intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thông qua điền dã, khảo sát thực tế, phỏng vấn để tìm hiểu những đặc điểm, các giá trị, ý nghĩa và những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Cung cấp những thông tin, cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của người Khmer, phát huy những giá trị vốn có của người Khmer từ tục hạ cốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ

  1. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh sống và lớn lên ở vùng dân tộc Khmer, tôi từng chứng kiến nhiều nghi thức, nghi lễ liên quan đến phong tục, tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng của người Khmer đặc biệt là tục hạ cốt. Bản thân tôi là dân tộc Khmer, công việc hiện tại của tôi là công tác tại Phòng Văn hóa – Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh. Do đó tôi chọn đề tài “Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tục hạ cốt của Khmer ở một số tỉnh có đông người Khmer sinh sống có nét gì giống và khác nhau. Đồng thời, bản thân muốn đóng góp một phần công sức để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến tục hạ cốt của người Khmer: Tài liệu của Campuchia: Nhen Phuom – Mom Chhay (2004), Tập tục Khmer cổ (theo nghi thức Achar), Phnom Penh. Tài liệu tiếng Việt: Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Sài Gòn; Mai Ngọc Diệp (2008), Tang ma của người Khmer An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh; Võ Thanh Hùng (2010), Nghi lễ vòng đời của người Khmer Sóc Trăng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội; Phạm Minh Hoàng (2014), Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh.
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 TRƯƠNG MINH HIẾU TỤC HẠ CỐT CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016
  3. -2- 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua điền dã, khảo sát thực tế, phỏng vấn để tìm hiểu những đặc điểm, các giá trị, ý nghĩa và những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Cung cấp những thông tin, cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của người Khmer, phát huy những giá trị vốn có của người Khmer từ tục hạ cốt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Trong đó luận văn nghiên cứu và làm rõ những nét văn hóa truyền thống và những biến đổi xung quanh tục hạ cốt, tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa cộng đồng người Khmer và giữa các dân tộc trong vùng. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ tại một số tỉnh có đông người Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp hồi cố (lịch sử); Phương pháp quan sát tham dự; Phương pháp so sánh. 6. Đóng góp luận văn Đề tài luận văn “Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ” góp phần làm chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn hóa tộc người của người Khmer từ góc độ tục hạ cốt, góp phần hoàn thiện việc nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ. Đề tài luận văn nghiên cứu sẽ đóng góp thêm nguồn tài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của khoa và nhà
  4. -3- trường; làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu kế tiếp và là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu thêm về văn hóa Khmer. 7. Bố cục: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Tục hạ cốt truyền thống của người Khmer Chương 3: Những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer
  5. -4- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Nghi thức: Nghi thức là hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuân theo một nguyên tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn, nhằm đạt tới mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó. 1.1.1.2. Nghi lễ: Nghi lễ là hoạt động quan trọng của con người liên quan đến hành vi tôn giáo thể hiện niềm tin đối với đấng siêu nhiên, đấng thần linh đem lại cho con người sự thỏa mãn về tinh thần được cộng đồng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.1.3. Nghi lễ chuyển đổi: Nghi lễ chuyển đổi là những nghi lễ đánh dấu sự chuyển đổi của cá nhân trong suốt vòng đời, từ tình trạng này sang tình trạng khác, từ vai trò, địa vị này sang vai trò, địa vị khác, hợp nhất những kinh nghiệm của con người và kinh nghiệm văn hóa với vòng đời. Nghi lễ chuyển đổi thành ba giai đoạn chính: phân ly (trước ngưỡng), chuyển tiếp (trong ngưỡng) và hội nhập (sau ngưỡng). 1.1.1.4. Phong tục, tập quán: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định
  6. -5- thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. 1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận luận văn 1.1.2.1. Tang ma: Là việc thực hiện những nghi lễ đối với người chết. Nghi thức lễ tang gồm các bước: tẩm liệm, cúng bái, cầu siêu, cầu an, di quan, hỏa táng... Sau hỏa táng tro cốt người chết được đưa về nhà thờ cúng hoặc để tại chùa. 1.1.2.2. Linh hồn: Linh hồn là khái niệm của tôn giáo dùng để chỉ lực lượng phi vật chất tồn tại vĩnh viễn, độc lập với thể xác và ở thế giới bên kia. 1.1.2.3. Thần linh: Thần linh là những nhân vật thần thoại trong truyền thuyết chuyên làm những công việc có tính trợ giúp, cả những hành vi chống lại con người. Có ba loại quan hệ giữa con người với thần linh: cầu xin, cộng tác và đấu tranh chống lại. Trong văn hóa của người Khmer những gì quan trọng trong cuộc sống đều được họ thần thánh hóa. 1.1.2.4. Tro cốt: Tro cốt là phần xác người thiêu thành tro, các miếng xương cháy chưa hết được nhặt để vào cái thố (bình, lọ) gia đình khá giả thì để vào tháp nhỏ gọi là “Kột” để thờ trong nhà và sau đó đều đem đi hạ.
  7. -6- 1.1.2.5. Tháp cốt: Tháp cốt ở các ngôi chùa Khmer là hình ảnh thu nhỏ và biến thể của tòa Stupa Ấn Độ. Có 3 loại tháp: tháp cá nhân; tháp dòng họ; tháp tập thể. 1.1.2.6. Hạ cốt: Theo người Khmer thì hạ cốt là việc đem tro cốt người chết hạ xuống đất hoặc đặt vào trong tháp cốt. Có ba hình thức hạ cốt: đặt trên bậc thang, đặt trên mặt đất và chôn tro cốt. 1.2. Cơ sở thực tiễn về người Khmer Nam Bộ 1.2.1. Khái quát về Nam Bộ Nam Bộ được chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây. Nam Bộ là vùng đất đa tộc người, ngoài bốn dân tộc chủ đạo Kinh, Khmer, Hoa, Chăm nói trên, cư dân vùng Nam Bộ còn có sự góp mặt của nhiều tộc người khác cùng sinh sống nhưng chiếm số lượng rất ít. Nam Bộ là khu vực đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. 1.2.2. Người Khmer Nam Bộ 1.2.2.1. Dân số và dân cư Người Khmer ở nước ta sinh sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long Hình thái cư trú của người Khmer phổ biến từ xưa đến nay đó là hình thái cư trú theo cộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sróc”. Đặc điểm cư trú nổi bật nhất của người Khmer là cư trú trên đất giồng – người Khmer gọi là “phnô”. 1.2.2.2. Văn hóa Người Khmer Nam Bộ có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được thể hiện ở hai phương diện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
  8. -7- 1.2.2.3. Tín ngưỡng - tôn giáo Tín ngưỡng dân gian chi phối đời sống tinh thần của người Khmer đó là tín ngưỡng Neak Tà và Arăk. Người Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer, chùa là di tích văn hóa, lịch sử và kiến trúc; nơi đào tạo về giáo lý, Pali, chữ Khmer; chùa còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Khmer. 1.2.2.4. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng Giao lưu văn hóa là quy luật của giao tiếp xã hội, là yêu cầu của sự phát triển, làm cho văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng phong phú, đa dạng và văn minh hơn. Ở phần này chúng tôi trình bày sự giao thoa về tôn giáo – tín ngưỡng; về lễ hội; hôn nhân; tang ma; văn hóa; nghệ thuật. 1.3. Tiểu kết Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời, là vùng đất đa tộc người, với bốn dân tộc chủ đạo Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đây là vùng đất có sự hiện diện đầy đủ của các tôn giáo lớn trên cả nước. Đặc trưng là Phật giáo Nam tông Khmer chỉ tập trung đông ở vùng Nam Bộ. Người Khmer có quá trình lịch sử hình thành lâu đời và có nền văn hóa mang bản sắc riêng, trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác đã tiếp thu và chọn lọc để đưa nền văn hóa của dân tộc mình ngày càng phát triển và văn minh hơn. Nghiên cứu về “Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ” phải dựa trên cơ sở đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa – xã hội, tôn giáo của người Khmer Nam Bộ. Qua nghiên cứu tục hạ cốt để nhằm làm rõ hơn quan niệm của người Khmer về triết lý “sống gửi thân, thác gửi cốt” tại chùa.
  9. -8- Chương 2 TỤC HẠ CỐT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER 2.1. Nguồn gốc, ý nghĩa và các quan niệm 2.1.1. Nguồn gốc, ý nghĩa 2.1.1.1. Nguồn gốc Tục hạ cốt có thể đã bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ XIII. Nhà khảo cổ Pháp Avmonier viết: “Lễ hỏa táng của nhà vua cử hành rất trọng thể. Tro tàn được giữ ở Hoàng- thành trong một cái bình bằng vàng. Chính các vị Hoàng-tử làm lễ rước tro về Triều và sau đó đem đặt vào ngôi tháp”. Khi đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn, xá lợi được đựng trong tháp để cho Phật tử khắp nước bố thí, cúng dường, tưởng nhớ đến công đức của đức Phật. 2.1.1.2. Ý nghĩa Người Khmer có quan niệm “sống vào chùa gửi thân, thác vào chùa gửi cốt”. Sau khi hỏa táng xong họ gửi tro cốt, linh hồn người quá cố vào chùa để hàng ngày nghe sư sãi tụng kinh để linh hồn mới sớm siêu thoát và đầu thai sang kiếp khác. 2.1.2. Quan niệm 2.1.2.1. Quan niệm về thế giới bên kia Thế giới bên kia chính là thế giới tâm linh. Theo người Khmer thì thế giới bên kia là thế giới dành cho người chết. Thế giới này nằm ở hướng Tây, vì theo quan niệm của người Khmer, hướng Tây là hướng của sự chết, của cõi âm.
  10. -9- 2.1.2.2. Quan niệm về linh hồn: Con người được hình thành từ phần xác và phần hồn, một người khỏe mạnh thì hai yếu tố này luôn tồn tại song song với nhau, không tách rời nhau. Khi một người bị ngất sỉu là phần hồn lìa khỏi thể xác, nếu họ được linh hồn quay về thì sẽ tỉnh lại, nếu không thì sẽ chết. 2.1.2.3. Quan niệm về triết lý “sống gửi thân, thác gửi cốt” Trong chu kỳ của đời từ khi sinh ra được các nhà sư làm lễ cầu an, đến tuổi trưởng thành được các nhà sư độ trì và khi chết được hỏa táng và hạ cốt vào tháp với các nghi thức của Phật giáo. Vì vậy, cuộc đời của người Khmer gắn liền với ngôi chùa và họ theo đuổi triết lý “sống gửi thân, chết gửi cốt”. 2.2. Tục hạ cốt của người Khmer 2.2.1. Sau hỏa táng Tro cốt được nhặt và đựng trong bình, được thờ cúng trong nhà và sau đó được đem đi hạ trong tháp hoặc ngoài tháp cốt. 2.2.2. Nguyên nhân tổ chức hạ cốt Họ mong muốn người thân của mình được nghe kinh Phật hàng ngày, được sự che chở của các vị thần linh và sớm được siêu thoát. 2.2.3. Thời gian tổ chức hạ cốt Người Khmer không quy định thời gian thờ cúng bao lâu thì tổ chức hạ cốt. Thời gian tổ chức hạ cốt không cố định, khi họ có điều kiện và xem ngày tháng năm hợp với
  11. -10- con cháu thì họ sẽ tổ chức hạ cốt. Thông thường tổ chức hạ cốt vào dịp Chôl Chnam Thmây. 2.2.4. Địa điểm hạ cốt Người Khmer thường hạ cốt người quá cố trong tháp cốt, trước khi chưa có tháp cốt thì họ hạ cốt dưới gốc cây bồ đề trong chùa hoặc hạ xuống đất trong khuôn viên đất của gia đình. 2.2.5. Nghi thức hạ cốt Khi làm lễ hạ cốt, người Khmer thỉnh các vị sư và Achar Yuki tổ chức lễ cầu siêu cho người quá cố và sau đó đem cốt đi hạ. Hạ cốt đối với các vị sư thì do sư sãi đảm nhận. Nghi thức hạ cốt thì giống nhau nhưng chỉ khác nhau ở chỗ là cách hạ cốt. Có 3 cách hạ cốt phổ biến của người Khmer đó là: Chôn tro cốt xuống đất, để tro cốt trên mặt đất trong tháp; để tro cốt trên bậc thang trong tháp. 2.2.6. Tục giã cốt Người Khmer An Giang chôn người chết vài năm đào xương lên hỏa táng, họ gọi là giã cốt. Người chết được chôn trong tháp, mỗi tháp có cấu tạo gồm hai phần, phần trên để cốt, phần dưới chôn xác. Nghi thức giã cốt được tổ chức tại chùa. 2.2.7. Tục hạ cốt được tổ chức thành lễ 2.2.7.1. Trước ngày tổ chức lễ: Họ đến gặp thầy (Kru Achar) để xem ngày tháng năm nào hợp với con cháu và người quá cố thì tổ chức lễ. 2.2.7.2. Trong lễ hạ cốt: Buổi chiều, cúng cơm cho các vị thần thổ địa (gọi là lễ cúng Krong Pìa Li), lễ cúng Thiên. Buổi tối thứ nhất: làm lễ cầu siêu, cầu an và thỉnh các vị sư thuyết pháp. Buổi sáng
  12. -11- ngày hôm sau: dâng cơm đến sư sãi, lễ cúng dường đến đức Phật, lễ bái Tam bảo, lễ Tam qui ngũ giới và thỉnh sư sãi đọc kinh hồi hướng công đức và cầu siêu. Đêm thứ hai: làm lễ bái Tam bảo, lễ Tam qui ngũ giới, thỉnh sư sãi đọc kinh cầu an, thuyết pháp, lễ an vị Phật và đọc kinh hồi hướng. Ngày hôm sau: dâng cơm đến các vị sư sãi, cúng dường tứ vật dụng, lễ vật dâng vào chùa, cầu siêu, hồi hướng công đức và đem tro cốt đi hạ. 2.2.7.3. Sau khi đã đưa tro cốt gửi lên chùa: Hàng năm họ vẫn tổ chức lễ giỗ, lễ giỗ thường được thực hiện ngày lễ Sêne Đônta (lễ cúng ông bà). Ngày nay, người Khmer cũng tổ chức lễ giỗ hàng năm theo đúng ngày chết của người thân như người Hoa và người Kinh. 2.3. Sự khác nhau trong tục hạ cốt của người Khmer Việc tổ chức lễ hạ cốt được thực hiện nhiều ở Trà Vinh, còn Sóc Trăng và An Giang thì việc tổ chức hạ cốt thành lễ thì rất ít. Ở An Giang có nét riêng là tục giã cốt. Việc hạ cốt ở các tỉnh cũng như ở các địa phương trong một tỉnh cũng không thống nhất với nhau. Trong phạm vi một chùa mà cách hạ cốt cũng khác nhau, đó là: có những tháp thì cốt được chôn dưới đất, có tháp thì để nguyên hủ cốt hoặc “ Kột”, có tháp thì để theo từng bậc thang. 2.4. Những ứng xử truyền thống của người Khmer trong tục hạ cốt 2.4.1. Ứng xử giữa những người sống Thể hiện qua tính gia đình, dòng họ và cộng đồng. Quy mô tổ chức lễ hạ cốt lớn hay nhỏ là do nguồn kinh phí của người thân đóng góp. Những đặc tính này chỉ khác với
  13. -12- tang ma ở chỗ là tang ma có thêm sự chuẩn bị các nghi thức liên quan đến thi thể người chết. 2.4.2. Ứng xử giữa người sống và người chết Thể hiện qua việc người Khmer chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức lễ, nơi hạ cốt, dâng cơm hàng ngày đến các vị sư đi khất thực. 2.4.3. Ứng xử giữa người với thế giới thần linh Trước khi xây tháp cốt họ phải xin phép thần linh và ma quỷ. Lễ cúng Krong Pìa Li là lễ nghi bắt buộc trong các nghi lễ, lễ hội của người Khmer. Họ xem người quá cố trong gia đình cũng là đấng siêu nhiên có thể phù hộ con cháu. Thần lửa sinh ra con người và cũng mang con người đi sau khi chết. Thần lửa là vị thần hiện diện trong tất cả các nghi lễ của người Khmer. Trong lễ hạ cốt, lễ vật dâng cúng cũng thể hiện nét văn hóa ứng xử với thần linh. 2.5. Giá trị của tục hạ cốt 2.5.1. Giá trị tâm linh Thể hiện niềm tin thiêng liêng của người Khmer đối với thần linh, ma quỷ. Chính vì thế từ trong quan niệm đến nghi thức tổ chức hạ cốt, người Khmer luôn xem trọng việc xin phép và báo với các đấng thần linh để che chở người thân của họ, dẫn dắt để người quá cố đi đúng hướng sớm được siêu thoát. Khi tổ chức hạ cốt, người Khmer tin tưởng rằng người thân của họ sẽ được trở về với vũ trụ, được đầu thai kiếp khác khi hàng ngày được nghe kinh kệ của đức Phật được sự che chở của các đấng thần linh. Họ thường lấy nước thơm vẩy lên tro cốt, đây là hành động thể hiện lòng
  14. -13- kính trọng đối với người đã khuất mà còn thể hiện nhân sinh quang của cư dân nông nghiệp lúa nước. 2.5.2. Giá trị văn hóa – xã hội Tục hạ cốt thể hiện một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, mang tính giáo dục cho các thế hệ, tác động đến việc giáo dục nhân cách, lối sống của người Khmer theo chuẩn mực mà tôn giáo quy định. Giá trị cố kết cộng đồng được thể hiện qua sự chung tay góp sức của gia đình, láng giềng để tổ chức lễ hạ cốt. Việc xây dựng tháp, chùa chiền là do sự đóng góp của cả cộng đồng. Hạ cốt đã gắn kết những người quá cố không cùng địa vị xã hội với nhau, giữa người giàu và người nghèo không còn sự phân biệt, họ được gần nhau, ở cùng mái nhà (tháp cốt). 2.5.3. Nghi thức cầu siêu thể hiện hành vi báo hiếu Việc cầu siêu cho người quá cố là một việc quan trọng để báo hiếu và được ghi lại trong điều thứ 5 về bổn phận cơ bản nhất của người con đối với cha mẹ trong đạo Phật. Có thể nói rằng nơi nào có thờ tro cốt người quá cố là nơi đó diễn ra nghi lễ cầu siêu. Thông qua việc nhờ sư sãi cầu siêu, linh hồn của người thân của họ có thể giảm bớt tội lỗi mà được lên cõi Niết bàn. Chính vì thế, họ chú tâm vào thực hiện việc cầu siêu cho người chết. Việc cầu siêu cho người chết này cũng giúp người sống tích đức, hồi hướng công đức cho người quá cố. 2.5.4. Tháp cốt thể hiện triết lý sâu sắc Thông thường đỉnh chùa, ngôi chánh điện, tháp cốt có một đỉnh nhọn cuối cùng, chúng ta lấy một sợi dây treo từ đỉnh xuống ta thấy có một tam giác cân, theo người
  15. -14- Khmer quan niệm hình tam giác là sự hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Trên thân tháp được trang trí hình Reahu thể hiện ý ngĩa sâu sa của triết lý nhân đạo cao cả Phật Giáo: cái xấu, cái ác cũng không phải là một lực lượng đáng sợ, đáng loại trừ. Trên tháp cốt còn được người Khmer trang trí thêm những cánh hoa sen hoặc hoa sen bởi hoa sen là biểu hiện của sự nẩy nở tinh thần, của linh thiêng và của thuần khiết. Trên thân tháp còn trang trí thêm bánh xe chuyển pháp luân gồm 8 căm, tượng trưng cho Bát chánh đạo. Trong số những biểu tượng phổ biến trong Phật giáo, có lẽ pháp luân là biểu tượng quan trọng nhất bởi lẽ nó biểu thị cho cốt tủy của Phật giáo - giáo pháp của đức Phật. 2.6. Tiểu kết Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ chịu ảnh hưởng của triết lý Phật giáo Nam tông Khmer và các quan niệm truyền thống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Các lễ thức hạ cốt cho chúng ta thấy rõ văn hóa ứng xử của người Khmer. Tục hạ cốt có hai hình thức là tổ chức đơn giản, tổ chức thành lễ nhưng nó chung một giá trị và triết lý sâu sắc. Người Khmer Nam Bộ luôn duy trì và phát huy như một cách để tích phước cho ông bà, cha mẹ, cho chính mình và người thân. Có thể nói rằng tục hạ cốt là một trong những hành vi báo hiếu của người Khmer đối với ông bà, cha mẹ quá cố. Đây là hình thức hồi hướng, tạo công đức, tích phước hành thiện, cầu siêu, tế độ... để cha mẹ sớm siêu thoát. Người Khmer Nam Bộ luôn xem trọng và thực hiện nhằm
  16. -15- đền đáp công ơn của ông bà, cha mẹ trên các phương diện từ hành xử trong cuộc sống hàng ngày đến các hành vi trong nghi thức tôn giáo. Trong đó, việc báo hiếu thông qua nghi thức tôn giáo được biểu hiện rõ nét nhất: tổ chức cầu siêu, tổ chức hạ cốt, dâng cơm cho các vị sư tại chùa...; hành vi mang tính thường nhật đó là việc đặt cơm hàng ngày cho các vị sư. Báo hiếu trong tục hạ cốt thể hiện bổn phận đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của người con đối với cha mẹ mà còn thể hiện những giá trị văn hóa cao đẹp trong đời sống cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Những hành vi ấy, giá trị ấy hiện nay vẫn còn được cộng đồng gìn giữ, thực hiện và được xem như một chuẩn mực trong hành xử cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.
  17. -16- Chương 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TỤC HẠ CỐT CỦA NGƯỜI KHMER 3.1. Những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer 3.1.1. Trong quan niệm của người Khmer Trước kia, khi tổ chức hạ cốt người Khmer không xin phép chính quyền địa phương vì họ chỉ thực hiện một số nghi thức đơn giản. Ngày nay, với việc tổ chức hạ cốt thành lễ lớn, hầu hết người Khmer đều xin phép chính quyền địa phương nhằm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Theo truyền thống người Khmer tổ chức lễ giỗ người quá cố trong dịp lễ Sêne Đônta. Hiện nay, lễ giỗ được tổ chức nhân kỷ niệm ngày mất giống như người Kinh và người Hoa. Tổ chức hạ cốt đơn giản chỉ cần có người thờ cúng và con cháu xung quanh, khi tổ chức lễ hạ cốt bản thân từng thành viên trong gia đình, dòng họ đều có ý thức đóng góp vào việc tổ chức lễ. Hiện nay, người Khmer không hạ cốt ở dưới gốc cây bồ đề hay ở ngoài khuôn viên đất trống. Họ xây dựng tháp ở trong và ngoài khuôn viên chùa, tháp được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Đó là do xu thế xã hội phát triển và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc nên nhiều tháp cốt đã có sự cách tân về kích thước và hình dáng, đồng thời có sự pha trộn giữa nhiều văn hóa các dân tộc. 3.1.2. Trong nghi thức hạ cốt Trong tục hạ cốt của người Khmer nghi thức hạ cốt chỉ cần tổ chức cầu siêu và hạ vào tháp hay chôn xuống đất
  18. -17- là xong không cần phải tổ chức nhiều nghi thức khác, mọi công việc liên quan đến hạ cốt là do vị Achar Yuki đảm nhận. Ngày nay, cách thức tổ chức hạ cốt có nhiều nghi thức hơn và thường được tổ chức thành lễ lớn, các vị Achar khác cũng đảm nhận được không nhất thiết là Achar Yuki. Theo thống kê số liệu khảo sát thì đa số các vị Achar cho rằng không cần tổ chức lễ hạ cốt vẫn tổ chức hạ cốt được. Họ thường tổ chức hạ cốt vào dịp lễ Sêne Đônta và Chôl Chnam Thmây, khi thực hiện nghi thức cầu siêu ở nhà hoặc ở chùa xong là có thể hạ cốt vào tháp. Khi kinh tế còn khó khăn người Khmer thường tổ chức hạ cốt dưới gốc cây bồ đề hay trong một khu vực nào đó trong khu đất của gia đình chứ không hạ vào tháp. Còn hiện nay, trong khuôn viên chùa Khmer có rất nhiều tháp đựng cốt và cả trong phum, sróc cũng thấy nhiều ngôi tháp mới được xây dựng. Việc hạ cốt không bắt buộc là để trên mặt đất hay chôn dưới mặt đất, vấn đề này là do quan niệm của từng người, từng vùng khác nhau. 3.2. Nguyên nhân dẫn đến biến đổi 3.2.1. Tác động từ sự biến đổi của kinh tế - xã hội Sự phát triển kinh tế, xã hội của người Khmer đã làm thay đổi thay đổi tập quán cư trú của các gia đình người Khmer trong từng phum. Trong quá trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là vùng có đông người Khmer sinh sống, cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng đến việc xây dựng con người và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Trong phát triển hội nhập hiện nay, người
  19. -18- Khmer cũng đang dần thay đổi các tập quán, lối sống truyền thống của dân tộc. Ngày nay, các lễ tục và nghi thức liên quan tới tang ma, hạ cốt trong gia đình người Khmer được đơn giản đi nhiều. Khi có người thân qua đời, họ thỉnh sư sãi đến tụng kinh, tẩm liệm và làm lễ cầu siêu. Lễ cầu siêu không giới hạn thời gian, có thể tiến hành khi tang lễ đang diễn ra hoặc thực hiện sau tang lễ. Trong tục hạ cốt thì lễ cầu siêu được thực hiện trước khi hạ cốt. Những gia đình khá giả tổ chức đem cốt người quá cố vào tháp, họ thường tổ chức thành lễ lớn và lễ vật dâng vào chùa cũng đa dạng, phong phú. Họ quan niệm lễ vật dâng vào chùa càng nhiều thì gia đình hưởng được nhiều phước đức. 3.2.2. Mối quan hệ giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các tộc người trong cộng đồng dân cư Các dân tộc với nền văn hóa khác nhau cùng sống chung một khu vực có tương đồng về mặt địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị... nên dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Những người Kinh và người Hoa sống gần khu vực chùa người Khmer khi họ qua đời cũng có một số trường hợp đem vào hỏa táng và hạ cốt trong chùa, nhưng bình đượng tro cốt của họ khác người Khmer. Người Kinh và người Hoa khi hỏa táng và hạ cốt tại chùa nghi thức được thực hiện có nét giống và khác nhau do người thân của người quá cố chọn và phụ thuộc vào nhà chùa. Người Khmer sống chung cộng đồng người Hoa, người Kinh cũng chịu ảnh hưởng là khi chết một số người Khmer cũng tổ chức chôn người chết, theo di nguyện của người quá cố.
  20. -19- Người Khmer có tục thờ cúng ông bà tổ tiên đã có từ lâu đời, người Khmer tổ chức thờ cúng trong nhiều trường hợp khác nhau và hầu như bất kỳ lễ hội nào người Khmer điều gắn với việc thờ cúng ông bà. Qua quá trình tiếp xúc văn hóa với người Kinh, người Hoa thì người Khmer đã biết tổ chức lễ giỗ ông bà, cha mẹ vào mất và làm bàn thờ ông bà tổ tiên trong nhà. 3.3. Biến đổi phù hợp với xu thế chung Trong xu thế phát triển chung của xã hội văn hóa các dân tộc nói chung, văn hóa người Khmer nói riêng luôn tự vận động để phát triển, những cái không phù hợp sẽ dần dần được thay đổi. Thực tế cho thấy trong tục hạ cốt của người Khmer, việc thiêu người chết lộ thiêng và hạ cốt ở ngoài tháp không còn nữa, nó thể hiện tính nhân văn trong văn hóa Khmer. Qua việc biến đổi ở các tỉnh, chúng tôi nhận thấy từ việc hạ cốt đơn giản ban đầu chỉ tổ chức ở cấp độ gia đình, hiện nay hạ cốt được tổ chức thành lễ thì tính cộng đồng trong văn hóa Khmer được biểu hiện rõ nhất. 3.4. Sự tương đồng và khác biệt giữa dân tộc Kinh – Khmer – Hoa 3.4.1. Sự tương đồng Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Chính vì thế, người Kinh, Khmer, Hoa đều có nhận thức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”; dương sao thì âm vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2