Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer Nam Bộ qua tục ngữ
lượt xem 16
download
Mục tiêu của luận văn là thông qua việc phân tích tục ngữ để tìm ra cách ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer. Bên cạnh đó, tìm hiểu về sự biến đổi trong việc sử dụng tục ngữ trong đời sống hiện đại của người Khmer.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer Nam Bộ qua tục ngữ
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 LÊ DIỂM MY VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ QUA TỤC NGỮ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Khmer là một dân tộc có vốn văn hóa phong phú đa dạng; không chỉ thể hiện ở nghệ thuật kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa hay ở những phong tục, tín ngưỡng, lễ hội mà nó còn thể hiện rất rõ qua văn học dân gian. Trong đó tục ngữ Khmer là một thể loại hết sức phong phú, nó phản ánh một cách toàn diện các mặt sinh hoạt và tư duy chung của nhân dân lao động như:những kinh nghiệm trong sản xuất, lời khuyên trong trong cách ứng xử, trong mối quan hệ gia đình, những câu nói về đạo lý, cách sống ở đời, hay phê phán những bất công trong xã hội, những thói hư tật xấu của con người… Tìm hiểu tục ngữ Khmer ta sẽ có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc này cũng như về tính cách, nếp sống, cách ứng xử của họ với cuộc sống. Là một dân tộc mang đặc điểm của cư dân nông nghiệp nên đời sống của người Khmer lúc nào cũng hòa hợp với thiên nhiên hòa hợp với con người. Từ thực tiễn đời sống văn hóa, đời sống sinh hoạt và trong lao động sản xuất đã hình thành nên những cách ứng xử của họ trong những hoàn cảnh khác nhau. Chính những cách ứng xử đó đã được tái hiện rõ nét trong những sáng tác dân gian mà cụ thể là những câu tục ngữ của dân tộc. Tục ngữ Khmer được hình thành phát triển, lưu truyền từ bao đời nay trở thành những cái hay cái đẹp của dân tộc chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Chính vì những
- -2- giá trị tốt đẹp ấy mà tục ngữ Khmer đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Đã có những công trình nghiên cứu sâu về tục ngữ và lý giải ở gốc độ văn hóa. Tuy chiếm số lượng chưa nhiều nhưng có thể xem đó là những bước tiến mới khá quan trọng trong việc nghiên cứu về tục ngữ của người Khmer ở những khía cạnh khác nhau để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn mối liên hệ giữa tục ngữ và đời sống văn hóa dân tộc. Tuy vậy việc nghiên cứu về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer qua tục ngữ vẫn chưa được tiến hành, do đó việc nghiên cứu sâu về vấn đề này là một bước đi mới góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về tục ngữ Khmer Nam Bộ - nơi có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú và đa dạng. Vì thế việc tìm hiểu về văn hóa ứng xử với môi trường xã hội qua tục ngữ Khmer là một bước đi cần thiết do đó chúng tôi chọn: “Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer Nam Bộ qua tục ngữ” để làm đề tài nghiên cứu. 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài Xét về tình hình nghiên cứu đã có nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa ứng xử như:: Tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm (tái bản năm 2000); Tác phẩm "Nghệ thuật ứng xử của người Việt" tác giả Phạm Minh Thảo (2003); Tác phẩm “Tâm lý học ứng xử” do Nguyễn Thị Bừng chủ biên (Tái bản năm 2007). Xét về tình hình nghiên cứu đã có nhiều tác giả nghiên cứu về người Khmer Nam bộ và tục ngữ Khmer Nam Bộ. Trước năm 1975, Tài liệu có thể xem là sớm
- -3- nhất về người Khmer là quyển Chân Lạp Phong Thổ Ký của Châu Đạt Quan. Ở Việt Nam người Khmer cũng được các học giả phía Nam nghiên cứu giới thiệu. Giai đoạn này Lê Hương có nhiều công trình nghiên cứu về người Khmer như: Sử liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên…Trong đó tác phẩm Người Việt gốc Miên (1969) đã mô tả về lịch sử, đời sống kinh tế xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và các phong tục tín ngưỡng của người Khmer bên cạnh đó tác phẩm có đề cập đến văn học dân gian, trong đó có tục ngữ của người Khmer nhưng chỉ ở mức độ sơ lược.Từ sau năm 1975 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ Khmer như: Thành ngữ, tục ngữ Khmer của Sơn Phước Hoan (1998), Văn học dân gian Sóc Trăng (2002) do Chu Xuân Diên chủ biên, Văn học dân gian Bạc Liêu (2005) do Chu Xuân Diên chủ biên. Gần đây nhất là luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kiều Tiên “Đặc điểm tục ngữ Khmer ở Đồng Bằng sông Cửu Long” (2014). Luận án là một công trình nghiên cứu sâu về tục ngữ Khmer, ở phần nội dung thì tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer qua tục ngữ, việc đề cập này nhằm mục đích làm rõ những ảnh hưởng của dấu ấn địa hình cư trú, sản xuất và văn hóa đến nội dung tục ngữ Khmer. Nhìn chung qua những khảo sát về những công trình nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu về người Khmer, văn học dân gian Khmer nói chung và tục ngữ Khmer nói riêng rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy việc nghiên cứu sâu về văn hóa ứng xử với môi
- -4- trường xã hội của người Khmer qua tục ngữ vẫn chưa được tiến hành, do đó việc nghiên cứu sâu về vấn đề này là một bước đi mới góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về tục ngữ Khmer. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là thông qua việc phân tích tục ngữ để tìm ra cách ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer. Bên cạnh đó, tìm hiểu về sự biến đổi trong việc sử dụng tục ngữ trong đời sống hiện đại của người Khmer. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thống kê các tài liệu về tục ngữ Khmer thể hiện văn hóa ứng xử từ trước đến nay. Tiến hành phân tích các câu tục ngữ để làm rõ văn hóa ứng xử đối với môi trường xã hội của người Khmer được biểu hiện như thế nào. Tiến hành điều tra xã hội học để tìm ra sự biến đổi trong việc sử dụng tục ngữ trong đời sống của người Khmer hiện nay. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính của luận văn là kho tàng tục ngữ Khmer Nam Bộ. Trong luận văn này chủ yếu là nghiên cứu những câu tục ngữ của người Khmer phản ánh văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của họ chứ không chuyên sâu nghiên cứu các giá trị nghệ thuật, cách sử dụng ngôn ngữ. Việc khảo sát thu thập thông tin được chúng tôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
- -5- 6.Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp khảo cứu tài liệu - Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này góp phần vào việc tìm hiểu rõ hơn về kho tàng tục ngữ phong phú của người Khmer Nam Bộ đặc biệt là thấy được cách ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer thông qua tục ngữ của dân tộc. Công trình nghiên cứu cung cấp thêm những tư liệu khảo sát điền dã về sự biến đổi của việc sử dụng tục ngữ trong đời sống hiện đại của người Khmer Nam Bộ nhằm thấy được vị trí vai trò của tục ngữ trong đời sống hiện đại của người Khmer hiện nay. Từ kết quả công trình nghiên cứu chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc đưa ra những khuyến nghị để bảo tồn và phát huy vai trò tục ngữ trong đời sống của người người Khmer Nam Bộ, đồng thời cung cấp tư liệu cho các sở ban ngành nghiên cứu về văn hóa. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Biểu hiện của văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer Nam Bộ qua tục ngữ
- -6- Chương 3: Sự biến đổi trong việc sử dụng tục ngữ vào đời sống hiện đại của người khmer Nam Bộ
- -7- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Trong mọi lĩnh vực của đời sống, chúng ta thường sử dụng những thuật ngữ như: văn hoá ứng xử, văn hoá học đường, văn hoá giao thông, trình độ văn hóa....Từ văn hóa dù được sử dụng rất phổ biến nhưng để đi đến một định nghĩa hay một khái niệm thống nhất thì cho đến nay vẫn chưa có. Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Trần Ngọc Thêm:“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” để làm cơ sở trong nghiên cứu của mình. 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 1.1.1.2.1. Khái niệm văn hóa ứng xử 1.1.1.2.2. Khái niệm văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ đề cập đến văn hóa ứng xử của người Khmer Nam Bộ đối với môi trường xã hội, nó chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình và cộng đồng trong nội tại cộng đồng quốc gia dân tộc, chứ
- -8- không mở rộng ra ở phạm vi ứng xử với các quốc gia khác. Chúng tôi tạm cho rằng: Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội là thái độ, hành động và kỹ năng ứng xử của con người đối với gia đình và cộng đồng nhằm hướng đến cái đúng, cái hay, cái đẹp. 1.1.2. Khái niệm tộc người và văn hóa tộc người 1.1.2.1. Khái niệm tộc người Tộc người là một cộng đồng có chung về quá trình hình thành lịch sử, tức là nguồn gốc tộc người; có chung về chữ viết và truyền thống văn hóa; có thể có chung địa bàn cư trú bởi có những trường hợp do nhiều tác động nên người dân thuộc tộc người đó phải di cư đến nơi khác; có chung về hình thức hoạt động kinh tế (như người Khmer chủ yếu trồng lúa nước); và điều quan trọng hơn hết đó là mỗi thành viên trong tộc người đó phải luôn có ý thức về sự tồn tại của tộc người mình trong lịch sử cũng như hiện tại. 1.1.2.2. Khái niệm văn hóa tộc người Có nhiều khái niệm, nhận định của các nhà nghiên cứu về vă hóa tộc người, mỗi nhà nghiên cứu có mỗi quan điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung lại,từ quan điểm của các nhà nghiên cứu có thể thấy được văn hóa có vai trò có thể xem là khá quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của tộc người. Như vậy việc nghiên cứu về văn hóa ứng xử của một tộc người không thể không quan tâm và dựa trên cơ sở những nghiên cứu về tộc người và văn hóa tộc người mà các nhà nghiên cứu đã nhận định và đưa ra. 1.1.3. Khái niệm tục ngữ Tác giả Nguyễn Thị Kiều Tiên cho rằng: “Tục ngữ
- -9- Khmer là những câu nói nghệ thuật (bao gồm cả những dạng đặc thù của Sôpheasấch); ngắn gọn, hàm súc; thường có nghĩa đen và nghĩa bóng dùng để đúc kết kinh nghiệm tổng hợp của người dân Khmer. Từ những quan niệm, những tri thức, cách tư duy và trên hết là nền văn hóa giàu bản sắc của dân tộc, tục ngữ Khmer dùng để khuyên răn, giáo dục các thế hệ người Khmer”.Với đề tài văn hóa ứng xử với môi trường xã hội của người Khmer Nam Bộ qua tục ngữ chúng tôi chọn định nghĩa này để làm căn cứ chọn lọc tư liệu khảo sát và nghiên cứu. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Người Khmer Nam Bộ 1.2.1.1. Hình thức cư trú, tập quán sản xuất Theo truyền thống, nơi người Khmer chọn định cư đầu tiên là các vùng đất cao ở Nam Bộ. Ngoài ra, người Khmer còn có tập quán cư trú trên đất ruộng, gần sông rạch. Một bộ phận sống dọc theo các trục lộ giao thông, thị xã, thị trấn và các thành phố. Nghề trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của người Khmer. Bên cạnh đó, người Khmer còn trồng rẫy, trồng cây ăn trái; nuôi trồng thủy hải sản; làm muối; các nghề tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay một bộ phận người Khmer đã tham gia vào kinh doanh góp phần phát triển kinh tế. 1.2.1.2.Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội Người Khmer có các tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ Neak Ta, tín ngưỡng Arăk.
- -10- Ngày nay Phật giáo chiếm vị trí khá quan trọng, chi phối hầu hết đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội, trong đó có lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và lễ bắt nguồn từ Phật giáo. Các lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo, chính điều đó tạo nên nét đặc trưng của lễ hội người Khmer. 1.2.2.Văn học dân gian Khmer Nam Bộ Người Khmer Nam Bộ có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú. Đó là những câu chuyện dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác với các thể loại từ thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đến truyện ngụ ngôn, truyện cười hay những câu thành ngữ, tục ngữ cho đến các bài hát dân gian (ca dao, dân ca)…. 1.2.3. Tục ngữ Khmer Nam Bộ Cũng như tục ngữ của người Kinh, nội dung và cả nghệ thuật ở tục ngữ của người Khmer có nhiều điểm đặc sắc. Tiểu kết Chương 1: Trong chương một, chúng tôi đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Đó là một số khái niệm về văn hóa, văn hóa ứng xử; tộc người và văn hóa tộc người. Để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo ở chương này thì chúng tôi cũng đã trình bày khái quát về văn hóa Khmer Nam Bộ và văn học dân dân gian Khmer Nam Bộ. Bên cạnh đó,chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về tục ngữ Khmer như: khái niệm, sơ lược về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ. Những nghiên cứu này sẽ là tiền đề là cơ sở để chúng tôi đi vào giải quyết những vấn đề cụ thể ở các chương sau.
- -11- CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ QUA TỤC NGỮ 2.1. Văn hóa ứng xử trong phạm vi gia đình thể hiện qua tục ngữ Khmer 2.1.1. Mối quan hệ ông bà, cha mẹ và con cháu Tục ngữ Khmer có nhiều đơn vị phản ánh mối quan hệ cha mẹ và con cái với những đạo lý, cách ứng xử tốt đẹp. Trong đó, tục ngữ Khmer phản ánh tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành dành cho con cái và vai trò của gia đình đối với việc hình thành tính cách của con cái, về tri thức nuôi dạy con cái: Dạy con phải tự giáo dục mình làm gương; trong việc quy trách nhiệm cho người mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ khi con cái hư hỏng: Con dại tại cha, con hư tại mẹ; Con không mẹ không ai giáo dục. Tình thương yêu của đấng sinh thành dành cho con cái rộng lớn thì ngược lại con cái cũng dành cho cha mẹ những tình cảm sâu sắc đi liền với nó là sự biết ơn mà biểu hiện cơ bản nhất là lòng hiếu thảo: Giống người dù thấp hèn đến đâu cũng không từ bỏ tình mẹ cha; Cha mẹ ở nhà ta ví như Phật. Bên cạnh đó, trong tục ngữ Khmer, việc hiếu thảo với đấng sinh thành trong hiện tại còn quan trọng hơn cả việc cúng dường. Và bất cứ những biểu hiện nào của sự bất hiếu cũng đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật, của đạo lí làm người: Khinh mẹ trái lời dạy của Phật.
- -12- 2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng Trong tục ngữ Khmer, vai trò của người vợ, người chồng đều bình đẳng và được coi trọng: Vợ giận chồng nhịn, chồng giận vợ chịu; Thương thân cần lựa thức ăn, vợ chồng thương nhau phải biết chiều nhau. Trong tục ngữ Khmer có nhiều đơn vị nói về kinh nghiệm của việc chọn vợ, lấy chồng: Chọn dâu rể nên xem dòng giống; Làm ruộng thất thất chỉ một năm, lấy vợ gả chồng sai sai cả một đời. Bên cạnh đó, trong tục ngữ Khmer, người phụ nữ trong gia đình có vai trò cũng rất quan trọng: Mạ tốt do đất, vợ khôn để tiếng cho chồng; Canh ngon nhờ thịt, chồng tốt đẹp nhờ vợ vui vẻ. 2.1.3. Mối quan hệ anh em Tình anh chị em ruột là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống, không thể tách rời. Những đơn vị tục ngữ Khmer đề cập đến sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em trong một nhà: Con ơi đừng đừng buôn xa, buôn sát bên nhà bảo vệ em gái. Ngoài tình cảm yêu thương còn là sự trân trọng, tôn trọng sự khác biệt của nhau: Dừa một quài cũng có trái dẹt trái tốt; Tre một cây cũng khác lóng, anh em một nhà cũng khác ý. 2.2. Văn hóa ứng xử trong phạm vi cộng đồng thể hiện qua tục ngữ Khmer 2.2.1. Mối quan hệ giữa người và người Người Khmer có nhiều câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo và quan niệm tốt đẹp của nhân dân lao động. Đó là những câu tục ngữ đề cao giá trị con người, xem con người là vốn quý: Bầu bí cũng có ruột, con người ai chẳng
- -13- có trí thông minh; Bùa phép ở Tê vê đa, thông minh ở con người. Trân trọng sự sống của con người: Đừng tiêu diệt sự sống của con người, đó là một tội lỗi nặng nề. 2.2.1.1. Mối quan hệ thầy trò Người Khmer luôn đề cao việc hoc nên vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, tục ngữ Khmer có nhiều câu thể hiện sự tôn vinh, trân trọng người thầy: Người tự học như người lạc đường giữa đêm khuya; Học trò giỏi nhờ thầy dạy dỗ, uốn nắn từng ngày; Lời của mẹ, ý phán thầy. 2.2.1.2. Mối quan hệ của con người với bạn bè Tình cảm bạn bè luôn được người Khmer đề cao và trân trọng: Bà con và bạn bè, nếu bà con không cần thì bạn thân tốt hơn. Bạn bè chính là niềm tự hào của họ: Nhà tuy chật hẹp, nhưng nhiều bạn tốt; Giàu gì cũng không bằng giàu bạn. Trân trọng tình bạn nhưng họ cũng rất lí trí khi chọn bạn: Đi chơi đêm đừng kết bạn với kẻ côn đồ; Giống côn đồ nói không thật đừng kết bạn tốn của. 2.2.2. Mối quan hệ của con người với phum,sóc Người Khmer sống tập trung thành các phum, sóc. Phum,sóc của người Khmer chủ yếu là các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ mang tính lãnh thổ, láng giềng. Tục ngữ Khmer có nhiều đơn vị đề cao mối quan hệ của những người trong dòng họ: Diều lên mạnh nhờ gặp gió, vua mạnh nhờ quân, anh em mạnh nhờ có bà con đông; Có chuyện nghĩ đến bà con. Đề cao quan hệ họ hàng nhưng qua những đơn vị tục ngữ Khmer vẫn phản ánh quan niệm sống luôn trân trọng sự gần gũi, giúp đỡ của hàng xóm láng giềng: Bà con gần nếu không thân như kẻ lạ.
- -14- 2.2.3. Mối quan hệ của con người với ngôi chùa Đối với người Khmer, những tín đồ của Phật giáo Nam tông, mối quan hệ với ngôi chùa luôn được nhắc đến với sự trân trọng: Con chim phải biết cánh rừng, người tôn trọng đạo Phật phải biết chùa; Chùa là nơi kính trọng của bổn sóc, con cháu Khmer phải vào tu. Sự trân trọng chùa chiền, tôn giáo đi liền với lòng yêu đất nước: Yêu nước, yêu đạo phải làm việc, Phải cố gắng học tập để xây dựng đất nước phồn vinh. 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng xử với môi trường xã hội qua tục ngữ của người Khmer 2.3.1. Điều kiện môi sinh 2.3.1.1. Ảnh hưởng đến tính cách con người Chính điều kiện sống ở nơi thiên nhiên ưu đãi mà cũng không kém phần khắc nghiệt đã tạo nên những con người chất phác, bộc trực thẳng thắng trong nhiều hoàn cảnh và cả trong tình yêu: Làm ruộng khi đất còn nóng, ghẹo gái khi lòng đang nồng. Họ thể hiện rõ sự khoan dung và quan niệm khá thoáng mở về trinh tiết: Người phụ nữ đã là vợ, đàn bà góa cũng tốt nếu là con gái lại càng quý nhưng mất nết thì bỏ đi; Cơm nguội cũng là cơm, đàn bà góa cũng là đàn bà. 2.3.1.2. Ảnh hưởng đến hình ảnh sử dụng Dấu ấn thiên nhiên Nam Bộ được thể hiện rõ nét trong tục ngữ Khmer với những hình ảnh liên quan đến sông nước như hình ảnh: Sông, nước, xuồng, ghe; cùng với các loài động thực vật đặc trưng của vùng đất này như: Cá lòng tong, cá sấu, dừa, thốt nốt, sen, súng.
- -15- 2.3.2. Yếu tố nông nghiệp 2.3.2.1. Ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng sống Cuộc sống sinh hoạt và lao động gắn với nền nông nghiệp lúa nước đã hình thành nên quan niệm, tư tưởng sống của người Khmer Nam Bộ. Đó là lối sống trọng tình thể hiện qua tình cảm của ông bà cha mẹ đối với con cháu; tình cảm thủy chung của vợ chồng; anh chị em yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó là những mối quan hệ tốt đẹp giữ họ hàng làng xóm trong cùng cộng đồng với nhau. Đời sống gắn liền với nông nghiệp đã tạo vị thế của người phụ nữ luôn được trân trọng trong cộng đồng. 2.3.2.2. Ảnh hưởng đến hình ảnh sử dụng Là một bộ phận của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, vì vậy sự lựa chọn hình ảnh trong tục ngữ Khmer Nam Bộ thể hiện rõ những nét văn hóa này. Đó là những hình ảnh liên quan đến cây lúa với những giai đoạn phát triển của nó như: mạ, lúa, trấu, gạo, cơm. Bên cạnh đó thì những hình ảnh liên quan đến ruộng rẫy, việc sản xuất hoa màu cũng được đề cập đến như: bầu, bí, hành, mướp… 2.3.3. Yếu tố Phật giáo 2.3.3.1. Ảnh hưởng đến quan niệm, tư tưởng sống Dân tộc Khmer luôn nhấn mạnh đến tình yêu thương, sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa người và người: Bầu bí cũng có ruột, con người ai không có trí thông minh; Bùa phép ở Tê vê đa, thông minh ở con người; đi liền với nó là sự sống của con người luôn được trân trọng: Đừng tiêu diệt sự sống của con người, đó là tội lỗi nặng nề. Theo triết lí Phật giáo, người Khmer quan tâm đến việc làm phước tích
- -16- phước để tạo dựng sự an bình cho cuộc sống mai hậu. Họ luôn tin vào luật nhân quả: Làm phước được phước, làm tội được tội. Thông qua tục ngữ, người Khmer cho rằng lòng thiện cũng không được tùy tiện.Trong tục ngữ Khmer cũng đề cập đến chữ “tham” như là một trong những nguyên nhân đã gây ra sự đau khổ cho con người. 2.3.3.2. Ảnh hưởng đến hình ảnh sử dụng Những hình ảnh liên quan đến Phật giáo xuất hiện khá nhiều trong tục ngữ Khmer. Qua khảo sát 1443 câu tục ngữ chúng tôi nhận thấy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo như: Phật, chùa, sư, làm phước, bố thí, thiện, tội xuất hiện khá nhiều. Từ đó có thể thấy sức ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông trong đời sống sinh hoạt của người Khmer Nam Bộ. Tiểu kết chương 2 Với những phân tích về văn hóa ứng xử trong phạm vi gia đình và cộng đồng của người Khmer Nam Bộ, chúng ta đã nhìn thấy được thái độ sống, thái độ ứng xử của dân tộc Khmer được thể hiện qua tục ngữ một cách cụ thể, rõ nét. Cách ứng xử của dân tộc thể hiện qua lối sống trọng nhân nghĩa, trân trọng tình cảm trong mối quan hệ gia đình và cộng đồng. Cách ứng xử của người Khmer Nam Bộ chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống,văn hóa nông nghiệp và triết lí Phật giáo; nó thể hiện rõ qua quan điểm, tư tưởng sống và cách lựa chọn hình ảnh trong tục ngữ. Dấu ấn của các yếu tố này đã mang đến một diện mạo thú vị,mang đặc trưng riêng của văn hóa Khmer trong thể loại văn học này.
- -17- CHƯƠNG 3 SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC SỬ DỤNG TỤC NGỮ VÀO ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ 3.1. Trong đời sống sinh viên 3.1.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát 3.1.2. Nội dung khảo sát 3.1.3. Phân tích nội dung khảo sát Tục ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống của sinh viên, tuy có sự khác nhau về mức độ của hai nhóm đối tượng (sinh viên năm I và năm III), nhưng nhìn chung dù ở mức độ nào thì tục ngữ vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống của sinh viên, nó được thể hiện qua những lí do mà sinh viên sử dụng tục ngữ như: gần gũi, dễ hiểu; có tính giáo dục cao và có nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Việc đưa tục ngữ vào chương trình học là phù hợp và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, điều đó giúp cho các em sinh viên có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của tục ngữ một nét văn hóa đẹp của dân tộc. 3.1.4. Nội dung những câu tục ngữ được sử dụng trong đời sống sinh viên Qua khảo sát chúng tôi thu thập được 224 câu tục ngữ, trong đó có 27 câu có hiện tượng trùng lặp (Với tổng số 181 câu), số câu không bị trùng lặp là 43 câu. Những câu tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất được đề cập ít hơn so với những câu tục ngữ về kinh nghiệm ứng xử của dân tộc.
- -18- 3.2. Trong đời sống sư sãi 3.2.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát 3.2.2. Nội dung khảo sát 3.2.3. Phân tích nội dung khảo sát Tục ngữ vẫn được sư sãi sử dụng thường xuyên trong đời sống, với vai trò có thể xem là quan trọng của mình trong đời sống tâm linh của cộng đồng thì sư sãi chính là những người giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc một cách tích cực nhất. Mà cụ thể ở đây chính là việc duy trì tục ngữ, một công cụ đắc lực trong việc truyền tải những kinh nghiệm sống,văn hóa ứng xử mang tư tưởng sống tốt đẹp. 3.2.4. Nội dung những câu tục ngữ được sử dụng trong đời sống sư sãi Qua khảo sát về việc sử dụng tục ngữ trong đời sống đối với đối tượng là sư sãi, chúng tôi thu nhận được là 417 câu tục ngữ, trong đó có 49 câu có hiện tượng trùng lặp (Tổng số 335 câu), số câu không bị trùng lặp là 82 câu. Với số lượng câu tục ngữ thu thập được, chúng tôi nhận thấy số lượng câu tục ngữ nói về văn hóa ứng xử trong xã hội của người Khmer trong đời sống sư sãi hiện nay phổ biến hơn so với những câu tục ngữ liên quan đến những kinh nghiệm sản xuất. 3.2. Trong đời sống người dân 3.3.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát 3.3.2. Nội dung khảo sát 3.3.3. Phân tích nội dung khảo sát Tục ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống của người dân, tuy chỉ dừng lại ở mức độ là đôi khi chứ không còn
- -19- thường xuyên như những thời điểm khác trong quá khứ. Điều đó đã chứng minh một điều rằng tuy không còn phổ biến nhưng tục ngữ vẫn còn có vị trí và vai trò nhất định trong đời sống của con người trong xã hội hiện đại. Tục ngữ vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống của người dân vì nó được thể hiện qua những lí do mà người dân sử dụng tục ngữ như: có tính giáo dục cao và có nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Dù có những thay đổi về vị trí và vai trò của tục ngữ trong xã hội hiện đại thì những câu tục ngữ của dân tộc vẫn có vị trí nhất định trong cộng đồng. Nó thể hiện qua việc người ta vẫn nhớ vẫn biết và vẫn có ý thức giữ gìn những lời khuyên của người xưa truyền lại. 3.3.4. Nội dung những câu tục ngữ được sử dụng trong đời sống người dân Qua khảo sát về việc sử dụng tục ngữ trong đời sống đối với đối tượng là người dân, chúng tôi thu nhận được 124 câu tục ngữ, trong đó có 19 câu có hiện tượng trùng lặp (Với tổng số 64 câu), số câu không bị trùng lặp là 60 câu. Qua việc thống kê số lượng những câu tục ngữ thu được, chúng tôi nhận thấy số lượng câu tục ngữ nói về văn hóa ứng xử trong xã hội của người Khmer chiếm số lượng khá lớn trong đời sống người dân Khmer hiện nay. Tiểu kết chương 3 Qua kết quả khảo sát về việc sử dụng tục ngữ Khmer trong đời sống ở ba nhóm đối tượng: sinh viên, người dân và sư sãi thì đã thu được những kết quả khác nhau. Các bạn sinh viên người Khmer có sử dụng tục ngữ trong đời sống, nhưng ở mức độ đậm nhạt khác nhau và có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn