intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng của Khổng Tử về "nhân" qua mối quan hệ giữa "ái nhân" và "tri nhân"

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trình bày một cách hệ thống tư tưởng của Khổng Tử về nhân qua việc phân tích mối quan hệ giữa ái nhân và tri nhân, từ đó làm rõ ý nghĩa của nhân trong quan hệ ứng xử của con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng của Khổng Tử về "nhân" qua mối quan hệ giữa "ái nhân" và "tri nhân"

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ************<br /> <br /> NGUYỄN THỊ LAN<br /> <br /> T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ “NH¢N”<br /> QUA MèI QUAN HÖ GI÷A “¸I NH¢N” Vµ “TRI NH¢N”<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2009<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -----------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ LAN<br /> <br /> T¦ T¦ëNG CñA KHæNG Tö VÒ "NH¢N"<br /> QUA MèI QUAN HÖ GI÷A "¸I NH¢N" Vµ "TRI NH¢N"<br /> <br /> Chuyên ngành : Triết học<br /> Mã số<br /> <br /> : 60 22 80<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN NGUYÊN VIỆT<br /> <br /> HÀ NỘI - 2009<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong xu thế hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước, Đảng ta đã chỉ ra<br /> sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tư duy, “Kế thừa các giá trị truyền thống của<br /> dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người…Xây dựng nền văn hoá<br /> Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [24, tr. 213]1. Song, theo<br /> Ph.Ăngghen: “Muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì cho tới nay, không có một<br /> cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [50, tr. 487].<br /> Trong lịch sử tư tưởng dân tộc, Nho giáo cùng với các học thuyết khác<br /> trong tam giáo là Phật giáo và đạo Lão-Trang đã có đóng góp không nhỏ vào<br /> sự hình thành các giá trị truyền thống. Đó là một thực tế lịch sử cho tới nay<br /> không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng của tam<br /> giáo nói chung và của Nho giáo nói riêng, từ đó làm rõ những giá trị tích cực<br /> cũng như chỉ ra những hạn chế của nó là hết sức cần thiết.<br /> Như chúng ta đều biết, Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hội<br /> với nội dung tư tưởng căn bản về thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Để thực<br /> hiện mục đích này, các nhà sáng lập Nho giáo đã chủ trương dùng đạo đức để<br /> cảm hoá con người, giáo dục con người thành những chủ thể có đủ phẩm cách<br /> đạo đức của xã hội lý tưởng. Vì vậy, nội dung tư tưởng của Nho gia tập trung<br /> vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xã hội loạn lạc và con<br /> đường thiết lập, duy trì xã hội lý tưởng theo mô hình xã hội của những ông<br /> vua huyền thoại trong dã sử của Trung Quốc là Đường Nghiêu và Ngu Thuấn.<br /> Trong tư tưởng của Khổng Tử (551 - 479 trước CN), người sáng lập<br /> trường phái Nho gia, Nhân là phạm trù đạo đức bao trùm nhất và được ông lý<br /> giải theo nhiều phương diện khác nhau. Trong tác phẩm Luận Ngữ, Khổng Tử<br /> hơn trăm lần đề cập đến “chữ nhân”, do đó người đời sau mỗi khi nghiên cứu<br /> tư tưởng của Khổng Tử, lại tìm đến cách tiếp cận khác nhau theo cách hiểu<br /> của mình đối với “chữ nhân” đó.<br /> Chúng tôi thấy rằng, khi bàn đến phạm trù nhân trong học thuyết của<br /> Khổng Tử, trước hết phải nói đến "ái nhân" (yêu thương con người) và "tri<br /> . Từ đây trở đi, số đầu tiên trong ngoặc móc chỉ thứ tự tài liệu tham khảo, số thứ hai chỉ trang tài liệu được<br /> trích dẫn ở tài liệu này.<br /> 1<br /> <br /> nhân" (biết người). Đây là hai mệnh đề luôn đi liền với nhau, phản ánh tâm<br /> thế của chính nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, trong đó, có thể nói,<br /> mệnh đề thứ nhất ("ái nhân") là điều kiện “cần”, còn mệnh đề thứ hai ("tri<br /> nhân") là điều kiện “đủ” của nhân. Những nội dung khác của nhân đều liên<br /> quan và hầu như được rút ra từ hai mệnh đề này.<br /> Đây chính là cơ sở để Khổng Tử xác lập học thuyết mang tính nhân bản<br /> của ông, bởi vì trong cách đối đãi, ứng xử với người, Khổng Tử đã đồng nhất<br /> giữa “trí” và “tri” (trí giả tri nhân). Hai khái niệm này tuy có những điểm<br /> tương đồng về năng lực hiểu biết, nhưng lại khác nhau về cấp độ nhận thức<br /> cũng như năng lực tư duy.<br /> Từ vấn đề đặt ra ở trên, chúng tôi chọn đề tài "Tư tưởng của Khổng<br /> Tử về "nhân" qua mối quan hệ giữa "ái nhân" và "tri nhân" cho luận văn<br /> Thạc sĩ triết học của mình với hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu của đề<br /> tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng về nhân của Khổng Tử.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Nhân là phạm trù xuất phát, cốt lõi trong toàn bộ học thuyết Nho gia,<br /> được Khổng Tử lý giải theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, các công trình<br /> nghiên cứu về Nho gia khi đề cập đến phạm trù này đều thể hiện cách tiếp cận<br /> khác nhau tùy thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu. Từ trước tới nay,<br /> đã có rất nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về Nho gia nói<br /> chung và về phạm trù Nhân nói riêng, song, ở mức độ khái quát, có thể chỉ ra<br /> các hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:<br /> Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù nhân với ý nghĩa là<br /> phẩm chất đạo đức cơ bản của người quân tử - mẫu người lý tưởng theo quan<br /> điểm của Nho gia.<br /> Tác giả Trần Trọng Kim trong cuốn Nho giáo đã nghiên cứu sự hình<br /> thành, phát triển của Nho gia qua các thời kỳ lịch sử, từ khi ra đời thời<br /> Xuân Thu - Chiến Quốc phát triển qua các giai đoạn Tần, Hán, Đường,<br /> Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Nho giáo ở Việt Nam. Trong đó, ông đã<br /> <br /> trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo thông qua các đại biểu xuất<br /> sắc của Nho giáo qua từng thời kỳ. Bàn đến nhân, Trần Trọng Kim cho<br /> rằng: “Nhân là đầu của điều thiện, chủ bồi dưỡng sự sinh của trời đất”<br /> [40, tr. 50]; “Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho học” [40, tr. 55]; “Nhân<br /> với Trung cũng đồng một nghĩa”, “Chữ nhân bao hàm cả nghĩa chữ ái” [40,<br /> tr. 52]. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Trần Trọng Kim mới chỉ dừng lại ở<br /> việc lý giải một cách khái quát nhất nội hàm của của chữ nhân mà chưa<br /> đặt nó trong quan hệ với ái nhân và tri nhân.<br /> Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong cuốn Các bài giảng về tư<br /> tưởng phương Đông (sách do các học trò ghi chép, biên tập lại sau khi<br /> ông mất), đã thừa nhận nhân là hạt nhân trung tâm trong học thuyết của<br /> Khổng Tử. Ông cho rằng, "nhân" là trung thứ; khắc kỷ phục lễ là "nhân";<br /> hiếu đễ là gốc của "nhân", nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử và<br /> bao gồm các đức mục khác; “Nhân bao gồm: dũng (tinh thần dám làm<br /> việc nghĩa); thanh (trong sạch); đức (giữ mình đến mức không hiếu thắng,<br /> không khoe khoang, không oán giận); tài (tài năng)” [33, tr. 53], Trần<br /> Đình Hượu còn nhấn mạnh: “nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử,<br /> đức mục của người có địa vị trị nước, chăn dân chứ không phải một đức<br /> mục con người phổ biến” [33, tr. 53 ]. Cách tiếp cận như vậy của Trần<br /> Đình Hượu là đi từ diễn giải đến qui nạp để làm rõ nội hàm người quân<br /> tử. Tuy vậy, Trần Đình Hượu cũng mới chỉ lý giải một cách khái lược về<br /> nội dung của nhân và cũng chưa đề cập đến mệnh đề xuất phát trong<br /> phạm trù nhân của Khổng Tử là "ái nhân" và "tri nhân" (yêu người và<br /> biết người).<br /> Nguyễn Tài Thư trong Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ đã đi sâu<br /> phân tích các vấn đề về tính người, con người trong các quan hệ với tự nhiên<br /> và xã hội, các nhân cách lý tưởng trong Nho học sơ kỳ. Trong đó, ông đã tập<br /> trung làm rõ các nhân cách lý tưởng như “sĩ”, “quân tử”, “thánh”, đặc biệt là<br /> người quân tử, hình tượng con người tiêu biểu nhất trong quan niệm của đạo<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0