intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng" nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng, để đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÂN TRỌNG DUY PHÚC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 2: PGS.TS. ĐỖ PHI HOÀI Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 08 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin Học liệu & Truyền thông, ĐH Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng;
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt tiếng Việt Nội dung BCTC Báo cáo tài chính CB Cán bộ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia CIC Việt Nam ĐVKD Đơn vị kinh doanh HĐCTD Hợp đồng cấp tín dụng HTTD Hỗ trợ tín dụng LĐ Lãnh đạo KHBL Khách hàng bán lẻ KHDN Khách hàng doanh nghiệp KTGD Kế toán giao dịch NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại PDTD Phê duyệt tín dụng QHKH Quan hệ khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng TĐ Thẩm định TMCP Thương mại Cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm Ngân hàng TMCP Công thương Việt VietinBank Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt VietinBank Đà Nẵng Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đến năm 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt mục tiêu kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ phải thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với nhóm dẫn đầu khối ASEAN là ASEAN-4. Đồng thời, nền khoa học kỹ thuật thế giới đang phát triển mạnh mẽ với "Cách mạng Công nghệ 4.0". Để có thể theo kịp, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng quy mô ngành nghề và tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ mới từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cân đối nguồn vốn để phát triển các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, hoặc tham gia các kênh đầu tư hấp dẫn khác. Để theo đuổi những định hướng trên, các doanh nghiệp cần nguồn vốn tương đối lớn để đầu tư đúng theo kế hoạch. Chính vì vậy, nguồn vốn cấp tín dụng trung dài hạn của các NHTM là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, việc cấp vốn cho những khoản tín dụng trung dài hạn luôn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, tăng dần theo cấp độ và quy mô từng dự án. Vì vậy, công tác thẩm định tín dụng đóng vai trò tối quan trọng để LĐ ngân hàng có thể ra quyết định đúng đắn và hợp lý, đem lại hiệu quả tối ưu cho ngân hàng. Tuy nhiên, công tác này (bao gồm công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư) vẫn chưa được chú trọng, quy trình thẩm định chưa chặt chẽ, phương pháp thẩm định không bảo đảm về nội dung và phù hợp với từng dự án khác nhau. Đây cũng là thực tiễn mà VietinBank Đà Nẵng còn đang phải đối mặt. Do đó, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được xem xét, nghiên cứu lại một cách đầy đủ và toàn diện để thích hợp với thực tại chung của nền kinh tế và điều kiện riêng của VietinBank Đà Nẵng. Từ đó, đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp.
  5. 2 Bên cạnh đó, các yêu cầu từng bước đáp ứng chuẩn mực rủi ro theo Tiêu chuẩn quốc tế BASEL II và các quy định của NHNN về tuân thủ các tỷ lệ an toàn, thanh khoản, chính sách tín dụng từ Thông tư 36/2014 và các thông tư sửa đổi sau đó gồm: Thông tư 06/2016, Thông tư 19/2017, Thông tư 16/2018 và Quyết định 1564, cũng tác động đến toàn bộ công tác quản trị điều hành trong ngành ngân hàng nói chung và tại VietinBank Đà Nẵng nói riêng, đòi hỏi các ngân hàng phải có sự chuẩn bị toàn diện để đáp ứng, hệ thống quản trị nội bộ đảm bảo phù hợp, cho vay kịp thời, tối ưu hóa lợi ích, đặc biệt chú trọng công tác thẩm định tài chính dự án để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho ngân hàng, và hạn chế đưa ra quyết định sai lầm. Xuất phát từ ý nghĩa công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và thực tế nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài a. Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng, để đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này của ngân hàng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn của NHTM; Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn, qua đó đánh giá và phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng.
  6. 3 Nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng. c. Câu hỏi nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau: - Các nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án tại NHTM? - Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng như thế nào? - Để hoàn thiện công tác này, cần khuyến nghị, đề xuất các giải pháp gì để VietinBank Đà Nẵng thực hiện? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn của NHTM và thực tiễn về công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng. b. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: nghiên cứu toàn bộ nội dung liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn; - Về mặt không gian: thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại tại VietinBank Đà Nẵng; - Về mặt thời gian: các số liệu và tình hình hoạt động thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại tại VietinBank Đà Nẵng được khảo sát trong giai đoạn 2015 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào thực trạng công tác thẩm định tài chính của tại VietinBank Đà Nẵng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến trong nghiên cứu về khoa học kinh tế như: - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thông tin: Dữ liệu thu thập cho luận văn chủ yếu lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp, gồm:
  7. 4 + Dữ liệu bên trong: thu thập từ nguồn nội bộ của Ngân hàng như: các BCTC, báo cáo thường niên, các hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, văn bản, quy trình tín dụng tại VietinBank; + Dữ liệu bên ngoài: tham khảo các tài liệu và website bên ngoài liên quan đến đề tài; ➔ Các thông tin, số liệu được phân nhóm, tính toán làm cơ sở để phân tích, so sánh qua phần mềm Microsoft Excel, Oracle Crystal Ball. - Phương pháp thống kê: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác thẩm định tài chính dự án tại VietinBank Đà Nẵng. - Phương pháp chọn mẫu: lựa chọn một dự án đầu tư tại VietinBank Đà Nẵng, vận dụng quá trình thẩm định tài chính xuyên suốt dự án này để xem xét được thực trạng công tác thẩm định thẩm định tài chính tại ngân hàng. Bên cạnh đó, người viết dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về quản lý ngân hàng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo tính hợp lý của kết quả nghiên cứu. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn của NHTM; Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng; Chương III: Một số khuyến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại VietinBank Đà Nẵng.
  8. 5 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu a. Các Bài báo khoa học về đề tài nghiên cứu: Bài báo: "Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VietinBank Thái Nguyên", tác giả: Ma Thị Hằng (ThS), Tạp chí Tài chính, đăng ngày: 08/02/2019. Bài báo: "Bàn về nội dung và các nguyên tắc thẩm định tài chính dự án đầu tư", tác giả: Thân Như Hà (NCS), Tạp chí Tài chính, đăng ngày: 31/05/2017. Bài báo: "Các nguyên tắc thẩm định tài chính dự án đầu tư", tác giả: Đặng Anh Vinh (ThS), Tạp chí Tài chính, đăng ngày 07/11/2014. Bài báo: "Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại - Kinh nghiệm từ Techcombank", tác giả: Lê Minh, Tạp chí Tài chính, đăng ngày 31/03/2014. b. Các Luận văn Thạc sĩ được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: Luận văn: "Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn", tác giả: Nguyễn Tấn Khoa, ĐHĐN, năm 2014. Luận văn: "Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai", tác giả: Phan Thị Hiền, ĐHĐN, năm 2016. Luận văn: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Bản Việt", tác giả: Nguyễn Ngọc Hà, ĐHĐN, năm 2016. Luận văn: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội - Chi nhánh Quảng Nam", tác giả: Nguyễn Thị Hoanh, ĐHĐN, năm 2018.
  9. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM 1.1. Hoạt động cho vay dự án trung dài hạn của NHTM 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa a. Khái niệm b. Ý nghĩa - Đối với khách hàng đi vay dự án; - Đối với ngân hàng cho vay dự án. 1.1.2. Phân loại a. Theo thời hạn cho vay b. Theo lĩnh vực hoạt động 1.1.3. Đặc điểm a. Cấu trúc vốn b. Thời hạn trả nợ c. Giải ngân d. Lãi suất e. Nguồn doanh thu lớn 1.1.4. Các loại rủi ro Một số rủi ro thường gặp trong cho vay dự án hiện nay gồm: - Rủi ro về đặc điểm và tính pháp lý của dự án; - Rủi ro do nguyên nhân khách quan; - Rủi ro về mức độ tập trung vốn vay; - Rủi ro về TSBĐ của dự án; - Rủi ro tỷ giá hối đoái; - Rủi ro về thay đổi lãi suất;
  10. 7 1.2. Công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại NHTM 1.2.1. Khái niệm và yêu cầu công tác thẩm định tài chính dự án a. Khái niệm b. Yêu cầu 1.2.2. Nguyên tắc thẩm định tài chính dự án a. Dựa trên nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ b. Dựa trên dòng tiền tăng thêm, không phải lợi nhuận kế toán c. Dựa trên pháp luật và thực tiễn các dự án đã thẩm định d. Tính đến yếu tố lạm phát khi đánh giá hiệu quả dự án đầu tư e. Kết hợp thẩm định tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ sở hữu 1.2.3. Công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án 1.2.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án 1.2.4.1. Xác định tổng vốn đầu tư 1.2.4.2. Thẩm định nguồn vốn tài trợ 1.2.4.3. Thẩm định chi phí sản xuất và giá thành 1.2.4.4. Thẩm định tổng doanh thu 1.2.4.5. Thẩm định dòng tiền ròng a. Nguyên tắc xác định dòng tiền b. Loại trừ chi phí chìm ra khỏi bảng phân tích c. Đưa chi phí cơ hội vào phân tích d. Xem xét tác động phụ e. Phân bổ chi phí quản trị chung và chi phí sửa chữa lớn f. Xác định dòng tiền ròng (Net Cash Flow) 1.2.4.6. Thẩm định lãi suất chiết khấu dự án 1.2.4.7. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án a. Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net present value) b. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal rate of return)
  11. 8 c. Thời gian hoàn vốn (PP - Pay-back period) 1.2.4.8. Thẩm định rủi ro tài chính của dự án a. Khái niệm và một số rủi ro của dự án b. Một số công cụ phân tích & dự báo rủi ro của dự án (1) Phân tích độ nhạy (SA – Sensitivity Analysis) (2) Phân tích kịch bản (WISA – What-If Scenario Analysis) (3) Phân tích mô phỏng Monte-Carlo (Monte-Carlo Simulation) 1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác thẩm định tài chính dự án của NHTM 1.2.5.1. Quy mô cho vay dự án và tỷ lệ các dự án đã cho vay không thu hồi được nợ đúng hạn 1.2.5.2. Mức độ chính xác về nội dung, kết luận của báo cáo TĐ 1.2.5.3. Thời gian thẩm định và chi phí thẩm định a. Thời gian thẩm định b. Chi phí thẩm định 1.2.5.4. Tỷ lệ nợ xấu cho vay dự án 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính 1.2.6.1. Các nhân tố bên ngoài a. Điều kiện kinh tế - xã hội b. Môi trường pháp lý c. Bản thân chủ đầu tư 1.2.6.2. Các nhân tố bên trong a. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án b. Quy trình thẩm định trong cho vay dự án c. Thông tin d. Đội ngũ nhân sự
  12. 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - C/N ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.1. Thông tin cơ bản, sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển a. Thông tin cơ bản Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng; Mã số thuế: 0100111948-022; Địa chỉ: Số 218 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng; Điện thoại: 0236 3691345 / 0236 3691066; Mã SWIFT: ICBVVNVX480; b. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng a. Chức năng và nhiệm vụ b. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức tại VietinBank Đà Nẵng bao gồm Ban Giám đốc, cùng các khối và phòng ban như sau: Ban Giám đốc; Khối kinh doanh: gồm Phòng KHDN và Phòng KHBL; Khối quản lý rủi ro: Phòng tổng hợp - tiếp thị; Khối tác nghiệp: Phòng kế toán giao dịch; Khối hỗ trợ: gồm 3 phòng: HTTD, TCHC và tiền tệ kho quỹ; Khối các phòng giao dịch: các PGD loại 1 và loại 2.
  13. 10 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng a. Tình hình huy động vốn b. Tình hình hoạt động tín dụng c. Kết quả kinh doanh 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án a. Bộ máy tổ chức thẩm định Phòng KHDN tại chi nhánh; Phòng PDTD tại Hội sở; Phòng tổng hợp - tiếp thị tại chi nhánh; Phòng KTGD; Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng, Ban Giám đốc chi nhánh. b. Quy trình thẩm định Công tác thẩm định tại VietinBank Đà Nẵng được thực hiện tuân thủ Quy trình cấp tín dụng số QT.35.33, ban hành tháng 04/2015 bởi Hội sở VietinBank. Quy trình cấp tín dụng bao gồm 9 bước chính: - Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng; - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; - Bước 3: Thẩm định tín dụng; - Bước 4: Kiểm soát thẩm định và quyết định tín dụng; - Bước 5: Kiểm soát thẩm định và quyết định bởi Hội sở; - Bước 6: Thông báo cho khách hàng; - Bước 7: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và soạn thảo, ký kết Hợp đồng cấp tín dụng (HĐCTD); - Bước 8: Bàn giao hồ sơ tín dụng, Rà soát và chuyển thông tin; - Bước 9: Giải ngân theo HĐCTD đã ký.
  14. 11 c. Nhân sự thực hiện d. Về thời gian thẩm định tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng trung dài hạn 2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung thẩm định tài chính dự án Công tác thẩm định tài chính dự án tại VietinBank Đà Nẵng được thực hiện theo các quy định của VietinBank về cơ bản tuân thủ cơ sở lý luận đã nêu ở Chương 1. a. Thẩm định tổng mức đầu tư: Dữ liệu thu thập từ VietinBank Đà Nẵng thu thập để đánh giá TMĐT của dự án là tổng dự toán đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị của công ty chủ đầu tư. Bên cạnh đó, VietinBank Đà Nẵng còn thu thập thêm các chứng từ liên quan như: Phê duyệt bản vẽ quy hoạch 1/500, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, Bản vẽ thiết kế chi tiết hạng mục xây dựng dự án. Để kiểm soát TMĐT dự án khi tiến hành giải ngân, VietinBank Đà Nẵng thực hiện như sau: - Trong trường hợp dự toán cao hơn giá trị cam kết, chỉ giải ngân giá trị tương ứng với tỷ lệ vay, còn lại được thanh toán bằng vốn tự có; - Trong trường hợp TMĐT thực tế tăng lên so với số liệu đã trình, chủ đầu tư và các cổ đông phải cam kết bằng văn bản về việc sử dụng vốn tự có để bù đắp vào phần chi phí tăng thêm đó; b. Thẩm định nguồn vốn tài trợ: Tại VietinBank Đà Nẵng, cán bộ thẩm định tập trung đánh giá vào nguồn vốn tự có của chủ đầu tư để thực hiện dự án, xem xét đề nghị của công ty và xác định được tính khả thi của vốn tự có từ những dữ liệu như: BCTC, thông tin tín dụng các cổ đông lớn, tình hình thực tế các dự án khác của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, CB TĐ phải ước tính lợi nhuận sau thuế cuối năm, xem xét vị thế của chủ đầu tư trên thị trường.
  15. 12 Công tác thẩm định cơ cấu nguồn vốn dự án của VietinBank Đà Nẵng là tương đối chặt chẽ, đã xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến vốn tự có của chủ đầu tư, đồng thời, phải yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các cam kết góp vốn nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án. c. Thẩm định chi phí sản xuất và giá thành: Đây là hai tiêu chí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền ra của dự án. Tại VietinBank, việc thẩm định giá thành được xem xét thông qua so sánh giá thành hằng năm trên BCTC, kết hợp xem xét ảnh hưởng của các yếu tố giá cả từ thị trường. Bên cạnh đó, chi phí của dự án được thẩm định bằng cách xác định tất cả các loại chi phí có thể phát sinh đối với dự án. d. Thẩm định tổng doanh thu dự án Tại VietinBank, thẩm định doanh thu được tiến hành dựa trên các yếu tố chính sau: đơn giá, sản lượng và công suất, v.v. Tương ứng với đặc điểm khác nhau của từng dự án, CB TĐ cần phải căn cứ tài liệu hợp lệ của chủ đầu tư và hướng dẫn của VietinBank trong thẩm định dự án để thu thập dữ liệu đầu vào hợp lý. Việc thẩm định doanh thu của dự án được CB TĐ xây dựng khá đầy đủ và chi tiết, với giải thích có cơ sở. Tuy vậy, CB TĐ đa phần dựa vào các thông số có sẵn được cung cấp bởi chủ đầu tư. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ròng của toàn dự án khi thị trường gia công ngày càng cạnh tranh khốc liệt. e. Thẩm định dòng tiền ròng Từ các hạng mục thẩm định nêu trên, CB TĐ xây dựng Bảng kế hoạch thanh toán nợ gốc và lãi vay. Dòng tiền trả nợ của dự án được CB TĐ xác định từ tổng lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao của dự án. Trên cơ sở đó, CB TĐ tính toán cân đối nguồn trả nợ và xác định tất cả nguồn thu khả thi để cộng vào nguồn trả nợ của dự án.
  16. 13 f. Thẩm định chi phí sử dụng vốn bình quân Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là cơ sở để chiết khấu dòng tiền ròng trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án. CB TĐ thực hiện đánh giá chỉ tiêu này chỉ trên quan điểm ngân hàng. g. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án Theo hướng dẫn của VietinBank về thẩm định dự án, CB TĐ chỉ thực hiện xác định ba chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản gồm: (1) giá trị hiện tại ròng (NPV), (2) tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và (3) thời gian hoàn vốn (PP). Phương pháp xác định các giá trị này tương tự nội dung đã được nêu trong Mục 1.2.3 - Chương 1, được tính toán trên phần mềm Microsoft Excel. h. Thẩm định rủi ro tài chính dự án Đây là nội dung không thể thiếu trước khi kết luận và đề xuất cấp tín dụng cho dự án. CB TĐ tại chi nhánh thực hiện thẩm định lề an toàn của dự án: chọn ra các thông số đầu vào có ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án; xác định giá trị của mỗi chỉ tiêu khi NPV = 0. CB phòng PDTD tại Hội sở thực hiện thẩm định rủi ro tài chính của dự án bằng phương pháp phân tích độ nhạy 1 chiều, 2 chiều với từng chỉ tiêu NPV, IRR, PP dựa trên các thông số đầu vào được xác định lề an toàn bởi CB TĐ tại chi nhánh, và chỉ thẩm định phân tích độ nhạy theo hướng tiêu cực (giảm thu, tăng chi).
  17. 14 2.2.3. Thực trạng kết quả công tác thẩm định tài chính dự án a. Quy mô cho vay dự án Bảng 1. Số lượng và dư nợ cấp tín dụng của dự án tại VietinBank Đà Nẵng giai đoạn năm 2015 đến 2018 Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 I Dự án đã thẩm định 1 Tổng số dự án 8 5 18 15 2 Tổng dư nợ đăng ký cấp tín dụng 3.785 2.660 17.850 13.235 II Dự án được cấp tín dụng 1 Tổng số dự án 5 3 9 9 2 Tổng dư nợ được cấp tín dụng 2.785 9.896 10.355 10.875 III Dự án không thu hồi nợ đúng hạn Tổng số dự án đã được cấp tín dụng 1 16 19 28 37 (lũy kế cuối kỳ) 2 Số dự án không thu hồi nợ đúng hạn 2 4 4 3 Tỷ trọng dự án không thu hồi nợ 3 13% 21% 14% 8% đúng hạn (Nguồn: Phòng tiếp thị và tổng hợp - VietinBank Đà Nẵng)
  18. 15 b. Chất lượng nội dung và kết luận của tờ trình thẩm định cấp tín dụng Bảng 2. Chất lượng báo cáo thẩm định dự án tại VietinBank Đà Nẵng giai đoạn năm 2015 đến 2018 Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Tổng số dự án đã thẩm định 8 5 18 15 Số dự án đầy đủ hồ sơ thẩm 2 5 3 9 9 định Tỷ lệ đầy đủ hồ sơ thẩm 62,5% 60% 50% 60% định Số dự án không đầy đủ hồ 3 3 2 9 6 sơ thẩm định Tỷ lệ không đầy đủ hồ sơ 37,5% 40% 50% 40% thẩm định Nguyên nhân: Tình hình sản xuất kinh 1 1 5 1 doanh không đáp ứng Tỷ lệ không đáp ứng tình 33,33% 50% 55,56% 16,67% hình SXKD Tình hình tài chính doanh 0 1 2 1 nghiệp không đáp ứng Tỷ lệ không đáp ứng tình 0% 50% 22,22% 16,67% hình TCDN Thông tin tín dụng không 2 0 2 4 đáp ứng (dữ liệu CIC xấu) Tỷ lệ không đáp ứng CIC 66,67% 0% 22,22% 66,67% (Nguồn: Phòng QHKH doanh nghiệp - VietinBank Đà Nẵng)
  19. 16 c. Thời gian thẩm định dự án Bảng 3. Thời gian thẩm định dự án tại VietinBank Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng số dự án 8 5 18 15 1 Số dự án có GHTD dưới 13 tỷ đồng 1 0 3 2 1* Số dự án đáp ứng thời gian quy định 1 0 3 2 2 Số dự án có GHTD từ 13 - 20 tỷ đồng 1 0 4 2 2* Số dự án đáp ứng thời gian quy định 1 0 3 2 3 Số dự án có GHTD trên 20 tỷ đồng 6 5 11 11 3* Số dự án đáp ứng thời gian quy định 4 5 9 8 (Nguồn: Phòng QHKH doanh nghiệp - VietinBank Đà Nẵng) d. Tỷ lệ nợ xấu các dự án đã cho vay Bảng 4. Tỷ lệ nợ xấu cho vay dự án tại VietinBank Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2015 đến 2018 Năm Năm Năm Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ đã giải ngân cho 1 2.839 3.685 5.872 7.437 dự án 2 Nợ xấu dự án 120 215 250 80 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay 3 4,23% 5,83% 4,26% 1,08% dự án (Nguồn: Phòng tiếp thị và tổng hợp - VietinBank Đà Nẵng)
  20. 17 2.3. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.3.1. Những thành quả đạt được Sự tăng trưởng ấn tượng của dư nợ cấp tín dụng cho dự án trung dài hạn là thành công nổi bậc nhất. ❖ Về bộ máy tổ chức và chất lượng nhân sự thực hiện: Công tác thẩm định tài chính tại VietinBank được tiến hành theo cơ chế phân cấp, phân quyền ra quyết định cấp tín dụng; được tiến hành độc lập bởi một bộ phận riêng biệt tại chi nhánh và Hội sở. Đội ngũ CB có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm. ❖ Về quy trình, quy chế cấp tín dụng: Quy trình cấp tín dụng (bao gồm dự án đầu tư) được tổ chức rất chặt chẽ, xây dựng theo quy chuẩn BASEL II, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban là độc lập, không chồng chéo. Quy chế quy định rõ ràng về thời gian thẩm định với tiêu chí kép, đảm bảo sự chuyên nghiệp của ngân hàng trong các cơ hội đầu tư triển vọng. ❖ Về nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án: Các nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án được cụ thể hóa và nêu rõ, đáp ứng lý thuyết về thẩm định tài chính và có tính thực tiễn cao, tránh lãng phí nguồn lực, thời gian. Các thông tin đầu vào được hướng dẫn thu thập chi tiết, qua đó phản ánh đúng kết quả, khả năng sinh lời và trả nợ của khách hàng. ❖ Về trang thiết bị, công nghệ thông tin: Công tác thẩm định được thực hiện trên máy vi tính với nhiều phần mềm hỗ trợ. Bên cạnh đó, VietinBank đã đầu tư thêm ba hệ thống máy chủ bên cạnh hệ thống lõi, giúp công tác đệ trình, kiểm soát và lưu trữ các hồ sơ tín dụng được rõ ràng và minh bạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0