intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

  1. 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế như sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày một rộng. Để thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa thì một trong những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước cần làm là tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện trợ giúp cho những người nghèo hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống có được đồng vốn tự mình khắc phục khó khăn vươn lên làm ăn có hiệu quả, rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong xã hội. Một trong những hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là cho vay đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo có một khoản vốn nhất định với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống, làm giàu chính đáng. Để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, để vốn xóa đói, giảm nghèo tập trung vào một kênh duy nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội đến tay hộ nghèo và được người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, có hoàn trả để bảo toàn và quay vòng vốn, đảm bảo sự bền vững của Ngân hàng là trách nhiệm không đơn giản đối với Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay đối với hộ nghèo nói riêng trở thành vấn đề hết sức cần thiết, đảm bảo cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động hiệu quả, bền vững, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Sau 16 năm hoạt động với màng lưới hoạt động là 27 Điểm giao dịch xã trên 27 xã, thị trấn với 422 Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã cho vay hàng trăm tỷ đồng, cho hàng chục ngàn lượt hộ nghèo, góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước. Mặc dù vậy, lĩnh vực cho vay hộ nghèo vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Quy mô cho vay chưa lớn, nên hiệu quả xóa đói, giảm nghèo còn chưa cao, việc xử lý nợ đến hạn, khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn đặc biệt còn tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn… Vấn đề trên cho thấy việc đánh giá đúng hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã chỉ rõ những kết quả đã được cũng như những hạn chế. Do đó để 1
  2. giải quyết tốt vấn đề đói nghèo ở Việt Nam nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học. Xuất phát từ tính cấp thiết đó cũng như từ yêu cầu lý luận, thực tế hoạt động và mong muốn hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình ngày càng có hiệu quả tốt hơn, đáp ứng mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, qua khảo sát tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Nguồn sơ cấp: Nguồn thông tin từ điều tra bằng bảng hỏi đối với các khách hàng đã và đang vay theo chương trình cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về hiệu quả 2
  3. của chương trình cho vay giảm nghèo PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2016-2019 Tác giả tiến hành khảo sát tại địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Đối tượng khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên từ hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng của PGD. Thời gian khảo sát được tiến hành trong tháng 10 năm 2019. Hình thức khảo sát được thực hiện chủ yếu thông qua trực tiếp phát phiếu điều tra bằng bảng khảo sát. Số phiếu khảo sát phát ra 60 phiếu, số phiếu thu về 55 phiếu trong đó có 50 phiếu hợp lệ. Số liệu thu thập được từ khảo sát được tác giả tập hợp và xử lý bằng phần mềm excel. Nội dung khảo sát tập trung đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động cho vay hộ nghèo mà PGD đang triển khai. Nội dung của bảng khảo sát bao gồm:  Mức độ đáp ứng của nguồn vốn vay với nhu cầu: 4 câu hỏi  Mức độ hài lòng về quy trình, thủ tục…..: 4 câu hỏi + Nguồn thứ cấp: các báo cáo của PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm 2016, 2017, 2018, 2019. Sách báo, tài liệu tham khảo và các bài báo đăng trên các trang thông tin điện tử liên quan tới đề tài. Báo cáo, số liệu liên quan tới hiệu quả cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. - Phương pháp thống kê: là thống kê những thông tin, số liệu thu thập được để từ đó tập hợp những thông tin và số liệu cần thiết cho đề tài. - Phương pháp so sánh đánh giá: là việc dựa vào những dữ liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu về số tương đối, số tuyệt đối, sự tăng giảm các giá trị cần nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Chương 2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 3
  4. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Cho vay hộ nghèo của NHCSXH là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo do NHCSXH cấp, cho những hộ có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. 1.1.2. Đặc điểm về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội  Mục tiêu cho vay hộ nghèo  Đối tượng đầu tư của cho vay hộ nghèo  Nguyên tắc cho vay  Điều kiện cho vay 1.1.3. Các hình thức cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội  Phương thức cho vay trực tiếp  Phương thức cho vay ủy thác 1.1.4. Vai trò của cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.1.4.1. Đối với hộ nghèo Cho vay hộ nghèo là một giải pháp cung ứng vốn cho hộ nghèo duy trì và phát triển sản xuất nhằm thoát nghèo. Cho vay hộ nghèo của NHCSXH tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao. Cho vay hộ nghèo tạo điều kiện giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội. 4
  5. 1.1.4.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Cho vay hộ nghèo đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu về chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện mục tiêu chính trị của NHCSXH 1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Xét về mặt kinh tế Xét về mặt xã hội 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng (1) Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH (2) Hệ số thu nợ (3) Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng dư nợ (4) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo (5) Số lượt hộ nghèo được vay vốn NHCSXH (6) Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn NHCSXH (7) Số tiền vay bình quân 1 hộ (8) Số hộ đã thoát nghèo do sử dụng vốn vay của NHCSXH 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính Thứ nhất; Mức độ hài lòng của người vay vốn Thứ hai; Tuân thủ các quy trình, nghiệp vụ trong cho vay của NHCSXH: Thứ ba; Thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đối chiếu 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.3.1. Nhân tố chủ quan Khả năng huy động vốn của Ngân hàng Mạng lưới của Ngân hàng Chính sách xã hội Chất lượng nhân sự Ngân hàng Công tác tổ chức của Ngân hàng Quy trình cho vay hộ nghèo 5
  6. 1.3.2. Nhân tố khách quan Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo Môi trường pháp lý Tình hình kinh tế Khách hàng vay vốn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 6
  7. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ KẾ TOÁN TỔ KẾ HOẠCH NGÂN QUỸ NGHIỆP VỤ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của PGD NHCSXH huyện Kim Sơn 7
  8. 2.1.3. Thực trạng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn * Về tổng mức huy động vốn Đơn vị tính: triệu đồng 600,000 520,542 25.00% 22.86% 455,586 500,000 20.00% 340,600 370,816 400,000 15.00% 14.26% 300,000 11.90% 8.87% 10.00% 200,000 100,000 5.00% 0 0.00% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ tăng trưởng Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 8
  9. Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Vốn do NSNN cấp 335.390 98,47% 362.268 97,69% 441.799 96,97% 500.314 96,11% 2. Vốn huy động qua tổ TK&VV 4.721 1,39% 6.564 1,77% 9.012 1,98% 13.200 2,54% 3. Huy động tiết kiệm dân cư 439 0,13% 1.934 0,52% 4.675 1,03% 6.378 1,23% 4. Vốn do ngân sách huyện ủy thác 50 0,01% 50 0,01% 100 0,02% 650 0,12% Tổng nguồn vốn huy động 340.600 100,00% 370.816 100,00% 455.586 100,00% 520.542 100,00% (Nguồn: Báo cáo 4 năm hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn) 9
  10. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn * Về doanh số cho vay Đơn vị tính: triệu đồng 250,000 237,812 80.00% 200,000 64.16% 60.00% 166,667 127,620 42.69% 40.00% 150,000 101,529 20.00% 100,000 14.72% 0.00% 50,000 -20.44% -20.00% 0 -40.00% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số cho vay Tỷ lệ tăng trưởng Biểu đồ 2.2. Tình hình cho vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 10
  11. *Về cơ cấu dư nợ Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo chương trình cho vay tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chương trình cho vay Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Cho vay hộ nghèo 143,757 42.73% 166,783 44.76% 210,705 45.88% 210,103 40.11% 2 Cho vay HSSV 66,166 19.67% 51,244 13.75% 39,559 8.61% 27,208 5.19% 3 Cho vay GQVL 8,404 2.50% 9,827 2.64% 19,113 4.16% 25,878 4.94% 4 Cho vay NSVSMT 59,536 17.70% 69,822 18.74% 85,01 18.51% 104,706 19.99% 5 Cho vay XKLĐ 509 0.15% 338 0.09% 523 0.11% 899 0.17% 6 Cho vay VKK 31,988 9.51% 36,592 9.82% 54,278 11.82% 68,17 13.01% 7 Cho vay nhà ở 2,887 0.86% 4,629 1.24% 5,408 1.18% 5,057 0.97% 8 Cho vay TN VKK 2,922 0.87% 2,922 0.78% 2,918 0.64% 2,918 0.56% 9 Cho vay hộ thoát nghèo 20,252 6.02% 30,431 8.17% 41,697 9.08% 78,848 15.05% Tổng 336,421 100.00% 372,588 100.00% 459,211 100.00% 523,787 100.00% (Nguồn: Báo cáo 4 năm hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn) 11
  12. 2.1.3.3. Kết quả hoạt động Đơn vị tính: triệu đồng 200,000 173,236 150.00% 116.43% 150,000 100.00% 92,192 100,000 80,044 50.00% 65,319 22.54% 50,000 3.62% 0.00% -29.15% 0 -50.00% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số thu nợ Tỷ lệ tăng trưởng Biểu đồ 2.3. Tình hình thu nợ tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 2.2. HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2019 2.2.1. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 2.2.1.1. Cơ chế cho vay hộ nghèo Điều kiện vay vốn Mức cho vay Lãi suất cho vay Thời hạn cho vay Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi 12
  13. 2.2.1.2. Quy trình cho vay hộ nghèo Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 2.2.1.3. Kết quả cho vay hộ nghèo Đơn vị tính: triệu đồng 90,000 83,859 80,547 80,000 29.51% 70,000 62,192 60,000 54,561 50,000 19.96% 40,000 13.99% 30,000 20,000 10,000 4.11% 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số cho vay hộ nghèo Tỷ lệ tăng trưởng Biểu đồ 2.4. Doanh số cho vay hộ nghèo và cận nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 13
  14. 2.2.2. Hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 2.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng (1) Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Qua biểu đồ 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2016-2019, tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Sơn vẫn còn nợ quá hạn, tập trung các xã Kim Trung, Kim Mỹ, Đồng Hướng, Lai Thành, thị trấn Phát Diệm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm nhẹ. Năm 2016, nợ quá hạn của chương trình cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch là 497 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,35%, đến năm 2017 nợ quá hạn giảm xuống còn 401 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là 0,24% thì đến năm 2018 nợ của hạn của cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch lại tăng lên 524 triệu đồng, với tỷ lệ quá hạn 0,25%. Sang năm 2019 nợ quá hạn giảm xuống còn 467 triệu đồng, với tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm nhẹ còn 0,22% ( Bảng 2.3) Bảng 2.3 Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ cho vay hộ nghèo 143,757 166,783 210,705 210,103 Nợ quá hạn 497 401 524 467 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.35% 0.24% 0.25% 0.22% (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn) (2) Hệ số thu nợ Bảng 2.4 Tinh hình thu nợ cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ cho vay hộ nghèo 143,757 166,783 210,705 210,103 Thu nợ cho vay hộ nghèo 29.562 31.746 49.756 45.215 Hệ số thu nợ (%) 20,56 19,03 23,61 21,52 (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn) 14
  15. (3) Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng dư nợ Bảng 2.5. Tỷ trọng cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ của PGD 336.421 372.588 459.211 523.787 Dư nợ cho vay hộ nghèo 143.757 166.783 210.705 210.103 Tỷ trọng cho vay hộ nghèo (%) 42,73 44,76 45,88 40,11 (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn ) (4) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo Đơn vị tính: triệu đồng 300,000 40.00% 30.97% 210,705 210,103 30.00% 200,000 166,783 26.33% 143,757 20.00% 16.02% 100,000 10.00% -0.29% 0.00% 0 -10.00% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ cho vay hộ nghèo Tỷ lệ tăng trưởng Biểu đồ 2.5. Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 (5) Số lượt hộ nghèo được vay vốn NHCSXH Bảng 2.6. Số hộ nghèo được vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: hộ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số hộ nghèo tại địa phương 5.768 5.698 5.861 5.923 Số hộ nghèo được vay vốn 2.226 2.410 2.509 2.533 Tỷ lệ số hộ nghèo vay vốn (%) 38,59 42,29 42,8 42,76 (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH Huyện Kim Sơn ) 15
  16. (6) Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn NHCSXH (7) Số tiền vay bình quân 1 hộ Bảng 2.7: Số tiền bình quân 1 hộ nghèo được vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số cho vay hộ nghèo 54,561 62,192 80,547 83,859 Số hộ nghèo được vay vốn (hộ) 2226 2410 2509 2533 Số tiền vay bình quân 1 hộ 24.5 25.8 32.1 33.1 (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH huyện Kim Sơn ) (8) Số hộ đã thoát nghèo do sử dụng vốn vay của NHCSXH Bảng 2.8: Số hộ thoát nghèo sau khi được vay vốn tại PGD NHCSXH huyện Kim Sơn giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: hộ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số hộ nghèo được vay vốn 2.226 2.410 2.509 2.533 Số hộ thoát nghèo 454 432 412 393 Tỷ lệ số hộ thoát nghèo do được vay vốn (%) 20,39 17,93 16,42 15,51 (Nguồn: Báo cáo hoạt động PGD NHCSXH huyện Kim Sơn ) 2.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính * Về “Mức độ đáp ứng của nguồn vốn vay với nhu cầu” 4. Ông/bà có hài lòng với điều…4% 50% 28% 22%0% 3. Thời hạn vay vốn phù hợp …0% 10% 70% 20%0% 2. Mức vay vốn đáp ứng… 2% 44% 36% 20%0% 1. Ông/bà có hài lòng với… 0% 50% 40% 8% 2% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Biều đồ 2.7: Kết quả khảo sát “Mức độ đáp ứng của nguồn vốn vay với nhu cầu” của các hộ nghèo 16
  17. - Về lãi suất cho vay * Về: “Mức độ hài lòng về quy trình, thủ tục…..” 8. Ông/bà có hài lòng về…2%20% 40% 34% 6% 7. Ông/bà có thường xuyên … 8% 36% 40% 20% 4% 6. Nhân viên ngân hàng có tư…0% 6% 30% 50% 14% 5. Quy trình thủ tục vay vốn có…0% 10% 40% 38% 12% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát hộ nghèo về “Mức độ hài lòng về quy trình, thủ tục…..” 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, trong những năm qua, PGD NHCSXH huyện Kim Sơn đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, cho vay đúng đối tượng, thủ tục thuận tiện phù hợp với quan điểm đường lối, chính sách, luật pháp, các quy định của Luật Ngân hàng và điều kiện của người vay vốn. Thứ hai, đến nay mạng lưới giao dịch xã đã được phủ khắp 27/27 xã, thị trấn trong huyện, với 422 tổ TV và TKV, Tổ chức phối hợp với nhiều hội đoàn thể giúp tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận, vay vốn và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. Thứ ba, chương trình cho vay hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện đã góp phần tạo cơ hội cho nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính sách, nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhiều hộ đã thoát nghèo. 17
  18. Thứ tư, hoạt động huy động vốn và cho vay vốn đều có sự tăng trưởng trong các năm. Thứ năm, chương trình cho vay hộ nghèo được trú trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH tương đối cao ( trên 40%) Thứ sáu: số tiền bình quân một hộ nghèo được vay trong thời gian qua liên tục tăng lên từ 24,5 triệu đồng / 1 hộ năm 2016 lên 33,1 triệu đồng / 1 hộ vào năm 2019. * Nguyên nhân Để đạt được những thành tựu như trên, nguyên nhân là do: Thứ nhất, PGD NHCSXH huyện luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của NHCSXH tỉnh Ninh Bình, Ban đại diện - HĐQT NHCSXH huyện Kim Sơn, của cấp uỷ chính quyền từ huyện đến xã. Cán bộ trong cơ quan luôn đoàn kết nhất trí cao có phương pháp làm việc khoa học và có quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ hai, là do sự đồng tâm nhất trí cao của tập thể cán bộ, công nhân viên PGD NHCSXH huyện đã vượt qua những thử thách khó khăn trong những năm qua và hiệu quả đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của địa phương, đặc biệt là đóng góp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và hỗ trợ học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vị trí, vai trò của NHCSXH đã được Cấp uỷ, Chính quyền, các Ban ngành, đoàn thể của địa phương ghi nhận và đánh giá cao, khẳng định tính cần thiết và có hiệu quả trên địa bàn huyện. Thứ ba, tình hình kinh tế chính trị trên địa bàn huyện nhìn chung là ổn định, điều này phần nào tạo điều kiện cho tín dụng của PGD NHCSXH huyện phát triển và chất lượng tín dụng cũng không ngừng được cải thiện. Thứ tư, UBND huyện Kim Sơn cũng đã có những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, các chương trình phát triển công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện, điều này tạo môi trường cho người dân sử dụng nguồn vốn vay từ PGD NHCSXH huyện đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó, có khả năng trả nợ Ngân hàng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. 18
  19. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, thì PGD NHCSXH huyện Kim Sơn cũng có những hạn chế nhất định trong thực hiện mục tiêu chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, cụ thể: Thứ nhất: công tác thu nợ còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hệ số thu nợ thấp, tại địa phương vẫn tồn tại nợ quá hạn đối với chương trình cho vay hộ nghèo, tập trung các xã Kim Trung, Kim Mỹ, Đồng Hướng, Lai Thành, thị trấn Phát Diệm. Thứ hai: Tỷ lệ hộ nghèo được cấp tín dụng có cao nhưng còn nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn vẫn chưa được quan tâm đáp ứng. Thứ ba: Chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay nguồn vốn giải quyết việc làm đối với những hộ thoát nghèo để chống tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Thứ tư: Trong khi đó, lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu đãi và hộ nghèo hiện nay mặc dù thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM nhưng trên thực tế khoảng cách chênh lệch không quá lớn. Thứ năm: Một số xã, chính quyền địa phương và Hội đoàn thể nhận ủy thác chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách, công tác tuyên truyền còn hạn chế Thứ sáu: Công tác tuyên truyền, phổ biến giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quy định ở một số xã có nơi, có lúc còn hạn chế. Thứ bảy: Hiệu quả xã hội trong hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH vẫn còn hạn chế, chưa bền vững. Số hộ thoát nghèo giảm sút trong những năm gần đây, vẫn còn có hiện tượng tái nghèo, việc giảm nghèo còn chưa vững chắc. Thứ tám: Số tiền bình quân cho vay trên một hộ là chưa cao, chưa đủ để người dân đầu tư sản xuất kinh doanh. 2.3.2.2. Nguyên nhân - Nguồn vốn cho vay còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trên toàn huyện - Kim Sơn là huyện có địa bàn rộng đặc thù là vùng Công giáo, nhận thức của người dân về chính sách tín dụng ưu đãi có nơi chưa thật tốt nên ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của NHCSXH. - Thành viên Ban đại diện HĐQT - PGD NHCSXH huyện do toàn bộ là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động còn ít vì vậy công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn có những hạn chế nhất định. 19
  20. - Đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng hạn chế về trình độ cũng như không thể đầy đủ các kiến thức về các chuyên môn các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà các hộ nghèo đã đầu tư vốn vay vào đó nên chưa thể sát sao, nhiệt tình tư vấn giúp đỡ các hộ vay trong quá trình sử dụng vốn. - Công tác tuyên truyền để nhân dân biết và hiểu về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ đối với chế độ tín dụng ưu đãi và hoạt động của NHCSXH đã làm nhưng đôi khi chưa thường xuyên, chưa sâu rộng. - Trình độ cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác không đồng đều, một số nơi năng lực cán bộ Hội còn yếu nên việc triển khai các nghiệp vụ mới, các chính sách mới chưa hiệu quả. - Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí còn thấp ảnh hưởng đến quản lý sau giải ngân, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu. - Sự biến động tăng giảm về hộ nghèo trên địa bàn huyện qua các giai đoạn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo đó NHCSXH phải liên tục cập nhật một cách thường xuyên, đôi khi bị sót. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH 3.1. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2020-2030 3.1.1. Mục tiêu Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin) Cụ thể thực hiện các mục tiêu sau: Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/ năm theo chuẩn tiếp cận đa chiều Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo đảm bảo thu nhập bình quân hộ nghèo cả nước cuối năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2