intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi" phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Tỉnh Đoàn qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi đối với đơn vị đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam luôn ghi nhận sự đóng góp lớn lao của thế hệ trẻ dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của một tổ chức có tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam; đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; đồng thời, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam. Chính vì các lẽ đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trở thành tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp kinh phí để tổ chức các hoạt động của mình, và gọi là chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Do vậy, chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng trở thành một trong những đối tượng chịu sự kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước (KBNN). Thực tế ở Quảng Ngãi cho thấy, chi thường xuyên thường chiếm từ 85% trở lên trong tổng chi ngân sách hằng năm cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh (sau đây gọi tắt là Tỉnh Đoàn). Nhờ đó, Tỉnh Đoàn có điều kiện để duy trì bộ máy và tổ chức các hoạt động cho Đoàn viên, Thanh niên thực hiện các nhiệm vụ đã được giao góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra trong từng thời kỳ cụ thể. Đóng góp vào thành tựu chung đó, không thể không kể đến vai trò của KBNN Quảng Ngãi trong nỗ lực triển khai kiểm soát chi thường
  2. 2 xuyên NSNN; trong đó có chi thường xuyên cho Tỉnh Đoàn, nên mỗi đồng tiền của NSNN đã được Tỉnh Đoàn sử dụng khá hiệu quả. Là người đang công tác tại KBNN Quảng Ngãi, tôi lựa chọn đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua Kho bac Nhà nước Quảng Ngãi”, để nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Thông qua nghiên cứu này, học viên kỳ vọng có thể đóng góp một phần trí lực của mình cho quá trình hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh; mà trực tiếp là Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Dựa trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách của KBNN để phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn qua KBNN Quảng Ngãi; chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi đối với đơn vị đó. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua KBNN; - Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh giai doạn 2019 – 2021; chỉ rõ những thành quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh;
  3. 3 - Đề xuất được hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Những vấn đề lý luận chung không bị giới hạn bởi không gian; nhưng phân tích, đánh giá về thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN thì chỉ gắn với Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi và KBNN tỉnh. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh giai đoạn 2019 - 2021; các giải pháp đề xuất hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi qua KBNN tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về quy trình và thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi đối với Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi những năm đã qua và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đó trong những năm tới. 4.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nền tảng để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Các phương pháp cụ thể được kết hợp sử dụng trong nghiên cứu và hoàn thành luân văn, bao gồm:
  4. 4 - Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tại bàn - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích kinh tế - Phương pháp dự báo 5.Bố cục đề tài Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nôi dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua KBNN Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua KBNN Quảng Ngãi Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua KBNN Quảng Ngãi. 6.Tổng quan tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, như: -Bài viết “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Quỹ NSNN của KBNN” (2017) của PGS, TS Lâm Chí Dũng – Đại học Đà Nẵng và TS Phan Quảng Thống – Phó GĐ KBNN TP Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Tài chính. - Hồ Phú Quảng (2020), với đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. - Trần Thị Mỹ Ái (2019), về đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp công lập tại KBNN Bình Sơn- Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  5. 5 - Trần Thị Thanh Tâm (2020), với đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã qua KBNN Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Tài chính - Kế toán. - Vy Thị Thanh Xuân (2020), với đề tài: “Kiểm soát chi NSNN đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo tại KBNN Bắc Kạn”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Thái Nguyên. Tóm lại, tuy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu và bài viết đề cập đến vấn đề kiểm soát chi NSNN và các luận văn này đều là những công trình khoa học có giá trị cao trên địa bàn được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, đề tài vẫn có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
  6. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tháng 3/1961, theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (tháng 3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày Kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh hằng năm. 1.1.2. Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng tổ chức hoạt động của Hội LHTN, Hội sinh viên Việt Nam… Giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng. Tham gia công tác giáo dục thanh niên phải thông qua những phong trào, những hành động Cách mạng cụ thể. Tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, coi nhiệm vụ xây dựng Đảng là một tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội quân trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của Đảng đến đích cuối cùng, đưa nghị quyết và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống
  7. 7 1.1.3. Vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thứ nhất, đối với Nhà nước Thứ hai, đối với Đảng Thứ ba, đối với các tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thứ tư, đối với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Thứ năm, đối với Thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam 1.2. CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đơn vị thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, trong đó bao gồm: Kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ. 1.2.1. Kinh phí thường xuyên giao tự chủ cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Kinh phí thường xuyên giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo cơ chế tự chủ, bao gồm: 1.2.1.1. Chi thanh toán cá nhân Chi thanh toán cá nhân là một trong những nội dung chi trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm: - Tiền lương cơ sở và ngạch, bậc lương Nhà nước đã quy định cho mỗi loại lao động; - Các khoản phụ cấp theo lương; - Các k hoản phải nộp theo lương để đóng góp chp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn;
  8. 8 - Tiền thưởng thường xuyên hoặc đột xuất; - Các khoản phúc lợi mà cán bộ, công chức được hưởng; - Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động (nếu có); - Tiền công phải trả cho những lao động theo vụ việc; - Chi học bổng, sinh hoạt phí cho các học viên, sinh viên (nếu có); - Các khoản thanh toán khác cho cá nhân, như: tiền ăn, chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ; trợ cấp và phụ cấp khác. 1.2.1.2. Chi quản lý chung và nghiệp vụ chuyên môn - Chi thanh toán dịch vụ công cộng, như: thanh toán tiền điện; thanh toán tiền nước; thanh toán tiền nhiên liệu; vệ sinh môi trường; thanh toán khoán phương tiện theo chế độ; … - Chi vật tư văn phòng, bao gồm: văn phòng phẩm và các vật tư văn phòng khác; - Chi thông tin, tuyên truyền, liên là, như: điện thoại, internet, sách, báo, tạp chí, ...; - Chi hội nghị, bao gồm: in, mua tài liệu; bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên; chi tiền phương tiện đi lại, phòng nghỉ; chi tiền ăn; và các chi phí thuê mướn khác cho hội nghị; - Chi công tác phí; - Chi phí thuê nướn, như: thuê phương tiện; thuê phiên dịch, biên dịch; và các thuê mướn thường xuyên khác; - Chi để tổ chức các hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo kế hoạch đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 1.2.1.3. Chi mua sắm công cụ, dụng cụ, sửa chữa thường xuyên
  9. 9 Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng ngắn, giá trị không cao nên được phân bổ 100% giá trị ngay khi đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, các nhu cầu chi có liên quan đến mua sắm công cụ, dụng cụ được tính vào kinh phí được giao tự chủ cho các cơ quan nhà nước; trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thuộc phạm vi chi sửa chữa thường xuyên liên quan đến tất cả các tài sản; đặc biệt là TSCĐ, như: phương tiện giao thông; phương tiện in ấn; phương tiện viễn thông; các máy móc thiết bị làm mát, thông gió; nhà cửa; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội; … Nhà nước khuyến khích mỗi đơn vị thực hiện tự chủ làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, sử dụng tài sản, hạn chế nhu cầu sửa chữa thường xuyên để có khoản kinh phí tiết kiệm từ hoạt động này bổ sung vào tổng kinh phí tiết kiệm của đơn vị. 1.2.1.4. Các khoản chi thường xuyên khác Ngoài các khoản chi được cấp kinh phí giao tự chủ thuộc 03 nhóm mục nêu trên, trong quá trình hoạt động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn được giao kinh phí tự chủ để có thể đáp ứng một số nhu cầu chi thường xuyên khác, như: chi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị khi họ gặp phải các rủi ro khách quan; chi trợ cấp cho cán bộ, công chức của đơn vị (bao gồm cả số đang làm việc và số đã nghỉ chế độ) vào những dịp đặc biệt theo quy chế chi tiêu nội bộ. 1.2.2. Kinh phí thường xuyên không giao tự chủ cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngoài kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ như trên, hàng năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn được NSNN bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ nhưng không được thực hiện theo cơ chế tự chủ, như: - Chi mua sắm TSCĐ;
  10. 10 - Chi sửa chữa lớn TSCĐ; - Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; - Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); - Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu nhà nước giao; - Kinh phí nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước khác quản lý; - Kinh phí đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nhỏ theo kế hoạch được duyệt; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác (nếu có). 1.3. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước 1.3.1.1. Chức năng, vị trí của KBNN KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. 1.3.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có thể chia các nhiệm vụ của KBNN thành 2 nhóm:
  11. 11 + Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất như một ngân hàng của Chính phủ + Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước 1.3.2. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh qua KBNN Hiện nay KBNN Quảng Ngãi đang thực hiện qui trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên theo Quyết định 1116/QĐ- KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh qua KBNN 1.4.1.1. Nhân tố khách quan - Yếu tố thể chế, pháp lí - Hệ thống luật pháp và chế độ, định mức chi NSNN 1.4.1.2. Nhân tố chủ quan - Quy trình nghiệp vụ - Trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý kiểm soát chi - Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh qua KBNN
  12. 12 Một số tiêu chí nhằm đánh giá toàn diện và chính xác hơn hoạt động chi trả thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng của từng đơn vị KBNN: Số món chi thường xuyên đã thực hiện; Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chi theo dự toán chi thường xuyên NSNN; Tỷ lệ số hồ sơ chưa chấp hành đúng qui định; Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn; Tổng số món và tổng số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi; Tỷ lệ số món và số tiền KBNN từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi;
  13. 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH QUA KBNN QUẢNG NGÃI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã bầu Ban Thường vụ gồm 10 đồng chí; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh đoàn gồm 5 đồng chí; anh Cao Lê Tùng Nghĩa đã được bầu làm Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2022-2027; các anh: Lê Văn Vin và Trần Đăng Minh tiếp tục được bầu làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi; và bầu chị Hồ Thị Thu Thanh làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2022-2027. 2.1.2. Nhiệm vụ được giao Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Điều lệ Đoàn; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi và phong trào thanh thiếu nhi theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức Đoàn cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định. 2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn giao.
  14. 14 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tỉnh Đoàn Lãnh đạo Tỉnh đoàn: Bí thư Tỉnh đoàn và các Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Các Ban chuyên môn: Ban Tuyên giáo Ban Thanh thiếu nhi trường học Hợp nhất Ban Đoàn kết tập hợp thanh và Ban Thanh niên nông thôn, công nhân viên chức và đô thị thành Ban Phong trào. Hợp nhất Văn phòng và Ban Tổ chức thành Ban Tổ chức - Hành chính 2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý tài chính tại Tỉnh Đoàn Nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cụ thể ở các Nghị định 130 (đối với cơ quan hành chính) và Nghị định 43 (đối với đơn vị sự nghiệp). 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO TỈNH ĐOẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI 2.2.1. Tình hình sử dụng kinh phí NSNN của Tỉnh Đoàn giai đoạn 2019 – 2021 Tổng chi thường xuyên của Tỉnh Đoàn qua KBNN Quảng Ngãi trong giai đoạn 2019-2021 là 23.620 triệu đồng, đạt 93,36% so với dự toán. Trong đó, năm 2020 thấp nhất đạt 91,5%.
  15. 15 2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi kinh phí được giao tự chủ của Tỉnh Đoàn qua KBNN 2.2.2.1. Thực trạng kiểm soát chi thanh toán cá nhân Trong tổng số các khoản chi thanh toán cá nhân thì chi lương là khoản chi lớn nhất, chiếm tỷ trọng trung bình là 45% trong tổng số chi cho con người. Các khoản chi đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, … là các khoản chi với mục đích ổn định cuộc sống của cán bộ, công chức khi không may bị đau ốm, gặp phải những khó khăn đột xuất và đảm bảo cuộc sống của họ khi về hưu. Năm 2019, chi các khoản đóng góp là 345 triệu đồng, năm 2020 là 390 triệu đồng, tăng 13,04% so với năm 2019, năm 2021 là 311 triệu đồng, giảm 20,26% so với năm 2020( do giảm biên chế) 2.2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi quản lý chung và chi nghiệp vụ chuyên môn của Tỉnh Đoàn qua KBNN Quảng Ngãi Trong khoản chi quản lý chung và nghiệp vụ chuyên môn có khoản chi hội nghị (Mục 6650) chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể năm 2019 khoản chi này là 513 triệu đồng (chiếm 28,66% chi quản lý chung và nghiệp vụ chuyên môn), năm 2020 là 952 triệu đồng (chiếm 44,38% chi quản lý chung và nghiệp vụ chuyên môn), năm 2021 là 243 triệu đồng (giảm so với năm trước là do dịch Covid hạn chế các hội nghị (chiếm 19,07% chi quả lý chung và nghiệp vụ chuyên môn). 2.2.2.3. Thực trạng kiểm soát chi mua sắm công cụ, dụng cụ và sửa chữa thường xuyên Hợp đồng kinh tế thường sai sót, các điều kiện thanh toán trong hợp đồng không phù hợp với thời gian đơn vị thực hiện thanh toán, dẫn đến hồ sơ bị trả lại
  16. 16 Mẫu 08a, đơn vị Tỉnh Đoàn thường làm không đảm bảo đúng mẫu, sai các tiêu thức trên mẫu hoặc không phù hợp với hợp đồng. 2.2.2.4. Thực trạng kiểm soát các khoản chi thường xuyên khác của Tỉnh Đoàn qua KBNN Năm 2019, chi khác là 123,649 triệu đồng. Năm 2020 là 229,585 triệu đồng, tăng 85,67% so với năm 2019. Năm 2021 là 393,364 triệu đồng, tăng 71,33% so với năm 2020 2.2.3. Thực trạng kiểm soát chi kinh phí không được giao tự chủ của Tỉnh Đoàn qua KBNN Quảng Ngãi Tổng kinh phí không được giao tự chủ của Tỉnh Đoàn qua KBNN Quảng Ngãi trong giai đoạn 2019-2021 là 9.294,309 triệu đồng, đạt 39,34% so với tổng kinh phí chi thường xuyên. Trong đó, năm 2021 thấp nhất đạt 35,33%. Kinh phí không được giao tự chủ cho Tỉnh Đoàn qua các năm được thể hiện như sau: năm 2019 thực hiện chi 3.404,055 triệu đồng so với tổng chi thường xuyên đạt 39,06%; năm 2020 thực hiện chi 3.564,099 triệu đồng đạt 42,81% so với tổng chi thường xuyên , thực hiện chi năm 2021 là 2.326,155 triệu đồng đạt 35,33% so với tổng chi thường xuyên . 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CHO TỈNH ĐOÀN QUA KBNN QUẢNG NGÃI 2.3.1. Mức độ đạt được các tiêu chí kiểm soát chi Về cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực chi thường xuyên NSNN: hệ thống văn bản đã ban hành và các công văn hướng dẫn công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã có nhiều tiến bộ so với trước đây.
  17. 17 + Luật NSNN ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lập, phê duyệt và phân bổ dự toán NSNN các cấp dần đi vào nề nếp, giúp cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung và KBNN Quảng Ngãi nói riêng có căn cứ để kiểm soát chi NSNN. Về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp xã: tổ chức giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã tạo nên một bộ mặt mới của các đơn vị KBNN Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách: việc triển khai và vận hành ổn định dự án TABMIS, Về tinh thần trách nhiệm và năng lực của công chức trực tiếp kiểm soát chi thường xuyên: Đội ngũ cán bộ ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Về cải cách hành chính trong lĩnh vực KSC Về điều kiện đón tiếp và phục vụ: Kết quả khảo sát cho thấy, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công việc và đáp ứng các tiện ích cho khách hàng tại KBNN Quảng Ngãi được đánh giá rất tốt. Về kết quả giải quyết công việc 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Một số hạn chế * Về cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. * Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị Tỉnh Đoàn trong công tác quản lý chi chưa được thể hiện rõ.
  18. 18 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, do việc xây dựng cơ chế chính sách của các cơ quan có thẩm quyền chưa đồng bộ, rõ ràng và sát thực. Thứ hai, việc thanh toán bằng tiền mặt từ chi thường xuyên NSNN cho Tỉnh Đoàn còn chiếm tỷ lệ cao Thứ ba, trình độ của thủ trưởng đơn vị Tỉnh Đoàn và bộ phận kế toán còn nhiều hạn chế, công tác tập huấn nghiệp vụ không thường xuyên Thứ tư, do số lượng cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát tại KBNN còn thiếu, trình độ có phần hạn chế, trang thiết bị làm việc còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của các khoản chi
  19. 19 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO TỈNH ĐOÀN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỈNH ĐOÀN VÀ ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CỦA KBNN QUẢNG NGÃI 3.1.1. Định hướng, mục tiêu tổ chức hoạt động của Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi giai đoạn 2022 – 2025 3.1.1.1. Mục tiêu: Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống lành mạnh, tiên phong, gương mẫu, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình và công lý cho thanh thiếu niên. 3.1.1.2. Định hướng hoạt động 1. Công tác giáo dục 2. Tổ chức các phong trào phát huy thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3. Tổ chức các chương trình đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi 4. Công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng 5. Công tác quốc tế thanh niên 6. Công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên 7. Đoàn tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
  20. 20 3.1.2. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Quảng Ngãi 3.1.2.1. Định hướng Chi đúng, chi đủ, chi hiệu quả đang là tiêu chí trong việc chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN nói chung và chi thường xuyên nói riêng 3.1.2.2. Mục tiêu Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ban ngành trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN Quảng Ngãi Thứ hai, tăng cường hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ ba, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Thứ tư, tăng cường kỷ luật giao dịch trong việc kiểm soát, thanh toán Thứ năm, Nâng cao chất lượng kiểm koát chi đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, khoán kinh phí hoạt động Thứ sáu, Tăng cường kiểm tra, tự kiểm tra công tác kiểm soát chi thường xuyên 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO TỈNH ĐOÀN QUA KBNN 3.2.1. Hoàn thiện kiểm soát chi thanh toán cá nhân Nâng cao trách nhiệm của đơn vị thụ hưởng NSNN, các khoản lương và phụ cấp theo lương, Kho bạc kiểm tra không vượt quá số lượng biên chế được duyệt, đầy đủ chứng từ và mẫu 09 thanh toán cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2