TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định<br />
Tác giả luận văn: Phạm Văn Long - Khóa 2010<br />
Người hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Phân tích toàn diện thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Nam Định trong gian đoạn<br />
hiện nay, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và<br />
những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định đến năm<br />
2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tôi lựa chọn đề tài luận văn: "Thực trạng và giải pháp<br />
tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định".<br />
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài<br />
- Mục tiêu: Đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Nam<br />
Định trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để tăng cường thu hút<br />
đầu tư vào tỉnh Nam Định trong thời gian tới.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến<br />
thu hút đầu tư trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI trên địa bàn tỉnh<br />
Nam Định.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, nghiên cứu<br />
thống kê, so sánh đối chiếu giữa các kỳ số liệu.<br />
3. Nội dung chính của Luận văn<br />
<br />
3.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút đầu tư: Nêu những vấn đề cơ bản về đầu tư và<br />
thu hút đầu tư, những tác động của thu hút đầu tư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;<br />
đồng thời cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết thu hút đầu tư.<br />
3.2. Thực trạng thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định<br />
a) Những thành tựu đạt được: Thu hút đầu tư trong thời gian qua tại Nam Định đã<br />
có bước tiến đáng kể, hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa<br />
bàn đã có đóng góp nhất định vào quá trình tăng trưởng và phát triển KT-XH của địa<br />
<br />
1<br />
<br />
phương, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và thúc đẩy xuất<br />
khẩu hàng năm.<br />
b) Hạn chế, tồn tại: Các dự án thu hút vào địa bàn tỉnh những năm qua còn ít về số<br />
lượng và nhỏ bé về quy mô. Còn nhiều bất cập trong cơ cấu đầu tư cả về cơ cấu theo địa<br />
bàn và theo lĩnh vực đầu tư. Hiệu quả hoạt động và kết quả thực hiện đầu tư của nhiều dự<br />
án còn thấp. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường khi triển khai thực hiện các dự án chưa<br />
thực sự được quan tâm.<br />
3.3. Phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định<br />
- Tiếp tục thực hiện tốt quá trình cải cách hành chính và tăng cường năng lực quản<br />
lý nhà nước để hỗ trợ một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu đầu tư vào tỉnh.<br />
- Hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các khu công nghiệp,<br />
cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc hình thành quỹ đất sạch. Phát triển<br />
đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng nguồn<br />
nhân lực tạo các điều kiện cần và đủ để chào đón các nhà đầu tư.<br />
- Giải pháp về xúc tiến đầu tư, đây là con đường ngắn nhất để tiếp cận và cũng là<br />
cầu nối để cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư.<br />
4. Kết luận:<br />
Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về đầu tư, tiêu chí<br />
đánh giá của thu hút đầu tư, nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương; những tác<br />
động tích cực và tiêu cực của hoạt động đầu tư lên sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh<br />
Nam Định. Vẽ lên bức tranh tổng thể về thực trạng thu hút đầu tư tại Nam Định; phân<br />
tích, đánh giá, từ đó tổng kết những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên<br />
nhân. Nêu lên được xu hướng của nguồn vốn đầu tư, xây dựng các quan điểm và giải<br />
pháp có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm tăng cường thu hút và duy trì tăng trưởng<br />
đầu tư vào Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.<br />
Những giải pháp luận văn đưa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng thực tế đối với<br />
Nam Định trong giai đoạn hiện nay và gợi mở một số những vấn đề đòi hỏi cần phải tiếp<br />
tục nghiên cứu bổ sung.<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />