intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, rút ra những hạn chế trong hoạt động này. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8 34 02 01 Đà Nẵng - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn Phản biện 2: TS. Nguyễn Phú Thái Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các chuyên gia trong ngân hàng đã dự báo rằng hoạt động CVTD tại Việt Nam đã và đang trở thành xu hướng phát triển cũng như phân khúc thị trường đầy tiềm năng hiện nay. Các ngân hàng thương mại cũng như các công ty tài chính cũng phát triển và đưa ra nhiều sản phẩm CVTD đa dạng để có thể đáp ứng nhu cầu tối đa của người dân cũng như một cách để chiếm thị phần trong thị trường đầy màu mỡ này. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ cho vay nói riêng tại Việt Nam còn rất thấp so với các nước phát triển. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng và cả công ty tài chính triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên do không chỉ chủ quan từ quan điểm của đại đa số dân Việt Nam mà còn yếu tố khách quan. Hoạt động tín dụng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế. Với mục tiêu chiến lược phát triển của Vietcombank đến năm 2025 là trở thành Ngân hàng số một về bán lẻ, Vietcombank phải có đưa ra những chính sách để có thể thu hút và phát triển thị phần bán lẻ của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng là một trong ba chi nhánh lớn nhất của hệ thống ngân hàng. Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế sẵn có tại Đà Nẵng, hoạt động CVTD tại Vietcombank Đà Nẵng luôn được chú trọng và phát triển với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, so với lợi thế
  4. 2 vốn có của mình thì hoạt động CVTD của Vietcombank Đà Nẵng vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế tồn đọng. Chính vì vậy, vấn đề hoàn thiện cho vay hoạt động tiêu dùng được Vietcombank Đà Nẵng chú trọng để có thể phát triển tiềm năng cũng như thế mạnh của mình. Với những lý do đó, những giải pháp để khắc phục và đẩy mạnh mở rộng hoạt động CVTD cần phải được nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng cho Vietcombank Đà Nẵng một cách phù hợp và khoa học. Về mặt học thuật, xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu như đã đề cập ở trên cũng tồn tại nhu cầu nghiên cứu. Từ cơ sở nhu cầu thực tiễn và học thuật, đánh giá và tìm ra giải pháp CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng là vấn đề quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ là “Hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, rút ra những hạn chế trong hoạt động này. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động CVTD của Ngân hàng thương mại Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân
  5. 3 hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Đặc điểm CVTD là gì? Hoạt động CVTD bao hàm các nội dung gì? Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động công tác CVTD của NHTM là gì? Tình hình CVTD của Vietcombank Đà Nẵng các năm qua như thế nào? Có những kết quả và hạn chế gì? Nguyên nhân hạn chế Cần đề xuất những khuyến nghị gì nhằm hoàn thiện công tác CVTD tại Vietcombank Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động CVTD tại Vietcombank Đà Nẵng Đối tượng khảo sát: - Trưởng phó phòng, chuyên viên lâu năm tại các Phòng 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động CVTD và không bao gồm CVTD qua thẻ. Về không gian: Tại Vietcombank Đà Nẵng Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lấy dữ liệu thực tế từ năm 2017 đến năm 2019 và có những đề xuất, khuyến nghị cho giai đoạn 2020 – 2026. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thu thập, đọc, tổng quan tài liệu; để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận
  6. 4 Phần đánh giá thực trạng hoạt động CVTD: Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát: Phần khuyến nghị: phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động CVTD tại Vietcombank Đà Nẵng, đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế của hoạt động này. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6.1.Bài báo khoa học - Tô Thiện Hiền (2019), Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại PVcomBank – Chi nhánh An Giang, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019. - Lê Thị Anh Quyên (2019), Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-2018, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019 - Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), CVTD tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh, Tạp chí Công Thương, Số 10, tháng 5 năm 2020 6.2. Luận văn thạc sĩ - Võ Văn Quốc (2019), Hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Đà Nẵng. - Nguyễn Quốc Dũng (2018), Hoàn thiện hoạt động CVTD cá
  7. 5 nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Huyện Hướng Hóa - Hoàng Tú Anh (2018), Hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng. Các luận văn trước đây chưa đề cập đến các vấn đề sau: Trong giai đoạn 2017 - 2019, các đề tài nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện hoạt động cho vay khá phổ biến tuy nhiên vấn đề này tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng chưa được nghiên cứu và đánh giá. Trên thực tế, mỗi đơn vị hoạt động CVTD đều có những điểm khác nhau, nên giải pháp thực hiện cũng có những điểm khác biệt theo từng không gian, thời gian nghiên cứu. Các khoảng trống về mục tiêu để hoàn thiện chính sách CVTD cũng như các hoạt động triển khai để thực hiện mục tiêu này chưa được đề cập và phân tích trong các đề tài. Từ cơ sở lý thuyết trên kết hợp với thực tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tình hình trong CVTD này tại chi nhánh, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế phát sinh và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá chủ quan và đề xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại chi nhánh trong thời gian đến. 7. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động CVTD của ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
  8. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CVTD CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG CVTD CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Khái niệm cho vay của Ngân hàng thương mại Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thỏa thuận (Lê Duy Trường, 2020; Dương Thị Hoàn, 2019). 1.1.2. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại - Vay vốn có mục đích vay và sử dụng đúng mục đích - Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn: - Vốn vay phải có tài sản đảm bảo 1.1.3 Khái niệm CVTD tiêu dùng của Ngân hàng thương mại CVTD là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó ngân hàng thương mại thoả thuận để cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi trong khoản thời gian nhất định. 1.1.4. Đặc điểm của CVTD - Đặc điểm về quy mô: Quy mô khoản vay nhỏ - Đặc điểm về rủi ro: rủi ro cao. - Đặc điểm về lãi suất: thường cao. - Đặc điểm kinh tế: Tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế - Đặc điểm về chi phí: Chi phí cho các khoản vay lớn - Đặc điểm về lợi nhuận: Khả năng sinh lời cao
  9. 7 1.1.5. Phân loại CVTD a. Căn cứ vào mục đích vay vốn b. Căn cứ vào phương thức hoàn trả c. Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay d. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay e. Căn cứ theo phương thức cho vay f. Kết hợp nhiều cách phân loại 1.1.6. Lãi suất cho vay tiêu dùng a. Phương pháp gộp (Add-on Method) b. Phương pháp lãi đơn c. Phương pháp hiện giá 1.1.7. Phương pháp cho vay tiêu dùng a. Phương pháp hệ thống điểm b. Phương pháp phán đoán 1.1.8. Vai trò của CVTD a. Vai trò của CVTD đối với khách hàng b. Vai trò của CVTD đối với ngân hàng c. Vai trò của CVTD đối với nền kinh tế 1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Mục tiêu của hoạt động CVTD: a. Mục tiêu về quy mô CVTD b. Mục tiêu về cạnh tranh c. Mục tiêu về thay đổi cơ cấu dư nợ d. Mục tiêu về nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ e. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng f. Mục tiêu tăng hiệu quả sinh lời từ hoạt động CVTD 1.2.2. Những hoạt động cơ bản ngân hàng thương mại
  10. 8 triển khai trong CVTD a. Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu khách hàng b. Đưa ra các sản phẩm CVTD đa dạng c. Đẩy mạnh quảng bá và kênh phân phối d. Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD e. Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Quy mô CVTD a. Dư nợ CVTD b. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng c. Dư nợ bình quân CVTD trên một khách hàng vay 1.3.2. Cơ cấu CVTD - Cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn vay - Cơ cấu dư nợ CVTD theo hình thức bảo đảm - Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm 1.3.3. Kết quả tài chính của hoạt động CVTD Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân. 1.3.4. Tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tín dụng - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trong CVTD - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu CVTD - Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng - Chỉ tiêu Tỷ lệ xóa nợ ròng trong CVTD/dư nợ CVTD 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng a. Định hướng phát triển của ngân hàng: b. Quy mô nguồn vốn của ngân hàng:
  11. 9 c. Chính sách tín dụng của ngân hàng d. Quy trình CVTD e. Nguồn nhân lực của ngân hàng f. Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng g. Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức CVTD 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng a. Môi trường kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Lạm phát - Lãi suất - Tình trạng thất nghiệp b. Môi trường pháp lý c. Môi trường văn hóa xã hội d. Bản thân khách hàng
  12. 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Như vậy, chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề về lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng, nội dung, các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, cùng những nhân tố ảnh hưởng công tác cho vay tiêu dùng. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong chương 2.
  13. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI N GÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2017- 2019 Lợi nhuận cuối năm 2019 đạt mức 405 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng tương đương với tăng 23,32% so với lợi nhuận năm 2018. Trong đó, các doanh thu từ hoạt động cho vay KHCN và các khoản phí thu được từ dịch vụ chiếm hơn 60% so với tổng nguồn thu. Quy mô huy động vốn cũng tăng trưởng đều qua các năm. Quy mô dư nợ năm 2019 là 13.374 tỷ đồng, tăng 2.090 tỷ đồng (tương ứng 18,52%), hoàn thành hơn 103% kế hoạch năm 2019. 2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1.Bối cảnh hoạt động CVTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Nhu cầu mua sắm không ngừng gia tăng khi đời sống kinh tế -
  14. 12 xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là giới trẻ tìm đến dịch vụ vay mua sắm tiêu dùng ngày càng nhiều. Thêm vào đó, những dự án khu đô thị đang được đầu tư thu hút lượng lớn sự quan tâm của người dân địa phương. Chính những điểm này đã thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Đà Nẵng. Vietcombank Đà đã chủ động triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. 2.2.2.Các chính sách về hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng + Quyết định 268/QĐ-HĐQT-CSTD V/v Ban hành Quy định về cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam + Quyết định 2507/QĐ-VCB-QLRRTD V/v Ban hành Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân 2.2.3. Thực trạng triển khai các nội dung hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng a. Nâng cao năng lực cạnh tranh Chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo từng đối tượng khách hàng với từng mục đích vay vốn được áp dụng b. Tập trung mục tiêu tăng dư nợ, tăng thị phần + Đẩy mạnh các chương trình marketing, khuyến mãi + Giao nhiệm vụ đến từng cán bộ để tìm kiếm khách hàng + Giao chỉ tiêu dư nợ cho vay không chỉ các phòng khối kinh doanh mà còn khối văn phòng, + Đẩy mạnh, phát triển mở rộng các kênh phân phối c. Nâng cao hiệu quả sinh lời từ hoạt ðộng CVTD
  15. 13 Gia tăng hiệu quả sinh lời bằng nhiều biện pháp khác nhau d. Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD Quy trình cho vay tín dụng được thặt chắt với nhiều bộ phận liên quan. e. Hoạt ðộng phát triển nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong những tầm nhìn phát triển của Vietcombank trong những năm qua. 2.2.4. Kết quả hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng a. Dư nợ CVTD Tổng dư nợ CVTD tăng liên tục qua các năm. Năm 2017, dư nợ CVTD là 1.786 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ. Năm 2018, dư nợ CVTD tăng 648 tỷ đồng (21,6%), đạt 2.434 tỷ đồng. Năm 2019, dư nợ CVTD tăng 54,8% so với năm 2018. b. Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân CVTD Tại thời điểm 31/12/2018, số lượng khách hàng cho vay đạt 3.982 người, tăng 418 người so với cuối năm 2017. Số lượng khách hàng năm 2019 đạt 4.534 người, tăng thêm 552 người so với 31/12/2018. Dư nợ bình quân đầu người cũng tăng dần qua các năm từ 0,5 tỷ/người đến 0,83 tỷ đồng. c. Cơ cấu CVTD * Phân tích dư nợ CVTD theo kỳ hạn Với cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn, CVTD trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 94%) qua các năm, có xu hướng tăng dần từ năm 2018-2019. * Phân tích dư nợ CVTD theo tài sản đảm bảo Cho vay có đảm bảo chiểm tỷ trọng hơn 90%.
  16. 14 * Phân tích dư nợ CVTD theo sản phẩm Cơ cấu CVTD chưa đồng nhất, chủ yếu tập trung vào cho vay bất động sản như mua và sửa chữa nhà ở. d. Kết quả tài chính của hoạt ðộng CVTD Chênh lệch lãi suất bình quân tăng đều. Chênh lệch lãi suất bình quân năm 2017 đạt 1,05% đến năm 2019 tăng gấp đôi là 2,1%. e. Thực trạng kiểm soát rủi ro trong CVTD Tổng dư nợ CVTD trong các năm 2017 - 2019 đều được phân loại chủ yếu vào nợ nhóm 1. Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng khá thấp. Còn lại nợ nhóm 3-5 chiếm tỷ lệ rất thấp và không có sự biến động lớn về số. Số tiền trích lập dự phòng cụ thể lại có nhiều biến động. 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.3.1. Kết quả đạt được - Số lýợng khách hàng ngày càng tãng - Tốc ðộ tãng trýởng doanh số CVTD tãng - Danh mục sản phẩm, hồ sõ thủ tục vay vốn: - Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dýới 1% 2.3.2. Hạn chế - Loại hình CVTD thiếu sự đa dạng - Hoạt động Marketing chưa tốt - Chính sách chăm sóc khách hàng - Sự thiếu đồng bộ trong xử lý hồ sơ cũng như quy trình cho vay. - Công nghệ ngân hàng còn thiếu sót và chưa hoàn thiện.
  17. 15 2.3.3. Nguyên nhân a. Nguyên nhân bên ngoài - Môi trường pháp lý - Môi trường xã hội - Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường b. Nguyên nhân bên trong - Chính sách lãi suất - Chính sách marketing - Nguồn nhân lực - Rủi ro từ phía khách hàng
  18. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận văn đã nêu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh giai đoạn 2017 – 2019. Thông qua việc phân tích số liệu, chỉ tiêu cụ thể luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Những kết quả nghiên cứu của chương 2 là tiền đề cho việc đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Đà Nẵng trong chương 3.
  19. 17 CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TCMP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CVTD CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Định hướng kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Về hoạt động kinh doanh: + Giảm dần tỷ lệ tăng trưởng tín dụng + Gia tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng + Cơ cấu lại danh mục nguồn vốn + Đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm - Về huy động vốn + Điều hành nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả + Cơ cấu lại danh mục nguồn vốn theo hướng hiệu quả + Chú trọng tiền gửi giá rẻ. + Tăng cường bán các dịch vụ phi tín dụng + Điều hành lãi suất nhanh nhạy - Về tín dụng + Định hướng tăng cường tín dụng gắn với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng + Định hướng lại danh mục phát triển tín dụng + Điều hành hài hòa tăng trưởng tín dụng bán buôn và bán lẻ + Tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ. + Chú trọng tăng cường tín dụng ngắn hạn. + Đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ tín dụng
  20. 18 + Đẩy mạnh khách hàng mới có tiềm lực tài chính tốt. - Về chất lượng tín dụng: + Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu kiểm soát theo mục tiêu + Kiếm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng danh mục tín dụng + Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng + Tăng cường chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ 3.1.2. Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng - Thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được các chỉ tiêu - Chấp hành đầy đủ và kịp thời các chủ trương - Tiếp tục đẩy mạnh và tăng trưởng nguồn vốn - Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo - Tập trung công tác tiếp cận, tiếp thị để mở tài khoản - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chính sách khách hàng - Luôn cập nhật công nghệ ứng dụng khoa học kỹ thuật - Thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Nâng cao trình độ chuyên môn - Tiếp tục thực hiện tốt cẩm nang văn hóa 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động CVTD của Vietcombank Đà Nẵng - Cung cấp các sản phẩm tín dụng chuẩn hóa - Thực hiện các nghiên cứu nhằm phân tích thị trường - Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị - Nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm CVTD - Thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý các khoản nợ quá - Khai thác thị trường để mở rộng mạng lưới hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2