intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế<br /> đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan<br /> về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu<br /> Đào Thịnh Vinh<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br /> Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Sơn<br /> Năm bảo vệ: 2011<br /> Abstract. Những vấn đề lý luận về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trách nhiệm<br /> pháp lý của đối tượng nộp thuế với hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất<br /> khẩu, thuế nhập khẩu. Nghiên cứu thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý của đối<br /> tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam.<br /> Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế do vi<br /> phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.<br /> Keywords. Luật kinh tế; Thuế quan; Pháp luật Việt Nam; Luật Hải quan<br /> <br /> Content<br /> 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br /> Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc<br /> đảm bảo thực hiện nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, để tăng cường nguồn thu, nhà<br /> nước cần có những biện pháp đẩy mạnh việc quản lý nguồn thu từ TXK, TNK tránh thất thu<br /> cho ngân sách.<br /> Theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Trung ương Đảng về hội nhập<br /> kinh tế quốc tế, chính sách quản lý nhà nước về hải quan được định hướng phát triển theo xu<br /> hướng hội nhập quốc tế nhưng phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.<br /> Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế<br /> như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái<br /> Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… quá trình tham gia vào các tổ<br /> chức này, đã từng bước tháo gỡ những cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây<br /> dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng xã hội chủ<br /> nghĩa. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, giảm thiểu và dần xóa<br /> bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hóa, dịch<br /> vụ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam<br /> tham gia. Trong xu hướng chung đó, Hải quan Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Hải quan thế<br /> giới (WCO), từng bước đẩy mạnh cải cách thủ tục HQ, hiện đại hóa các hoạt động của mình<br /> nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh tế, phục vụ tốt cho phát triển xuất nhập khẩu, đầu tư<br /> ...<br /> <br /> Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ban đầu nguồn thu từ TXK, TNK có thể<br /> giảm xuống, nhưng sẽ làm tăng lên số lượng các đối tượng tham gia hoạt động xuất nhập<br /> khẩu, các loại mặt hàng xuất nhập khẩu cũng được khuyến khích phát triển đa dạng về mặt<br /> hàng và loại hình. Chính vì lẽ đó các hành vi vi phạm pháp luật về TXK, TNK ngày càng<br /> tăng cả về số lượng, quy mô, tính chất và mức độ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có một hệ<br /> thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất để điều chỉnh, ngăn chặn và chống lại những vi phạm<br /> pháp luật phát sinh, đây là một yêu cầu bức thiết đang được đặt ra với BTC, Tổng cục Hải<br /> quan và các bộ, ngành trong việc quản lý TXK, TNK.<br /> Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, Luật Quản lý thuế năm 2006 ra đời<br /> là một quá trình pháp điển hóa rất lớn các quy phạm pháp luật về TXK, TNK, tạo tiền đề cho<br /> việc quản lý HQ với các loại hàng hóa trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu. Quá trình thực<br /> hiện các luật này thực sự đã tạo ra một hành lang pháp lý hiệu quả cho việc thu thuế và thực<br /> hiện các nội dung liên quan đến chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của nước ta.<br /> Tác giả chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành<br /> vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” làm đề tài luận văn thạc<br /> sĩ vì những lý do sau đây:<br /> - Trong thời gian qua, vi phạm pháp luật về TXK, TNK xảy ra càng nhiều, quy mô<br /> càng lớn với những hành vi tinh vi, phức tạp, có hiện tượng câu kết để trốn thuế nhằm trục<br /> lợi. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay của xã hội là cần hoàn thiện pháp luật HQ về TNPL<br /> liên quan đến TXK, TNK. Tác giả mong muốn nghiên cứu, phân tích và làm rõ những quy<br /> định của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật trong lĩnh vực HQ nói riêng về TNPL<br /> của đối tượng nộp thuế do vi phạm về TXK, TNK.<br /> - Bản thân hiện đang công tác tại Vụ Pháp chế thuộc Tổng cục Hải quan, là đơn vị<br /> tham mưu cho ngành Hải quan về xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật về TXK, TNK<br /> nên có thể tiếp cận nhiều vấn đề liên quan đến TXK, TNK, tác giả có thể tham khảo được<br /> kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về vấn đề TNPL khi vi phạm về TXK, TNK từ đó có sự so<br /> sánh với pháp luật trong nước, nhằm chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp<br /> dụng TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật về TXK, TNK tại Việt Nam và đề<br /> xuất một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật này.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu<br /> Hiện nay, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về pháp luật HQ và xử phạt<br /> vi phạm hành chính, có những bài viết theo quan niệm khoa học pháp lý có đề cập đến vấn đề<br /> xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng chỉ ở mức độ khái lược. Ví dụ: “Tìm hiểu về xử phạt<br /> vi phạm hành chính” của tác giả Phạm Dũng - Hoàng Sao hay luận án “Đổi mới và hoàn<br /> thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay” của tiến sĩ Vũ Ngọc Anh, luận án “Tiếp tục<br /> cải cách, hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” hay một<br /> số bài nghiên cứu trên Tạp chí Luật học, cũng như một số chuyên đề giảng dạy môn xử lý vi<br /> phạm pháp luật, đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực HQ của Tổng cục Hải quan có đề<br /> cập đến việc xử lý do vi phạm pháp luật HQ về TXK, TNK nhưng ở mức độ sơ lược, chưa<br /> tập trung vào TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật HQ về TXK, TNK.<br /> Chính vì vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên, tương đối đầy đủ và<br /> toàn diện về vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế khi vi phạm pháp luật về TXK, TNK, Luận<br /> văn thực hiện các nội dung sau:<br /> - Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hải quan Việt Nam về vấn đề TNPL của<br /> đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật hải quan về TXK, TNK để đưa ra các luận cứ khoa<br /> học và những lý giải mang tính lý luận nhằm góp phần định hướng hoàn thiện về TNPL nói<br /> chung.<br /> - Đưa ra một số đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNPL của đối tượng nộp<br /> thuế do vi phạm pháp luật hải quan về TXK, TNK nói riêng.<br /> <br /> - Kết quả nghiên cứu có thể được dùng như tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa<br /> học và thực tiễn áp dụng vấn đề này với ngành Hải quan và với mỗi cán bộ, công chức Hải<br /> quan.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.<br /> Mục đích nghiên cứu của luận văn là để làm rõ một số nội dung pháp lý, cơ sở lý luận<br /> và thực tiễn về vấn đề TNPL của đối tượng nộp thuế do vi phạm pháp luật HQ về TXK,<br /> TNK. Qua đó, đánh giá tổng thể thực trạng áp dụng trong những năm qua, chỉ ra những tồn<br /> tại, đồng thời có sự so sánh quy định này với quy định của một số nước trên thế giới để kiến<br /> nghị việc hoàn thiện pháp luật về HQ khi thực hiện việc quản lý TXK, TNK trước yêu cầu<br /> đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật này tại Việt Nam.<br /> Với phạm vi của một luận văn thạc sỹ Luật học, cũng như kinh nghiệm có hạn, người<br /> viết luận văn không đi sâu tìm hiểu hết các quy định về TNPL nói chung như: TNPL hình sự,<br /> TNPL dân sự, TNPL kỷ luật…mà chỉ đi sâu tìm hiểu, làm rõ một số vấn đề có tính chất cơ<br /> bản, cốt lõi và còn nhiều bất cập xung quanh vấn đề TNPL hành chính của đối tượng nộp<br /> thuế khi vi phạm pháp luật về TXK, TNK.<br /> 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn được nghiên cứu, hoàn thiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của chủ<br /> nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà<br /> nước và pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện chế định về hành vi vi phạm pháp luật<br /> hải quan về TXK, TNK.<br /> Việc nghiên cứu được sử dụng kết hợp từ lý luận đến thực tiễn, giữa các phương pháp<br /> như: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, đối chiếu và dự đoán để giải quyết<br /> những vấn đề đã được xác định trong luận văn.<br /> 5. Kết cấu của luận văn.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu<br /> thành 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trách nhiệm pháp<br /> lý của đối tượng nộp thuế với hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế<br /> nhập khẩu;<br /> Chương 2: Thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế do vi phạm<br /> pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam;<br /> Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế<br /> do vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.<br /> <br /> References<br /> Tiếng Việt<br /> Các văn kiện và nghị quyết của Đảng<br /> 1. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2005), Nghị<br /> quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005, “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống<br /> pháp luật việt nam đến năm 2010, định hướng đến 2020”, Hà Nội.<br /> 2. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2005), Nghị<br /> quyết số 49 - NQ/ TW ngày 02/6/2005 “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà<br /> Nội.<br /> 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB<br /> chính trị quốc gia, Hà Nội.<br /> Văn bản pháp qui<br /> 4. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 về việc Ban hành<br /> Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử.<br /> <br /> 5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 Về việc ban<br /> <br /> hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.<br /> 6. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 Hướng dẫn việc phân<br /> loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu<br /> đãi, Biểu thuế xuất khẩu.<br /> 7. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (2006), Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTCNHNN ngày 04/01/2006 Hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế với<br /> ngân hàng và tổ chức tín dụng.<br /> 8. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Hướng dẫn thi hành<br /> thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.<br /> 9. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 Hướng dẫn về thủ<br /> tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế<br /> đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.<br /> 10. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 Quy định chi tiết<br /> thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý<br /> vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan<br /> và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số<br /> điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP.<br /> 11. Chính phủ (1977), Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 ban hành Điều lệ xử phạt vi<br /> cảnh.<br /> 12. Chính phủ (1996), Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 quy định việc xử phạt vi phạm<br /> hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.<br /> 13. Chính phủ (1998), Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 quy định về xử phạt vi<br /> phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.<br /> 14. Chính phủ (2000), Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 quy định về xử phạt vi<br /> phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.<br /> 15. Chính phủ (2003), Nghị định số 134/2003/NĐ- CP ngày14/11/2003 hướng dẫn chi tiết<br /> một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.<br /> 16. Chính phủ (2004), Nghị định số 138/2004/NĐ- CP ngày 17/6/2004 quy định về xử phạt<br /> vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.<br /> 17. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 Quy định chi tiết<br /> một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giát sát hải quan.<br /> 18. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi<br /> hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý<br /> mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.<br /> 19. Chính phủ (2007), Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác<br /> định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.<br /> 20. Chính phủ (2007), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định chi tiết thi<br /> hành một số điều của Luật Quản lý thuế.<br /> 21. Chính phủ (2007), Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy<br /> định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong<br /> lĩnh vực hải quan.<br /> 22. Chính phủ (2008), Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết và<br /> hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và<br /> Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm<br /> 2008.<br /> 23. Chính phủ (2009), Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi, bổ sung một<br /> số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP.<br /> <br /> 24. Chính phủ (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi<br /> <br /> hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.<br /> 25. Chính phủ (1948), Sắc lệnh 218/SL ngày 20/8/1948 ấn định tạm thời thuế nhập nội đối<br /> với hàng hóa từ vùng tạm chiếm mang vào vùng tự do.<br /> 26. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 232/HĐBT ngày 25/6/1992 quy định xử phạt<br /> vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.<br /> 27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br /> Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br /> 28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia,<br /> Hà Nội.<br /> 29. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật HQ số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001.<br /> 30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật<br /> Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.<br /> 31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số<br /> 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005.<br /> 32. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày<br /> 29/11/2006.<br /> 33. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 121/2003/QĐ-TTg ngày17/1/2003 kèm theo<br /> Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ 2003 đến 2007.<br /> 34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1995), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày<br /> 06/7 /1995.<br /> 35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày<br /> 02/7/2002.<br /> 36. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp<br /> lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.<br /> Sách, giáo trình<br /> 37. Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính (2002), Các quy định pháp luật hiện hành<br /> về xử phạt vi phạm hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội<br /> 38. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hành chính, NXB Giáo<br /> dục, Hà Nội.<br /> 39. Hoàng Phê - Chủ biên (2005), Từ điển Tiếng việt, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.<br /> 40. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hành chính, NXB Công an nhân<br /> dân, Hà Nội.<br /> 41. Trường Đại học Ngoại thương (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.<br /> Tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học<br /> 42. Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay,<br /> Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.<br /> 43. Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan (2003), Nghiên cứu tổng quan về địa vị pháp lý, thẩm<br /> quyền của HQ trong hoạt động quản lý nhà nước giai đoạn đến năm 2010, Đề tài khoa<br /> học, Mã số 06-N2003, Hà Nội.<br /> 44. Bộ Tài chính Tổng cục Hải quan (2005), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện<br /> pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc<br /> tế, Đề tài khoa học, Mã số 02-N2004, Hà Nội.<br /> 45. Bộ Tư pháp Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính (2001), Bộ luật Hình sự năm 1999 và các<br /> văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br /> 46. Phạm Dũng - Hoàng Sao (1988), Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính, NXB Pháp lý,<br /> Hà Nội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2