Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương
lượt xem 5
download
Đề tài phân tích hiện trạng và đánh giá đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân Khu công nghiệp VSIP, trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN KHOA HẢI XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – SINGAPORE TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ THU YẾN TRÀ VINH, NĂM 2015
- TÓM TẮT LUẬN VĂN * Tên luận văn: “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh nhiên công nhân khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương”. * Khoảng thời gian khảo sát: Gần 20 năm (từ năm 1996 đến tháng 6 năm 2015) * Địa điểm khảo sát: -Điểm khảo sát chính Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (I, II), Bình Dương. -Điểm khảo sát phụ (để so sánh) Khu công nghiệp Sóng Thần (I, II), Bình Dương. * Mô tả cuộc khảo sát tiêu biểu: Cuộc điều tra, khảo sát tiêu biểu nhất của đề tài được tiến hành vào tháng 5, tháng 6 năm 2015, với 100 phiếu khảo sát, 15 cuộc phỏng vấn sâu (bao gồm cả công nhân, cán bộ công đoàn và cán bộ phụ trách văn hóa). Bên cạnh đó, đề tài tiến hành quan sát trực tiếp tại một số khu vực nhà trọ có đông công nhân khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở vào các thời điểm khác nhau để thu thập tư liệu như: Ngày trong tuần, ngày cuối tuần, ngày lễ, ban ngày, ban đêm và các địa điểm tại nhà, tại các tụ điểm vui chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật… * Mục đích của đề tài là phân tích hiện trạng đời sống văn hóa tinh thần và công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương (VSIP), trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân lao động * Một số vấn đề trọng tâm được nghiên cứu và kết luận: - Nhu cầu và thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam – Singapore vẫn còn đơn điệu và hạn chế; nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa của lực lượng lao động trẻ là rất lớn song thực trạng đáp ứng lại chưa được như kì vọng. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân nói chung luôn là một đề tài nóng, một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị; Tuy vậy, khả năng tiệm cận các hoạt động, các giá trị văn hóa tinh thần của thanh niên -3-
- công nhân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt văn hóa còn rất thiếu thốn; các chương trình văn nghệ, thể thao còn nặng tính tuyên truyền, thiếu sự đa dạng, phong phú, sức hấp dẫn chưa cao - Tuy vậy, cũng cần ghi nhận một số thành quả đạt được như chính sách nhà ở xã hội, chủ trương tập hợp công nhân trẻ, đảm bảo các chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lễ tết; tổ chức các buổi tọa đàm phổ biến kiến thức phổ thông, kiến thức pháp luật, kĩ năng sống, tổ chức các buổi văn nghệ, ca nhạc, các đợt hội thao, tổ chức các buổi vui chơi nghỉ dưỡng ngắn, tổ chức các chuyến xe đồng hành cùng công nhân về quê ăn tết hoặc tổ chức các chương trình vui xuân cùng thanh niên công nhân xa quê…Những hoạt động tích cực này đã góp phần nâng cao nhận thức, kĩ năng ứng xử văn hóa của thanh niên công nhân. Đặc biệt, mối quan hệ công nhân – chủ doanh nghiệp, công nhân – chủ nhà trọ, bạn bè đồng hương đang có xu hướng tốt lên. Một số hạn chế cần được khắc phục như: Trình độ nhận thức, văn hóa ứng xử, ý thức giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, các nhóm vấn đề về hôn nhân – gia đình, tâm – sinh lý, giới tính… - Muốn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân cần phải xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ và có tính chiến lược; Trong đó tính đồng bộ đóng vai trò tiền đề, cần có sự tính toán, phối hợp giữa các ban ngành để trước hết thanh niên công nhân có thể tiệm cận được với các hoạt động văn hóa tinh thần. Mặt khác, từng bước nâng cao nhận thức, kiến thức về trình độ của thanh niên công nhân bên cạnh đó không ngừng nâng cao hiệu quả các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ trong khu công nghiệp…. Tiếp tục duy trì và triển khai các mô hình đang có hiệu ứng tích cực như: Nhà ở an sinh xã hội 100 triệu cho lao động nhập cự; chính sách vay ưu đãi; các chế độ thăm hỏi, động viên, thăm khám, chữa bệnh; các hoạt động tháng thanh niên, ngày hội văn hóa thanh niên, các lớp kĩ năng sống…Bên cạnh đó xem xét triển khai các mô hình có tính khả quan như: Hội thanh niên nhà trọ, khu nhà trọ văn hóa, tủ sách công nhân, tổng đài miễn phí hỗ trợ thanh niên công nhân; từng bước nâng cao đời sống thanh niên công nhân về mọi mặt …/…. -4-
- EXECUTIVE SUMMARY -Research Title: Building a cultural and spiritual life for young workers in Vietnam- Singapore Industrial Park in Binh Duong. -Survey period: 20 years (1996 - June 2015) -Survey location: +Primary locations: Vietnam - Singapore Industrial Park (I, II), Binh Duong province. +Secondary locations ( for comparison): Song Than Industrial Park (I, II), Binh Duong province. -Description of main surveys: Main surveys for this thesis were conducted in May & June of 2015, with 100 survey questionnaires and 15 in-depth interviews ( including workers, union personnel, and personnel in charge of culture). Besides, data were also collected through direct observations at several renting house lots, where most Vietnam - Singapore Industrial Park workers currently reside, during different time periods: weekday , weekend, holidays, day, night. -Purpose: The thesis’s purpose is to analyze the current situation of the cultural and spiritual life and the building of the cultural and spiritual life for young workers at Vietnam - Singapore Industrial Park in Binh Duong. From that, the thesis proposes some solutions to improve the cultural and spiritual life of young workers. -Main findings and conclusions: The current cultural and spiritual life of young workers at VSIP is still monotonous and limited in some aspects. Young workers' needs for cultural and spiritual enjoyment are large but not yet met as expectations. During the past 20 years, building a cultural and spiritual life for workers has always been a primary concern of the government and the political system. However, young workers are still finding difficulties in approaching cultural and spiritual activities. There is still a serious lack -5-
- of cultural and social facilities for industrial park workers. Entertainment and sport activities, though present, are still limited in terms of efficiency and diversity. However, some achievements in this area still should be recognized such as: social housing policy for workers; establishment of young workers union models; businesses' observance of labor policy; organizations of law dissemination and life- skill sessions, organizations of musical performances, sports contests and field trips; organizations of free bus tours for workers returning home and holiday celebration gatherings at year end. These activities have contributed to improve the cultural and behavioral awareness of young workers. There have also been improvements in the relationships between workers and business owners, workers and land lords… However, there are still some limitations that need improvements: workers' cultural and behavioral life style, on-road transportation awareness, environmental protection awareness, issues relating to family, marriage, genders,… In order to improve the cultural and spiritual life of workers, a consistent, collaborative and long-terms oriented solution set is needed. Among that, collaboration plays the most important role in achieving this goal as there is a high need for cooperation between provincial departments. Besides, it is needed to steadily improve the awareness, knowledge and capabilities of young workers. It is also necessary to renovate operational contents and operational effectiveness of trade union organizations, youth unions, women unions at industrial parks and renting house lots. Develop and widely apply typical models that have proven successful such as: 100 million VND social houses for immigrant workers; preferential borrowings; sick- care activities, youth day activities, life skills teaching sessions. Besides, consider developing potential models such as : youth worker residents club, cultured renting house lots, book shelves for workers; free call center for workers in order to improve gradually the cultural and spiritual life for young workers in all aspects./. -6-
- MỤC LỤC - Lời cam đoan ................................................................................................ 1 - Lời cảm ơn .................................................................................................... 2 - Tóm tắt ........................................................................................................... 3 - Mục lục ......................................................................................................... 7 -Quy ước các cụm từ viết tắt .......................................................................... 10 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 11 - Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 11 - Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 13 - Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 15 - Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 16 - Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 16 - Đóng góp của luận văn ................................................................................ 17 - Bố cục của luận văn ..................................................................................... 18 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 19 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 19 1.1.1.Hệ thống các khái niệm ................................................................................... 19 1.1.1.1 Khái niệm về “Văn hóa”. ....................................................................... 19 1.1.1.2.Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần.................................................... 20 1.1.1.3.Khái niệm “Văn hóa ứng xử” ................................................................. 21 1.1.1.4.Khái niệm về “Thanh niên”, “Người lao động - Công nhân” ................ 22 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận các vấn đề nghiên cứu....................................................... 23 1.1.3. Chủ trương, chính sách về xây dựng đời sống cho công nhân ....................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 28 1.2.1.Tổng quan về tỉnh Bình Dương, Khu công nghiệp VSIP ................................ 28 1.2.1.1.Tổng quan về địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương ........................ 28 -7-
- 1.2.1.2. Tổng quan về Khu công nghiệp VSIP................................................... 29 1.2.2. Đặc trưng về đời sống công nhân Khu công nghiệp VSIP ........................... 33 1.2.3.Nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP .. 35 1.3.Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN KCN VSIP...................................................... 40 2.1. Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa KCN VSIP................................................ 40 2.2. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa ......... 46 2.3. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP 47 2.3.1.Văn hóa nhận thức, giáo dục ......................................................................... 47 2.3.2. Văn hóa giải trí: Sinh hoạt văn nghệ, thể thao, du lịch ................................ 55 2.3.3. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội ........................................................ 64 2.3.4. Ứng xử văn hóa trong tình yêu, hôn nhân gia đình ...................................... 73 2.3.5. Đời sống tâm linh và việc giữ gìn những giá trị truyền thống ..................... 76 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 78 Chương 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP VSIP ...................................................................................... 80 3.1. Các nguyên nhân tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân Khu công nghiệp VSIP ............................................................................. 80 3.2. Nhận thức của Đảng, Chính quyền; Ban quản lý, Công đoàn Khu công nghiệp về yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động ............ 82 3.3. Nhóm giải pháp xây dựng chính sách đảm bảo đời sống cho thanh niên công nhân Khu công nghiệp VSIP ...................................................................................... 85 3.4. Nhóm giải pháp về xây dựng các thiết chế, chương trình văn hóa. ................. 91 -8-
- 3.5. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa ứng xử cho thanh niên công nhân Khu công nghiệp VSIP. ............................................................................ 93 3.6. Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 99 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 101 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104 PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................... 109 -Phụ lục I: Một số bảng biểu và biểu đồ ................................................................. 109 -Phụ lục II: Mẫu bảng câu hỏi khảo sát .................................................................. 122 -Phụ lục III: Biên bản phỏng vấn sâu ..................................................................... 128 -Phụ lục IV: Một số hình ảnh ................................................................................. 142 -9-
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nội dung cụm từ Từ viết tắt 1 Ban quản lý BQL 2 Công đoàn CĐ 3 Cán bộ công đoàn CBCĐ 4 Công nhân CN 5 Cụm công nghiệp CCN 6 Doanh nghiệp DN 7 Khu công nghiệp KCN 8 Khu chế xuất KCX 9 Phỏng vấn PV 10 Tiến sĩ, Thạc sĩ TS, Th.s 11 Ủy ban Nhân dân UBND 12 Việt Nam – Singapore VSIP -10-
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò và sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, là lực lượng lao động tiên tiến, nắm giữ sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lực lượng công nhân ở Bình Dương nói chung, thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) nói riêng là một bộ phận cấu thành nên giai cấp công nhân Việt Nam, vì vậy việc chủ động nghiên cứu, thúc đẩy xây dựng đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp (trong đó có khu công nghiệp VSIP) là một yêu cầu khách quan, là sự đầu tư mang tính nhân văn, tính chiến lược trong bối cảnh mới. Tiếp thu tinh thần chung đó tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ với 3 nguyên do sau: Thứ nhất: Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân đang khá nghèo nàn, đơn điệu vì nhiều lí do. Thực tế này nảy sinh nhiều diễn biến, hiệu ứng tâm lí tiêu cực như: Buồn chán, trầm cảm, bi quan, dễ nỗi nóng, dễ tổn thương, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội tác động xấu đến các tâm lý, hiệu suất lao động, các mối quan hệ...Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ công nhân, góp phần giảm
- -2- ức chế tâm lý, cải thiện những mối quan hệ và nâng cao hiệu quả sản xuất... Thứ hai: Khu công nghiệp VSIP được xem là một mô hình kiểu mẫu không chỉ ở Bình Dương mà còn kiểu mẫu cho cả nước. Đây là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân. Khu công nghiệp VSIP có không gian, cảnh quan sạch đẹp, có khu vui chơi mua sắm, ăn uống và đặc biệt VSIP có Ban quản lý riêng, thuận lợi rất nhiều cho việc tiến hành các hoạt động văn hóa, biểu diễn, vui chơi... Thứ ba: Xuất phát từ thực tế bản thân, trước đây tôi đã từng công tác tại Tỉnh đoàn Bình Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện tại đang công tác tại Hội đồng nhân dân Tỉnh. Với công việc hiện nay tại Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương, vấn đề nắm bắt đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư tình cảm của lực lượng công nhân, đặc biệt những công nhân ở độ tuổi thanh niên là yêu cầu thực tế và cần thiết. Nắm bắt được chính xác được vấn đề này sẽ giúp tôi đề xuất được những ý kiến khách quan, chính xác, góp phần xây dựng những chủ trương, chính sách, những chương trình hành động cho công nhân hữu ích và thiết thực hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Ở Việt Nam, nghiên cứu về giai cấp công nhân nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, cụ thể như: -Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – Viện Công nhân và Công đoàn (2002) tổ chức cuộc hội thảo “Giải
- -3- pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”, sau hội thảo PGS.TS Nguyễn An Lương và TS Dương Văn Sao có cho biên soạn và xuất bản cuốn kỉ yếu hội thảo cùng tên. -Đinh Đăng Định (2002) biên soạn tác phẩm “Giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam”, quyển sách chỉ khoảng hơn 100 trang song có nội dung rất sâu sắc. -Đinh Thị Vân Chi (2003) biên soạn cuốn sách “Nhu cầu giải trí của Thanh niên”, đây là một công trình khá tổng quát, phạm vi, đối tượng khảo sát rất rộng. Công trình này đã cơ bản nêu lên được thực trạng và nhu cầu giải trí của thanh niên trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI. -Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007) thực hiện công trình nghiên cứu: “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Ths. Trương Thanh Cần làm chủ nhiệm. -Tỉnh Ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương năm (2006) tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực trạng đời sống công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra”. Hội thảo đã quy tụ được nhiều tác giả thuộc nhiều thành phần tham gia như các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các liên đoàn và rất nhiều các nhà khoa học. Kỷ yếu là tập hợp 38 chuyên đề nghiên cứu sâu, trong đó có 11 chuyên đề đề cập trực tiếp đến nội dung đời sống văn hóa tinh thần của công nhân.
- -4- -Sở Khoa học Công nghệ - Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (2010) thực hiện công trình nghiên cứu: Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương – Thực trạng và giải pháp do tác giả Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm. -Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bình Dương (2011) thực hiện công trình nghiên cứu: “Các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của người lao động trong các khu công nghiệp tập trung ở Bình Dương” do TS Trần Thị Út làm chủ nhiệm. Kế thừa thành quả của những người đi trước, tác giả chọn “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân Khu công nghiệ Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương” làm đối tượng nghiên cứu nhằm góp phần mang lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ở một khu công nghiệp kiểu mẫu - đó là KCN VSIP. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề tài phân tích hiện trạng và đánh giá đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP, trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân lao động. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu đánh giá thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP. - Phân tích nguyên nhân và nhân tố tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP.
- -5- - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân lao động ở KCN VSIP. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thời gian: 1996 - 6.2015. Không gian: Phạm vi nghiên cứu chính là KCN VSIP (VSIP 1, 2) và 1 số KCN khác nhằm lấy cơ sở so sánh đối chiếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Với việc định hướng nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay, kết hợp định lượng và định tính. Các phương pháp định tính ngoài việc bổ sung, giải thích cho các thông tin định lượng còn để sử dụng, tìm kiếm, đánh giá các thông tin mà phương pháp định lượng có thể không thu thập được. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như sau: +Phương pháp nghiên cứu thực chứng, điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu: +Phương pháp so sánh đối chiếu: +Phương pháp nghiên cứu liên ngành: 6. Đóng góp của luận văn - Về khoa học: + Luận văn góp phần làm sáng tỏ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân
- -6- đang làm việc tại KCN VSIP nói riêng, tại các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương nói chung. + Nắm bắt được thực trạng về nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP để xây dựng những mô hình, đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao toàn diện về đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. - Về thực tiễn: + Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân tại KCN VSIP, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao để tham mưu cho chính quyền và Ban lãnh đạo KCN VSIP tỉnh Bình Dương. + Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Ban lãnh đạo KCN VSIP tỉnh Bình Dương, các khu công nghiệp khác để hoạch định chủ trương, chính sách đối với việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân. + Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP nói riêng, công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương nói chung. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục phần nội dung chính của luận văn gồm 03 chương như sau:
- -7- Chương 1: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu” Chương 2: “Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore”. Chương 3: “Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân khu công nghiệp Việt Nam - Singapore”.
- -8- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Hệ thống các khái niệm -Tổ chức UNESCO định nghĩa văn hóa như sau: “...Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ, xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng…”. -Khái niệm “văn hóa tinh thần” bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra như: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…Lĩnh vực Văn hóa tinh thần gồm các thành tố: văn hóa tư tưởng, văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa lối sống, văn hóa lễ hội… “Văn hóa ứng xử” là một thuật ngữ ghép, gồm phức hợp nhiều thuật ngữ khoa học khác nhau: “ứng xử” là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là những người làm công ăn lương trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, xí nghiệp, các loại hình dịch vụ có tính chất công nghiệp. Họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất công nghiệp để sản xuất, tái
- -9- sản xuất ra các loại sản phẩm công nghiệp. Giai cấp công nhân Việt Nam được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận các vấn đề nghiên cứu. Trong luận văn có vận dụng 3 học thuyết văn hóa làm lý thuyết tiếp cận các vấn đề nghiên cứu, đó là: -Thuyết phân tích chức năng văn hóa của Malinowski -Thuyết phân tích cấu trúc văn hóa của Claudes Levis Strauss -Thuyết văn hóa công nhân của Maurice Halbwachs 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.1.2. Tổng quan về Bình Dương, KCN VSIP Nếu như Vietsovpetro được xem là biểu tưởng cho mối quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga thì VSIP (Việt Nam – Singapore) lại được ví như biểu tượng cho sự liên kết và thành công giữa hai nước Việt Nam và Singapore. Khu công nghiệp VSIP được hình thành dựa trên nền tảng tình hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore, được thủ tướng 2 chính phủ thảo luận vào tháng 3 năm 1994. Dự án chính thức ra đời vào ngày 31 tháng 01 năm 1996 tại Singapore. Tiếp đó, ngày 14/5/1996, Lễ động thổ đã diễn ra tại VSIP I (Thuận An – Bình Dương) dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước lúc bấy giờ. Từ năm 2005, VSIP nhanh chóng mở rộng dự án VSIP thứ hai tại tỉnh Bình Dương (2006), VSIP thứ ba tại
- -10- tỉnh Bắc Ninh (2007), VSIP thứ tư tại thành phố Hải Phòng (2010) và gần đây nhất là dự án VSIP thứ năm tại tỉnh Quảng Ngãi (2013). Trong quá trình phát triển, VSIP đã chuyển mình từ một khu công nghiệp truyền thống trở thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp, đem lại những giải pháp đô thị mới như quy hoạch tổng thể quốc tế, hạ tầng bền vững và thu hút nhà đầu tư nước ngoài sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Đến nay, VSIP đã thu hút gần 500 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,4 tỷ đô-la Mỹ và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 8 tỷ đô-la Mỹ, tạo ra 140.000 việc làm cho người lao động 1.2.2. Đặc trưng về đời sống công nhân KCN VSIP -Công nhân KCN VSIP chủ yếu là những lao động xa quê ở Bắc Trung bộ và các tỉnh miền Tây, là những lao động trẻ, trình độ văn hóa hạn chế, song là những người chịu thương, chịu khó, có khả nắm bắt kĩ năng sản xuất. Đời sống vật chất, tinh thần các công nhân VSIP tuy đã có nhiều bước phát triển song vẫn tồn tại những điểm hạn chế cố hữu như: thời gian làm việc dài, tăng ca triền miên; sống trong các khu nhà trọ chật chội; chế độ dinh dưỡng hạn chế; đời sống văn hóa tinh thần chưa đáp ứng đủ nhu cầu -Xây dựng đời sống tinh thần cho công nhân, thanh niên công nhân là một việc làm cần thiết, cấp thiết trong chiến lược phát triển đội ngũ công nhân nói chung và lực lượng công nhân Bình Dương, công nhân KCN VSIP nói riêng. Nó sẽ tạo ra những tác động kép thúc đẩy sự phát
- -11- triển của lực lượng sản xuất, cải tại những mối quan và góp phần vào những phát triển chung của xã hội… 1.2.3. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP -Nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân KCN VSIP là rất lớn, họ ít nhiều nhận thức được vai trò của việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí để tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, do các thiết chế văn hóa thiếu hụt, các chương trình nghệ thuật chưa nhiều, cộng thêm chế độ làm việc kéo dài, đời sống vật chất khó khăn khiến thanh niên công nhân chưa thể hưởng thụ các chương trình văn hóa… -Nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân ở KCN VSIP được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: hiện trạng thực hiện các hoạt động văn hóa và sự đánh giá về nhu cầu sinh hoạt văn hóa của chính bản thân mình. Thanh niên công nhân VSIP chủ yếu thụ hưởng và sinh hoạt văn hóa vào những quãng thời gian rảnh, tức những khoảng nghỉ trưa, sau khi tan ca (17h, hoặc 20h30) và những ngày chủ nhật, lễ tết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn