năm từ 2016 đến năm 2018 Đơn vị: tỷ đồng, % So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+,-) % (+,-) % Tổng dư nợ cho vay 4.148 4.787 5.436 639 15.41 649 13.55 Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân 271 480 633 208 76.80 152 31.71 Tỷ trọng DNCVTD/ Tổng DN 6,55 10,03 11,64 12
  14. (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016 -2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình ✓ Số lượng khách hàng vay tiêu dùng: Bảng 2.7: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng các năm từ 2016 đến năm 2018 Đơn vị: Tỷ đồng, người,% So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+,-) % (+,-) % Dư nợ CVTD 271 480 633 208 76.80 152 31.71 Số lượng khách hàng CVTD 3.786 6.424 8.183 2.638 69,67 1.759 27,38 Bình quân dư nợ CVTD/ KH 0,072 0,075 0,077 0,003 0,002 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) ✓ Thị phần cho vay tiêu dùng cá nhân: Bảng 2.8: Thị phần cho vay tiêu dùng cá nhân các NHTM trên địa bàn Quảng Bình Đơn vị: tỷ đồng, % Tổng DN CVTD Thị phần Ngân hàng 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Bidv bắcQB 271 480 633 23,75 25,90 25,22 BIDV QB 218 329 372 19,11 17,75 14,82 Vietcombank QB 199 262 421 17,44 14,14 16,77 Vietinbank QB 163 331 402 14,29 17,86 16,02 Sacombank QB 116 263 462 10,17 14,19 18,41 VP bank QB 93 37 18 8,15 2 0,72 Các ngân hàng khác 81 151 202 7,09 8,14 8,04 Tổng DN CVTD 1.141 1.853 2.510 100 100 100 trên địa bàn 2.2.4.2. Sự đa dạng và cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân ✓ Sản phẩmcho vay tiêu dùng cá nhân: Bảng 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhântheo mục đích vay 13
  15. Đơn vị: tỷ đồng, % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng Tổng dư nợ 272 100 480 100 633 100 1.Cho vay xây dưng mới, sữa chữa cải tạo, nâng cấp đối với nhà ở dân cư 208 75,09 384 80 471 74,41 2.Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình 18 6,5 12 2,5 27 4,27 3.Cho vay mua phương tiện đi lại 26 9,39 32 6,67 42 6,64 4.Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 16 7,58 32 6,67 47 7,42 5. Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản 4 1,44 20 4,17 46 7,27 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018,BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) ✓ Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân Bảng 2.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhântheo thời hạn cho vay Đơn vị: tỷ đồng, % So sánh So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ (+,-) % (+,-) % tiền trọng tiền trọng tiền trọng Ngắn hạn 59 21,76 212 44,12 293 46,30 153 258 81 38,23 Trung hạn 213 78,24 268 55,88 340 53,7 56 94,5 71 33,65 Dài hạn - - - - - - Tổng DNCVTD 271 100 480 100 633 100 209 352 152 71,88 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) Bảng 2.11: Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhântheo hình thức đảm bảo Đơn vị: tỷ đồng, % So sánh So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2018 2017/2018 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ (+,-) % (+,-) % tiền trọng tiền trọng tiền trọng Không có TSĐB 39 14,39 58 12,08 74 11,69 19 48,71 16 27,58 Có TSĐB 232 85,61 422 87,92 559 88,31 190 81,89 137 32,46 14
  16. Tổng DN CVTD 271 100 480 100 633 100 209 77,12 153 31,87 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) 2.2.4.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân Bảng 2.12: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân các năm từ 2016 đến năm 2018 Đơn vị:tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tổng dư nợ cho vay cá nhân & HGĐ 2.207 2.569 2.890 - Dư nợ quá hạn 30 37 39 - Tỷ lệ nợ quá hạn 0,96 1,05 1,22 2. Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân 271 480 633 - Tỷ trọng dư nợ CVTD/ Dư nợ CN & HGD 12,28% 18,68% 21,90% -Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân 8,2 15,0 7,6 - Tỷ trọng NQH CVTD/ NQH CN& HGD 27% 40,54% 19,49% 3. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/ Dư nợ CVTD 3,03% 3,13% 1,2% (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) Bảng 2.13: Cơ cấu nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng, % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ tiền trọng tiền trọng tiền trọng NQH phân theo thời gian 8,2 100 15 100 7,6 100 - Dưới 10 ngày 1,21 14,76 2,89 19,27 1,64 21,58 - Từ 10 -90 ngày 3,15 38,41 8,09 53,93 2,97 39,08 - Từ 91 - 180 ngày 1,29 15,73 2,13 14,20 1,59 20,92 - Từ 181 - 360 ngày 1,32 16,10 0,70 4,67 0,90 11,84 - Trên 360 ngày 1,23 15,00 1,19 7,93 0,50 6,58 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016 – 2018, 15
  17. BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) ✓ Nợ xấu cho vay tiêu dùng cá nhân Bảng 2.14: Nợ xấu cho vay tiêu dùng cá nhân các năm 2016 đến năm 2018 Đơn vị: tỷ đồng, % So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 (+,-) % (+,-) % 1.Tổng dư nợ cho vay 4.148 4.787 5.436 639 15,41 649 13,55 - Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,99 1,05 1,22 0,06 0,17 2.Dư nợ CVTD 271 480 633 209 77,12 153 31,88 - Nợ xấu CVTD 4,3 4,4 2,9 0,1 2,32 -1,5 -34,09 - Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) 1,61 0,93 0,47 -0,68 -0,46 -Tỷ lệ nợ xấu CVTD so 0,04 0,02 0,01 -0,02 0,01 với tổng DN (%) (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụngcác năm2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) 2.2.4.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tiêu dùng Bảng 2.15: Kết quả thu lãi cho vay tiêu dùng cá nhân Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng 637 616 571 Tổng thu lãi từ CVTD 42 69 77 Tỷ trọng thu lãi CVTD (%) 6,59 11,2 13,48 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề kế toán - ngân quỹ các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) Bảng 2.16: Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân các năm từ 2016 đến năm 2018 Đơn vị: % 16
  18. Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 - Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân ngắn hạn 15% 12% 10% - Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân trung hạn 16% 13% 12% (Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm 2016-2018, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình) 2.3. Đánh giá về phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.3.1. Những kết quả đạt được - Thứ nhất: Tăng trưởng về quy mô tín dụng tiêu dùng, dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tăng trưởng qua hàng năm, góp phần hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu tín dụng đề ra. - Thứ hai: Tăng trưởng về số lượng khách hàng, đa dạng hoá đối tượng vay, mở rộng thị phần tín dụng tiêu dùng, đầu tư đúng định hướng. - Thứ ba: Đa dạng hoá danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân, chú trọng triển khai một số sản phẩm cho vay mới. Một số sản phẩm truyền thống và chủ lực phát huy hiệu quả góp phần vào việc tăng trưởng về tín dụng tiêu dùng. - Thứ tư: Nợ quá hạn trong tầm kiểm soát, nợ mất vốn chiếm tỷ lệ nhỏ, nợ xấu giảm qua hàng năm, đây là kết quả của quá trình giám sát và quản lý khoản vay hiệu quả, chất lượng tín dụng tiêu dùng được nâng cao. - Thứ năm: Hoạt động tín dụng giữ vai trò là hoạt động then chốt đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng tiêu dùng đóng góp đáng kể vào nguồn thu, mức độ tăng trưởng thu nhập qua hàng năm cao, đảm bảo mục tiêu về mặt tài chính. - Thứ sáu: Về mặt kinh tế - xã hội, hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các cá nhân và hộ gia đình địa bàn nông nghiệp nông thôn. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế 17
  19. - Thứ nhất: Công tác xây dựng, điều hành kế hoạch kinh doanh chưa đồng bộ giữa các chỉ tiêu, chưa có định hướng rõ ràng trong ngắn hạn, trung hạn với lộ trình thực hiện cụ thể từng giai đoạn đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân; công tác phân tích kinh tế, dự báo thống kê, xây dựng chiến lược còn hạn chế. - Thứ hai: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân trong tổng dư nợ của chi nhánh còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với quy mô mạng lưới, số lượng cán bộ và định hướng phát triển của chi nhánh, chưa thực hiện được mục tiêu tăng trưởng thị phần tín dụng tiêu dùng trên địa bàn. - Thứ ba: Cơ cấu danh mục đầu tư về thời hạn thiếu hợp lý làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính ổn định dư nợ thiếu bền vững, cơ cấu về dư nợ cho vay không đảm bảo chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân chứng tỏ chi nhánh thiếu linh hoạt, chưa chú trọng khai thác các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân đối với phân khúc thị trường món nhỏ bằng các tiện ích ngân hàng hiện đại. - Thứ tư: Các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân mà chi nhánh áp dụng còn đơn điệu, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm và đối tượng khách hàng truyền thống, chưa chú trọng phát triển sản phẩm mới. Mặt khác phần lớn khách hàng còn tâm lý dè dặt hoặc chưa mạnh dạn tiếp xúc với sản phẩm vay tiêu dùng của ngân hàng do vậy sản phẩm có triển khai nhưng quy mô còn quá nhỏ, hoặc đã triển khai nhưng chưa phát sinh. - Thứ năm: Công tác quảng cáo, tiếp thị truyền thông còn thiếu tính chủ động, đồng bộ, tính chuyên nghiệp chưa cao nên hiệu quả mang lại còn thấp, chưa phân loại kế hoạch tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng, loại sản phẩm. Thiếu chương trình khuyến mại hấp dẫn quy mô, cơ cấu chưa phù hợp, cách đặt tên sản phẩm mang tính kỹ thuật và tính thương mại thấp, chưa nổi bật thương hiệu của BIDV. 2.3.2.2. Nguyên nhân 18
  20. Quy mô và chất lượng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình phát triển chưa cao, không cạnh tranh bằng các sản phẩm của ngân hàng khác là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Nguyên nhân khách quan + Môi trường kinh tế: Do ảnh hưởng sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế nói chung và trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình nói riêng, đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nhiều doanh nghiệp phá sản, thu nhập người lao động giảm sút, dẫn đến người dân chưa dám mạnh dạn vay vốn để mua sắm tài sản và mục đích tiêu dùng khác. + Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước có tác động trực tiếp đến định hướng phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân. +Yếu tố về giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập: Với đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân và hộ gia đình, nhiều người dân lao động thực sự có nguồn thu nhập khác nhau từ lương, sản xuất kinh doanh đầu tư nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định, trong khi Ngân hàng cho vay tiêu dùng cá nhân đối với khách hàng đều phải yêu cầu khách hàng chứng minh về mặt tài chính, do vậy có rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay vì yếu tố này. - Nguyên nhân chủ quan Một là: Chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân khá chặt chẽ, đây là điều mà BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế nợ xấu song cũng đánh mất nhiều cơ hội để phát triển cho vay đối với khách hàng nói chung và cho vay tiêu dùng cá nhân nói riêng. Hai là: Với địa bàn hoạt động kinh doanh tập trung chủ yếu là nông thôn tuy nhiên đầu tư tín dụng tiêu dùng của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình lại chủ yếu ở các vùng thành thị, thiếu sự chú trọng và phát triển đối với khu vực nông thôn và các đối tượng khách hàng ở khu vực này. Ba là: Đối với hình thức nhận tài sản đảm bảo tiền vay còn khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là bất động sản, các loại tài sản khác còn hạn chế; chưa có chính sách phân loại ra từng loại khách hàng để cho vay không có tài sản đảm 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2