intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Kỳ Yên Đình Tiên Thủy (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên trong đời sống tinh thần của người dân xã Tiên Thủy nói riêng và huyện Châu Thành nói chung, đặc biệt là lễ Du thần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Kỳ Yên Đình Tiên Thủy (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 TRẦN HOÀNG HUẤN LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH TIÊN THỦY (XÃ TIÊN THỦY, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HẬU TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bến Tre có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, Bến Tre có 16 di tích cấp quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh đa dạng về loại hình như: lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật, lưu niệm danh nhân trong đó có nhiều công trình, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu như: chùa Tuyên Linh, đình Bình Hòa,... Từ trước đến nay, việc nghiên cứu lễ hội Kỳ yên ở Bến Tre chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là về vấn đề văn hóa tinh thần, văn hóa phi vật thể. Hơn nữa, việc nghiên cứu sâu trường hợp này sẽ làm cho nhận thức của các tầng lớp trong xã hội được nâng lên góp phần bảo tồn và phát triển lễ hội cổ truyền nói riêng và di sản văn hóa của dân tộc nói chung. Do đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)” nhằm mục đích nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của Lễ hội Kỳ yên trong đời sống tinh thần của người Nam bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Các công trình nghiên cứu trước năm 1975 Trước năm 1975, có: công trình Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Nxb Văn học, 2008; Toan Ánh với bộ Nếp cũ, Nxb Trẻ, 2005;… 2.2. Các công trình nghiên cứu sau năm 1975 Sau năm 1975, các công trình nghiên cứu về lễ hội cổ truyền và văn hóa dân gian với một số tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Duy Hinh với Tín ngưỡng Thành hoàng Việt
  3. -2- Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1996; Tín ngưỡng dân gian Việt Nam do Lê Như Hoa chủ biên, Nxb Văn hóa thông tin, 2001; Nguyễn Hữu Hiếu có Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam bộ, Nxb Trẻ, 2004; Ngô Đức Thịnh với Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ, 2012; Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ của Thanh Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, Nxb Thời Đại, 2012; Đình Nam Bộ - tín ngưỡng và nghi lễ, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993 do Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường biên soạn; Đình Nam Bộ, xưa và nay Nxb Đồng Nai, 1999 của Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường; Sơn Nam có Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb Trẻ, 2014; Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, Nxb Khoa học xã hội, 1997 của tác giả Nguyễn Chí Bền;… 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: lễ hội Kỳ yên. Chủ thể nghiên cứu: Những người tham gia lễ hội. Khách thể nghiên cứu: những nhà quản lý và các chính sách bảo tồn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3.2.1 Về không gian: đình Tiên Thủy (xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). 3.2.2 Về thời gian: lễ Kỳ yên: chủ yếu trong các ngày 10,11,12 tháng 11 âm lịch. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
  4. -3- Phương pháp điền dã dân tộc học Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp Văn hóa học Phương pháp nghiên cứu liên ngành 5. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên trong đời sống tinh thần của người dân xã Tiên Thủy nói riêng và huyện Châu Thành nói chung, đặc biệt là lễ Du thần. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về đối tượng nghiên cứu Chương 2: Diễn trình lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy Chương 3: Lễ hội Kỳ yên với đời sống nhân dân Tiên Thủy 7. Đóng góp của đề tài Việc nghiên cứu lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy nhằm nhận diện đặc trưng văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội Kỳ yên ở Bến Tre, nêu lên ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của nhân dân, cộng đồng trong vùng và những người tham gia lễ hội.
  5. -4- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và lễ hội 1.1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng 1.1.1.2 Khái niệm lễ hội 1.1.2 Khái niệm Đình làng và lễ Kỳ yên 1.1.2.1 Khái niệm Đình làng 1.1.2.2 Khái niệm lễ Kỳ yên 1.2 Tổng quan về tỉnh Bến Tre và huyện Châu Thành 1.2.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre 1.2.2 Tổng quan về huyện Châu Thành và xã Tiên Thủy 1.2.2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành Vị trí địa lý Diện tích Dân số Lịch sử 1.2.2.2 Tổng quan về xã Tiên Thủy Vị trí địa lý Diện tích Dân cư Tín ngưỡng tôn giáo 1.2.3. Tổng quan hệ thống đình làng ở Bến Tre 1.3 Tổng quan về đình Tiên Thủy 1.3.1 Nguồn gốc xây dựng đình Tiên Thủy 1.3.2 Đặc điểm đình Tiên Thủy
  6. -5- 1.3.3 Kiến trúc đình Tiên Thủy 1.3.4 Các vị thần được phụng thờ ở đình Tiên Thủy Đình Tiên Thủy thờ phụng 4 vị thần, đã được phong sắc, bao gồm: Thành Hoàng bổn cảnh, Cao Các Quảng Độ tôn thần, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi. Đình còn phụng thờ các vị thần không có sắc phong: Thần nông, Thần Hổ, Ngũ Hành nương nương, Thổ Thần, Bà Chúa Xứ và Quan Thánh Đế Quân. Ngoài ra, đình còn phụng thờ: Quốc tổ Hùng Vương, Tiền hiền Hậu hiền, Tả ban Hữu ban, Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến sỹ trận vong có hộ khẩu ở xã Tiên Thủy. 1.3.4.1 Thần Thành hoàng bổn cảnh 1.3.4.2 Thần Cao Các Quảng độ tôn thần 1.3.4.3 Thần Đại Càn Quốc gia Nam hải 1.3.4.4. Thiên Y A Na Diễn Ngọc phi 1.3.4.5. Thần Nông ( 神 農 ) 1.3.4.6. Sơn quân ( 山 君 ) 1.3.4.7. Ngũ Hành nương nương ( 五 行 ) 1.3.4.8. Thổ Thần (土 神 ) 1.3.4.9. Bà Chúa (Chủ) Xứ ( 主 處 ) 1.3.4.10. Quan Thánh Đế Quân Tiểu kết chương 1 Ở chương này, chúng tôi giới thiệu tổng quan về tỉnh Bến Tre, huyện Châu Thành và xã Tiên Thủy. Bên cạnh đó cũng giới thiệu về các vị thần được phụng thờ. Hệ thống thần linh được thờ phụng/phối thờ cũng đa dạng, qui tụ mọi tín ngưỡng của các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống trên vùng đất này. Từ đó đã làm nên một lễ hội Kỳ yên đặc sắc mà năm nào cũng được tổ chức.
  7. -6- CHƯƠNG 2 DIỄN TRÌNH LỄ HỘI KỲ YÊN ĐÌNH TIÊN THỦY 2.1 Quá trình chuẩn bị lễ hội 2.2 Lễ hội Kỳ yên 2.2.1 Một số câu chuyện linh thiêng liên quan đến đình Tiên Thủy 2.2.2 Các nghi thức cúng trong phần Lễ Lễ Kỳ yên kéo dài trong 03 ngày (10, 11, 12 tháng 11 âl) với các phần lễ chính: Lễ tế Thần nông, Lễ cúng Tiền vãng, Tế chiến sĩ, Lễ Du thần, Lễ Cầu an, Lễ Tỉnh sanh, Lễ Xây chầu - Đại bội, Lễ Túc yết, Lễ Chánh tế, Lễ Tống khách và phần hội với 03 tuồng hát. 2.2.2.1 Lễ tế Thần nông Bắt đầu lúc 13 giờ ngày 10 tháng 11. Đây là một lễ cúng mang đầy đủ nghi thức và lời xướng nhất của lễ hội. Trong đó, lễ vật cúng Thần nông có 8 mâm giống nhau gồm: đầu heo, dụm heo, lòng heo, mâm xôi, mâm trầu cau. Bàn Tả ban, Hữu ban thì lễ vật gồm một dĩa thịt heo có ba xương sườn, một dĩa xôi, một dĩa rau, một tô cháo, một dĩa nước mắm. Bàn Hạ tịch lễ vật gồm một dĩa thịt heo, một dĩa xôi, một tô cháo, một dĩa rau, một dĩa nước mắm, một chai rượu, một chai nước, một tô nước, một bộ dao – thớt. Lễ vật ở bốn ngôi miếu giống nhau, gồm: một dĩa thịt heo có hai xương sườn, một dĩa rau, một dĩa nước mắm, một tô cháo, một dĩa xôi nhỏ. Nghi thức cúng Thần Nông do ông Hương Nông làm Chủ tế.
  8. -7- Trong mỗi nghi thức cúng đều có một Ban Tế tự và lễ sinh, có nghi thức cúng do ông Chủ tế (Chánh tế) đảm trách. Lễ sinh sẽ xướng các nghi thức tế lễ để Ban Tế tự thực hiện theo. Theo vị Hương văn của đình (ông Phan Văn Bách, Mười Bách) và quan sát của tác giả và thì chỉ có nghi thức cúng Thần Nông là thực hiện đầy đủ các nghi thức cúng tế, các lễ sau đã được giản lược bớt nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng, tôn nghiêm. Do các lễ sau được thực hiện cũng giống như lễ này nên tác giả không lập lại nữa mà chỉ nêu tổng quát về lễ vật dâng cúng, người thực hiện (Chủ tế) và thời gian thực hiện mà không nêu chi tiết cúng tế của từng lễ. 2.2.2.2 Lễ cúng Tiền vãng Diễn ra từ 14 giờ ngày 10 tháng 11. Nghi thức này nhằm tri ân các vị “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”, các vị tiền bối có công tạo lập ngôi đình đã quá vãng,...thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: uống nước nhớ nguồn. Lễ vật cúng Tiền vãng gồm 5 mâm giống nhau; một dĩa xôi, một dĩa đồ xào, một tô canh, một dĩa thịt kho, một tô cháo. Để thực hiện nghi thức này, Chủ tế là các ông Hiền (Thượng Hiền, Trung Hiền và Thuật Hiền). 2.2.2.3 Lễ Tế chiến sĩ Đến 15 giờ cùng ngày là đến phần Lễ Tế chiến sỹ. Lễ này nhằm nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau về công lao của những chiến sĩ đã hiên ngang ngã xuống để bảo vệ từng tất đất của quê hương. Lễ vật gồm: một đầu heo luộc chín, một mâm xôi, một dĩa rau, một tô cháo và sáu
  9. -8- mâm lễ vật giống nhau, bao gồm: một dĩa xôi, một dĩa đồ xào, một tô canh, một dĩa thịt kho, một tô cháo, một dĩa nước mắm, một dĩa rau, 18 chén cơm, một chai rượu. Lễ này do người đứng đầu chính quyền địa phương (Chủ tịch xã) làm Chủ tế. 2.2.4.4 Lễ Du thần Đây là nghi thức rước sắc thần du ngoạn trong xóm làng để nhân dân được dâng cúng các lễ vật và cầu mong sự phù hộ, che chở của thần. Lễ này do một ông Phó bái đình phụ trách chung. Bắt đầu lễ Du thần thì đội múa lân mở đường, sau đó là học trò lễ, đội quân khiêng kiệu sắc thần, ban nhạc lễ và một số chức việc trong đình, cuối cùng là nhân dân và du khách. Đoàn du thần đi theo lộ trình nhất định: xuống sông Tiên Thủy ở trước đình rồi đến mõm cồn Khánh Hội, quay về lên đất liền và du thần 3 vòng chợ Tiên Thủy, sau đó lên xe đến UBND xã Tiên Thủy. Trong UBND xã Tiên Thủy đã lập sẵn một bàn hương án ở trước sân, đoàn du thần sẽ thắp hương ở bàn hương án này, đi quanh 3 vòng sau đó đi qua đền thờ liệt sĩ của xã, đối diện với UBND xã, chỉ cách một con đường. Sau khi thực hiện các nghi thức cần thiết, đoàn lên xe trở về chợ Tiên Thủy rồi xuống ghe tiếp tục theo sông Tiên Thủy đến xã Tiên Long (cũng trong cồn Khánh Hội) rồi quay về đình. Lễ Du thần kéo dài khoảng 3 giờ, kết hợp nhiều loại phương tiện như: ghe, xuồng máy, xe và có nhiều người tham gia. Nơi đoàn du thần đi qua nếu đường sông thì hai bên bờ nhân dân đốt đuốc lá dừa, bày bàn hương án; đường bộ thì chỉ bày bàn hương án với những
  10. -9- phẩm vật mang tính đặc sản của địa phương để tiếp giá nghinh thần mà người dân nghĩ là tốt nhất, trang trọng nhất. 2.2.2.5 Lễ Cầu an Nghi thức lễ Cầu an do các chùa Phật trong xã Tiên Thủy đảm trách, bao gồm các chùa: chùa Phật Nhựt, chùa Tiên Đài, chùa Bửu Tạng, chùa Từ Ân. Các ngôi chùa này cùng họp lại thực hiện nghi thức tụng kinh cầu an. Đây vốn là một nghi thức của đạo Phật đã tồn tại nhiều năm và đã dần dần xâm nhập vào đình miếu biểu hiện sự hòa hợp của các tín ngưỡng tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tham dự lễ này có đại diện các ngôi chùa nêu trên cùng Phật tử trong xã, đông đảo nhân dân quanh vùng và du khách tham gia lễ hội. Thực hiện nghi thức này có lễ vật là hoa, quả. 2.2.2.6 Lễ Túc yết Lễ Túc yết diễn ra vào lúc 0 giờ ngày 11 tháng 11 âl. Túc yết là túc trực để xin ra mắt, nghinh tiếp thần. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông Chánh bái. Lễ vật là một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng. Lễ này cũng có một bài văn tế và sau khi kết thúc ông Chánh tế đốt bản văn này và một ít giấy tiền vàng bạc. Thực hiện nghi thức này cũng có ba tuần rượu và một tuần trà. 2.2.2.7 Lễ Tỉnh sanh Lễ Tỉnh sanh (hay còn gọi lễ Thỉnh sinh) có lễ vật là một con heo sống trước bàn Hương án Nội. Con heo này phải một màu nhất định (hoặc trắng hoặc đen). Người
  11. -10- chịu trách nhiệm cúng nghi thức này là ông Chánh bái. Viên Chánh tế làm lễ xong, con heo được mang ra ngoài. 2.2.2.8 Lễ Xây chầu - Đại bội Lễ Xây chầu Theo truyền thống thì đình Tiên Thủy thực hiện nghi thức xây chầu theo hình thức bán văn bán võ. Để chọn người thực hiện lễ Xây chầu thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như: rành về các nghi thức hành lễ, có đạo đức, tuổi càng cao càng tốt, đông con, nhiều cháu,...nhưng quan trọng nhất phải hiểu biết các nghi thức hành lễ, đạo đức và có sức khỏe tốt. Hình thức xây chầu văn có nội dung rõ ràng, thời gian tiến hành ngắn gọn. Lễ này do ông Thượng Hiền của đình thực hiện. Đại bội Đại bội là những vũ điệu có nguồn gốc từ múa cung đình với ý nghĩa giải thích các thuyết trong kinh Dịch thông qua hình thức nghệ thuật cụ thể là bằng các màn múa kèm theo các lời cầu chúc mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh,... 2.2.2.9 Lễ Chánh tế Lễ Chánh tế (hoặc Đoàn Cả hay Đàn Cả, tùy theo đình) tiếp tục phần Lễ vào lúc 0 giờ ngày 12 tháng 11 với nghi thức cũng giống Lễ Túc yết chỉ khác một chút. Nếu lễ Túc yết có mục đích nghênh thần thì ở lễ Đoàn Cả lại nhằm tạ ơn thần. Thực hiện nghi thức cúng này sẽ do hàng Tế trong hương chức đình phụ trách (Chánh Tế, Phó Tế và Bồi Tế). 2.2.2.10 Lễ Tống khách Lễ này bắt đầu lúc 5 giờ chiều của ngày cuối cùng. Lễ vật gồm một đầu heo luộc, lòng heo, một phần bánh
  12. -11- ngọt, hương, hoa và dùi trống trong lễ Xây chầu đem đi tống khách. Các lễ vật này được đặt trên chiếc bè thủy lục. Chiếc bè có mái che được được kết bằng thân cây chuối dán bằng giấy màu đỏ (hồng điều), xung quanh được trang trí bằng nhiều loại hoa mà nhân dân dâng cúng. Người ta tin rằng, chiếc bè trôi càng xa thì các dịch bệnh cũng như ôn hoàng dịch lệ cũng theo đó mà đi xa, không thể đeo bám dân làng. 2.2.3 Các hoạt động trong phần Hội Phần Hội tuy không phong phú như phần Lễ nhưng nhiều tuồng, tích, trò diễn ra náo nhiệt, làm tăng thêm sự hứng khởi cho du khách tham gia lễ hội. Bên cạnh đó, hội cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc mệt nhọc. Phần Hội là ba xuất hát bội để phục vụ nam phụ lão ấu gần xa. Bất cứ ai đến cúng đình đều được đón tiếp như nhau mà không phân biệt sang - hèn, nam - nữ, lớn - nhỏ, quan – dân, xa – gần,... Mọi người đều bình đẳng trước thần và được đối xử như nhau. Sau khi lễ thần, mọi người được mời ra nhà khách phía sau dùng cơm thân mật. Các món ăn do Ban hậu cần chuẩn bị như cháo, món xào, món canh, món kho, xôi,...và đặc biệt luôn có món heo quay và món xôi. Heo quay là lễ vật mà nhân dân dâng cúng thần được “kiến” lại cho đình. 2.3 Sau lễ hội 2.4 Lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy trong bối cảnh lễ Kỳ yên đình ở Bến Tre Đình Tiên Thủy mở hội Kỳ yên vào tháng 11 âm lịch trùng với lễ Thượng điền còn lễ Hạ điền thì vẫn là lễ bình
  13. -12- thường trong khi đó một số ngôi đình ở Bến Tre đều tổ chức Kỳ yên nhằm lễ hạ điền tháng 3, tháng 4 âm lịch còn lại đa phần tổ chức một năm hai lần: lễ Hạ điền vào trung tuần tháng 3, tháng 4 và tháng 5 âl, lễ Thượng điền vào trung tuần tháng 11 và tháng 12 âl. Có thể so sánh lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy với đình Phước Tuy. Đây là một đình khá đồ sộ của huyện Ba Tri. Theo truyền thống thì hàng năm đình Phước Tuy tổ chức lễ Kỳ yên vào hai lệ: Hạ điền (ngày 16, 17/4 âm lịch), Thượng điền (ngày 16, 17/11 âm lịch). Lễ Hạ điền có các nghi cúng: Thỉnh sắc, An vị, Túc yết, Tiền vãng, Chánh cúng, Tống khách, Hườn sắc (Hoàn sắc). Lễ Thượng điền có các lễ cúng: Thỉnh sắc, An vị, Thần nông, Tiền vãng, Chánh cúng, Tống khách, Hườn sắc (Hoàn sắc). Như thế, chúng ta thấy hai lễ kỳ yên chỉ thay đổi lễ cúng Tiền vãng (Hạ điền) và Thần nông (Thượng điền) mà thôi, các lễ cúng còn lại đều giống nhau, giờ cúng cũng giống nhau chỉ khác ngày. Do đình Phước Tuy sắc phong không được cất giữ ở đình mà đem đi nơi khác nên có thêm các nghi cúng Thỉnh sắc, An vị và Hườn sắc (Hoàn sắc). Tiểu kết chương 2 Lễ hội diễn ra trong 3 ngày 10,11,12 tháng 11 âm lịch cũng là lễ Thượng điền của đình. Lúc này là thời kỳ nông nhàn, cây trái thu hoạch đã xong. Lễ Kỳ yên với các lễ cúng chính như: Lễ tế Thần nông, Lễ cúng Tiền vãng, Lễ Tế chiến sĩ, Lễ Du thần, Lễ Túc yết, Lễ Tỉnh sanh, Lễ Xây chầu - Đại bội, Lễ Chánh tế, Lễ Tống khách,... Đến
  14. -13- với lễ dù với phẩm vật gì nhưng trên tất cả là sự cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối, vật nuôi đều sinh sôi nảy nở. Lễ Kỳ yên thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh qui tụ về với lễ vật trên tay như: heo quay, hoa, quả, nhang đèn,...Hơn nữa, phần Hội với 3 xuất hát bội cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cha ông. Các lễ, nghi thức cúng đều theo cổ lệ từ xưa mà ông cha ta đã truyền lại mà không thể thay đổi đặc biệt nhất là lễ Du thần mà theo chúng tôi, ở Bến Tre chỉ có đình Tiên Thủy là có lễ này.
  15. -14- CHƯƠNG 3 LỄ HỘI KỲ YÊN VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN TIÊN THỦY 3.1 Vai trò và Ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên với đời sống nhân dân Tiên Thủy 3.1.1 Vai trò 3.1.1.1 Tâm linh và cố kết cộng đồng Lễ hội Kỳ yên có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Tiên Thủy nói riêng và nhân dân quanh vùng nói chung. Họ tham gia việc chung của đình rất nhiệt tình mà không hề câu nệ, tính toán thiệt hơn. Chẳng những thế, những người con của quê hương Tiên Thủy thành đạt ở nơi xa thường đóng góp vào ngày lễ. Đây là vai trò quan trọng nhất của lễ hội Kỳ yên. Tin tưởng tuyệt đối vào sự linh thiêng của thần linh mà con người có một chỗ dựa về tâm linh, tinh thần, góp phần bình ổn tâm lý để sống an lành. Hơn nữa, lễ hội Kỳ yên cũng kéo mọi người lại gần nhau hơn, cùng chung tay góp sức lo cho việc chung của xóm làng, của cộng đồng tạo nên một sự cố kết cộng đồng chặt chẽ. 3.1.1.2 Trao truyền văn hóa Lễ hội là dịp để biểu dương sức mạnh của một cộng đồng. Người đến với lễ hội vừa để cầu xin, trả ơn thần linh cũng là dịp để thưởng thức các chương trình vui chơi, giải trí. Thế nên, văn hóa cổ truyền được dịp phô bày cho các tầng lớp nhân dân tham gia lễ hội để người lớn có thể hướng dẫn, dạy dỗ lớp trẻ về văn hóa Việt Nam và lớp trẻ có thể lĩnh hội được những điều tốt đẹp đó. Trên cơ sở đó những
  16. -15- điều tốt đẹp của văn hóa cổ truyền Việt Nam sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 3.1.1.3 Giáo dục Lớp trước truyền cho lớp sau, người lớn truyền cho trẻ nhỏ các giá trị tốt đẹp của lễ hội Kỳ yên để lớp người đi sau nối tiếp lớp người đi trước bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Các hương án, bao lam, hoành phi, sắc phong, câu đối,...ngoài mang trong mình các giá trị lịch sử văn hóa vô giá và mang tính giáo dục cao về chữ Hán, điêu khắc,...thì nó còn ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện liên quan đến cuộc khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất mới của ông cha ta qua nhiều thế hệ với biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu xương từ mảnh đất hoang vu rừng thiêng nước độc thành vùng đất trù phú với cây lành trái ngọt như hôm nay. 3.1.1.4 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Đình Tiên Thủy được hình thành cách nay khoảng 200 năm (khoảng đầu thế kỷ XIX). Nhiều giá trị văn hóa đã được tích hợp vào ngôi đình từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể. Ngôi đình tồn tại, đứng vững hàng trăm năm nay bất chấp thời gian, chiến tranh loạn lạc,...chứng tỏ được sự quan tâm, chăm sóc rất chu đáo từ cộng đồng cư dân ở đây từ lớp trẻ đến các bậc cao niên. 3.1.2 Ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy 3.1.2.1 Sự tưởng nhớ, tạ ơn các thần linh mà nhân dân phụng thờ Thực hành các nghi thức cúng, dâng các lễ vật cho thần là để tưởng nhớ, tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, giúp đỡ nhân
  17. -16- dân trong năm qua. Giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở,...Đây cũng là dịp để “báo công” với thần những việc làm được năm qua và ước mong cho năm tới mọi điều tốt lành bằng hoặc hơn năm cũ. 3.1.2.2 Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân Lễ hội, bên cạnh thỏa mãn nhu cầu tâm linh thì nhu cầu về vui chơi giải trí cũng là một sự cần thiết. Người dân và du khách có dịp gặp nhau cùng tận hưởng những giây phút thư giãn với hát bội cùng các trò diễn khác mà ngày thường không có dịp thưởng thức. Bên cạnh đó, khung cảnh người người đi trẩy hội trong hai đêm 10 và 11 cũng tạo một dấu dấn khó phai trong lòng du khách phương xa. 3.1.2.3 Tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội Nhiều người từ nhiều vùng quy tụ về đây cùng tham gia/phục vụ lễ hội. Mọi người gặp nhau cùng vui vẻ trẩy hội và thưởng thức không khí vui tươi, đầm ấm. Đây là dịp gặp gỡ nhau sau một năm làm việc cật lực, bươn chải làm ăn. Cũng dịp này các ngôi chùa trong vùng cùng làm lễ Cầu an, các sư cô chưng dọn trang trí hoa quả trên bàn thờ, hương án, các chiếc ghe, xuồng máy, xe lôi tham gia phục vụ lễ Du thần mà không nhận thù lao, ...cũng là nét đặc trưng riêng của đình Tiên Thủy góp phần làm cho các thành viên trong cộng đồng, xã hội thêm gắn bó với nhau hơn. 3.1.2.4 Góp phần phát triển kinh tế, du lịch; góp phần xây dựng nền văn hóa truyền thống Việt Nam Hàng năm, cứ “đến hẹn lại lên” du khách lại tìm về lễ hội Kỳ yên để vui chơi, giải trí. Lễ hội không chỉ là tấm gương
  18. -17- phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy. Người dân quanh vùng và các khu vực khác có buôn bán nhỏ hay kinh doanh về các hoạt động giải trí thì sẽ tìm về. Các cá nhân này kinh doanh nhiều mặt hàng từ quần áo, ăn uống, trò chơi thiếu nhi, chụp ảnh nghệ thuật,...Đường từ ngã ba Tiên Thủy, cầu Khánh Hội đã có nhiều dịch vụ mở ra để phục vụ du khách. Sáng ngày 10 tháng 11 là mọi người đã chuẩn bị mặt bằng để dọn hàng, chưng dọn các thứ mà mình có được, có thể là một tấm bạt hoặc lớn hơn thì cất lên một gian hàng đơn giản với cột bằng tre, phía trên phủ bạt là cũng tươm tất rồi. Đến với lễ hội du khách được phục vụ vô cùng chu đáo. Từ đưa đò, gửi xe, ăn uống đến vui chơi, giải trí đều được đáp ứng đầy đủ miễn sao là có tiền. Các sản vật của địa phương như các loại trái cây, các vườn du lịch sinh thái, các dịch vụ ăn theo lễ hội cũng được dịp bung ra phát triển mạnh cho du khách chiêm ngưỡng và mua sắm. Đây là việc thuận mua vừa bán của hai bên nên Ban Khánh tiết đình cũng không can thiệp. 3.2 Sự biến đổi của lễ hội Kỳ yên trong đời sống hiện nay 3.2.1 Biến đổi về phẩm vật dâng cúng 3.2.2 Biến đổi về các nghi thức cúng 3.2.3 Biến đổi về lễ Du thần 3.2.4 Biến đổi về các trò chơi dân gian 3.3 Nguyên nhân của sự biến đổi Trước hết, có lẽ do người dân và du khách còn bận chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” nên không còn nhiều thời gian để đến tham dự lễ hội và các trò chơi dân gian nữa. Người ta
  19. -18- đến như bổn phận phải làm, dâng phẩm vật cúng thần xong là tất tả về để lo việc khác thậm chí còn không kịp ăn bữa cơm thân mật với Ban Khánh tiết đình dù được đón tiếp, mời chào rất chu đáo. Các vị Hương chức cũng có nhiều chuyện lo toan nên các nghi thức dần dần có chiều hướng biến đổi mà không theo cổ lệ. Phần tổ chức các trò chơi dân gian là do chính quyền địa phương đứng ra làm nhưng hiện nay còn một số ít người chơi, ít người am hiểu và kinh phí tổ chức cũng không có. Cho nên dần dần các trò chơi dân gian đã không tổ chức được nhất là ba năm trở lại đây. Phẩm vật dâng cúng của người dân địa phương thì có thể sắp xếp được còn du khách phương xa đến thì chỉ có tiền là phẩm vật dâng cúng có ý nghĩa nhất. Hơn nữa, tiền có thể làm được nhiều việc từ tu sửa đình, tổ chức các lễ cúng trong năm, mua nhang đèn, lễ vật, làm công tác xã hội,..Mặt khác, trong thời buổi công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay thì nhu cầu giải trí của giới trẻ nói riêng và du khách nói chung cũng đã thay đổi nhiều. Xem phim ảnh, kết bạn trên mạng, nhu cầu tìm hiểu cái mới, ... cộng với nhiều lo toan trong cuộc sống thường ngày đã khiến cho nhu cầu của con người cũng dần thay đổi theo thời gian. Tuy lễ hội kỳ yên đình làng trải qua nhiều thập kỷ, qua chiến tranh chống Pháp và Mỹ nhưng vẫn tồn tại và phát triển. Bởi vì, nhân dân biết giữ gìn tốt các giá trị của cha ông để lại, Ban Khánh tiết đình cùng chính quyền địa phương luôn luôn quan tâm tổ chức các nghi thức cúng theo đúng cổ lệ, đang thực hiện việc sưu tầm và ghi chép lại các nghi thức cúng tế theo đúng nghi thức. Hơn nữa, nhu cầu về tâm linh
  20. -19- của con người trong thời đại nào cũng có,... cho nên tác giả cho rằng lễ hội kỳ yên đình Tiên Thủy sẽ mãi mãi sống trong tâm thức của con người Việt Nam dù thành thị hay nông thôn trong các tầng lớp nhân dân. 3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Kỳ yên 3.4.1 Chú trọng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. 3.4.2 Cần nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đưa lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 3.4.3 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động của lễ hội, phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức lễ hội. 3.4.4 Cần quảng bá nhiều hơn về đình Tiên Thủy và lễ hội Kỳ yên trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3.4.5 Thiết kế các tour du lịch gắn với xã Tiên Thủy, đình Tiên Thủy và lễ hội Kỳ yên 3.4.6 Nhà nước cần có chủ trương đúng đắn, chính sách đầu tư hợp lý cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tiểu kết chương 3 Chúng tôi, nêu lên vai trò và ý nghĩa của lễ hội Kỳ yên đình Tiên Thủy. Vai trò gồm: Tâm linh và cố kết cộng đồng, Trao truyền văn hóa, Giáo dục, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thì ý nghĩa của lễ hội cũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2