intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ VÕ NGỌC TÍN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI, TỈNH BÌNH ĐỊNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số : 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân Phản biện 2: TS. Trần Ngọc Sơn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày……..tháng………năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên hiện nay năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng còn thấp, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ phía doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp. Điều đó cho thấy nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu sống còn nếu muốn tồn tại, mà để làm được điều đó thì các doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, máy móc… Trong thời gian gần đây Chính phủ cũng đã có chỉ đạo quyết liệt với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế tư nhân góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại, thúc đẩy phát triển kinh tế. Với tiềm năng to lớn mà đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mang lại đối với sự tăng trưởng dài hạn trong tương lai nên nhiều NHTM xem doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng ưu tiên trong hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thông qua các chương trình như “Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp”…Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy hiện mới chỉ có khoảng 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận vốn, 35% doanh nghiệp khó tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Riêng tại tỉnh Bình Định các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây
  4. 2 các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng tăng và bình quân hàng năm đóng góp 60% tổng sản phẩm địa phương và hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Từ lâu Bình Định nổi tiếng bởi các sản phẩm đồ gỗ, dăm gỗ, đá gra-nít, ti-tan, hải sản đông lạnh, may mặc, giày dép, đường, dược phẩm, rượu Bàu Đá, nước mắm...Trong đó nhiều sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh có quy mô hoạt động nhỏ chưa tiếp cận được thị trường lớn, trình độ công nghệ và trang thiết bị máy móc còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó với trên 95% doanh nghiệp thuộc diện nhỏ và vừa thiếu vốn đầu tư vào công nghệ (trong đó chỉ khoảng 10,5% doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, 18,5% doanh nghiệp khá hiện đại và 71% doanh nghiệp trung bình và lạc hậu). Do vậy nhu cầu đầu tư vào công nghệ, nhà xưởng, thiết bị máy móc là rất lớn nhưng do nguồn vốn thấp, năng lực tài chính hạn hẹp, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc TSBĐ có giá trị thấp, phần lớn đất đai là đi thuê và chưa có nhiều thời gian để tích lũy đủ vốn nên rất khó mở rộng quy mô sản xuất. Với tư cách là một Ngân hàng TMCP Nhà nước, BIDV luôn là ngọn cờ đầu trong việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, xem doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những đối tượng ưu tiên trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng. BIDV luôn tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước. Với hướng đi đúng đắn đó đến nay BIDV đã đạt được những thành tựu to lớn, là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần cho vay doanh nghiệp nhỏ và
  5. 3 vừa tại Việt Nam, chiếm 93% tổng số doanh nghiệp tại BIDV và 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 24% tổng dư nợ của BIDV và khoảng 16% tổng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Cùng với hướng đi đó tại BIDV Phú Tài cũng có nhiều giải pháp trong việc mở rộng tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên chi nhánh cũng chưa tập trung đúng mức và còn nhiều bất cập trong mở rộng cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh mặc dù có xu hướng tăng qua các năm; năm 2016 đạt 536,2 tỷ đồng, năm 2017 đạt 559,5 tỷ đồng và năm 2018 đạt 589,4 tỷ đồng tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch đặt ra và nợ xấu có xu hướng tăng cao hơn mục tiêu 1%. Do vậy vấn đề đặt ra là làm sao để chi nhánh có thể mở rộng cho vay trung và dài hạn nhưng vẫn kiểm soát, thậm chí giảm được nợ xấu trong hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới nên tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định” để làm đề tài nghiên cứu cũng như tìm ra những hạn chế, nguyên nhân để từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát của đề tài Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn
  6. 4 thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Những nhiệm vụ nghiên cứu cần làm để đạt được mục tiêu nghiên cứu gồm những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài trong thời gian tới. c. Các câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Nội dung của hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? - Tiêu chí nào để đánh giá hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa? - Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài như thế nào? Những vấn đề gì còn hạn chế trong hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài? Nguyên nhân của những vấn đề đó là gì? - Những khuyến nghị nào cần đề xuất với BIDV Phú Tài, Hội sở ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa để hoàn thiện hoạt động
  7. 5 cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng phân tích: Đề tài nghiên cứu những vấn đề về thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM. - Đối tượng khảo sát + Các bộ phận/phòng ban chức năng bên trong BIDV Phú Tài như phòng quan hệ khách hàng 2 (là phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa), phòng quản lý tín dụng, phòng quản trị rủi ro và phòng kế toán tài chính. + Cơ quan, tổ chức, đối tác và doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ với BIDV Phú Tài. Tại các phòng/bộ phận nêu trên tác giả thực hiện các hoạt động nghiên cứu lấy số liệu về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDV Phú Tài giai đoạn 2016 – 2018. Phỏng vấn, khảo sát nhanh một số khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại BIDV Phú Tài, trưởng phòng và một số chuyên viên tín dụng làm việc lâu năm tại phòng quan hệ khách hàng 2, kết quả khảo sát cho phép nhận diện được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn cũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài, đi sâu lý giải những hạn chế tồn tại trong hoạt động cho vay trung và dài hạn để đưa ra những khuyến nghị nhằm
  8. 6 hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh trong thời gian tới. - Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tại BIDV Phú Tài. - Về thời gian: Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài trong giai đoạn 2016 – 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp: - Phương pháp so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối + So sánh bằng số tương đối. + So sánh với số bình quân - Phương pháp phỏng vấn 5. Bố cục của đề tài Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu a. Một số bài báo trên các tạp chí khoa học b. Một số luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà tác giả tham khảo tại thư viện Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  9. 7 c. Các đề tài khoa học nghiên cứu hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài. d. Khoảng trống nghiên cứu - Tại Bình Định với hơn 4000 doanh nghiệp, bình quân tăng trưởng hàng năm là 8,5%, đây thực sự là một con số khá lớn, đầy tiềm năng. - Nhìn chung những luận văn tác giả tham khảo tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng phần lớn chủ yếu là nghiên cứu về hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung hoặc hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, rất ít luận văn viết về đề tài hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2016 - 2018. - Tại BIDV Phú Tài trong giai đoạn 2016-2018 chưa có công trình nghiên cứu nào về hoàn thiện hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa b. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế 1.1.2. Cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
  10. 8 b. Đặc điểm cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Các phương thức cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa d. Vai trò cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Mục tiêu hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.2. Các hoạt động để triển khai cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thƣơng mại. a. Tổ chức hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa b. Hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Quy mô cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa - Dư nợ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa - Số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa - Dư nợ cho vay trung và dài hạn bình quân trên một khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa b. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Thị phần cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa
  11. 9 d. Chất lượng dịch vụ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa e. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu là nợ từ nhóm 3-nhóm 5) - Biến đổi kết cấu nhóm nợ - Tỷ lệ trích lập DPRR - Tỷ lệ xóa nợ ròng f. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.3.1. Các nhân tố bên trong - Uy tín ngân hàng - Mục tiêu và chiến lược kinh doanh - Chính sách cho vay - Công nghệ ngân hàng - Năng lực của cán bộ tín dụng - Khả năng quản trị rủi ro - Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài a. Nhân tố từ môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế Môi trường chính trị, luật pháp b. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa - Uy tín và đạo đức - TSBĐ - Năng lực sử dụng vốn vay
  12. 10 - Hiệu quả dự án đầu tư - Báo cáo tài chính, kế toán doanh nghiệp KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức a. Sơ đồ tổ chức b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài giai đoạn 2016-2018 a. Tình hình huy động vốn b. Tình hình cho vay c. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Tài giai đoạn 2016-2018 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Bối cảnh bên ngoài
  13. 11 b. Bối cảnh bên trong 2.2.2. Mục tiêu hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.3. Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Tổ chức hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài b. Hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài a. Quy mô cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2018 Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Dư nợ cho vay trung 4.054,6 4.626,1 5.102 571,5 14,1 475,9 10,29 và dài hạn Dư nợ cho vay trung và dài hạn doanh 536,2 559,5 589,4 23,3 4,35 29,9 5,34 nghiệp nhỏ và vừa Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 tăng 23,3 tỷ đồng so với năm 2016 và năm 2018 tăng 29,9
  14. 12 tỷ đồng so với năm 2017, bình quân mỗi năm tăng 4,84% cho thấy chi nhánh bắt đầu tăng cường mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều hơn. Bảng 2.5: Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn trung và dài hạn giai đoạn 2016-2018 Năm Năm 2017 Năm 2018 2016 Chỉ tiêu Số Số Tăng/giảm Số Tăng/giảm lƣợng lƣợng (%) lƣợng (%) doanh nghiệp 1.042 1.065 2,20 % 1.097 3,00 % nhỏ và vừa doanh nghiệp nhỏ và vừa vay 70 71 1,42 % 76 7,04 % vốn trung và dài hạn Về số doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh tăng. Tuy nhiên mức tăng vẫn còn khá ít ỏi so với tiềm năng của chi nhánh. b. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa - Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn theo loại hình doanh nghiệp - Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn theo phương thức cho vay - Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn theo ngành kinh tế - Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo - Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ c. Thị phần cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.11: Thị phần cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2018
  15. 13 Năm Năm Năm STT Tên chi nhánh 2016 2017 2018 1 BIDV Phú Tài 13,00 % 13,42 % 13,78% 2 BIDV Bình Định 19,98% 20,03% 20,21% 3 Agribank Quy Nhơn 21,4% 21,09% 20,89% 4 Vietinbank Bình Định 16,88% 16,15% 16,86% Vietcombank Quy 5 10,68% 11,5% 10,57% Nhơn Thị phần cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa của BIDV Phú Tài tuy có sự gia tăng nhưng nếu so sánh với AgriBank Quy Nhơn, BIDV Bình Định và VietinBank Bình Định thì thị phần của BIDV Phú Tài thấp hơn nhiều do vậy đòi hỏi chi nhánh cần phải có chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn trong tương lai nhằm tăng thị phần. d. Chất lượng dịch vụ cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa e. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Giá Giá Giá trọng trọng trọng trị trị trị (%) (%) (%) Nợ 459,3 85,66% 462,9 82,73% 475,7 80,71% nhóm 1 Nợ 62,6 11,67% 81,6 14,58% 97,7 16,58% nhóm 2 Nợ 14,3 2,67% 15 2,69% 15,5 2,63% nhóm 3
  16. 14 Nợ 0 0,00% 0 0,00% 0,5 0,08% nhóm 4 Nợ 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% nhóm 5 Dư nợ trung và dài hạn doanh 536,2 100,00% 559,5 100,00% 589,4 100,00% nghiệp nhỏ và vừa Tỷ lệ nợ xấu 2,67% 2,68% 2,71% (nhóm 3-5) Số tiền trích lập 9,74 11 12,36 dự phòng Tỷ lệ trích lập 1,82% 1,97% 2,1% dự phòng Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Phú Tài có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2016 là 2,67%, năm 2017 là 2,68% và năm 2018 tăng lên 2,71% dù vẫn nằm trong giới hạn của NHNN nhưng nhìn chung chất lượng tín dụng cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng xấu đi nhiều. Chính vì vậy chi nhánh cần phải định hướng chính sách phát triển tín dụng sao cho vừa tăng trưởng được dư nợ trung và dài hạn mà vẫn đảm bảo kiểm soát được nợ xấu theo đúng kế hoạch.
  17. 15 Bảng 2.13: Biến đổi kết cấu nhóm nợ cho vay trung và dài hạn đối với DN nhỏ và vừa Đơn vị tính: Tỷ đồng Nă Chênh lệch Chênh lệch m Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 201 2017 2018 6 +/- % +/- % Nợ trong 459, 462,9 475,7 3,6 0,78% 12,8 2,76% hạn 3 Nợ quá hạn 76,9 96,6 113,2 19,7 25,62% 16,6 17,18% Nợ quá hạn 62,6 81,6 97,7 19 30,35% 16,1 19,73% nhóm 2 Nợ quá hạn 14,3 15 15,5 0,7 4,89% 0,5 3,33% nhóm 3 Nợ quá hạn 0 0 0,5 0 0,00% 0,5 nhóm 4 Nợ quá hạn 0 0 0 0 0,00% 0 0,00% nhóm 5 Dư nợ trung và 536, 559,5 589,4 23,3 4,34% 29,9 5,34% dài hạn DN 2 nhỏ và vừa
  18. 16 Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự biến động trong kết cấu nợ nhóm, nợ quá hạn tăng cao năm 2017 tăng 19,7 tỷ đồng (25,62%) so với năm 2016 và năm 2018 tăng 16,6 tỷ đồng (17,18%) so với năm 2017 chủ yếu là do nợ quá hạn nhóm 2 tăng mạnh. Nợ quá hạn nhóm 2 năm 2017 tăng 19 tỷ đồng (30,35%) so với năm 2016 và năm 2018 tăng 16,1 tỷ đồng (19,73%) so với năm 2017 f. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.15: Tình hình thu nhập từ cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng thu 13.303 14.774 15.223,4 1.471 11,06 449,4 3,04 nhập Thu nhập từ hoạt 10.688 11.987,7 12.374 1.299,7 12,16 386,3 3,22 động cho vay Thu nhập từ hoạt động cho vay trung và 915,5 957,4 968,8 41,9 4,58 11,4 1,19 dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa Mức đóng góp của hoạt động cho vay trung và dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tổng thu nhập của chi nhánh dao động ở mức 6,36 - 6,88% năm. Năm 2017 là 957,4 tỷ đồng tăng 41,9 tỷ đồng so
  19. 17 với năm 2016 và năm 2018 là 968,8 tỷ đồng tăng 11,4 tỷ đồng so với năm 2017. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY trung và dài hạn ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 2.3.1 Thành tựu đạt đƣợc 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Về mặt khả năng huy động vốn có kỳ hạn tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. - Về chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, công việc điều tra thu thập thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn. - Trong giai đoạn vừa qua chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc kiểm soát nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn. b. Nguyên nhân KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ TÀI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Định hƣớng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
  20. 18 3.1.2. Định hƣớng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài 3.1.3. Định hƣớng trong hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài 3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI 3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Phú Tài a. Chi nhánh nên chú trọng nhiều hơn trong công tác huy động nguồn vốn có kỳ hạn dài để chủ động trong việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chi nhánh cần xây dựng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt, cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa hoạt động marketing của mình để giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm, dịch vụ tiền gửi trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài… b. Chi nhánh cần chủ động trong việc tiếp thị, mở rộng hơn nữa các kênh quảng bá, truyền thông để giới thiệu các sản phẩm cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh. - Chi nhánh nên tiếp thị cho vay trung và dài hạn bằng nhiều kênh, hình thức khác nhau (tivi, báo đài, internet, buổi đối thoại với doanh nghiệp).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0