intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế" hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Huế giai đoạn 2019-2021...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  NGUYỄN MẠNH THANH QUANG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Quảng Ngãi – Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tùng Lâm Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Lê Văn Khâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài Chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 24 tháng 3 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận không nhỏ dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Chính vì lẽ đó Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế còn chưa cao. Cụ thể: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo ngày càng thu hẹp; nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm; tỷ lệ thu lãi đạt thấp và lãi tồn đọng tăng; sử dụng vốn chưa đúng mục đích; tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi vay vốn còn thấp; công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế…Một bộ phận người dân khi vay vốn tín dụng chính sách chưa nhận thức được có vay, có trả, dẫn đến không chịu khó tính toán, làm ăn hoặc thiếu ý thức trả nợ. Công tác đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp hộ vay vốn đã thoát nghèo, có khả năng trả nợ nhưng thiếu ý thức trả nợ cũng góp phần làm tăng NQH, giảm chất lượng tín dụng. Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính
  4. 2 sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững. Chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều, tại một số địa phương tỷ lệ NQH, nợ khoanh và lãi tồn đọng còn cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Chính vì những lý do đó, tác giả là nhân viên tín dụng của ngân hàng này đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Huế giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Huế giai đoạn 2022- 2024. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp trong thời gian tới. + Về không gian: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
  5. 3 tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về Thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng trong phạm vi từ năm 2019 – 2021 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2022 - 2024. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: - Kế thừa các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố để khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về: Nguồn vốn cho vay ưu đãi và hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ưu đãi. - Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu qua điều tra khảo sát thực tiễn và được công bố chính thức của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, các sở ngành và trên các phương tiện thông tin, truyền thông từ đó có những phân tích, đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Phương pháp phân tích, quan sát, và phân tích tổng hợp được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trong đó bảng hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến của khách hàng nhằm đánh giá mức độ hài lòng cũng như tác động đến đời sống của khách hàng về hoạt động cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả thu được phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (phân tích sốliệu thống kê…) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét, kết luận. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở bài, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu theo 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng đối với cho
  6. 4 vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Với sự hiểu biết của bản thân tác giả, tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, do ra đời muộn sau một số ngân hàng thương mại lớn và hoạt động đặc thù khác so với các ngân hàng khác nên số lượng khoá luận nghiên cứu về hoạt động tín dụng của chi nhánh nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng hầu như rất ít, chủ yếu là phân tích hoạt động cho vay mà không tập trung đi sâu phân tích chất lượng mà hoạt động tín dụng này mang lại cho xã hội cũng như đề ra phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Cơ sở lý thuyết về hộ nghèo Hộ nghèo: là một tập hợp các thành viên có tài sản chung và có mối quan hệ với nhau về huyết thống hay mối quan hệ được pháp luật thừa nhận, cùng góp sức để hoạt động kinh tế chung; gặp khó
  7. 5 khăn trong vấn đề tiếp cận các yếu tố hàng hóa, dịch vụ cần thiết cơ bản của con người trong đời sống. Chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025: - Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 1.1.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội. 1.1.2.1. Lịch sử hình thành Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách ra khỏi NHNN&PTNT Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức khai trương đi vào hoạt động. 1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động Hoạt động của NHCSXH có những đặc thù khác như sau : Thứ nhất, mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận. Thứ hai, đối tượng của NHCSXH đó là các hộ gia đình hay các cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn và được quy định cụ thể tại các văn bản pháp quy cho từng chương trình cho vay ưu đãi riêng biệt.
  8. 6 Thứ ba, lãi suất của các hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của NHCSXH được xác định theo văn bản của pháp luật và được điều chỉnhcho phù hợp theo từng thời kỳ. Thứ tư, nguồn vốn chủ yếu của NHCSXH là từ nguồn ngân sách cấp Trung ương, địa phương hoặc từ các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới… 1.1.2.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức CT-XH, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 1.1.3. Hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ban hành ngày 04/10/2002 thì tín dụng chính sách được hiểu như sau: “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội”. 1.1.4 Rủi ro tín dụng đối với cho vay hộ nghèo 1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ
  9. 7 nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hộ nghèo của ngân hàng và hộ nghèo đưa vốn vào sản xuất tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo, có khả năng trả gốc và lãi vay cho ngân hàng. 1.2.2. Sự cần thiết và ý nghĩa nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo Tín dụng ưu đãi đối với cho vay hộ nghèo được Nhà nước chọn là phương thức để giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời đây được xem như là một công cụ trợ cấp của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, góp phần giảm nghèo bền vững. Nên chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo cần phải được quan tâm và nâng cao hơn nữa để đáp ứng được mục tiêu của chương trình tín dụng này. 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo 1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính Theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thỏa mãn nhu cầu về của họ về khoản tín dụng trên các phương diện quy mô, lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian chờ, thái độ và tác phong của nhân viên ngân hàng, cải thiện thu nhập cũng như thoát nghèo. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng - Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn. - Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn ngân hàng đã thoát khỏi ngưỡng nghèo. - Quy mô tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. - Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn.
  10. 8 - Tỷ lệ thu lãi và lãi tồn đọng. - Tỷ lệ nợ quá hạn. 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo 1.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng - Chính sách tín dụng của ngân hàng. - Quy trình cho vay. - Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay. - Hoạt động tín dụng chính sách xã hội phải thay đổi đáp ứng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng - Chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất đối với hộ nghèo cũng tạo ra tâm lý chủ quan, ỷ lại đối với người vay. - Năng lực sản xuất kinh doanh và nhận thức của hộ vay. 1.2.4.3. Nguyên nhân khách quan 1.2.4.4. Nhóm nhân tố khác - Hoạt động của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV - Hoạt động của cấp ủy, chính quyền và Ban đại diện HĐQT các cấp 1.3. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Sơn La Bài học rút ra cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
  11. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 khái quát một số vấn đề cơ bản về cho vay hộ nghèo, lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động và một số hoạt động chủ yếu của NHCSXH, khái niệm về chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, cũng như nhũng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH. Bên cạnh đó, một số kinh nghiệm về ngân hàng phục vụ cho người nghèo trên thế giới được trình bày, đó là cơ sở để đánh giá về chất lượng tín dụng ưu đãi của NHCSXH Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm thế giới để làm cơ sở cho những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo cho NHCSXH sẽ được trình bày trong chương 3. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Chi nhánh NHCSXH Thừa Thiên Huế ra đời theo quyết định số 50/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh được thành lập theo quyết định số 3154/QĐ-UB ngày 22/11/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở tổ chức và củng cố lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, NHCSXH tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 22/04/2003.
  12. 10 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp cận các nguồn vốn của Chính phủ và UBND các cấp để cho vay xoá đói giảm nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp NSNN. - NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức CT-XH, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Đến 31/12/2021, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 8 Phòng giao dịch cấp huyện, thị xã với số lượng điểm giao dịch lưu động 152 điểm tại các xã, phường, thị trấn trên tổng số 152 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Phòng nghiệp vụ gồm 5 phòng: Phòng Hành chính - Tổ chức; Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng; Phòng Kế toán Ngân quỹ; Phòng Tin học và Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ. 2.1.4. Tình hình lao động và phân bổ lao động 2.1.5. Thực trạng nguồn vốn cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
  13. 11 Trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh, nguồn vốn cân đối chuyển từ trung ương chiếm tỷ lệ lớn với bình quân 03 năm là 81%, kế đến là nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất chiếm tỷ lệ 16% và nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư từ địa phương có tỷ lệ thấp chiếm 4%. Nhìn chung, từ việc tăng tổng nguồn vốn hàng năm cho thấy nhu cầu vay vốn của đối tượng chính sách ngày càng lớn, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Doanh số cho vay (DSCV) của Ngân hàng năm 2021 tăng trưởng vượt bật, DSCV trong năm này là 1.359.157 triệu đồng tăng 73.718 triệu đồng so với năm 2020 với tốc độ tăng là 5,42%. Cùng với sự tăng trưởng của DSCV thì doanh số thu nợ (DSTN) cũng tăng hàng năm. DSTN năm 2019 là 1.046.098 triệu đồng, sang năm 2020 DSTN cũng cao hơn, đạt mức 1.069.657 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2019 là 23.559 triệu đồng. DSTN năm 2021 tiếp tục tăng, mức tăng là 3,95% so với năm 2020 đạt 43.956 triệu đồng. Trong 3 năm qua, DSCV của Chi nhánh không ngừng tăng và luôn cao hơn DSTN đã làm cho tổng dư nợ cũng theo đó mà tăng lên. Nhìn chung, kết quả hoạt động cho vay tại Chi nhánh được đánh giá là tốt và ổn định. Dư nợ tăng trưởng đều hằng năm, tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ổn định, mức dư nợ bình quân của mỗi hộ là khá phù hợp với nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
  14. 12 2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tín dụng DSCV chương trình hộ nghèo giảm liên tục qua các năm. Năm 2020 giảm so với năm 2019 là 6.311 triệu đồng, tương ứng giảm 14,7%, sang năm 2021 tỷ lệ giảm là 4% tương ứng với 1.481 triệu đồng so với năm 2020. Bên cạnh đó, DSTN năm 2020 cũng giảm 14.197 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 19,8% và DSTN năm 2021 cũng giảm 2.830 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng giảm 4,9%. Tính đến 31/12/2021, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo tại chi nhánh là 124.159 triệu đồng. Tốc độ giảm dư nợ tương đối lớn qua 3 năm, cụ thể: năm 2019 là 164.352 triệu đồng, năm 2020 dư nợ là 143.581 triệu đồng, giảm 12,6% so với năm 2020, năm 2021 giảm 13,5% so với năm 2020. Số khách hàng dư nợ giảm xuống rõ rệt, từ 6.257 hộ của năm 2019 giảm xuống 1.211 so với năm 2020, tương ứng giảm 19,4% và số hộ của năm 2021 chỉ còn 3.967 hộ, giảm 1.079 hộ, tương ứng giảm 21,4%. Mức dư nợ bình quân hằng năm tăng từ 26 triệu đồng trong năm 2019 lên 28 triệu đồng trong năm 2020, tăng 2 triệu đồng, tương ứng tăng 8%. Đến năm 2021, dư nợ bình quân là 31 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng, tương ứng tăng 10%. Cùng với việc tổng dư nợ toàn Chi nhánh tăng trưởng qua các năm, dư nợ cho vay hộ nghèo lại có chiều hướng giảm dẫn đến tỷ trọng đối với cho vay hộ nghèo trong cơ cấu dư nợ ngày càng thấp. Năm 2020 là 4,8%, giảm 1,1% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 0,8% so với năm 2020, tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 18,6% và 16,7%.
  15. 13 Có thể thấy rằng quy mô tín dụng đối với cho vay hộ nghèo của Chi nhánh ngày càng bị thu hẹp. Ngoài ra, chỉ tiêu khác liên quan có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như: - Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn - Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn ngân hàng đã thoát khỏi ngưỡng nghèo - Quy mô tín dụng đối với cho vay hộ nghèo - Vòng quay vốn tín dụng - Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn - Tỷ lệ thu lãi và lãi tồn đọng - Tỷ lệ nợ quá hạn Số hộ chuẩn nghèo giảm 2.252 hộ trong năm 2020, tương ứng giảm 14,9% và tiếp tục giảm 2.030 hộ trong năm 2021, tương ứng giảm 15,7 là một trong các nguyên nhân khách quan dẫn đến số lượt hộ nghèo vay vốn qua các năm đều giảm. Năm 2020 giảm 231 hộ so với năm 2019, tương ứng giảm 20% và năm 2021 giảm 7 hộ so với năm 2020, tương ứng giảm 0,8%. Tính chung trong toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH trung bình hằng năm chỉ mới chiếm 8% trong tổng số hộ nghèo. Như vậy vẫn còn số lượng lớn hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo không thay đổi nhiều qua các năm với 33% trong năm 2021, giảm 1% so với năm 2019 và tăng 1% so với năm 2020.
  16. 14 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2019-2021 Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm So sánh Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 1. Số hộ nghèo vay vốn (hộ) 1.156 925 918 -231 -20,0 -7 -0,8 2. Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo 15.153 12.901 10.871 -2.252 -14,9 -2.030 -15,7 3. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn (%) 8 7 8 -1 -6 1 17 4. Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo (%) 34 32 33 -2 -5,9 1 3,1 5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 0,40 0,37 0,40 -0,03 -7,5 0,03 8,1 6. Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn (%) 92 90 88 -2 -2,2 -2 -2,2 7. Tỷ lệ thu lãi (%) 99 98 98 -1 -1,0 0 0,0 8. Lãi tồn đọng (triệu đồng) 195 212 227 17 8,7 15 7,1 9. Nợ quá hạn (triệu đồng) 215 235 275 20 9,4 40 17,1 10. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,13 0,16 0,22 0,03 25,2 0,06 35,4 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế [1]
  17. 15 Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn năm 2020 là 90%, giảm 2% so với năm 2019 và đến năm 2021 là là 88%, giảm 2% so với năm 2020. Tuy đã xử lý thu hồi được một số lãi tồn đọng lớn nhưng cũng các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên cũng tác động đến tỷ lệ thu lãi của các năm không đạt 100%, năm 2019 là 97%, năm 2020 và 2021 là 96%, giảm 1% so với năm 2019. Bên cạnh đó cũng phát sinh lãi tồn đọng mới, dẫn đến lãi tồn đọng năm 2020 tăng 17 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 17% và năm 2021 tăng 15 triệu đồng, tương ứng 7,1%. Nợ quá hạn tăng từ 215 triệu đồng trong năm 2019 lên 235 triệu đồng trong năm 2020 và lên 275 triệu đồng trong năm 2021, tỷ lệ tăng tương ứng là 9,4% và 17,1%. Nợ quá hạn tăng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0,13% năm 2019 lên 0,16% năm 2020 và lên 0,22% trong năm 2021. 2.3.2. Các chỉ tiêu định tính phản ánh tình hình tín dụng Đi đôi với các chỉ tiêu định lượng mà ta có thể dễ dàng nhận biết qua các con số thì các chỉ tiêu định tính cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận định về chất lượng và hiệu quả đối với cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong luận văn này, tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên trực tiếp phỏng vấn điều tra 120 chủ hộ gia đình nghèo trong số 925 hộ vay vốn trong năm 2022 và đang còn dư nợ. 2.3.2.1. Tác động của vốn vay hộ nghèo đến thu nhập và tỷ lệ thoát nghèo - Đánh giá tác động theo mục đích sử dụng vốn: Nhóm có TNBQĐN tăng cao nhất là buôn bán, TNBQĐN sau khi vay vốn trung bình của các hộ vay tăng 10,2 triệu đồng/năm,
  18. 16 tương ứng tăng 165% và một số ngành nghề dịch vụ khác tăng 9,4 triệu đồng/năm, tương ứng 160%. Tiếp theo là nhóm các ngành sản xuất, kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi và khai thác thủy, hải sản. Trong đó, chăn nuôi và khai thác thủy hải sản cũng có mức TNBQĐN trung bình tăng lên lần lượt là 9,1 triệu đồng và 9,3 triệu đồng, tương ứng mức tăng 151% so với trước khi vay. Trồng trọt có mức tăng trưởng thấp hơn một chút, TNBQĐN trung bình tăng 8,1 triệu đồng, tương ứng tăng 143%. Nhóm có TNBQĐN trên năm trung bình tăng thấp bao gồm: chi phí học hành, tăng 1,7 triệu đồng, tương ứng tăng 31% so với trước khi vay; tiêu dùng tăng 1,3 triệu đồng, tương ứng tăng 26% và thấp nhấp là trả nợ tăng 0,8 triệu đồng, tương ứng tăng 17% so với trước khi vay. Tóm lại TNBQĐN trên năm trung bình của các hộ sau khi vay vốn là 13,6 triệu đồng, tăng 7,8 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 134% so với trước khi vay vốn. Số hộ thoát nghèo là 33 hộ, tương ứng tỷ lệ 27,5%. Trong các mục đích sử dụng vốn thì đầu tư vào buôn bán và khai thác thủy, hải sản có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao với tỷ lệ hộ thoát nghèo là 42,1% và 44,4%. Tiếp theo là chăn nuôi với tỷ lệ 36,4%, hoạt động ngành nghề khác 33,3% và cuối cùng trồng trọt với 22,9% hộ vay vốn đã thoát nghèo. Còn lại, các hộ vay vốn sử dụng vào việc chi phí học tập, tiêu dùng hay trả nợ đều có tỷ lệ hộ thoát nghèo bằng không. - Đánh giá tác động theo mức vốn vay: Với mức vay dưới 25 triệu đồng, TNBQĐN trên năm trước khi đầu tư từ vốn vay là 5,3 triệu đồng, tăng 5,1 triệu đồng lên thành 10,3 triệu đồng, tương ứng tăng 91%. Với mức vốn vay từ 25 đến 40 triệu đồng, TNBQĐN trên năm trước khi vay là 5,7 triệu đồng tăng
  19. 17 lên 13,6 triệu đồng, thu nhập tăng thêm 7,9 triệu đồng, tương ứng tăng 138% sau khi đầu tư từ nguồn vốn vay. Tại mức vay trên 40 triệu đồng, tác động của vốn vay sâu sắc hơn. TNBQĐN các hộ này trước khi vay là 6,5 triệu đồng, tăng lên 17,1 triệu đồng sau khi đầu tư vốn vay, mức chênh lệch là 10,6 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 164%. Với mức TNBQĐN trên năm tăng theo mức vốn vay thì tỷ lệ hộ thoát nghèo của các hộ vay trên 40 triệu đồng sẽ cao nhất với 57,6%, sau đó là mức vay từ 25 triệu đồng đến 40 triệu đồng với 33,3% và thấp nhất là mức vay dưới 25 triệu đồng với tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi vay vốn là 9,1%. 2.3.2.2. Tác động của vốn vay hộ nghèo đến đời sống của người dân Có 71,8% hộ vay đã đánh giá khá cao vốn vay giúp cải thiện đời sống của họ. Tuy vậy, còn trên 20% hộ vay cho biết cuộc sống của họ hầu như không thay đổi, khoảng 5% hộ có vay cho biết đời sống của họ còn tệ hơn trước. 2.3.3. Các ý kiến đóng góp của hộ vay Số tiền vay nhìn chung phù hợp quy mô, khả năng quản lý sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo chiếm tới 81%. Thời gian chờ: có đến 65% hộ điều tra không hài lòng đối với thời gian chờ, trong đó có 3% còn tỏ thái độ rất không bằng lòng về thời gian chờ đợi vay vốn. Về mặt thái độ nhân viên tại ngân hàng được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên còn 3% người vay chưa hài lòng. Năm 2022 là năm đầu tiên NHCSXH thực hiện cho vay theo chuẩn nghèo đa chiều, chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ chung của NHCSXH cho các chương trình dự định sẽ là 10%, trong đó cho vay hộ nghèo tăng trưởng 8%.
  20. 18 2.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.5.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, sau gần 20 năm đi vào hoạt động Chi nhánh NHCSXH chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm quen với dịch vụ ngân hàng, hàng chục ngàn hộ nghèo vay vốn đã vươn lên thoát khỏi ngưỡng nghèo. Thứ hai, chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo đã góp phần to lớn vào công cuộc giảm nghèo của tỉnh qua các năm. Thứ ba, hoạt động tín dụng hộ nghèo góp phần tạo công ăn việc làm, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi tín dụng đen, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Thứ tư, thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái lương tâm và trách nhiệm của cộng đồng đối với hộ nghèo. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo tại địa phương vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như sau: - Nguồn vốn bị hạn chế dẫn đến quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp: - Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với hộ nghèo làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. - Hoạt động cho vay chưa gắn kết chặt chẽ giữa các chương trình giảm nghèo, chưa lồng ghép với công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2