intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------- NGUYỄN HỮU THẮNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 Hà Nội - Năm 2018 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương. Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, cũng là trung gian tài chính. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, là nghiệp vụ hàng đầu có ý nghĩa quan trọng trong quyết định của một Ngân hàng, nhằm mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân Ngân hàng, cho khách hàng và cho nền kinh tế. Và trong nghiệp vụ tín dụng thì cho vay là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, là hoạt động sinh lời chủ yếu, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các Ngân hàng thương mại. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay, các Ngân hàng thương mại đã và đang triển khai nhiều biện pháp mang ý nghĩa chiến lược để có thể sử dụng vốn của mình một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh, để từ đó không ngừng nâng cao uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động cho vay cụ thể hơn là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân hiện nay còn đang gặp nhiều khó khăn, đang chịu tác động và ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố liên quan như: môi trường kinh tế, pháp lý; môi trường văn hóa, xã hội; môi trường cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ, khách hàng...và cả môi trường nội tại từ phía khách hàng. Chính các yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. 1
  3. Nhận thức được tầm quan trọng nói trên và nhận thấy hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình là chủ yếu và quan trọng nên tôi xin chọn đề tài “Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cho vay đối với Khách hàng cá Nhân của ngân hàng thương mai. - Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động Cho Vay Khách Hàng cá nhận tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình 3. Khách thể, đối tƣợng và nghiệm thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình - Nghiệm thể nghiên cứu: các cán bộ nhân viên của ngân hàng, các khách hàng của ngân hàng, số liệu từ các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình - Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ 2015 đến 2017 - Luận văn tập trung phân tích các khía cạnh về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình Trong 3 năm 2015, 2016 và năm 2017. 2
  4. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình. 3
  5. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thƣơng mại Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. 1.1.2 Các chức năng của Ngân hàng thƣơng mại  Chức năng trung gian thanh toán * Chức năng làm trung gian tín dụng *Chức năng tạo tiền 1.1.3 Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao của kinh tế hàng hoá, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, nó là hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống ngân hàng vững mạnh. Ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại được thể hiện ở một số mặt sau: * NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế * NHTM là cầu nối giữa khách hàng với thị trƣờng *NHTM là công cụ để nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế *NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại - Nghiệp vụ tài sản nợ - Nghiệp vụ tài sản có - Các hoạt động dịch vụ ngân hàng 4
  6. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm Khó có thể nêu lên một định nghĩa chính xác về cho vay khách hàng cá nhân, song theo cách hiểu của tác giả: Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Cho vay khách hàng cá nhân là mảng tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng là những cá nhân, hộ gia đình. Các khoản vay này phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, sử dụng cho cá mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình. 1.2.2. Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân Đối tượng của tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là thể nhân. Mục đích tài trợ là để tiêu dùng hoặc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, ngân hàng cấp tín dụng cần lưu ý quản trị vấn đề rủi ro và chi phí quản lý tín dụng do tín dụng dành cho khách hàng cá nhân thường có đặc điểm rủi ro cao và chi phí quản lý danh mục khoản vay lớn. 1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ♦ Vai trò đối với nền kinh tế. ♦ Vai trò đối với NHTM ♦ Vai trò đối với khách hàng cá nhân 1.3. CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.3.1. Doanh số cho vay 1.3.2. Dư nợ cho vay 1.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ 1.3.4 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ 5
  7. 1.3.5 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, trong đó có nguyên nhân từ phía ngân hàng, khách hàng, chính sách kinh tế của Chính phủ, cụ thể: 1.4.1 Nhân tố chủ quan: * Chính sách tín dụng: * Thông tin tín dụng *Năng lực điều hành của ban lãnh đạo * Chất lƣợng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị *Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng 1.4.2 Nhân tố khách quan * Sự phát triển của nền kinh tế * Hệ thống pháp luật * Nhân tố thuộc về khách hàng: * Nhân tố công nghệ: Kết luận chƣơng 1 Như vậy, trong chương 1, đề tài đã trình bày chi tiết các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân, vốn là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng một quan điểm thống nhất về vấn đề hiệu quả cho vay của ngân hàng để làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Việc phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp để xử lý vấn đề sẽ được trình bày trong các chương 2 và chương 3 tiếp theo đây. 6
  8. CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN KIM SƠN 2.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình 2.2.2. Mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình được mô tả qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức (Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Kim Sơn) 2.2.3. Các hoạt động chủ yếu Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình nói riêng đều hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hết sức đa dạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn tập trung nhiều vào các hoạt động ngân hàng truyền thống. Cụ thể như sau: a. Huy động vốn b. Cho vay, đầu tư 7
  9. 2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Theo xu thế của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng, NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây cũng đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quan. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tốc độ tăng trƣởng (%) 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Nguồn vốn huy động 639,87 792,400 929,82 23,84 17,34 Tổng dư nợ cho vay 916,86 1.196,65 1.365,0 30,52 2,69 3. Tổng thu nhập 80,365 107,502 126,997 33,77 18,13 - Thu từ hoạt động cho vay 77,005 102,500 120,900 33,11 19,11 - Thu khác 3,360 6,002 6,097 78,64 1,58 4. Tổng chi phí 61,069 78,030 93,015 27,77 19,20 - Chi lãi tiền gửi 51,009 66,503 81,515 31,35 21,66 - Chi lãi tiền vay 5,050 5,510 5,550 9,11 0,73 - Chi khác 5,01 6,017 6,050 12,01 0,55 5. Lợi nhuận 19,296 29,472 33,982 52,74 15,30 6. Hệ số tiền lương (%) 1,41 1,93 1,94 36,88 0,52 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 2.3.2Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Bảng 2.2: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng nguồn vốn Tốc độ tăng trƣởng Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2016/201 2017/20 Chỉ tiêu 5 (%) 16 (%) Tổng dư nợ cho vay 916,86 1.196,65 1.365,0 44,97 2,69 Nguồn vốn huy động 639,87 792,400 929,82 23,84 17,34 Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn 143% 151% 146% vốn(%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 8
  10. 2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo& PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2017 2.4.1 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY Cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, (1) Hồ sơ xin vay Khách hàng - Đơn xin vay Cung cấp tài liệu tư vấn, hướng dẫn - Hồ sơ pháp lý (2) Thu thập tài liệu qua trao đổi, mua, tự thu Thẩm định hồ sơ thập (3) Quyết định cho vay Cập nhật thông tin: (4) Thị trường, Chính sách, Thực hiện Pháp lý, Khách hàng. quyết định cho vay (5) Thông báo Ký hợp đồng tín dụng - Cho vay - Từ chối (lý do). - Thông báo khác (6) Giải ngân (5b) (7) Tổ chức giám sát người vay vốn. (8) Thu nợ (12)Xử lý (9b) rủi ro (10b Gia hạn nợ, đảo Thu đủ nợ Thu không đủ (10a) (11b) Xử lý tài sản, (10c khởi kiện Thanh lý hợp đồng (11a) Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay 9
  11. Bước 1:Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn Bước 2:Thẩm định các điều kiện tín dụng Bước 3: Xét duyệt cho vay Bước 4:Giải ngân khoản vay Bước 5:Theo dõi, giám sát quá trình sử dụng vốn vay Bước 6: Thu nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng Bước 7:Quản lý và lưu trữ hồ sơ cho vay 2.4.2 Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2017 2.4.2.1 Đặc điểm khách hàng cá nhân của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình 2.4.2.2 Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Bảng 2.3: Tình hình dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tốc độ tăng trƣởng Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2016/20 2017/20 Chỉ tiêu 15 (%) 16 (%) Tổng dư nợ cho vay 916,86 1.196,65 1.365,0 44,97 2,69 Dư nợ cho vay đối với khách hàng CN 729,00 1.012,2 1.150 38,85 13,61 - Dư nợ cho vay trung và dài hạn 183 203 273 10,93 34,48 - Dư nợ cho vay ngắn hạn 546 809,2 877 10,96 8,39 Dư nợ CN/ Tổng dư nợ cho vay (%) 79,51 84,58 84,25 Dư nợ trung & dài hạn CN/Dư nợ cho 25,10 20,06 23,74 vay CN (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 10
  12. 2.4.2.3 Chỉ tiêu Doanh số cho vay – thu nợ Bảng 2.4: Doanh số cho vay - thu nợ đối với khách hàng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm Năm Tốc độ tăng trƣởng (%) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1. Doanh số cho vay 729,0 1.012,2 1.150 38,85 13,61  Ngắn hạn 183 203 273 10,93 34,48  Trung và dài hạn 546 809,2 877 48,21 8,38 2. Doanh số thu nợ 716,5 998,2 1.136,0 39,32 13,80  Ngắn hạn 178,3 198 269 11,05 35,86  Trung và dài hạn 538,2 800,2 867 48,68 8,35 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 2.4.2.4 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của khách hàng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Nợ quá hạn cho vay KHCN (nợ 12,51 14,60 9,91 nhóm 2-5) Trong đó Nợ xấu cho vay KHCN 11,92 13,03 1,09 (nợ nhóm 3-5) Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay 3,9% 3,01% 1,9% KHCN/dư nợ KHCN (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 11
  13. Bảng 2.6 Nợ quá hạn cho vay KHCN theo thời gian Đơn vị: tỷ đồng Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2015/2016 2016/2017 1. Ngắn hạn 4,70 5,88 4,74 -20% +24% 2.Trung & dài hạn 7,81 8,72 5,17 -10% +69% Tổng 12,51 14,60 9,91 16,71% -32,12% (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 2.4.2.5 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Bảng 2.7 Tình hình thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm Tốc độ tăng trƣởng (%) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tổng thu nhập từ hoạt 77,005 102,500 120,900 33,11 19,11 động cho vay Tổng thu nhập từ hoạt 61,284 86,701 101,857 41,47 17,48 động cho vay CN Thu nhập từ cho vay CN/Tổng thu nhập từ 79,58 84,59 84,25 cho vay (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 12
  14. 2.4.2.6 Chỉ tiêu quỹ trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay khách hàng cá nhân Bảng 2.8 Tình hình quỹ trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng cá nhân Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số dư quỹ DPRR toàn chi nhánh 6,597 8,464 9,823 Số dư quỹ DPRR khách hàng CN 118 80 50 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Kim Sơn - Ninh Bình năm 2015 - 2017) 2.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNO & PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH 2.5.1 Những kết quả đạt được Thứ nhất , Ngân hàng đã phát triển được thêm mạng lưới cũng như thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các kênh tiếp cận với khách hàng vay vốn là cá nhân như thông qua các diễn đàn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình,... để giới thiệu các sản phẩm mới, dịch vụ mới của Ngân hàng. Thứ hai , doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tăng hàng năm. Dự kiến trong những năm tới chỉ tiêu này sẽ ngày càng cao hơn, tốc độ tăng trưởng ổn định hơn khi mà khách hàng cá nhân đang trở thành những khách hàng quen thuộc của Ngân hàng. Thứ ba , chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được kiểm soát tốt. Các tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm là nhờ công tác thẩm định được thực hiện ngày càng tốt. Thứ tư là, cơ cấu dư nợ có sự chuyển biến theo hướng hợp lý hơn, đúng theo định hướng mà Ngân hàng xây dựng là tập trung vào cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Thứ năm là, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả một 13
  15. phần lớn là nhờ hoạt động cho vay ổn định và ngày càng phát triển với chiều hướng tích cực. 2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân ♦ Hạn chế Một là,Hệ thống công nghệ thông tin chưa được cải thiện dẫn đến những giao dịch với khách hàng thường xuyên bị trì trệ. Đặc biệt sự phát triển ngày càng nhanh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên thế giới, đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng cải tiến phần mềm, hệ thống để theo kịp sự phát triển. Hai là, Chưa có nhiều những chính sách chăm sóc khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng truyền thống với Ngân hàng. Ba là, Hoạt động dịch vụ mặc dù đã có chuyển biến nhưng sản phẩm dịch vụ tung ra thị trường còn thiếu và chất lượng chưa cao, hạ tầng cung ứng dịch vụ chưa đồng bộ, thu từ hoạt động dịch vụ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Bốn là,Biện pháp thu hồi vốn của chi nhánh đã có những bước tiến vượt bậc dẫn đến nợ xấu giảm, được duy trì ở mức thấp và đạt được mục tiêu đề ra là nợ xấu < 3%, tuy nhiên chất lượng một số món cho vay còn chưa tốt và chưa được giải quyết dứt điểm, nợ xấu vẫn tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện công cụ cho vay tác động vào sự phát triển KT-XH, đến kỷ cương pháp luật và làm tổn hại đến uy tín, năng lực của chính chi nhánh. Tình hình chất lượng cho vay một số món vay chưa tốt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính, uy tín của Ngân hàng mà điều đáng bàn là nó còn gián tiếp tác hại nhiều mặt vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn huyện. Năm là, Các chính sách về nhân sự chưa được bổ sung đầy đủ, kịp thời, nguồn nhân lực thiếu. Giao dịch viên phải tiếp rất nhiều khách cùng một thời điểm, cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều địa bàn xã, thị trấn. Không thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng về chuyên môn, khả năng giao tiếp của các giao dịch viên, cán bộ tín dụng - những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 14
  16. ♦ Nguyên nhân *Nguyên nhân khách quan: - Từ phía khách hàng: Các khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình hầu hết là các cá thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những dự án kinh doanh của họ cũng chưa cụ thể, rõ ràng. Thêm vào đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đôi khi rủi ro kinh doanh rất cao. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay. - Từ môi trường kinh doanh: Cho đến nay, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót. Các cơ quan có thẩm quyền còn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và phát mại tài sản hoặc chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp vay vốn Ngân hàng khó khăn phức tạp. Do sự cạnh tranh về lãi suất cho vay và các dịch vụ đi kèm giữa các Ngân hàng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, ngoài việc đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi lớn cho khách hàng, họ còn có ưu thế về tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao nên thu hút đông đảo khách hàng. * Nguyên nhân chủ quan Công tác xây dựng chiến lược cho hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa có chiến lược phù hợp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng. Ngân hàng chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay. Về phía cán bộ tín dụng trình độ còn chưa cao Việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá 15
  17. trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các nguồn có độ tin cậy không cao. Hoạt động kiểm soát nội bộ của chi nhánh còn hạn chế Do lượng khách hàng đến xin vay vốn khá nhiều, trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn, nên một cán bộ tín dụng phải tiếp nhận, xem xét số lượng hồ sơ khá lớn. Chiến lược Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng, nhằm tăng uy tín cũng như thị phần của Ngân hàng chưa được thực hiện triệt để. Bên cạnh việc giữ được quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, Ngân hàng chưa tận dụng được hết uy tín, khả năng của mình để thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng đến với Ngân hàng. Số lượng giao dịch trên IPCAS (mạng giao dịch nội bộ) của toàn hệ thống quá lớn dẫn tới nghẽn mạng toàn hệ thống. Cán bộ tại trung tâm công nghệ thông tin xử lý chậm làm cho giao dịch với khách hàng thường xuyên bị ngưng chệ. 16
  18. Kết luận chƣơng 2 Trong chương 2, đã phân tích và nhận xét về thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình trong 3 năm 2015 – 2017. Thông qua đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân thời gian qua, làm cơ sở thực tiễn để học viên đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng tại chương 3. 17
  19. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo& PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHNo& PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH 3.1.1. Định hƣớng phát triển chung của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình 3.1.1.1. Mục tiêu hoạt động 3.1.1.2 Định hướng phát triển trung và dài hạn của Ngân hàng 3.1.2. Định hƣớng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo& PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH Giải pháp về huy động vốn Giải pháp mở rộng mạng lưới khách hàng Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp Giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định Thu thập thông tin và nâng cao chất lượng thông tin Hoàn thiện và tăng cường có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay Đẩy mạnh công tác quản lý và xử lý nợ Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 18
  20. Các giải pháp đồng bộ 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 3.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam Kết luận chƣơng 3 Trên cơ sở định hướng tín dụng và đặc điểm khách hàng cá nhân trên địa bàn, học viên đã nêu ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, quy trình và bộ máy cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát… vấn đề cốt lõi chính là vấn đề về đào tạo và quản lý nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng, đào tạo và đánh giá, bố trí cán bộ cho phù hợp với công việc. Ngoài ra, để các giải pháp có thể phát huy tác dụng, cần có sự đổi mới đồng bộ trong quản lý kinh tế vĩ mô thông qua các kiến nghị của học viên. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2