intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, từ đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 834 02 01 Đà Nẵng – Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn: PGS.TS.NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1:TS. Đinh Bảo Ngọc Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đặt ra không ít những thách thức cho các ngân hàng thương mại, vấn đề cần đặt ra là phải làm gì để các NHTM Việt Nam bắt kịp nhịp độ phát triển của các ngân hàng thương mại trên thế giới? Quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, được ví như là nấc thang phát triển tất yếu của nền kinh tế. Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ làm cho việc chu chuyển vốn trong thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, vừa tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng và tiện lợi cho người sử dụng. Cho nên câu hỏi “Làm thế nào để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng?” đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học như: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban ngành. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng rất phát triển và được chú trọng, hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng ngày càng thu hút được một khối lượng lớn khách hàng tham gia, doanh số dịch vụ thanh toán ở ngân hàng đạt kết quả cao đồng thời hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh cũng đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh còn nhiều mặt hạn chế như trình độ và hiểu biết về sản phẩm chưa đồng đều của các bộ trong chi nhánh, và đặc biệt là nhiều sản phẩm thanh toán ra đời nhưng vẫn còn mới mẻ đối với một số tầng lớp dân cư, chưa phát huy hết hiệu quả của sản phẩm. Thêm
  4. 2 vào đó việc người dân chưa từ bỏ thói quen dùng tiền mặt vốn đã ăn sâu từ bao đời nay khiến cho việc ứng dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Với thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, với mong muốn đề xuất những khuyến nghị hợp lý để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng một cách toàn diện và bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, từ đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. b. Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết như sau: - Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bao hàm các nội dung gì? Tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại là gì? - Thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018 như thế nào? Có những kết quả và những hạn chế gì? - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cần những khuyến nghị gì để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh
  5. 3 toán tại đơn vị? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thông qua việc thực hiện khai thác số liệu tại phòng Kế toán- Ngân quỹ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2016-2018 và khuyến nghị phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thời gian tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp: - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu - Phương pháp thống kê 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:  Chương I: Cơ sở lý luận phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại  Chương II: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.  Chương III: Những khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và
  6. 4 phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thƣơng mại Thanh toán qua ngân hàng là các giao dịch thanh toán giữa người trả và người hưởng qua ngân hàng trong đó ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng để thực hiện quyền nhận chi trả hoặc/và nghĩa vụ phải chi trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ chi trả thay; thực hiện quyền được chi trả; hoặc là trung gian chi trả cho các chủ thể trong quan hệ kinh tế. 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ thanh toán Ta có thể thấy đặc điểm của dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại là: Thứ nhất, sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Thứ hai, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu H-T-H mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các
  7. 5 chứng từ sổ sách kế toán. Đây là đặc điểm riêng của thanh toán qua ngân hàng chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ ba, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. 1.1.3. Phân loại dịch vụ thanh toán qua ngân hàng a. Phân loại theo phạm vi: Dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế. b. Phân loại theo mối quan hệ với phương thức chi trả: Bao gồm cả 3 dạng: Thanh toán dùng tiền mặt; Thanh toán không dùng tiền mặt; Thanh toán hỗn hợp. c. Phân loại căn cứ vào thể thức thanh toán: - Thanh toán bằng Séc - Thanh toán bằng UNC - Thanh toán bằng UNT hay nhờ thu - Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng - Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) 1.1.4.Vai trò của dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế thị trƣờng.  Đối với khách hàng: Giúp khách hàng giảm thiểu các rủi ro như nguy cơ bị trộm cướp, rủi ro về kiểm đếm, tiền giả, tiền kém chất lượng (rách, hỏng…) trong thanh toán bằng tiền mặt”; Giúp khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình hơn nhưng vẫn
  8. 6 ”tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; Giúp cho khách hàng tận dụng được các tiện ích trên tài khoản thanh toán, giúp cho quá trình giao dịch của khách hàng diễn ra thuận tiện, an toàn, nhất là đối với những giao dịch lớn. Nó cũng giúp vượt qua các rào cản về không gian, thời gian với một chi phí thấp hơn so với thanh toán trực tiếp.  Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: - Giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh: Trong thực tế khi phát sinh giao dịch thanh toán qua ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau thì ngân hàng sẽ có một vốn tạm thời nhàn rỗi, có thể sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho quá trình thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, tạo lập niềm tin của công chúng vào hoạt động của hệ thống Ngân hàng. - Vốn tiền tệ luân chuyển nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Thông qua dịch vụ thanh toán ngân hàng các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ luân chuyển nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Gia tăng số lượng dịch vụ, sản phẩm, tăng thu nhập ngoài lãi: Việc phát triển nhanh chóng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng sẽ mang lại nguồn thu lớn thông qua việc tiết kiệm chi phí giao dịch cho ngân hàng, cũng như hạn chế nhiều rủi ro tiềm ẩn xuất hiện trong các hoạt động truyền thống. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ chéo nhằm mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.
  9. 7 - Tiếp cận với các phương pháp quản lý hiện đại: Cho phép các ngân hàng tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại giúp NH đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập, tạo ra sự phát triển đồng bộ, tương thích giữa hệ thống ngân hàng quốc gia với hệ thống ngân hàng thế giới theo các chuẩn mực quốc tế.  Đối với nền kinh tế: Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền.. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Nói tóm lại dịch vụ thanh toán qua đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội tiết giảm chi phí lưu thông tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. 1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1 Mục tiêu của việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng Giữ vững và gia tăng thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường mục tiêu. Gia tăng thu nhập từ các dịch vụ thanh toán theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Thực hiện vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng; bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận lợi và bảo mật cho khách hàng trong khâu thanh toán.
  10. 8 Trong các mục tiêu trên, mục tiêu ưu tiên cốt lõi là mục tiêu tăng quy mô cung ứng dịch vụ. 1.2.2. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng - Gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng - Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giữ vững và gia tăng thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường. - Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cung ứng cho khách hàng - Gia tăng thu nhập từ các dịch vụ thanh toán theo mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại.  Tăng trưởng về quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán - Sự tăng trưởng doanh số hoạt động của dịch vụ thanh toán Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng quy mô: Số tuyệt đối = Số lƣợng dịch vụ kỳ N1 - Số lƣợng dịch vụ kỳ N0 Tốc độ tăng trong kỳ = (N1-N0)/N0 x 100 Trong đó: Với N1 là số lượng dịch vụ kỳ này N0 là số lượng dịch vụ kỳ trước - Chỉ tiêu về quy mô khách hàng - Chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận, doanh số đạt được…) - Chỉ tiêu về mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối  Năng lực cạnh tranh của dịch vụ và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp.
  11. 9  Mức độ hài lòng của khách hàng.  Tạo sự khác biệt của dịch vụ thanh toán so với ngân hàng khác  Kiểm soát rủi ro trong hoạt động dịch vụ thanh toán 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại các ngân hàng thƣơng mại a. Nhóm nhân tố bên ngoài - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Môi trường công nghệ - Môi trường cạnh tranh - Khách hàng b. Nhóm nhân tố bên trong - Uy tín, hình ảnh của Ngân hàng - Trình độ khoa học công nghệ - Trình độ nguồn nhân lực KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng a. Tình hình huy động vốn Đánh giá kết quả về huy động vốn của chi nhánh cho thấy, Agribank CN huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đã đạt mục tiêu đề ra, phù hợp với định hướng chung của hệ thống Agribank và của Agribank tỉnh Quảng Bình, từng bước nâng dần tỷ trọng tự lực
  12. 10 nguồn vốn đáp ứng phần lớn nhu cầu đầu tư tại địa bàn, giảm sự hỗ trợ từ Agribank cấp trên; nâng cao tính tự chủ về nguồn vốn và đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng đầu tư của chi nhánh. b. Hoạt động tín dụng Tổng dư nợ của Agribank CN huyện Quảng Ninh, Quảng Bình tăng trưởng đều đặn qua các năm. Năm 2016, tổng dư nợ của chi nhánh là 830 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 957 tỷ đồng, năm 2018 có mức cao nhất là 1087 tỷ đồng. Những đặc điểm này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và định hướng kinh doanh của Agribank CN huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. c. Các hoạt động dịch vụ Nguồn thu từ các dịch vụ có mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Tổng thu dịch vụ năm 2017 đạt 461 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng so với năm 2016 379,8%. Năm 2018 tổng nguồn thu từ các dịch vụ của Agribank CN huyện Quảng Ninh, Quảng Bình 939 triệu đồng, tăng 369% so với năm 2017. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN huyện Quảng Ninh, Quảng Bình trong 3 năm qua có nhiều triển vọng với xu huớng tăng trưởng tốt cả về quy mô lẫn hiệu quả. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.2.1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán của ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam- Chi Nhánh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình Một là, mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ thanh toán
  13. 11 Hai là, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán Ba là, cải thiện cơ cấu thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong kết quả tài chính của Agribank 2.2.2. Kết quả đạt đƣợc trong phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam- Chi Nhánh Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình a. Doanh số tăng trưởng về quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán Hoạt động dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh có bước nhảy vọt do Ban lãnh đạo chi nhánh đã chủ trưởng triển khai đồng loạt nhiều chính sách tập trung ưu tiên về hoạt dộng dịch vụ thanh toán với những ưu đãi đặc biệt như miễn phí phát hành thẻ để thanh toán lương cho giáo viên ở các trường trên địa bàn và cử cán bộ tới tận trường phát hành và trả thẻ. Đối với các doanh nghiệp có quan hệ thân thiết với chi nhánh, Chi nhánh tận dụng khai thác tối đa bộ sản phẩm, tiếp thị các doanh nghiệp trả lương cho cán bộ qua tài khoản tại ngân hàng, cũng như giới thiệu các tiện ích kèm theo gắn với thẻ và tài khoản. So sánh tỷ trọng giữa các hình thức thanh toán để phân tích chi tiết cho từng loại hình thức thanh toán, ta thấy: Thanh toán Séc: - Năm 2016, doanh số thanh toán bằng séc là 19.760.000 đồng, chiếm tỷ trọng 8,83% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh. - Năm 2017, doanh số thanh toán bằng séc là 24.769.000 đồng với, chiếm tỷ trọng 5,36% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh.
  14. 12 - Năm 2018, doanh số thanh toán bằng séc là 23.816.000 đồng, chiếm tỷ trọng 2,53% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán. Số liệu trên thể hiện thanh toán bằng séc tuy số món không giảm nhưng có sự giảm dần qua các năm về doanh số, và chiếm tỷ trọng ngày nhỏ trong dịch vụ thanh toán tại ngân hàng, hầu hết giao dịch bằng séc tại Chi nhánh là khoản thanh toán nhỏ, số tiền giao dịch thấp. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi/lệnh chi Năm 2016, doanh số thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi là 134.231.000 đồng với 6.144 món, chiếm 59,97% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán. Năm 2017, hình thức thanh toán này đạt 286.995.000 đồng, chiếm 62,15% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán. Năm 2018, doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi là 595.896.000 đồng tương ứng 63,4% doanh số dịch vụ thanh toán. Như vậy, chỉ trong 3 năm 2016-2018 mà doanh số thanh toán ủy nhiệm chi đã không ngừng tăng lên. Điều này khẳng định những ưu điểm vượt trội của nó đã được khách hàng chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Tính ưu việt của ủy nhiệm chi thể hiện ở những điểm sau: - Hình thức thanh toán ủy nhiệm chi có phạm vi thanh toán rất rộng, giữa các khách hàng cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc mua và bán hàng hóa. - Uỷ nhiệm chi thường được sử dụng để thanh toán giữa 2 bên mua - bán đã tín nhiệm nhau, cũng dùng để thanh toán giữa 2 bên mua - bán có mức độ tín nhiệm chưa cao, bên bán chỉ xuất hàng
  15. 13 khi bên mua xuất trình 01 liên uỷ nhiệm chi đã có dấu, chữ ký của ngân hàng. - Uỷ nhiệm chi cũng hết sức đơn giản khi sử dụng và đơn giản khi phát hành, thanh toán bằng ủy nhiệm chi rất thuận lợi trong vòng 1 ngày, có khi chỉ vài giờ bên bán đã nhận được tiền, bên bán không cần phải đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Do vậy, đối với những khoản tiền lớn, khách hàng thường thanh toán bằng ủy nhiệm chi. Như vậy, thủ tục thanh toán đơn giản, tốc độ thanh toán nhanh và phạm vi thanh toán rộng là những ưu việt của hình thức ủy nhiệm chi so với các hình thức thanh toán khác. Với ưu thế này, thanh toán ủy nhiệm chi luôn đứng đầu về doanh số cũng như về số lượng thanh toán trong suốt thời gian qua và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Thẻ thanh toán: Doanh số thanh toán qua thẻ tăng mạnh trong những năm vừa qua: + Năm 2016, doanh số thanh toán qua thẻ đạt 35.689.000 đồng, với 5.325 món, chiếm tỷ trọng 15,95% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán + Năm 2017, doanh số thanh toán qua thẻ đạt 58.960.000 đồng, tăng 65.2% doanh số so với năm 2016 với số món là 6.033 món, chiếm tỷ trọng 12,77% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán + Năm 2018, doanh số thanh toán qua thẻ đạt 146.370.000 đồng, tăng 146.3% doanh số so với năm 2017 với số món là 8.124 món, chiếm tỷ trọng 16,57% trong tổng doanh số dịch vụ thanh toán Tỷ trọng doanh thu từ kinh doanh dịch vụ thẻ cao với tổng doanh thu dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm từ 2016 đến 2018 đã thể hiện sự tiến bộ về chất lượng dịch vụ thẻ
  16. 14 của Agribank CN huyện Quảng Ninh, được người tiêu dùng đánh giá cao và ủng hộ, thị phần về mạng lưới ATM của Agribank trên địa bàn huyện Quảng Ninh được giữ vững và khẳng định là một trong những ngân hàng thương mại lớn, uy tín. Chất lượng dịch vụ: Agribank Chi nhánh huyện Quảng Ninh là một trong những chi nhánh có số lượng thẻ ATM phát hành qua các năm cao, số lượng thẻ phát hành tăng đồng thời hệ thống dịch vụ đi kèm và điểm giao dịch chấp nhận thẻ cũng được phát triển góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Thanh toán lương qua thẻ: Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này tăng đều qua các năm về cả số lượng đơn vị và số lượng tài khoản thanh toán. Năm 2017, số lượng khách hàng nhận lương qua tài khoản tăng 310 khách hàng, tỷ lệ tăng 22,9% so với năm 2016; Năm 2018, tăng 812 khách hàng, tỷ lệ 44% so với năm 2017. Hiện nay, Agriank CN huyện Quảng Ninh và BIDV Quảng Bình- Phòng Giao dịch Quán Hàu là hai ngân hàng trên địa bàn đang chạy đua giành thị phần về thanh toán lương qua tài khoản. Dịch vụ thu ngân sách: Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về lượng và giá trị giao dịch qua các năm. Năm 2017, số món đạt 4.125 món tăng 1.337 món với số tiền thu NSNN là gần 7,75 tỷ đồng tăng 2,65 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, số món đạt 5.221 món tăng 1.096 món với số tiền thu NSNN là 15,93 tỷ tăng 8,18 tỷ đồng so với năm 2017. Dịch vụ thanh toán hóa đơn Với sự liên kết của Agribank với các Công ty viễn thông Viettel, Vinaphone, Công ty Điện lực, Công ty cổ phần cấp nước...
  17. 15 khách hàng đa dạng hóa được hình thức thanh toán, có thể đến ngân hàng hoặc không cần đến ngân hàng. b. Mức độ đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ thanh toán cung ứng Tổng thu dịch vụ có xu hướng gia tăng qua các năm. Trong đó, thu từ dịch vụ thanh toán trong nước là chủ yếu, các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2016 tổng thu dịch vụ đạt 1.455 triệu đồng, trong đó thu từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 746 triệu đồng. Năm 2017, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 2.159 triệu đồng, tăng 48,4% so với năm 2016. Năm 2018, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ đạt 2.642 triệu đồng với mức tăng 22,4% so với năm 2017. Đây là một kết quả liên tục tăng trưởng với tỷ lệ tốt đối với một chi nhánh có quy mô nhỏ như Agribank huyện Quảng Ninh. c. Mức tăng thị phần dịch vụ thanh toán của ngân hàng Hiện nay, với sự cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam- Phòng Giao dịch Quán Hàu, buộc Agribank Chi nhánh huyện Quảng Ninh chia sẻ thị trường và khách hàng trong hoạt động dịch vụ thanh toán như thực hiện trả lương qua tài khoản với ngân hàng BIDV Phòng Giao dịch Quán Hàu… nên cũng ảnh hưởng lớn đến thị phần kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Quảng Ninh, theo báo cáo thống kê năm 2018 thị phần hoạt động thanh toán của Agribank Quảng Ninh chiếm khoảng 38% trên địa bàn huyện Quảng Ninh. d. Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cung ứng cho khách hàng Chất lượng dịch vụ của Agribank đã có những bước chuyển biến tích cực thông qua sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Với sự đầu tư bài bản về hệ thống cơ
  18. 16 sở vật chất, công nghệ thông tin, kênh phân phối hiện đại đã giảm tối đa thời gian, chi phí khi thực hiện giao dịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng để từ đó tăng nguồn thu hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước. e. Hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán trong nước Trong quá trình thao tác, tác nghiệp của nhân viên chi nhánh vẫn còn xảy ra sai sót như thanh toán nhầm số tiền, ngân hàng hưởng, khách hàng hưởng hoặc thanh toán không kịp thời; rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ: đếm tiền, trả tiền nhầm, lỗi đường truyền dẫn đến sai sót cập nhật số tiền giao dịch, chủ thẻ để lộ mã PIN, đánh mất thẻ, gian lận trong giao dịch thanh toán thẻ. Những rủi ro xảy ra tại chi nhánh về hoạt động thanh toán trong những năm gần đây đều được khắc phục kịp thời, không có tổn thất mất mát. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Một là, thời gian thanh toán được rút ngắn Hai là, số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại Chi nhánh ngày càng tăng. Ba là, dịch vụ thanh toán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán tại Ngân hàng. Bốn là, doanh thu từ dịch vụ thanh toán luôn có sự tăng trưởng, tăng dần qua các năm, góp phần gia tăng thu nhập và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
  19. 17 a. Hạn chế Một là, sản phẩm dịch vụ thanh toán chưa phong phú và biểu phí chưa thưc sự linh hoạt phù hợp. Hai là: Những ưu điểm của các sản phẩm dịch vụ thanh toán chưa được Chi nhánh chú trọng phát triển đến khách hàng sử dụng. Ba là, sự hạn chế trong dịch vụ thanh toán tại Chi nhánh bắt nguồn từ những sai sót, nhầm lẫn vẫn còn xảy ra trong quá trình thanh toán. b. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Một là, đa số người dân có thu nhập thấp, không ổn định Hai là, người dân chưa nhận thức được hết những vai trò của dịch vụ thanh toán mà ngân hàng mang lại và cũng chính tâm lý e ngại chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ thanh toán ở ngân hàng khiến cho việc triển khai dịch vụ thanh toán ở ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Ba là, sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn Bốn là, môi trường pháp lý điều chỉnh còn chưa hoàn thiện và có nhiều bất cập, chưa phù hợp với xu thế chung của quy định về dịch vụ thanh toán. Nguyên nhân chủ quan Một là, hoạt động Marketing chưa thực sự hiệu quả Hai là, đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng có trình độ chưa đồng đều, còn thiếu kinh nghiệm, số lượng giao dịch viên còn ít so với khối lượng công việc cần xử lý. Ba là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Ngân hàng còn thiếu đồng bộ và chưa được đầu tư phát triển, nền tảng công nghệ và khả năng
  20. 18 ứng dụng công nghệ còn hạn chế Bốn là chính sách giá chưa có nhiều ưu đãi với dịch vụ thanh toán Năm là vấn đề quản lý rủi ro dịch vụ thanh toán còn nhiều bất cập KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG NINH TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1.1. Mở rộng quy mô dịch vụ thanh toán a. Đa dạng hoá các kênh phân phối và thực hiện phân phối có hiệu quả Cần chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các kênh phân phối truyền thống là ở chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của người dân. Chú trọng phát triển và khai thác các kênh phân phối điện tử như Internet, Mobile; thanh toán hóa đơn thông qua hệ thống Billpayment… Tăng cường hiệu quả sử dụng và khả năng phục vụ của hệ thống ATM nhằm tạo sự tiện lợi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2