intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá đúng thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Sơn, Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐỖ CHÍ LINH - C00882 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số : 80340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU THỊ THU THỦY Hà Nội - Năm 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng được coi như mạch máu của nền kinh tế, do vậy bất cứ thay đổi nào của hệ thống ngân hàng có thể tạo ra nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế. Từ các cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra, như khủng hoảng châu Á năm 1997, đặc biệt gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cho thấy rằng ngay cả những nước có hệ thống tài chính hùng mạnh như Mỹ cũng không thoát khỏi đổ vỡ nếu chủ quan và hệ thống phòng ngừa rủi ro đi sau sự phát triển của thị trường. Nền kinh tế Việt Nam chúng ta đã mở cửa được hơn 25 năm, tuy nhiên hệ thống tài chính ngân hàng chỉ thực sự phát triển trong hơn chục năm trở lại đây và còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy vấn đề bảo đảm an ninh tài chính càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn lúc nào hết. Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ hệ thống NH các nước trong các cuộc khủng hoảng vừa qua và giải quyết nó khi xảy ra khủng hoảng đó như thế nào? Có thể nhận thấy rằng, NH chính là cầu nối dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, khi thị trường vốn chưa phát triển mạnh thì phần lớn vốn cho doanh nghiệp đều dựa vào hệ thống Ngân hàng. Hoạt động NH bao gồm các lĩnh vực chính là huy động vốn, cho vay và dịch vụ thanh toán, trong đó hoạt động cho vay là lĩnh vực truyền thống mang lại nguồn thu cao nhất cho NH. Do vậy mọi rủi ro trong hoạt động NH bắt nguồn từ lĩnh vực cho vay là chính. Nợ xấu gia tăng liên tục trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn hiện nay đã đặt ra bài toán khó giải cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong giai đoạn 2006 – 2007 hệ thống NH Việt Nam có sự bùng nổ cả về mặt số lượng các NH mới, cũng như quy mô tín dụng tại các NH. Việc tăng 1
  3. nóng tín dụng dẫn đến nhưng lỗ hổng trong việc quản trị rủi ro. Một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu là hạ tiêu chuẩn cho vay, quản trị rủi ro không theo kịp sự phát triển của thị trường, do vậy chưa đưa ra được những biện pháp ngăn ngừa rủi ro hiệu quả. Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của toàn hệ thống chưa được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Trong năm 2016 vừa qua, tỷ lệ nợ xấu là 0,62% trên tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn là 0,82% trên tổng dư nợ, xét về con số tuyệt đối vẫn còn khá cao. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nhỏ hơn chỉ tiêu khống chế là 2% của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Nhưng nếu không có biện pháp xử lý, để tình trạng trên còn diễn ra thì sẽ rất có khả năng xảy ra rủi ro, làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của ngân hàng. Trong khi đó, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh mặc dù đã được chú trọng hoàn thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng theo đúng thông lệ quốc tế. Chi nhánh chưa xây dựng được bộ tiêu chí đầy đủ để nhận diện rủi ro tín dụng. Kiểm soát tín dụng trước và trong khi cho vay còn chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Chưa có sự tách bạch giữa các mảng kiểm soát các loại rủi ro nên nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh còn nhiều bất cập,… Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong họat động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân 2
  4. hàng. Góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh. Nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, tôi xin lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ ” là đề tài cho luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Để đạt được mục tiêu của Đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ nói chung nhằm làm rõ những mặt tích cực, hạn chế chủ yếu, xác định nguyên nhân gây ra hạn chế đó. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. - Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. 3
  5. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. - Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt luận văn, Tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong kinh tế như phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy lô gic để hình thành hệ thống lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, Tác giả cũng sử dụng các phương pháp như phuơng pháp thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ từ năm 2014 – 2016. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng,vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập trên cơ sở các lý thuyết đã có, Tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, phân tích đánh giá là các dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản chế độ ngành ngân hàng, tài liệu hội thảo, báo cáo và các tài liệu khác của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. 4
  6. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Theo quan điểm của Mác: Tín dụng là sự vay mượn một lượng giá trị giữa người sở hữu và người sử dụng để sau một thời gian người sở hữu (người cho vay) sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 quốc hội khóa 10 ngày 12/12/1997 và Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi có hiệu lực từ 15/1/2018 thì “Cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. 5
  7. 1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chính sách tín dụng của ngân hàng, Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay, Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng, Sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả, Nguyên nhân từ môi trường chính trị và pháp l, Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn như năng lực quản trị, điều hành của khách hàng, tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay 1.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại là tổng hòa các biện pháp, chính sách của ngân hàng thương mại tác động tới 6
  8. hoạt động tín dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng tới mức có thể chấp nhận được 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. 1.2.2.2. Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, trong quá trình cho vay và sau khi cho vay. Để có thể phân tích đánh giá khách hàng cần thu thập thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản. Đo lường rủi ro tín dụng cần được thực hiện đối với từng khoản vay/khách hàng, đối với danh mục các khoản vay/khách hàng và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng. Ứng phó rủi ro tín dụng: Để ứng phó rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các công cụ phân tán rủi ro, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm rủi ro và xử lý nợ xấu:- Phân tán rủi roPhân tán rủi ro trong 7
  9. hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Xử lí nợ xấu: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lí nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận nợ xấu. 1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện song song với hoạt động quản lý rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. 1.2.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng Tài trợ rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản tín dụng được tài trợ rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng và ngân hàng tiếp tục sử dụng các biện pháp khắc phục và xử lý đế tận thu hồi nợ. Nguồn vốn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, qũy dự phòng tài chính, trợ cấp của Chính phủ. 8
  10. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Các văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể là 5 nhóm: “a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. 9
  11. Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Căn cứ vào phân loại nợ, để đánh giá năng lực quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có thể dựa vào các chỉ số sau: Giảm tỷ lệ nợ quá hạn Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn = Tỷ lệ nợ quá hạn năm n – Tỷ lệ nợ quá hạn n-1 Tốc độ giảm tỷ lệ nợ quá hạn = (Tỷ lệ nợ quá hạn năm n – Tỷ lệ nợ quá hạn n-1)/ Tỷ lệ nợ quá hạn năm n-1 Giảm tỷ lệ nợ xấu Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu năm n – Tỷ lệ nợ xấu n-1 Tốc độ giảm tỷ lệ nợ xấu = (Tỷ lệ nợ xấu năm n – Tỷ lệ nợ xấu n-1)/Tỷ lệ nợ xấu năm n-1 Giảm tỷ lệ nợ khó đòi Mức giảm tỷ lệ nợ khó đòi = Tỷ lệ nợ khó đòi năm n – Tỷ lệ nợ khó đòi n-1 Tốc độ giảm tỷ lệ nợ khó đòi = (Tỷ lệ nợ khó đòi năm n – Tỷ lệ nợ khó đòi n-1)/Tỷ lệ nợ khó đòi năm n-1 Giảm tỷ lệ mất vốn Mức giảm tỷ lệ nợ mất vốn = Tỷ lệ nợ mất vốn năm n – Tỷ lệ nợ mất vốn năm n-1 Tốc độ giảm tỷ lệ mất vốn = (Tỷ lệ mất vốn năm n – Tỷ lệ mất vốn năm n-1)/Tỷ lệ mất vốn năm n-1 Giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Dự phòng RRTD Tỷ lệ trích lập phòng = Tổng dư nợ kỳ báo cáo dự RRTD phòng được trích lập 10
  12. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ 2.1. Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Sơn, Phú Thọ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT huyên Thanh Sơn là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 19/6/1998, tiền thân là ngân Ngân hàng Nhà nước huyện Thanh Sơn, trụ sở chính đặt tại thị trấn Thanh Sơn là trung tâm của huyện, nơi tập trung đông dân cư nên đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thu hút khách hàng. Ngân hàng nhà nước có quy chế về tổ chức hoạt động, hình thành hội đồng Ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn được hình thành cùng với việc hình thành cấp huyện. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 48 cán bộ. Là một Ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, nhân sự còn hạn chế, bởi vậy phương châm hoạt động của Ngân hàng là gọn nhẹ, hiệu quả và an toàn. Chính phương châm này đã giúp chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Sơn tự hoàn thiện mình và luôn có được những kinh nghiệm mới, vận dụng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để chi nhánh ngày càng phát triển và kinh doanh có lãi. 11
  13. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ĐVT: Tỷ đồng Năm Năm 2016 2017 2015 STT Nội dung 2016/ 2017/ Giá trị Giá trị 2015 Giá trị 2016 (%) (%) 1 Doanh thu 112,395 139,441 24,06 161,45 15,78 Tín dụng 109,122 135,089 23,80 156,884 16,13 Ngoài tín 3,273 4,352 32,97 4,566 4,91 dụng 2 Chi phí 75,32 89,721 19,12 103,621 15,49 3 Lợi nhuận 43,357 54,555 25,83 63,872 17,08 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ các năm 2015 – 2017 Qua bảng 2.1 có thể thấy, trong giai đoạn từ 2015 tới 2017 thì NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Thanh Sơn đã có sự thay đổi khá lớn về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, về doanh thu năm 2016 so với năm 2015 tăng 27,046 tỷ đồng tương ứng tăng 24,06%; Lợi nhuận tăng 11,198 tỷ đồng tương ứng 25,83%. Năm 2017 doanh thu tăng 15,78 so với năm 2016, lợi nhuận tăng 17,08% so với năm 2016, tương ứng tăng 9,217 tỷ đồng. đạt được thành tích đó là do những chính sách tín dụng được triển khai, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân thông qua việc tổ chức họp ban chỉ đạo vay vốn, trưởng khu dân cư các xã trong huyện cùng với những thay đổi trong cơ chế của NH theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đó là một trong những nguyên nhân phát triển được thị trường tín dụng. Các đề án do NHNo tỉnh Phú Thọ xây dựng được vận dụng khai thác ngày càng 12
  14. hiệu quả, trở thành sương sống để chi nhánh đề ra giải pháp của mình đúng định hướng, phù hợp với thực tế. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 Cơ cấu dư nợ cho vay theo nguồn vốn Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo nguồn vốn tại chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng (%) (%) (%) Tổng dư nợ 1026,563 100,00 1195,616 100,00 1360,00 100,00 Dư nợ theo loại nguồn vốn Dư nợ vốn thông 1023,600 99,71 1193,358 99,81 1357,70 99,83 thường Dư nợ vốn UTĐT 2,963 0,29 2,258 0,19 2,30 0,17 Dự án ADB 1,964 0,19 0,000 0,00 0,00 0,00 Dự án AFD 0,629 0,06 2,000 0,17 2,000 0,15 Dự án Bioga 0,370 0,04 0,258 0,02 0,300 0,02 Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNN&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ các năm 2015, 2016, 2017 Năm 2015 dư nợ 1026,563 tỷ đồng, năm 2016 dư nợ tín dụng là: 1195,616 tỷ đồng và năm 2017 dư nợ tín dụng là: 1360 tỷ đồng. Vậy, quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng. Thị phần cho vay tính đến 2017 là 2472 tỷ đồng, chiếm 55% tổng dư nợ trên địa bàn. Điều này do cơ chế của Nhà nước mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn thực hiện nhanh gọn. 13
  15. 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ 2.3.1. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 2.3.1.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng Để nhận biết rủi ro tín dụng, Ngân hàng đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng của Chi nhánh bao gồm nhận biết rủi ro tín dụng trước giai đoạn cho vay (là giai đoạn đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng) và nhận biết rủi ro trong giai đoạn sau cho vay (được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý). Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng trước cho vay được thực hiện trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và lập báo cáo đánh giá khách hàng: Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào nhóm dấu hiệu thuộc về phía khách hàng như số dư tài khoản, thanh toán lương, thanh toán cho nhà cung cấp, các khoản nợ nhà cung cấp, khả năng thanh toán, doanh số bán hàng, các 14
  16. khách hàng và nhà cung cấp chính, báo cáo tài chính... Các nhóm dấu hiệu này được cán bộ tín dụng lập bảng theo từng khách hàng. Trên cơ sở các nhóm dấu hiệu rủi ro tín dụng và các thông tin liên quan đến công ty, cán bộ khách hàng lập báo cáo đánh giá khách hàng. 2.3.1.2. Đo lường rủi ro tín dụng Để đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phân tích đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với cả khách hàng và bản thân nội bộ ngân hàng. Hiện nay NHNN&PTNT chi nhánh Thanh Sơn đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Bản chất của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Nội dung và Quy trình xếp hạng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau: Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp: Hệ thống xếp hạng này phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 02 phần là: tài chính và phi tài chính. Bảng 2.3. Phân loại nợ của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Thanh Sơn đối với doanh nghiệp Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ Từ Đến 91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn 81 90 AA Đủ tiêu chuẩn 71 80 A Đủ tiêu chuẩn 66 70 BBB Cần chú ý 15
  17. 61 65 BB Cần chú ý 56 60 B Dưới tiêu chuẩn 51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn 46 50 CC Nghi nghờ 41 45 C Nghi ngờ 0 40 D Có khả năng mất vốn Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường doanh nghiệp; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Điểm của phần tài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiểm khoảng 70-75% tổng điểm xếp hạng. 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 2.3.2.1. Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn Từ số liệu bảng 2.15 có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giảm qua các năm: Năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh khá cao là 4,071% (Việc tăng tỷ lệ nợ quá hạn là do món vay 21 tỷ của công ty chè Phú Lâm, do từ năm 2014 công ty đầu tư dây chuyền sản xuất mới, năm 2015 chưa thu hồi được vốn. Bên cạnh đó, lượng chè xuất khẩu của 16
  18. công ty gặp khó khăn), năm 2016 giảm còn 1,867% và năm 2017 giảm còn 1,391% dưới mức cho phép, Năm 2016 giá trị cụ thể dư nợ quá hạn tại chi nhánh là 22,318 tỷ đồng, giảm về mặt trị tuyệt đối là 19,475 tỷ đồng tương đương giảm 46,6% so với năm 2015. Bảng 2.4. Nợ quá hạn tại chi nhánh các năm 2015 – 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ 1026,563 1195,616 1360,000 -Dư nợ quá hạn 41,793 22,318 18,917 Tỷ lệ dư nợ quá hạn (%) 4,071 1,867 1,391 Mức giảm dư nợ quá hạn +19,98 -19,475 -3,401 Mức giảm tỷ lệ dư nợ quá +2,460 -1,181 -0,342 hạn (%) Tỷ lệ dư nợ quá hạn của 2,030 2,010 1,890 Agribank Việt Nam (%) Mức giảm tỷ lệ dư nợ quá hạn của Agribank Việt -0,00995 -0,06349 Nam (%) Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ các năm 2015, 2016 2017 và tính toán của tác giả 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ 2.4.1 Thành tựu Trong giai đoạn 2015 – 2017, công tác quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã đạt được một số thành tựu, góp phần phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng. Nội dung quản lý rủi ro đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: Thiết lập một môi trường quản trị rủi ro tín dụng phù hợp; Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh; Duy trì một quy trình quản trị, đo lường và giám sát 17
  19. tín dụng phù hợp; Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giảm qua các năm. mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn của Chi Nhánh thấp hơn so với Agribank Việt Nam. Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng qua 3 năm đều dưới mức 2% và vẫn nằm trong khoảng dao động bình thường. Dự phòng cụ thể có những biến động không lớn. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế Mặc dù Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt trong quản lý rủi ro tín dụng nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Các nội dung quản trị rủi ro tín dụng chưa được thực hiện khoa học, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên mức giảm có xu hướng chậm dần. 2.4.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của NHNN&PTNT chi nhánh Thanh Sơn Do Chi nhánh chưa áp dụng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2. Khi áp dung quy trình quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động kiểm soát nội bộ của ngân hàng trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Sự phối hợp trong việc cung cấp thông tin khách hàng còn nhiều bất cập, nhân sự của ngân hàng nói chung và của bộ phận quản trị trị rủi ro còn hạn chế về trình độ, nhận thức đối với quản trị rủi ro tín dụng 18
  20. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ 3.1. Định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ . Cùng với những định hướng về phát triển hoạt động tín dụng thì trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2018, NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Thanh Sơn xây dựng định hướng trong quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau: - Quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng. - Các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo luôn duy trì tốc độ tăng trưởng dự nợ, tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng nhưng duy trì an toàn trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 2,0%. - Thấm nhuần văn hóa quản trị rủi ro, nghiêm túc tuân thủ các quy định/chính sách/điều kiện phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Thanh Sơn, đặc biệt coi trọng tuân thủ giám sát sau giải ngân. Tăng cường công tác giám sát chất lượng tín dụng từ xa, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, đưa ra các cảnh báo kịp thời, hiệu quả. Kiểm tra tình hình thực tế để nắm vững thực trạng tài chính, năng lực kinh doanh, tài sản đảm bảo và những khó khăn thực sự của khách hàng. Xây dựng và triển khai các giải pháp phù hợp với từng khách hàng, hạn chế thấp nhất phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Triển khai 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1