intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Cây dừa nước - Một biểu trưng văn hóa Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở đã tồn tại từ lâu đời ở vùng đất Nam Bộ, những điều kiện hình thành cây dừa nước, từ đó khảo sát tính biểu trưng văn hóa ở Nam Bộ, các giá trị văn hóa. Nêu thực trạng làm thay đổi đến cây dừa nước và hướng bảo tồn, phát huy trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Cây dừa nước - Một biểu trưng văn hóa Nam Bộ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  TRẦN NGỌC THỦY CÂY DỪA NƯỚC - MỘT BIỂU TRƯNG VĂN HÓA NAM BỘ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 10 năm 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH Phản biện 1: PGS.TS PHAN AN Phản biện 2: TS. MAI MỸ DUYÊN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 01 tháng 11 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hóa Nam Bộ vừa có nền tảng của truyền thống văn hóa dân tộc, vừa có những giá trị riêng hình thành nên phong cách văn hóa Nam Bộ. Về nông thôn Nam Bộ, ta sẽ dễ nhận ra hình ảnh những mái lá ẩn hiện trong xóm ấp, bên những dòng kênh, con rạch thân thuộc tự bao đời… những mái nhà lá truyền thống vẫn là nét văn hóa cư trú độc đáo, phổ biến khắp vùng quê sông nước. Đến nỗi, có người còn gọi dãy đất phía Nam đến tận chót mũi Cà Mau là “vương quốc dừa nước”. Vì vậy, cây dừa nước vừa có giá trị về vật chất, vừa có giá trị về tinh thần, là một phần quan trọng trong diện mạo văn hóa ở Nam Bộ, cũng như những giá trị văn hóa từ lâu đời đối với vùng đất và con người ở Nam Bộ. Cho nên, việc nghiên cứu về cây dừa nước là giữ gìn giá trị văn hóa vật chất, cũng như giá trị về tinh thần mà vùng đất Nam Bộ đã sinh ra nó, cũng như điều kiện ở nơi đây cho phép cây dừa nước tồn tại từ bao đời nay. Đặc biệt, cần quảng bá thế mạnh đặc trưng văn hóa dừa nước, trên vùng châu thổ sông Cửu Long. Đồng thời, tiến đến thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cây dừa nước. Từ đó, có sự tổng kết, khẳng định giá trị lịch sử hình thành và phát triển của cây dừa nước với những đóng góp quan trọng vào đời sống, lối sống, tâm tư, tình cảm của cư dân Nam Bộ trong nhiều thế kỷ qua.
  4. -2- Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề đã nêu trên, vấn đề về cây dừa nước hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa là vấn đề thực tiễn bức thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Cây dừa nước – một biểu trưng văn hóa Nam Bộ” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học, ngành Văn hóa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đã tồn tại từ lâu đời ở vùng đất Nam Bộ, những điều kiện hình thành cây dừa nước, từ đó khảo sát tính biểu trưng văn hóa ở Nam Bộ, các giá trị văn hóa. Nêu thực trạng làm thay đổi đến cây dừa nước và hướng bảo tồn, phát huy trong thời gian tới. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu về cây dừa nước ở Nam Bộ liên quan đến các công trình, văn bản như: Nhâm Hùng (2012), Nghề truyền thống Hậu Giang. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2012), Nghề truyền thống ở một số địa phương. Chu Xuân Biên (1953), Văn học dân gian Sóc Trăng. Trịnh Hoài Đức (1802 – 1820), Gia Định Thành Thông Chí. Trần Văn Ba (1993), nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học dừa nước ở Việt Nam”. Trần Xuân Hiệp (2007), thực hiện đề tài “Trồng dừa nước – giải pháp kỹ thuật sinh thái bảo vệ nền rừng ven kênh rạch và môi trường bền vững”. Và một tài liệu khác cho biết: khi khai quật các di chỉ văn hóa Óc Eo tại chân núi Ba Thê (An Giang), người ta phát hiện cách đây 1000 năm, cư dân vùng này đã biết chế tác cây dừa nước làm nhà và các dụng cụ phục vụ đời sống con người.
  5. -3- Tóm lại, về biểu trưng văn hóa của cây dừa nước ở Nam Bộ đến nay chưa có tài liệu, công trình khoa học nào tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, cũng như đi sâu tìm hiểu một cách khoa học về cây dừa nước – một biểu trưng văn hóa Nam Bộ để các nhà nghiên cứu, các ngành có thể đóng góp tư liệu cần thiết cho việc bảo tồn và phát huy hình ảnh cây dừa nước ở Nam Bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu cây dừa nước, sự hình thành cây dừa nước và biểu trưng của cây dừa nước ở vùng văn hóa Nam Bộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Ở Nam Bộ, trong đó chú trọng những địa phương có cây dừa nước đang sinh sống và phát triển. 5. Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu là vận dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp; liên ngành của văn hóa học kết hợp xã hội học và một số phương pháp khác như: phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điền dã, tham dự, so sánh. 6. Ý nghĩa việc nghiên cứu Từ việc nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển và hình thành nên biểu trưng văn hóa cây dừa nước ở Nam Bộ, đóng góp nguồn tài liệu cho những ai nghiên cứu về cây dừa nước, nghiên cứu văn hóa ở Nam Bộ. Từ kết quả nghiên cứu, giúp cho các cấp, các ngành nhận thức, đánh giá rõ về những tồn tại, việc phát huy những tiềm năng vốn có, đảm bảo các giá trị về cây dừa nước tồn
  6. -4- tại một cách phong phú và đa dạng về mọi mặt trong đời sống của người dân Nam Bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển với những tiềm năng của vùng đất Nam Bộ trong thời gian tới. Đề tài sẽ giúp cho các báo cáo, tham luận tại các cuộc hội nghị bàn về các vấn đề liên quan đến cây dừa nước, vận dụng vào thực tiễn phù hợp với điều kiện tình hình ở từng thời gian và không gian nhất định. 7. Bố cục của luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ở Nam Bộ. Chương 2: Cây dừa nước trong sự hình thành vùng đất ở Nam Bộ. Chương 3: Cây dừa nước trong đời sống văn hóa ở Nam Bộ.
  7. -5- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA Ở NAM BỘ 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Để tiếp cận và tìm hiểu về vấn đề này tôi xin chọn định nghĩa về văn hóa của Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [4, tr. 7]. Như vậy, tổng hợp từ những khái niệm trên, đề xuất khái niệm “Văn hóa là tất cả các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất của mình qua một chiều dài lịch sử của con người, là một hệ thống và các giá trị về vật chất lẫn tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ cuộc sống của con người, đưa con người hướng đến chân – thiện – mỹ và cả nhân loại liên quan chặt chẽ đến đời sống văn hóa”. 1.1.2. Khái niệm về biểu trưng Theo một số cách lý giải của các nhà khoa học thì “Biểu trưng là lấy cái này để chỉ cái kia đặc biệt là cái trừu tượng. Hay một biểu trưng là bất kỳ thực thể nào có thể chứa nghĩa hoặc có thể quy chiếu sang thực thể khác, được sử dụng như là một đại diện cho một loại thông tin nào đó thay thế có chứa nghĩa, biểu trưng còn gửi đến những biểu
  8. -6- nghĩa quan trọng như một trạng thái tinh thần, một tình cảm, một giọng điệu” [7, tr. 22]. Đây là nội dung cơ bản của khái niệm biểu trưng. Ngôn ngữ tượng trưng là một ngôn ngữ thế giới bên ngoài là tượng trưng cho thế giới nội tại, là tượng trưng cho linh hồn và tâm linh của chúng ta. Cuối cùng các biểu trưng và các hệ thống biểu trưng là một tập hợp biểu nghĩa mà cộng đồng văn hóa, mỗi cá nhân hiểu được, diễn giải, đánh giá, phê phán hoặc biến đổi chúng. Có ba loại tượng trưng: tượng trưng mang tính chất tập quán; tượng trưng mang tính chất ngẫu nhiên và tượng trưng phổ biến. Biểu trưng nó tồn tại trong cuộc sống là vì nó gắn với đối tượng nghiên cứu, là biểu trưng nghệ thuật, biểu trưng văn hóa. Nó là một phương tiện văn hóa, nó là hình ảnh của thế giới khách quan, mặt khác nó còn là hình ảnh của thế giới quan và nhân sinh quan của nghệ sỹ. Cụ thể hơn, biểu trưng thể hiện qua quan điểm thẩm mỹ, quan điểm tư tưởng của tác giả hoặc gắn với các loại hình nghệ thuật, văn hóa, như trong văn hóa vùng, miền, văn hóa Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm về biểu tượng Hiểu thế giới biểu tượng như là kết quả của sự tương tác giữa thế giới thực tại và thế giới ý niệm, với tư cách là đối tượng của văn hóa học là những sản phẩm, những giá trị văn hóa của mối quan hệ tương tác giữa ba thế giới ấy trong một toàn thể không tách rời, có thể giải mã văn hóa như một tổng thể các hệ thống ký hiệu, trong đó, văn hóa học coi trọng tâm là “hệ thống ký hiệu hàm nghĩa”, những biểu hiện then chốt nhất của văn hóa tinh thần. Nắm được
  9. -7- “cơ chế tạo nghĩa” là rất quan trọng để giải mã được tâm thức của một dân tộc. Nó giúp đi vào cấu trúc chiều sâu của văn hóa, những hằng số phát lộ “lý do lựa chọn” và “độ khúc xạ văn hóa” của dân tộc đó. “Có lẽ đó là vấn đề nan giải nhất để hiểu cái hồn văn hóa mà các cụ thường nói là “khí thiêng sông núi”, “hồn thiêng đất nước”, là “địa linh nhân kiệt”. Vấn đề này dường như trái với tinh thần “khoa học”, hay nói cách khác ngược lại, là tính duy lý khoa học sẽ bóp nghẹt cái duy cảm văn hóa” [17, tr. 104-108]. Theo PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên, đề xuất định nghĩa biểu tượng theo ký hiệu học văn hóa như sau: “Biểu tượng là tổ hợp các ký hiệu văn hóa dùng một đối tượng có tính đơn giản, dễ hiểu và gần gủi thay thế cho một đối tượng khác có tính phức tạp và trừu tượng nhằm thể hiện, bảo lưu và truyền tải ý niệm của con người và gắn bó mọi người theo kiểu cảm nhận thống nhất đối với thế giới và bản thân mình” [14, tr. 124]. Như vậy, giữa biểu trưng và biểu tượng có mối quan hệ với nhau, ở đây, cần nói sơ lược về biểu tượng, vì nó cho chúng ta biết cái nghĩa được chồng lấp theo thời gian. 1.2. Cơ sở thực tiễn về cây dừa nước ở Nam Bộ 1.2.1. Khái quát về vùng đất ở Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh, thành trong cả nước, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc
  10. -8- Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, chia làm 2 bộ phận miền gồm miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ [22, tr. 7-8] Lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay vốn là địa bàn của văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, cũng là thuộc địa của Chân Lạp, vùng đất với triều đại thời chúa Nguyễn, một bộ phận của xứ Đàng Trong vùng “Ngũ trấn” gồm Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên, chia làm 6 tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (năm 1834), nên thường gọi là Nam kỳ Lục tỉnh của nước Đại Nam, gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Từ năm 1874 đến năm 1945 vùng đất Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trở thành vùng đất Nam Bộ [25, tr. 8]. Bên cạnh đó, đây còn là nơi rừng ngập mặn đa dạng, mênh mông dọc ven biển có nhiều đầm lầy do các cửa sông tạo nên, tạo điều kiện cho rừng ngập mặn lấn dần ra biển, do vậy có nhiều vùng rừng đầm lầy như: Đồng Tháp, U Minh Thượng. Cư dân đã sớm phát hiện ưu thế cây tràm để khai thác đóng cừ làm nhà cửa và cây dừa nước trồng để giữ đất ven kênh rạch và chằm lá lợp nhà rất hợp địa hình trên vùng đất Nam Bộ này. 1.2.2. Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ Trải qua bao biến cố về mặt chính trị, vùng văn hóa ở vùng đất này luôn thể hiện tính đa dạng, phong phú như PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết đã nhận định: “Từ xưa, đây là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa của các thành phần dân cư khác nhau và cho đến nay nó vẫn là một vùng dân cư – dân tộc hỗn hợp, bao gồm các tộc người chủ yếu là Việt,
  11. -9- Khmer, Hoa, Chăm, cùng các dân tộc bản địa như người Stiêng, Chơro, ...” Cho đến nay, mặc dù Nam Bộ đã trải qua các chính sách chia để trị rất thâm độc, thì vẫn không thể đánh bại được văn hóa bản địa này, trong quá trình giao lưu văn hóa đa phương ở Nam Bộ diễn ra nhanh chóng Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước trong quá trình đô thị hóa, những trung tâm kinh tế hình thành và có đến hai thành phố trực thuộc Trung ương phát triển theo hướng hiện đại. Đặc biệt, là ở thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất và là thị trường sôi động cả nước, góp phần vào sự phát triển và giao lưu hội nhập nước nhà. Chính vì vậy, Nam Bộ ở Việt Nam là vùng văn hóa có điều kiện hơn cả trong việc hội nhập văn hóa và do vậy, lại tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong bối cảnh mới. Đó cũng là đóng góp thiết thực của vùng văn hóa Nam Bộ trong sự phát triển chung của văn hóa dân tộc. Tiểu kết
  12. -10- CHƯƠNG 2 CÂY DỪA NƯỚC TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT Ở NAM BỘ 2.1. Cây dừa nước với vùng đất, con người ở Nam Bộ 2.1.1. Nguồn gốc và đời sống cây dừa nước ở Nam Bộ 2.1.1.1. Nguồn gốc cây dừa nước ở Nam Bộ Cây dừa nước (Attap palm; Nipa palm; Mangrove palm) là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng và quần tụ thành rừng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Nói chung, cây dừa nước xuất hiện từ lúc nào không ai biết rõ, trước đây người dân trồng loại cây này rất nhiều. Cây dừa nước sinh trưởng và phát triển rất tốt mà hiệu quả kinh tế cao nên diện tích dừa nước ngày càng được nhân rộng. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, kéo theo sự ra đời rất nhiều phương tiện thủy có công suất lớn lưu thông nên xảy ra tình trạng sạt lở ngày một nghiêm trọng, việc trồng cây dừa nước giữ gìn và phát huy tác dụng cây dừa nước là hữu hiệu nhất. 2.1.1.2. Đời sống cây dừa nước ở Nam Bộ Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu,
  13. -11- hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25–30 cm trên mỗi đầu cuống, còn gọi là quài dừa. Cây dừa nước là một loại cây rất dễ trồng, cây có thể sinh trưởng và phát triển ở bãi bồi hoặc đầm lầy. Một điều rất đặc biệt là dừa nước trồng ở vùng nước mặn, vùng nước ngọt, thậm chí vùng đất phèn đều sinh trưởng và phát triển tốt. Nơi nào trồng và gìn giữ được loại cây này thì nơi đó hạn chế sóng tàu thuyền và dòng chảy của thủy triều lên xuống. 2.1.2. Cây dừa nước đối với con người ở Nam Bộ Cây dừa nước từ xưa đến nay đã và đang là người bạn thủy chung của người dân nghèo Nam Bộ, cũng giống như cây dừa cạn, người ta sử dụng tất cả bất cứ bộ phận nào của cây. Ngay cả khi những cây dừa nước không sử dụng được thì người ta vẫn có thể đem phơi và làm củi dừa nước, khi nấu nó có mùi đặc trưng của cây dừa nước. Có lẽ mùi khói này đã níu kéo những con người nơi đây dù có đi đâu vẫn nhớ về quê hương, nơi có hàng dừa nước tháng ngày chờ mong thương nhớ. Bởi vậy, ai xa quê cũng nhớ dừa nước. Cây dừa nước là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ đó mà cây dừa nước đã trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu, cũng như con người Nam Bộ đã trải qua bao nhiêu năm tháng và những biến động của xã hội hiện nay, nhưng mái nhà bằng lá dừa nước vẫn là biểu trưng độc đáo về văn hóa cư trú của người đồng bằng Nam Bộ từ xưa đến nay.
  14. -12- 2.2. Thực trạng về cây dừa nước ở Nam Bộ 2.2.1. Nghề chằm lá dừa nước ở Nam Bộ Nam Bộ là vùng sông nước nên lá dừa nước phát triển rất dày đặc. Chính vì thế, từ lâu người dân nơi đây đã biết tận dụng lá dừa nước để che nắng, che mưa, làm mái ấm trú ngụ cho gia đình. Từ bao giờ có lá chằm cũng không ai rõ, chỉ biết khi có cây dừa nước tấm lá chằm dần dần được định hình và được mọi nhà ưa chuộng khiến nó trở nên loại sản phẩm có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường xa gần. Nơi này nổi tiếng với nghề chằm lá dừa nước lợp nhà. Một nghề vất vả, cực nhọc, nhưng mà cứu cánh của nhiều gia đình. Từng gia đình người dân nơi đây gắn bó với nghề chằm lá mấy đời, xây được căn nhà, cũng là nhờ dừa nước. Bây giờ không còn chằm lá bán, nhưng khi sửa chữa cái chái nhà, lợp trại ghe, thì họ tự tay chằm lá cho đỡ nhớ. Chắc chỉ có phụ nữ Việt Nam mới có nghề này và có Nam Bộ mới có những hàng dừa nước xanh ngắt và nghề chằm lá như vậy. 2.2.2. Căn nhà lá, biểu trưng văn hóa nơi cư trú phổ biến ở Nam Bộ Nhìn chung, nhà ở của người Nam bộ rất phong phú và đa dạng. Ngôi nhà vừa là nơi để ở vừa là nơi để thờ cúng gia tiên; đồng thời ngôi nhà còn thể hiện được tính đoàn kết trong cộng đồng, tính hiếu khách của người Nam bộ qua việc cổng rào luôn rộng mở để đón khách. Hiện nay, cuộc sống của người dân đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
  15. -13- nước, những căn nhà lá ngày càng khuất bóng theo những con kênh, rạch luồng lách, ẩn hiện trong xóm ấp làng quê Nam Bộ, nhưng những mái nhà lá vẫn còn thể hiện rõ nét văn hóa cư trú đặc trưng của Nam Bộ. Cho đến bây giờ, khi đời sống vật chất được nâng cao, nhiều ngôi nhà đúc, nhà tường mọc lên nhanh chóng, nhưng người ta vẫn cất thêm một mái chái lợp bằng lá dừa nước để nghỉ trưa như một kiểu nhà hóng mát. 2.2.3. Hình ảnh cây dừa nước, biểu trưng tính cách người con gái ở Nam Bộ Hình ảnh cây dừa nước trong một góc độ nào đó, là sự phản ánh tiêu biểu, trung thực về người con gái Nam Bộ, những con người có vẻ yếu đuối, nhưng rất đảm đang và kiên cường, bất khuất, chống chọi với những thử thách, gian nan, khó khăn trong cuộc sống. Người con gái Nam Bộ, ngoài nét chung với phụ nữ Việt Nam, còn có những tính cách riêng, họ sẵn sàng chịu đựng, hi sinh bản thân mình vì mọi người, vượt qua những rào cản bất bình đẳng, coi thường người phụ nữ. Họ cũng là những người Nam Bộ, những người “trọng nghĩa, khinh tài”. Ở Nam Bộ có ngút ngàn một màu xanh của dừa nước. Nó như một “đặc sản” của xứ này. Với họ, đó là cách lưu lại hồn quê, một nét đặc trưng, dân dã, bình dị, nhẹ nhàng cũng như tính cách của người con gái Nam Bộ. Nhìn về những căn nhà tường mới xây còn thơm mùi vôi, trong lòng lại bồi hồi nhớ lại câu chuyện dài về cuộc đời con gái anh hùng, dũng cảm “Sự tích cây Phlâu neang (dừa nước) trong Văn học dân gian Sóc Trăng.
  16. -14- Nếu con người nơi đây kiên cường, đào hầm trốn giặc, lấp hố bom để tiếp tục cuộc sống thì dừa nước cũng chẳng phụ người. Nước mặn, nước phèn nó cứ trơ trơ bám lấy mà xanh tốt. Sau những lần bom cày, nó lại ngẩng đầu, mọc lên những cây “cà bắp” nhọn hoắt, sừng sững, như người con gái nam Bộ trước những thách thức thiên nhiên và quân thù. Tiểu kết
  17. -15- CHƯƠNG 3 CÂY DỪA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NAM BỘ 3.1. Các giá trị văn hóa 3.1.1. Nguồn cảm hứng trong sáng tác văn học, nghệ thuật ở Nam Bộ Khi nói đến những tác phẩm văn học, nghệ thuật ở Nam Bộ chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, là quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó các thi sĩ, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ đã thể hiện những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu qua các tác phẩm nói về cây dừa nước ở Nam Bộ. Với Trần Việt Liêm đã nói lên tình cảm của mình với cây dừa nước, quê hương xứ sở của mình, một tình cảm gắn bó thiết tha; nhà thơ Hồ Kiên Giang đã miêu tả qua bài thơ “Cây dừa nước 2”; bài vọng cổ “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của Thanh Vũ; bài ca cổ “Vầng trăng sông Trẹm” của Phi Hùng… và còn rất nhiều bài thơ, bài ca ca ngợi hình ảnh cây dừa nước quê hương xứ sở Nam Bộ. Nói tóm lại, nguồn cảm hứng trong sáng tác văn học, nghệ thuật ở Nam Bộ rất đặc trưng mà ở tất cả vùng, miền khác không thể có. Nó như hòa quyện vào con người Nam Bộ mà hình ảnh cây dừa nước là nguồn cảm hứng vô tận, thể hiện mọi mặt trong đời sống con người Nam Bộ, với tất cả những đặc tính cũng như trong đời sống thường ngày thật giản dị mà chất phác làm sao.
  18. -16- 3.1.2. Trong văn hóa truyền thống ở Nam Bộ Ngày nay, du khách đến Nam Bộ thăm các khu di tích chiến tranh, tiếp chuyện với các cựu chiến binh, sẽ được nghe nhân chứng sống kể về những chiến công gian khó mà hào hùng của cha ông họ nơi có cây dừa nước. Đặc biệt, trong câu chuyện của họ nhất định sẽ không thể thiếu hình ảnh cây dừa nước. Hàng ngàn, hàng vạn cây dừa nước hiên ngang đứng bên nhau, tạo thành những rừng cây dừa nước bạt ngàn xanh ngút mắt, như những mũi tên xanh khổng lồ giương lên bầu trời để ngăn chặn tầm ngắm của quân thù những lúc chống càn hoặc những buổi biểu tình đòi quyền sống, dân sinh. Dừa nước được các anh du kích làm nón đội đầu, vừa làm rào chắn ngụy trang lại vừa là nơi che nắng... Dừa nước đi qua hai cuộc chiến tranh, như người mẹ che chở cho đàn con, sẵn sàng lấy thân mình hứng làn tên mũi đạn. Hàng dừa nước bị càn quét chịu những vết thương, nhưng dừa vẫn vươn lên cao vút, vẫn xanh tươi và dâng hiến cho người những mái nhà yên ấm, hiền hòa, chân thật, nhưng khi cần thì dừa nước cũng biểu hiện sự bất khuất, trung kiên của con người Nam Bộ, góp phần giải phóng dân tộc Việt Nam. 3.1.3. Cây dừa nước trong văn hóa ẩm thực Dừa nước là một loại nguyên liệu không thể không nhắc tới khi nói đến vùng đất Nam Bộ này. Nói đến nét đặc sắc của trái cây nhiệt đới là nói đến trái dừa nước và nhắc đến dừa nước là nhắc đến vùng đất phía Nam chân chất được bao quanh bởi từng hàng dừa xanh mướt, phủ bóng mát lên từng nhánh sông.
  19. -17- Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang về nhà để làm một thứ bánh đơn giản nhưng rất độc đáo, gọi là bánh nắn lá dừa nước. Dừa nước không chỉ là loại nguyên liệu thơm ngon, dồi dào mà nó đã đi vào đời sống Nam Bộ như một điều thiết yếu hết sức tự nhiên, từ thân tới lá, từ hoa tới quả đều cung cấp nguyên liệu quý giá để ra đời những món ăn thơm ngon, độc đáo. Cơm dừa hay cùi dừa có màu trắng, mang vị béo và ngọt, ăn ngon và mát, nhiều người quen gọi là "trái mát mật". Nếu dừa non thì nước nhiều, cơm dừa mỏng, kêu là cháo, ăn không đã miệng. 3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 3.2.1. Bảo tồn và phát huy sử dụng cây dừa nước trong thời gian tới Người ta nói biểu tượng của làng quê Việt Nam là lũy tre làng, nhưng với cư dân miệt vườn Nam Bộ lại chính là một rặng dừa nước ven sông, một dáng thôn nữ chèo xuồng, vài mái lá đìu hiu có khói lam chiều lãng đãng. Trong sự phát triển của trào lưu mới đã cho thấy nguy cơ biến đổi và mất dần những căn nhà lá truyền thống trong một sớm, một chiều. Sự mất dần những căn nhà lá, là quy luật tất yếu của sự phát triển, điều đó đáng mừng. Nhưng vấn đề đặt ra là cần bảo tồn và phát huy trong điều kiện đời sống hiện tại như: hình thành những làng nghề chầm lá trọng điểm,
  20. -18- ở những địa phương có điều kiện. Qua đó, nhà nước cần nghiên cứu có chính sách ưu đãi các cơ sở chằm lá, người làm nghề và làng nghề trồng dừa nước. Làng nghề này, vừa cung cấp những tấm lá chằm có chất lượng theo kỹ thuật chằm nguyên gốc cho nhu cầu thị trường, vừa phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan, du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó, khuyến khích thiết kế, xây dựng các mô hình “nhà lá du lịch Nam Bộ” hoặc những kiểu nhà lá có tính mỹ thuật, tiện ích cho các khu du lịch sinh thái miệt vườn, các tụ điểm vui chơi, giải trí, cơ sở dịch vụ … Đặc biệt, cần quảng bá thế mạnh đặc trưng văn hóa dừa nước, trên vùng đồng bằng Nam Bộ. Đồng thời, tiến đến thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cây dừa nước, về căn nhà lá và nghề chằm lá. Từ đó, có sự tổng kết, khẳng định giá trị lịch sử hình thành và phát triển của nghề chằm lá, với những đóng góp quan trọng vào đời sống, lối sống, tâm tư, tình cảm của cư dân Nam Bộ trong nhiều thế kỷ qua. 3.2.2. Khai thác với hoạt động du lịch sinh thái Vì vậy, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, bằng chất liệu tre dừa nước sẽ được phát triển và có thể từ đó nghề tre, dừa nước ở Nam Bộ sẽ có cơ hội, điều kiện khôi phục lại và phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tăng cường hơn nữa việc xây dựng những tài liệu để quảng bá, giới thiệu về cây dừa nước ở Nam Bộ. Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan về tác dụng của cây dừa nước. Tuyên truyền, vận động để những cá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0