intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thuế, về QLN thuế. Nghiên cứu thực trạng QLN thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH VĂN THÀNH QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN A LƢỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ HÀ Phản biện 1: ............................................................................... Phản biện 2: ............................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp, Nhà …………….. - Hội trường bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Số:….. - Đường…….….. - Quận……….. - Thành phố ............ Thời gian: vào hồi .... giờ …. ngày …. tháng …. năm ............. Có thể tham khảo luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, thuế là một công cụ tài chính quan trọng không chỉ thể hiện ở việc tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước tiến hành điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Tuy nhiên, đặc điểm của thuế là không hoàn trả trực tiếp, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá. Vì vậy, một số tổ chức, cá nhân vẫn còn tâm lý muốn chậm trễ, chiếm dụng tiền thuế làm phát sinh số thuế nợ đọng. Ngoài ra, một số NNT do khó khăn về tài chính, những rủi ro hoặc sự cố bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế cũng làm phát sinh nợ đọng thuế. Nợ đọng thuế là hiện tượng phổ biến và luôn gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nợ đọng thuế là phổ biến, song nếu như số nợ đọng thuế là lớn và thường xuyên thì sẽ có tác động không nhỏ tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm vai trò của đất nước trong việc động viên nguồn thu cho NSNN. Nợ thuế cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả, hiệu lực của chính sách cũng như công tác quản lý của CQT. Những năm qua, việc quản lý thuế của huyện A Lưới nói chung, Chi cục Thuế huyện A Lưới nói riêng đã có nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách cho huyện. Tuy nhiên, vấn đề nợ thuế còn nhiều tồn tại, quá trình triển khai công tác quản lý nợ thuế cũng còn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn nên tình trạng nợ đọng thời gian qua vẫn còn ở mức cao, gây thất thu cho NSNN. 1
  4. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có thể nói đến một số công trình khoa học tiêu biểu dưới đây: - Luận văn thạc sỹ “Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc” của Hoàng Văn Hải, Đại học Thái Nguyên, 2014. - Luận văn thạc sỹ “Hiệu lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Hà Tĩnh” của Nguyễn Hữu Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. - Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác Quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang” của Lâm Quang Lợi, Đại học Thái Nguyên, 2014. - Bài viết “Ninh Bình - Giải pháp nào cho thu hồi nợ thuế” của tác giả Mạnh Huy được đăng trên Website Tổng cục Thuế tháng 9/2012. - Bài viết “Gian nan thu hồi nợ thuế” của tác giả Kim Thao được đăng trên Website Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà tháng 11/2012. Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng cơ quan thuế trên các địa bàn khác nhau do đó với việc chọn đề tài như trên của Tác giả có thể nói đây là công trình khoa học độc lập và không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở những vấn đề cơ bản lý luận về quản lý nợ tác giả làm rõ thực trạng công tác QLN thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện để từ đó rút ra những vấn đề cần hoàn thiện, khắc phục. 2
  5. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Về lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thuế, về công tác QLN thuế. - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng QLN thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLN thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: QLN thuế đối với các tổ chức, cá nhân tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2017 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu và kết hợp với khảo sát thực tế tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản đã được phản ánh trong Luật Quản lý thuế; những hình thức, động cơ và thủ đoạn nợ thuế của người nộp thuế gây thất thu NSNN và những biện pháp cưỡng chế của cơ quan quản lý thuế đối với những trường hợp không nộp tiền thuế còn nợ vào NSNN. 3
  6. - Phân tích thực trạng công tác QLN thuế tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ tại Chi cục thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2030. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục, các bảng số liệu, các từ viết tắt và các sơ đồ, biểu đồ, các phần mở đầu và kết luận…, luận văn được chia thành 03 chương với 07 bảng số liệu, 04 biểu đồ và 02 sơ đồ. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ 1.1. Tổng quan về nợ thuế 1.1.1. Khái niệm Tại Việt Nam, thuế là khái niệm đã được đề cập nhiều trong các văn bản pháp luật, cụ thể là các văn bản luật về thuế và được định nghĩa: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về thuế nhưng tựu chung lại, thuế có 04 đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền. - Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực - Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định 4
  7. - Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếp. 1.1.2. Đặc điểm của nợ thuế - Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến - Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế - Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế - Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế 1.1.3. Phân loại nợ thuế và điều kiện xuất hiện hành vi nợ thuế 1.1.3.1. Phân loại nợ thuế Căn cứ theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nợ thuế được phân loại thành các nhóm sau: - Tiền thuế nợ từ 01 đến 30 ngày - Tiền thuế nợ từ 31 đến 60 ngày - Tiền thuế nợ từ 61 đến 90 ngày - Tiền thuế nợ từ 91 đến 120 ngày - Tiền thuế nợ từ 121 ngày trở lên - Tiền thuế đang khiếu nại - Tiền thuế đã hết thời gian gia hạn nộp thuế - Tiền thuế nợ đang xử lý - Tiền thuế nợ khó thu - Tiền thuế đang chờ điều chỉnh 1.1.3.2. Những điều kiện làm xuất hiện hành vi nợ thuế - Do cơ chế chính sách thuế hiện hành - Do cơ chế quản lý - Do công nghệ quản lý - Do đội ngũ cán bộ thuế - Do ý thức của người nộp thuế 5
  8. - Do điều kiện khách quan 1.2. Quản lý nợ thuế 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nợ thuế Khái niệm quản lý nợ thuế: Quản lý nợ thuế là công tác đảm bảo cho các khoản thuế được thu đúng, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo cho các cơ quan thuế thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó. Đặc điểm quản lý nợ thuế Thứ nhất, quản lý nợ thuế là hoạt động quản lý nhà nước. Thứ hai, hoạt động quản lý nợ thuế mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cao. Thứ ba, hoạt động quản lý nợ thuế gắn liền với thực hiện pháp luật thuế và quản lý thuế. 1.2.2. Vai trò, yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế 1.2.2.1. Vai trò của công tác quản lý nợ thuế - Quản lý nợ thuế để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế. - Quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của Nhà nước, chống thất thoát NSNN. - Quản lý nợ thuế để đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả. 1.2.2.2. Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, phải quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của NSNN. Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp. Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN. 6
  9. 1.2.3. Nội dung quản lý nợ thuế cấp Chi cục thuế Nội dung cơ bản của quy trình quản lý nợ thuế được tác giả tóm tắt theo Sơ đồ 1.1: Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế - Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện - Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch Xây dựng chỉ tiêu - Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập cho cơ thu tiền thuế nợ quan thuế cấp trên - Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ - Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt của cơ quan thuế cấp trên - Phân công quản lý nợ thuế - Phân loại tiền nợ thuế - Thực hiện đôn đốc thu nộp - Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ Đôn đốc thu nợ và xử - Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ lý tiền thuế nợ khó thu - Đôn đốc tiền thuế nợ đối cới cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu - Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình thu nợ thuế - Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ - Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ 7
  10. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế 1.2.4.1. Môi trường luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý nợ thuế 1.2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương 1.2.4.3. Công tác tổ chức quản lý, phối hợp và trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công tác quản lý nợ thuế 1.2.4.4. Nhận thức của doanh nghiệp và người nộp thuế 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý, đôn đốc thu nợ thuế - Các chỉ tiêu định lượng - Các chỉ tiêu định tính 1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế huyện A Lƣới 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương 1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng cho Chi cục thuế huyện A Lưới Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ hợp lý, sao cho vừa đảm bảo về nguồn nhân lực vừa phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ phụ trách công tác quản lý nợ. Thứ hai, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt. Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải được thực hiện linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể. Thứ tư, tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Thứ năm, Phải xây dựng kho dữ liệu tập trung. Thứ sáu, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. 8
  11. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN A LƢỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện A Lƣới và cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế huyện A Lƣới 2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và tình hình hoạt động của Chi cục Thuế huyện A Lưới Tổ chức bộ máy thu thuế Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế huyện A Lƣới Tổng cục thuế Cục thuế Thừa Thiên Huế Chi cục thuế huyện A Lưới Đội Kiểm Đội tra - Đội Hành TTHT – Quản lý chính - Đội thuế NVDT – nợ và Nhân sự - Liên xã - KKKT – cưỡng Tài vụ - Thị trấn TH - TK chế nợ Ấn chỉ thuế (Nguồn: Chi cục thuế huyện A Lưới ) 2.2. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lƣới 9
  12. 2.2.1. Khái quát tình hình thực hiện công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới 2.2.1.1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2014-2017 Biểu đồ 2.1: Kết quả thu NSNN giai đoạn 2014-2017 24.335 25000 Tr đồng 23.263 21.706 20.019 18.528 20000 17.384 18.167 15.485 15000 Dự toán 10000 Thực hiện 5000 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) 2.2.1.2. Công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Số lượng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tăng không đáng kể qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn đến số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh tăng, trong khi số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới thành lập hạn chế. 2.2.2. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lưới 2.2.2.1. Tình hình lập kế hoạch thu nợ Kể từ khi thành lập Đội Kiểm tra - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đến nay, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế.Tuy 10
  13. nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì hai lý do cơ bản sau: Thứ nhất, việc chốt nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Thứ hai, hiện tại Chi cục Thuế huyện A Lưới quy định mục tiêu giảm nợ so với tổng thu ngân sách hàng năm chung chung, chưa sát với thực tế. 2.2.2.2. Tình hình thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ Qua tìm hiểu và phân tích số liệu thực tế cho thấy rằng, cơ cấu nợ thuế tại Chi cục T huế huyện A Lưới không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực kinh tế. Bảng 2.3: Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2014-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số Số Số Số % % % % tiền tiền tiền tiền Tổng số nợ 1.915 100 2.260 100 2.596 100 2.908 100 DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 DNNQD 1.610 84 1.836 81 1.782 69 2.128 73 Hộ kinh 141 7 237 11 606 23 602 21 doanh Nợ thuế của 164 9 187 8 208 8 178 6 ĐTNT khác (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Bảng 2.3 cho thấy, nợ của Chi cục Thuế huyện A Lưới tập trung chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng nợ thuế của khu vực nào luôn ở mức cao. Bên cạnh việc nghiên cứu số thuế nợ theo khu vực thì để tạo điều kiện cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, cần xem xét số nợ thuế đó chủ yếu tập trung ở sắc thuế nào. 11
  14. Bảng 2.: Tổng hợp nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số Số Số Số % % % % tiền tiền tiền tiền Tổng nợ 1.915 100,00 2.260 100,00 2.596 100,00 2.908 100,00 Thuế 1.045 54,57 297 13,00 1.086 42,00 1.215 41,78 GTGT Thuế 15 0,78 4 0,17 43 1,65 202 6,94 TNDN Thuế Tài 89 4,64 13 0,57 208 8,01 99 3,40 nguyên Thuế 21 1,12 71 3,14 160 6,16 144 4,95 TNCN Tiền phạt 519 27,10 561 24,82 574 22,11 641 22,04 Thu tiền 164 8,56 187 8,27 208 8,01 156 5,36 SSD Tiền thuê 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 đất Thuế 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 SDĐPNN Phí, lệ 55 2,87 16 0,88 66 2,54 54 1,86 phí Môn bài 7 0,36 15 0,66 51 1,96 33 1,13 Thuế 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 SDĐNN Thu khác 0 0,00 1.096 48,49 200 7,56 364 12,54 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Ngoài phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Chi cục Thuế huyện A Lưới cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, công chức được phân công theo dõi quản lý nợ, qua đó tiến hành phân loại nợ theo các hình thức nợ thuế. 12
  15. Biểu đồ 2.2: Phân loại nợ thuế theo tính chất nợ 100,00% 80,00% 60,00% Nợ khó thu 40,00% 20,00% Nợ chờ xử lý 0,00% Nợ có khả năng thu Năm Năm 2014 Năm Năm 2014 2014 2017 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Với việc phân tích tính chất, nguyên nhân của các khoản nợ như trên sẽ giúp Chi cục Thuế huyện A Lưới đưa ra những biện pháp tích cực nhằm thu hồi nợ thuế cho từng khoản nợ cụ thể. Thực tế trong thời gian qua, công tác đôn đốc thu nợ của Chi cục Thuế huyện A Lưới đã đạt được kết quả khả quan, cụ thể thể hiện ở số nợ thu được qua từng năm theo biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thu hồi nợ Tỷ lệ thu hồi nợ (%) 85 81,61 78,43 78,62 80 76,18 75 Tỷ lệ thu hồi nợ (%) 70 Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ lệ số nợ thu được tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ nợ thu hồi 13
  16. được chiếm 76,18% tổng số nợ thuế của cả năm. Đến năm 2015, tỷ lệ nợ thu được trên tổng số nợ thuế đã tăng lên 78,43%. Năm 2017 con số này là 78,62%. Tình hình quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế huyện A Lưới có nhiều chuyển biến tích cực như đã được phân tích ở các phần trên, để thấy rõ hơn thực trạng thực hiện công tác xử lý thu nợ, trong đó công tác đôn đốc, quản lý nợ, cưỡng chế nợ được ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch thu hàng tháng, quý, năm của Chi cục Thuế huyện A Lưới. Để thu nợ thuế đạt được những kết quản khả quan trên Chi cục Thuế huyện A Lưới đã thực hiện xử lý thu nợ bằng các biện pháp sau. Bảng 2.6: Biện pháp đôn đốc thu nợ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số Số Số Số tiền tiền tiền tiền Biện pháp Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ nợ nợ nợ nợ lệ lệ lệ lệ thu thu thu thu (%) (%) (%) (%) đƣợc đƣợc đƣợc đƣợc (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) Đôn đốc qua điện 306 21 319 18 297 14 438 19 thoại Thông báo nợ thuế và 627 43 762 43 869 41 phạt chậm nộp 1145 50 Đôn đốc sau 525 36 691 39 953 45 kiểm tra 703 31 Tổng cộng 1.459 100 1.773 100 2.119 100 2.286 100 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Dù việc quản lý nợ có chính xác và đầy đủ tất cả các khoản thu của NSNN thì cũng mới là điều kiện cần để thu đủ tiền thuế vào NSNN nhưng chưa mang tính kịp thời. Chính vì vậy, công tác quản 14
  17. lý nợ chỉ đạt hiệu quả cao khi gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Bảng 2.7: Các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đã đƣợc thực hiện Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Biện Số Số Số Số pháp thuế thuế thuế Tỷ thuế Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ đã đã đã lệ đã lệ (%) (%) thu thu thu (%) thu (%) (trđ) (trđ) (trđ) (trđ) Tổng nợ 1.459 1.773 2.119 2.286 đã thu Trích tiền gửi 394 27 549 31 742 35 685 30 ngân hàng Đình chỉ sử dụng 233 16 514 29 805 38 845 37 hóa đơn (Nguồn: Chi cục Thuế huyện A Lưới) Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa được Chi cục Thuế huyện A Lưới quan tâm đầy đủ. Trong nhóm 06 biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế thì có đến 04 biện pháp khi thực hiện Chi cục Thuế huyện A Lưới còn gặp khó khăn và hầu như là không thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì số nợ thu được là rất ít. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện A Lƣới 2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, Công tác lập kế hoạch thu nợ tại Chi cục Thuế huyện A Lưới bao gồm đầy đủ nội dung: Phân công quản lý nợ thuế, phân loại tiền thuế nợ, lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ. 15
  18. Thứ hai, Chi cục Thuế huyện A Lưới đã thực hiện kiểm tra rà soát, phân loại tương đối chính xác số thuế nợ đọng của từng đối tượng nợ thuế, từng khu vực kinh tế, từng sắc thuế; cũng như tình trạng, nguyên nhân chủ yếu nợ thuế để từ đó có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý đối với từng khoản nợ thuế. Thứ ba, đồng thời với việc quản lý, đối chiếu các khoản nợ đọng thì Chi cục còn áp dụng nhiều biện pháp quản lý thu nợ khác. Thứ tư, thông qua công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế đã kịp thời xử lý, đối chiếu chính xác các khoản nợ thuế giúp cho việc xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu của NNT tại cơ quan thuế được hoàn thiện hơn đồng thời bước đầu tạo sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. 2.3.2. Hạn chế Thứ nhất, việc lập kế hoạch thu nợ đang là những hạn chế, thực tế cho thấy thì tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng số thu ngân sách do Chi cục Thuế huyện A Lưới quản lý ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Thứ hai, hoạt động quản lý nợ và thu hồi nợ đọng kết quả đạt được chưa cao, mặc dù năm sau số thu hồi nợ thuế cao hơn năm trước nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu kế hoạch giảm được nợ thuế ở tỷ lệ cho phép là 5% so với tổng số thu ngân sách cả năm (tỷ lệ nợ thuế của Chi cục từ 11 – 12%). Thứ ba, việc thực hiện chế độ báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ hàng quý, hàng năm chưa thường xuyên, kịp thời và chưa khoa học dẫn đến việc kiểm tra chứng từ nộp thuế hàng ngày còn nhiều bất cập nên chưa kịp thời báo cáo số thu khi có yêu cầu báo cáo nhanh. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2