intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Toán học: Xây dựng một số bài giảng dạy học chủ đề phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên của luận văn là nghiên cứu những cơ sở lý luận của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, những biểu hiện của tính tích cực. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua dạy học phần phương trình lương giác, ban nâng cao lớp 11 trung học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Toán học: Xây dựng một số bài giảng dạy học chủ đề phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CHÍ CHIÊN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI GIẢNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN TOÁN) MÃ SỐ: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Anh Vinh HÀ NỘI – 2014 1
  2. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................i Mục lục............................................................................................................ii Danh mục các bảng .........................................................................................v MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................5 1.1. Một số khái niệm tính tích cực ...............................................................5 1.1.1. Một số quan niệm về tính tích cực .......................................................5 1.1.2. Khái niệm tính tích cực nhận thức .......................................................5 1.2. Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức ..........................................6 1.3. Mức độ tính tích cực nhận thức của học sinh .........................................9 1.4. Một vài đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh .........................9 1.5. Về nguyên nhân của tính tích cực nhận thức của học sinh ...................... 10 1.6 . Hứng thú và vấn đề tích cực hoạt động nhận thức của học sinh ............ 11 1.7. Một số quan điểm nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh ....................................................................................................... 12 1.8. Những nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh ...................................................................... 15 1.9. Phương pháp dạy học và vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học môn toán ............................................................. 16 1.9.1. Phương pháp dạy học ............................................................................ 16 1.9.2. Tổng thể các phương pháp dạy học ...................................................... 16 1.9.3. Phương pháp dạy học và vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học môn toán ..................................................... 17 1.10. Thực trạng của vấn đề dạy học Toán theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh ở trường Trung học phổ thông Yên 1
  3. Phong số 1 ....................................................................................................... 19 Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 21 Chƣơng 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI GIẢNG CHỦ ĐỀ PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ............................................ 22 2.1. Một số vấn đề về nội ............................................................................... 22 2.1.1. Mục tiêu chương ................................................................................... 22 2.1.2. Nội dung và phân phối chương trình trong phần phương trình lượng giác ..................................................................................................................... 23 2.2. Định hướng thiết kế bài giảng nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh thông qua dạy học chủ đề phương trình lượng giác ......... 23 2.2.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 23 2.2.2. Đối với học sinh .................................................................................... 24 2.2.3. Giải pháp cụ thể đối với từng loại bài dạy ............................................ 35 2.3. Một số giáo án về chủ đề phương trình lượng giác trên tinh thần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh ................................................ 38 2.3.1. Giáo án 1 ............................................................................................... 38 2.3.2.. Giáo án 2 .............................................................................................. 43 2.3.3. Giáo án 3 ............................................................................................... 49 2.3.4. Giáo án 4 ............................................................................................... 54 2.3.5. Giáo án 5 ............................................................................................... 61 Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 75 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................... 76 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 76 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................. 76 3.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 76 3.4. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 77 3.4.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 77 3.4.2. Kế hoạch thực hiện ............................................................................... 77 3.4.2. Kế hoạch thực hiện ............................................................................... 77 2
  4. 3.4.3. Tiến hành thực nghiệm ......................................................................... 77 3.5. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 78 3.5.1. Giáo án cũ ............................................................................................. 78 3.5.2. Phân tích nội dung thực nghiệm ........................................................... 81 Kết luận Chương 3 .......................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 92 1. Kết luận ....................................................................................................... 92 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 3
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc phát huy tính tích cực của người học trong quá trình dạy học từ lâu đã được những nhà giáo dục coi là một trong những điều kiện cơ bản nhất để đạt kết quả cao trong quá trình dạy học. Muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học thì cần rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, coi đây không chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà là mục tiêu quan trọng của dạy học. Trong thời đại “bùng nổ thông tin” hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự gia tăng nhanh chóng và thường xuyên của khối lượng thông tin, tri thức thì việc dạy không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp học, thời gian học ở nhà trường lại có hạn nên đòi hỏi con người phải có thái độ và năng lực cần thiết để tự định hướng, tự cập nhật và làm giàu tri thức của mình nhằm đáp ứng được những yêu cầu của một thế giới thay đổi nhanh chóng. Muốn vậy cần phải có thói quen học tập suốt đời và phải phát huy được tính tích cực nhận thức trong quá trình học tập không thụ động vào kiến thức mà thầy cô nhà trường giảng dạy. Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đó là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho người học có được kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người. Học tập Toán không thể không đi theo xu thế đó. Đặc biệt phần phương trình lượng giác là phần không thể thiếu trong chương trình toán phổ thông, vì phần kiến thức này cung cấp hệ thống các kiến thức cơ bản về phương trình lượng giác, nhằm rèn luyện phát triển tư duy lôgic, kĩ năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết bài tập. Tuy nhiên đây lại là phần có rất nhiều các công thức và rất dễ nhầm lẫn giữa công thức này và công thức khác, 4
  6. do vậy trong quá trình học học sinh cần phát huy tính tích cực nhận thức nhằm hiểu bài một cách sâu hơn và tránh thụ động. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng một số bài giảng dạy học chủ đề phƣơng trình lƣợng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên của luận văn là nghiên cứu những cơ sở lý luận của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, những biểu hiện của tính tích cực. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua dạy học phần phương trình lương giác, ban nâng cao lớp 11 trung học phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung vào bốn nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và việc dạy học phần phương trình lương giác, đại số 11. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quả trình học tập. - Đề xuất một số bài giảng dạy học nội dung phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc nghiên cứu và các giải pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với phương án đã đề ra. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học phần phương trình lượng giác ở trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: xây dựng một số bài giảng dạy học nội dung phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 5. Vấn đề nghiên cứu 5
  7. Dạy học nội dung phần phương trình lượng giác đại số 11 ban nâng cao như thế nào để nhằm phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh? 6. Giả thuyết khoa học Dạy học nội dung phương trình lượng giác trong phần đại số 11 theo hướng phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn toán trong trường trung học phổ thông. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nội dung phương trình lượng giác trong sách giáo khoa, sách bài tập đại số 11 ban nâng cao và các sách tham khảo. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận của đề tài: + Bước đầu xác định được cơ sở lí luận cơ bản về tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và quá trình dạy học theo hướng dạy cách phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. + Đề ra phương án dạy học nội dung phương trình lượng giác theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh Trung học phổ thông trong quá trình dạy học Toán. -Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: + Nội dung luận văn có thể giúp giáo viên có thêm tư liệu phục vụ việc giảng dạy phần phương trình lượng giác lớp 11 ban nâng cao. + Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán phương trình lượng giác góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán trong trường phổ thông. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lí luận: các cơ sở tâm lý học, giáo dục học và dạy học môn Toán; các định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán; các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài. 6
  8. - Điều tra và quan sát: điều tra việc dạy của giáo viên, học của học sinh, thực trạng học của học sinh qua các hình thức: dự giờ, quan sát, phỏng vấn trực tiếp. - Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã được đề xuất trong luận văn. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Xây dựng một số bài giảng chủ đề phương trình lượng giác nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 7
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Thế Thạch, Phạm Đức Quang (2007), Giới thiệu giáo án toán 11. Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Nguyễn Hữu Châu (2012), Tập bài giảng lớp Thạc sỹ LL – PPDH môn Toán. 3. Lê Hồng Đức (2006), Giải toán lượng giác. Nhà xuất bản Hà Nội 4. Nguyễn Trung Hiếu (2010), Nâng cao năng lực tự học và kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 10 phổ thông qua dạy học giải phương trình. Luận văn thạc sĩ. 5. Bùi Thị Thanh Hoa (2012), Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học nội dung bất đẳng thức trong chương trình toán trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ. 6. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản Giáo Dục. 7. Bùi Thị Hƣờng (2012), Giáo trình phương pháp dạy học môn toán ở thpt theo hướng tích cực. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt nam. 8. Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Nhà xuất bản Giáo dục. 9. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Trần Thị Thanh Nga (2008), Dạy học tự học cho học sinh thông qua chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” hình học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ. 12. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 13. Bùi Văn Nghị, Vƣơng Dƣơng Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kì 2004-2007. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 8
  10. 14. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 15. Lê Hoành Phò (2011), Bài tập và phương pháp giải Đại số 11. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Trần Phƣơng (2010), Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn toán về phương trình lượng giác. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 17. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2010), Đại số và giải tích 11 nâng cao Sách giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục. 18. Nguyễn Thế Thạch (chủ biên) (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 19. Dƣơng Thị Thúy (2013), Rèn luyện năng lực tự học thông qua dạy học nội dung đường thẳng và mặt phẳng song song trong không gian. Luận văn thạc sĩ. 20. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy – Tự học. NXB Giáo dục. 21. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỹ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (1998), Học và dạy cách học. Nhà xuất bản Sư phạm. 22. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (1998), Quá trình dạy tự học. Nhà xuất bản Giáo Dục. 23. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học Toán thế nào cho tốt. NXB Giáo Dục. 24. Thái Duy Tuyên (2008), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Nhà xuất bản Giáo Dục. 25. Đỗ Thanh Sơn (2007), Phương pháp giải toán hình học 11. Nhà xuất bản Giáo dục. 26. Trần Vinh (2008), Thiết kế bài giảng Đại Số và Giải Tích 11 nâng cao. Nhà xuất bản Hà Nội. 27. Phạm Viết Vƣợng (2007), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2