intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích nhân tố tác động tới kiểm soát chi của kho bạc nhà nước; đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Họ và tên học viên: LÊ HỮU VŨ - C00687 KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ HOA Hà Nội – Năm 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống KBNN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. KBNN được thành lập từ ngày 01/04/1990, qua 25 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính giao. KSC NSNN qua KBNN của nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; cơ chế KSC NSNN qua KBNN đã từng bước được cụ thể theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện cơ chế KSC NSNN qua KBNN vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN còn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. Việc thực hiện chế độ công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế. Do vậy, thực hiện KSC NSNN qua KBNN còn bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát trong đó biểu hiện rõ nhất là dự toán chi ngân sách được duyệt của một số bộ phận đơn vị sử dụng ngân sách lập không sát với thực tế, do đó thường xuyên phải điều chỉnh, việc chấp hành dự toán chưa thực sự tốt, chưa gắn được trách nhiệm của người thực hiện ngân sách vào việc lập, chấp hành dự toán chi ngân sách của chính quyền địa phương các cấp, việc chưa chủ động chấp hành đúng các nguyên tắc chi NSNN còn diễn ra tại địa phương. Vì vậy, công tác KSC NSNN qua KBNN Nam Định cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định” được lựa chọn nguyên cứu. 1
  3. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Phân tích nhân tố tác động tới KSC của KBNN. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện KSC NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu đề tài: KSC NSNN qua KBNN. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là KSC NSNN qua KBNN tại Nam Định giai đoạn 2015 đến 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn * Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập tài liệu dựa trên các văn bản chế độ Phương pháp thu thập, xử lý số liệu * Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu: Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Nam Định Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Nam Định CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC * Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo nguyên tắc nhất định. 2
  4. * Nội dung chi Ngân sách Nhà nước - Nội dung chi thường xuyên NSNN: Được phân biệt theo lĩnh vực chi trả, đối tượng chi và tính chất chi tiêu. Cụ thể như sau: Theo lĩnh vực chi trả: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác... Theo đối tượng chi trả: Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp, chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan Nhà nước, chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước, các khoản chi khác. Theo tính chất của từng khoản chi: Chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, chi khác. - Nội dung chi đầu tư phát triển kinh tế: Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước; Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển; Chi dự trữ Nhà nước - Nội dung chi khác NSNN, bao gồm: Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trợ của ngân sách Trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo Luật NSNN, chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 1.2. KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC * Khái niệm kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước KSC NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kì. 3
  5. * Vai trò của kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thứ nhất: Kiểm soát các khoản chi NSNN đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả vừa là nguyên tắc, vừa là yêu cầu của quản lý kinh tế tài chính. Thứ hai: Các khoản chi NSNN thường mang tính không hoàn trả trực tiếp. Thứ ba: Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các khoản chi NSNN là diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Thứ tư: Hội nhập kinh tế khu vục và quốc tế là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển. * Cơ sở pháp lý kiểm tra, kiểm soát NSNN qua KBNN Công cụ kế toán quản lý, kiểm soát NSNN bao gồm KSC, kế toán KBNN, kế toán NSNN và kể cả kế toán các đơn vị sử dụng NSNN; Công cụ mục lục NSNN; Công cụ hệ thống định mức phân bổ ngân sách; Công cụ dự toán chi ngân sách đó là kế hoạch chi ngân sách của một năm hoặc chia ra hàng tháng, hàng quý; Công cụ hợp đồng mua sắm tài sản công; Công cụ thông tin KSC qua Kho bạc bằng hệ thống (TABMIS). * Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà Nước - Nguyên tắc KSC chi thường xuyên của NSNN qua KBNN Thứ nhất: Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát qua quá trình cấp phát, thanh toán. Hai là: Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Thứ hai: Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN. Thứ ba: Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi. 4
  6. - Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ chi. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi. Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị sử dụng NSNN, KBNN thực hiện: Trường hợp các hồ sơ, chứng từ khi đơn vị sử dụng NSNN đưa đến cơ quan Kho bạc nơi giao dịch đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, KBNN thực hiện chi trả thanh toán cho đơn vị theo quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng, KBNN làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KBNN từ chối chi trả, thanh toán và thông báo để đơn vị biết; đồng thời chịu trách nhiệm vì quyết định từ chối thanh toán của mình. * Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước - Nguyên tắc KSC đầu tư XDCB từ NSNN Thứ nhất: Các chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án mở tài khoản cấp phát vốn đầu tư tại KBNN, nơi thuận tiện cho việc kiểm soát vốn đầu tư XDCB của NSNN qua Kho bạc và thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư hoặc ban QLDA Thứ hai: KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Thứ ba: Trong quá trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB phát hiện quyết định của cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, KBNN phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý 5
  7. kiến đề xuất. Thứ tư: KBNN khi kiểm soát vốn đầu tư XDCB của NSNN qua Kho bạc phải đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ; phối hợp với chủ đầu tư đôn đốc dự án theo đúng tiến độ khi cần thiết. Thứ năm: Hồ sơ, tài liệu thanh toán KBNN kiểm soát phải đúng theo quy định. Thứ sáu: Số vốn đầu tư XDCB thanh toán trong năm không được vượt quá kế hoạch vốn cả năm đã xây dựng cho dự án và được phê duyệt. Thứ bảy: Để hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, vì vậy trong đầu tư XDCB chủ yếu chỉ được thanh toán một số khoản sau bằng tiền mặt qua KBNN: Chi cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng; Các khoản chi phí thường xuyên nhỏ lẻ của ban quản lý dự án; Chi tư vấn cho các cá nhân không có tài khoản. Thứ tám: KBNN được thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc của các hợp đồng thanh toán nhiều lần. KBNN kiểm soát trước thanh toán sau đối với công việc của hợp đồng thanh toán một lần; hoặc lần thanh toán công việc cuối cùng của hơp đồng thanh toán nhiều lần. - Nội dung KSC đầu tư NSNN qua KBNN Kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án và chứng từ thanh toán: Hồ sơ đã đầy đủ theo qui định chưa, thẩm quyền phê duyệt đã đúng chưa, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế đã đúng chưa, các nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nằm trong dự án được duyệt hay không, kiểm soát sự logic về mặt thời gian của hồ sơ dự án, chứng từ thanh toán theo từng giai đoạn thực hiện dự án; kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán đã đúng mẫu quy định hay chưa, chữ ký, mẫu dấu trên chứng từ có đúng theo mẫu dấu chữ ký đăng ký với KBNN hay không … Kiểm soát các điều kiện hạch toán kế toán: Điều kiện về mở tài khoản, đăng ký các loại mã (đơn vị sử dụng Ngân sách, mã đối tượng nộp 6
  8. thuế, mã tài khoản); phản ánh các loại mã trên chứng từ (mục lục NSNN); đơn vị hạch toán kế toán… Thực hiện các tác nghiệp theo quy trình quy định để hoàn thiện khép kín quy trình kiểm soát, hạch toán và tổ chức thanh toán, chi trả cho các đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng thời gian quy định. * Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước - Về định tính: Việc thực hiện không vi phạm các quy định về quản lý chi NSNN. Đảm bảo lượng tiền, đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu chi của các cấp ngân sách và các đơn vị. Các khoản chi của các cấp ngân sách và các đơn vị chi về thực hiện việc giám sát theo quy định của Nhà nước. - Về định lượng: Đánh giá hiệu quả KSC NSNN trên tiêu chí Tỷ lệ (%) giải ngân so với kế hoạch vốn được giao Tỷ lệ (%) số tiền bị từ chối thanh toán. Tỷ lệ (%) tạm ứng đã thu hồi 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC * Nhân tố chủ quan Quy trình nghiệp vụ: Đây là yếu tố tác động lớn đến công tác KSC NSNN. Về tổ chức cán bộ: Cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp kiểm soát thanh toán NSNN giữa các phòng KSC có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát thanh toán. Chức năng nhiệm vụ của KBNN: Việc KSC NSNN qua KBNN đòi hỏi phải có một vai trò lớn hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Việc KSC NSNN qua KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN, hoàn thiện hệ thống KSC, kế toán và quyết toán NSNN, hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nền kinh tế của KBNN. Chất lượng của đội ngũ cán bộ KSC của KBNN: Cán bộ KSC cần 7
  9. đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ KSC NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình KSC. * Nhân tố khách quan Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước,tính ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát của Chính phủ là căn cứ quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình KSC. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và KSC NSNN. Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật NSNN của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ KSC là trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc của riêng ngành Tài chính, Kho bạc. 1.4. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ KHO BẠC NHÀ NƯỚC CÁC TỈNH VÀ BÀI HỌC ĐỐI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH * Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước của một số Kho bạc Nhà nước các tỉnh Kinh nghiệm KSC NSNN của KBNN Bắc Ninh Kinh nghiệm KSC NSNN của KBNN Quảng Ninh Kinh nghiệm KSC NSNN của KBNN Ninh Bình * Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Kho bạc nhà nước Nam Định Thứ nhất: Tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo quy trình nghiệp vụ KSC NSNN cho đầu mối KSC, đào tạo cơ chế, chính sách liên quan đến công tác KSC NSNN cho cán bộ phòng/bộ phận KSC, đào tạo nhập yêu cầu thanh toán và sử dụng, khai thác hệ thống TABMIS cho các phòng/bộ phận KSC, đào tạo các chương trình ứng dụng liên quan đến quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các cán bộ KSC để KSC NSNN đạt hiệu 8
  10. quả tốt nhất. Thứ hai: Đôn đốc các chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Kho bạc để giải ngân và thu hồi vốn tạm ứng. Thứ ba: Tùy vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư Kho bạc Nam Định phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm hàng quý với các chủ đầu tư để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn đầu tư XDCB. Thứ tư: Cần nâng cấp các chương trình ứng dụng, thay thế thiết bị hạ tầng truyền thông; phối hợp nâng cấp các chương trình ứng dụng tin học vào công tác KSC. Thứ năm: Thường xuyên phối hợp với cơ quan tài chính, đơn vị dự toán, kiểm tra, rà soát các khoản chi NSNN đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định nhất là trình tự, thủ tục mua sắm tài sản, sửa chữa … theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng NSNN. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH TÁC ĐỘNG ĐẾN KSC NSNN Nam Định là tỉnh nằm ở phía nam của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km, với diện tích tự nhiên 1.652,82 km2; gần khu vực tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là điều kiện thuận lợi để Nam Định tham gia vào quá trình phân công lao động, hợp tác, liên kết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH * Cơ cấu tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Nam Định 9
  11. KBNN Nam Định là cơ quan trực thuộc KBNN trung ương được thành lập theo quyết định 578/QĐ-BTC ngày 01 tháng 04 năm 1990. Tổ chức bộ máy KBNN tỉnh Nam Định gồm: 10 KBNN huyện, thành phố trực thuộc là KBNN Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, KBNN Thành phố Nam Định với 07 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kế toán Nhà nước, KSC NSNN, Tổ chức cán bộ, Thanh tra – Kiểm tra, Tin học, Tài vụ, Văn phòng. Tại KBNN các huyện, TP tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên, ngoài ra KBNN thành phố Nam Định còn có 01 điểm giao dịch không thường xuyên tại trung tâm giao dịch 1 cửa thuộc UBND thành phố vào thứ 7 hàng tuần. * Tình hình và kết quả hoạt động của KBNN Nam Định Qua bảng 2.2 phụ lục doanh số hoạt động thu - chi của KBNN Nam Định trong 3 năm gần đây ngày càng tăng: Trong đó năm 2015 tổng thu NSNN tỉnh chỉ được 2.802.100 triệu đồng thì đến năm 2017 tổng thu ngân sách tăng lên là 4.171.049 triệu đồng tăng đến 32,8%. Chi NSNN năm 2015 là 12.804.397 triệu đồng, đến năm 2017 tổng chi 13.449.221 triệu đồng, do đó chi ngân sách năm 2017 chi tăng 5% so với năm 2015. Qua bảng thống kê số liệu thu - chi NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định (bảng 2.2) nguồn thu ngân sách tỉnh chỉ bù đắp được một phần nhỏ so với chi NSNN trên địa bàn tỉnh, thu ngân sách năm 2015 của tỉnh chỉ bù đắp được có 22% chi ngân sách tỉnh, thu ngân sách năm 2016 của tỉnh chỉ bù đắp được có 28% chi, thu ngân sách năm cao nhất là năm 2017 cũng chỉ bù đắp được 31% chi, qua đó để bù vào cân đối thu - chi ngân sách tỉnh thì tỉnh Nam Định phải dựa vào nguồn thu bổ sung và hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đảm bảo cho nhiệm vụ chi của tỉnh. 2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH * Thực trạng chi NSNN qua KBNN Nam Định Qua bảng số liệu 2.3 phần phụ lục tổng chi ngân sách năm 2016 so 10
  12. sánh với năm 2015 giảm -9.154 triệu đồng, tương ứng giảm - 0,07%, trong đó chi ngân sách trung ương giảm nhiều nhất là -512.200 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ - 12,8%. Tổng chi ngân sách năm 2017 so với năm 2016 tăng 644.824 triệu đồng, tương ứng tăng 5%, do chi ngân sách cấp xã và cấp huyện tăng lần lượt là 2.249.977 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 150,2% và 2.048.731 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 63,3% nhưng chi ngân sách tỉnh và trung ương giảm mạnh tới -50% và 39,1% chi ngân sách so vơi 2016. Nguyên nhân là do những năm 2017 tỉnh Nam Định tập trung xây dựng về các địa phương trong tỉnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ lệ thương mại, dịch vụ trong cơ cấu của tỉnh. - Chi ngân sách theo các khoản mục Chi thường xuyên: Luôn là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định: Năm 2015 chiếm 69,8%; năm 2016 chiếm 69,7%; năm 2017 chiếm 67,1%. Khoản chi này gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền các cấp, xét về mặt ý nghĩa nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà nước và các hoạt động của bộ máy. Do đó nó có tích chất tương đối ổn định là một tất yếu trong chi NSNN. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: Chi đầu tư XDCB là khoản chi chủ yếu nhất của chi đầu tư phát triển qua KBNN Nam Định, chiếm tỷ trọng khá lớn qua các năm đều chiếm khoảng 30% đến 32 % tổng chi NSNN qua các năm. Qua bảng 2.5 phần phụ lục ta nhận thấy về cơ cấu chi vốn đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN tỉnh Nam Định. Ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2015 là 2.561.349 triệu đồng chiếm 66,2%, năm 2016 là 3.082.896 triệu đồng chiếm 79,5%, năm 2017 là 3.578.934 triệu đồng chiếm 89,3%, so với trong tổng số vốn đầu tư XDCB của NSNN qua Kho bạc trên địa bàn tỉnh Nam Định, còn lại là ngân sách trung ương. *Thực trạng KSC NSNN qua KBNN Nam Định 11
  13. - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Nam Định Qua bảng 2.6 phần phụ lục cho thấy thực tế trong những năm qua các khoản chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Nam Định luôn vượt trội so với dự kiến chi NSNN đã được xây dựng kế hoạch, cụ thể: Chi thường xuyên NSNN năm 2015 lớn hơn kế hoạch dự kiến chi 5% với số tiền vượt là 446.839 triệu đồng; Năm 2016 chi vượt kế hoạch dự kiến chi 4% với số tiền vượt 356.815 triệu đồng; Năm 2017 chi vượt kế hoạch dự kiến chi 2% với số tiền vượt là 180.507 triệu đồng. Qua bảng 2.7 phần phụ lục cho thấy trong 3 năm qua KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Nam Định đã kiểm soát 26.882.479 triệu đồng phát hiện 2.262 món chi không đủ điều kiện cấp phát, từ chối cấp phát cho đơn vị chủ yếu là chi vượt định mức, sai đối tượng, chi vượt dự toán, mỗi năm bình quân xấp xỉ 10 tỷ đồng, trong đó (năm 2015 là 11.845 triệu đồng, năm 2016 là 9.875 triệu đồng, năm 2017 là 8.782 triệu đồng). Qua việc KSC NSNN qua KBNN Nam Định thực tế cho thấy các món chi chưa đủ thủ tục thanh toán mà Kho bạc đề nghi sửa đổi bổ sung giảm dần qua các năm (năm 2015 là 348 món, năm 2016 là 217 món, năm 2017 là 153 món) chứng tỏ cán bộ Kho bạc đã hướng dẫn cho kế toán đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng nâng cao trình độ về nghiệp vụ chi. - Kiểm soát chi đầu tư XDCB, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN Nam Định Qua bảng số liệu 2.9 phần phụ lục cho thấy số tiền KBNN tỉnh Nam Định từ chối thanh toán giảm dần qua các năm đó là năm 2015 số tiền bị từ chối là 9.205 triệu đồng, năm 2016 từ chối là 5.352 triệu đồng đến 2017 số tiền bị từ chối giảm xuống còn 3.302 triệu đồng, điều đó thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ kiểm soát dẫn đến ý thức chi của các chủ đầu tư ngày càng nâng cao, vì vậy mà số tiền bị từ chối giảm dần qua các năm. Nguyên nhân vốn đầu tư bị KBNN Nam Định từ chối thanh toán chi chủ yếu là do sai sót trong quá trình lập hồ sơ thanh toán, không thực hiện đúng định mức, đơn giá XDCB, dự án đầu tư không có trong kế hoạch vốn hàng 12
  14. năm, hoặc có nhưng không có khối lượng hoàn thành… Phân tích bảng 2.10 phần phụ lục tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo khoản mục chi thì dư tạm ứng cho công tác bồi thường GPMB chiếm tỷ trọng tương đối cao khoảng 35% tổng số dư tạm ứng. Một số dự án kéo dài qua nhiều năm có thể kể đến Ban quản lý dự án NN&PTNT còn 6 dự án; Ban QLDA đầu tư Thành phố còn 7 dự án; khu công nghiệp dệt may Rạng Đông huyện Nghĩa Hưng chưa thu hồi được tạm ứng do còn vướng mắc trong việc thỏa thuận tiền đền bù GPMB với các hộ dân. Qua bảng 2.10 phần phụ lục ta nhận thấy tỷ lệ tạm ứng chưa thu hồi năm 2016 giảm từ 51,99% xuống còn 39,16% chứng tỏ công tác tạm ứng và thu hồi tạm của tỉnh Nam định đã tiến triển rõ rệt. Tuy nhiên năm 2017 tỷ lệ tạm ứng chưa thu hồi lại tăng lên đến 66,36% nguyên nhân là do tỉnh Nam Định đầu tư xây dựng khu công nghiệp Rạng Đông với diện tích là 519,6 ha do đó tiền tạm ứng cho giải phóng mặt bằng là rất lớn nên tỉnh đã chỉ đạo tạm ứng NSNN để có vốn đền bù giải phóng mặt bằng cho nhân dân, dẫn đến tạm ứng chưa thu hồi được năm 2017 tăng lên. Các món chưa đủ thủ tục mà cán bộ kiểm soát yêu cầu sửa lại để Kho bạc chi cho đơn vị, chủ đầu tư đã giảm rõ rệt qua các năm năm 2015 từ 200 món, năm 2016 còn 153 món, đến 2017 xuống còn có 48 món. Vì vậy chúng ta phải thừa nhận đó là qua quá trình công tác thì trình độ nghiệp vụ, sự am hiểu về trình tự thủ tục trong đầu tư XDCB và trong thanh toán của các chủ đầu tư đã được nâng lên. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 * Những kết quả đạt được Thứ nhất: Thông qua quy trình giao dịch một cửa trong KSC NSNN qua KBNN Nam Định công tác tiếp nhận hồ sơ được thực hiện chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận. Thứ hai: Qua KSC đối với cơ quan hành chính của KBNN trên địa 13
  15. bàn tỉnh Nam Định kinh phí NSNN được sử dụng phần lớn đúng mục đích, đúng đối tượng, chấp hành đúng chế độ về chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Thứ ba: KBNN Nam Định đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành có liên quan đến chi NSNN trên địa bàn tỉnh tổ chức tập huấn các thông tư, nghị định mới ban hành kịp thời cho các đơn vị sử dụng ngân sách về kiểm soát, thanh toán chi NSNN. Thứ tư: Chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trường một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các dự án, từ đó tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để vốn tồn đọng gây lãng phí. Thứ năm: Về công nghệ thông tin công tác quản lý, hạch toán trên chương trình Tabmis đã đi vào ổn định và thuận lợi, những sự cố hoặc vướng mắc dần được khắc phục và ít xảy ra, đồng thời KBNN đã chỉ đạo xử lý kịp thời giúp cho công tác quản lý vận hành chương trình được an toàn và chính xác. Thứ sáu: Việc triển khai thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN tại KBNN Nam Định đã phân định chức năng, nhiệm vụ giữa phòng KSC và phòng kế toán trong lĩnh vực KSC NSNN theo hướng chuyên sâu; tách bạch giữa nghiệp vụ KSC và nghiệp vụ kế toán. * Hạn chế Thứ nhất: Việc KSC theo hình thức dự toán chưa gắn với hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước, chưa tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực đổi mới trong quản lý, KSC tiêu công, nhưng với phương thức cấp phát theo dự toán (dự toán được các đơn vị sử dụng ngân sách lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) và dựa trên các tiêu chuẩn, chế độ, định mức thì việc KSC của KBNN vẫn dựa theo phương thức quản lý đầu vào, chưa chú trọng đến kết quả đầu ra và hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của địa phương và quốc gia 14
  16. Thứ hai: Định mức đơn giá còn nhiều bất cập đó là một số tiêu chuẩn định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng xét về tổng thể thì hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, nhiều định mức đã quá lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi còn chưa xác định được mức chi tiêu. Thứ ba: Trình độ cán bộ của các đơn vị sử dụng NSNN còn thấp do khả năng quản lý ở đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế, mang dáng dấp gia đình chủ nghĩa. Thứ tư: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ KSC còn hạn chế, chậm tiếp cận với kiến thức mới, có trường hợp là cán bộ mới vào ngành nên chưa nắm bắt hết các chế độ của ngành. Thứ năm: Quy định về kiểm tra hiện trường khi thanh toán của KBNN chưa cụ thể. Thứ sáu: Quy định về kiểm tra hiện trường khi thanh toán của KBNN chưa cụ thể Thứ bẩy: Hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền. Thứ tám: Trên thực tế việc giải ngân vốn đầu tư thường chậm ở những tháng, quý đầu năm và tập trung giải ngân dồn vào thời điểm cuối năm. Thứ chín: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác KSC NSNN còn nhiều hạn chế. * Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Công tác lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách theo chu kỳ hàng năm, nên nó không đánh giá được sự phân bổ nguồn lực gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Thứ hai: Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, lực lượng cán bộ KBNN trực tiếp làm công tác KSC NSNN còn chưa đều. Thứ ba: Chưa thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kiểm soát về thanh toán vốn đầu tư XDCB, chất lượng của các buổi tập huấn nghiệp vụ còn thấp. Thứ tư: Về công nghệ thông tin chương trình TABMIS hiện tại chưa 15
  17. theo dõi mã niên độ kế hoạch vốn. - guyên nhân khách quan Thứ nhất: Cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và KSC NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Thứ hai: Công tác thu hồi tạm ứng hiện nay còn một số dự án dư tạm ứng quá hạn kéo dài nhiều năm, do nhà thầu không thực hiện triển khai thi công vì vậy không có khối lượng để hoàn tạm ứng với KBNN. Thứ ba: Quy trình lập, xét duyệt, quyết định ngân sách còn nhiều bất cập. Thứ tư: Ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư XDCB của một số chủ đầu tư và nhà thầu chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng móc ngoặc để được trúng thầu, chia thầu, bán thầu, bỏ thầu với giá bất hợp lý. Thứ năm: Các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN, các khoản từ chối thanh toán của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức và nhắc nhở. Thứ sáu: Trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ kế toán xã, phường và kế toán trường học còn kiêm nhiệm. Thứ bẩy: Hạn chế trong công tác tham mưu, việc tham mưu trình phân khai chi tiết nguồn vốn XDCB cho các sở, các chủ đầu tư còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án và công tác giải ngân của KBNN. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH 3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC * Mục tiêu Thứ nhất: Cải cách cơ chế KSC NSNN qua KBNN Nam Định theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. 16
  18. Thứ hai: Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu - chi NSNN. Thứ ba: Đối với công tác KSC NSNN, KBNN Nam Định tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính công khai minh bạch và giải trình trong công tác KSC qua KBNN Nam Định. * Phương hướng Thứ nhất: Tổ chức quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN Nam Định trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công. Thư hai: Tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác Thư ba: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong hoạt động nghiệp vụ, an toàn tiền, tài sản Nhà nước do KBNN quản lý. Thư tư: Thực hiện tốt công tác cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực Thứ năm: Bám sát kế hoạch cải cách hành chính của KBNN, UBND tỉnh Nam Định, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính KBNN Nam Định. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH. Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát, điều hành, thanh toán và xây dựng mô hình KSC điện tử Thứ hai: KSC NSNN theo kết quả đầu ra nhằm khắc phục những hạn chế hình thức kiểm soát chi theo dự toán Thứ ba: Tăng cường thu hồi vốn tạm ứng trong đầu tư XDCB Thứ tư: Tổ chức bộ máy thực hiện công tác KSC NSNN trong hệ thống KBNN Nam Định Thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC NAM ĐỊNH Thứ nhất: Kiến nghị với Quốc hội Thứ hai: Kiến nhị với Chính Phủ 17
  19. Thứ ba: Kiến nghị với Bộ Tài chính, KBNN Trung ương Thứ tư: Kiến nghị với các cơ quan hữu quan trên địa bàn 18
  20. PHỤ LỤC Bảng 2.2: Kết quả thu – chi NSNN qua KBNN Nam Định giai đoạn từ năm 2015 – 2017 Đơn vị: triệu đồng Chi tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thu NSNN tỉnh 2.802.100 3.603.633 4.171.049 Chi NSNN 12.804.397 12.795.243 13.449.221 Tỷ lệ thu/chi của tỉnh 22% 28% 31% Nguồn: KBNN Nam Định 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1