intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Motip Kitô giáo trong Anh em nhà Karamazov của F. Dostoevsky

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX. Chương 2: Hệ thống quan điểm triết – mỹ của F.Dostoevsky. Chương 3: Những thủ pháp đưa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật của Anh em nhà Karamazov.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Motip Kitô giáo trong Anh em nhà Karamazov của F. Dostoevsky

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> ------------***------------<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH THỦY<br /> <br /> MOTIP KITÔ GIÁO TRONG<br /> ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA F.DOSTOEVSKY<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2009<br /> 0<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> ------------***------------<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH THỦY<br /> <br /> MOTIP KITÔ GIÁO TRONG<br /> ANH EM NHÀ KARAMAZOV CỦA F.DOSTOEVSKY<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI<br /> MÃ SỐ: 60 22 30<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA LÂM<br /> <br /> HÀ NỘI – 2009<br /> 1<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã được<br /> PGS. TS Phạm Gia Lâm giúp đỡ rất nhiều. Tôi xin gửi đến thầy lời cảm ơn<br /> chân thành và lòng biết ơn sâu sắc.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong Hội đồng bảo vệ<br /> luận văn đã đóng góp ý kiến để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.<br /> Bản luận văn này được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chắc<br /> chắn còn rất nhiều điều chưa thật chuẩn xác. Tôi kính mong nhận được<br /> nhiều ý kiến góp ý từ quý vị.<br /> Chân thành cảm ơn.<br /> Học viên<br /> Trần Thị Thanh Thủy<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Mở đầu……………………………………………………………………<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chƣơng 1: Chính thống giáo và chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ<br /> XIX………………………………………………………………………… 10<br /> 1.1.1. Kitô giáo…………………………………………………………….<br /> <br /> 10<br /> <br /> 1.1.2. Chính thống giáo trong hệ thống giáo hội………………………….<br /> <br /> 16<br /> <br /> 1.1.3. Kinh thánh và văn học Nga……………………………………….<br /> <br /> 27<br /> <br /> 1.1.4. Chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX – chủ nghĩa hiện thực Kitô<br /> giáo?………………………………………………………………………<br /> <br /> 33<br /> <br /> Chƣơng 2. Hệ thống quan điểm triết-mỹ của F. Dostoevsky………….. 44<br /> 2.1. Các quan điểm đạo đức-thẩm mỹ và tôn giáo của Dostoevsky về “bản<br /> chất” con người, về Quỷ, Thượng Đế, sự bất tử…………………………..<br /> <br /> 45<br /> <br /> 2.2. Vаi trò của Thánh kinh trong việc hình thành ý đồ tư tưởng và cấu<br /> trúc nghệ thuật của “Anh em nhà Karamazov”……………………………….<br /> <br /> 59<br /> <br /> Chƣơng 3. Những thủ pháp đƣa Kinh thánh vào cấu trúc nghệ thuật<br /> của tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov………………………………… 65<br /> 3.1. Tính chất hai bình diện không-thời gian và cốt truyện; ……………..<br /> <br /> 65<br /> <br /> 3.2. Vay mượn trực tiếp cốt truyện và huyền thoại của Thánh kinh……..<br /> <br /> 69<br /> <br /> 3.3. Những ám gợi và song chiếu của hình tượng nghệ thuật trong mối<br /> liên hệ với Kinh Thánh…………………………………………………..<br /> <br /> 77<br /> <br /> 3.4. Sử dụng trực tiếp hình tượng từ Kinh thánh……………………….<br /> <br /> 83<br /> <br /> 3.5. Những chi tiết chân dung nhân vật ……………………………….....<br /> <br /> 85<br /> <br /> 3.6. Biểu tượng và châm ngôn của Kinh thánh trong diễn ngôn của nhân<br /> vật………………………………………………………………………….<br /> <br /> 91<br /> <br /> Kết luận…………………………………………………………………… 97<br /> Tài liệu tham khảo………………………………………………………... 99<br /> Phụ lục…………………………………………………………………….. 104<br /> 3<br /> <br /> Mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Sau hai thế kỷ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự bất ổn xã hội, văn học<br /> Nga đã bước vào thời kỳ phát triển vượt trội ở thế kỷ XIX đem tới cho văn<br /> học thế giới những tên tuổi nổi bật như A.Pushkin, M.Lermontov, N.Gogol,<br /> L.Tolstoy, F.Dostoevsky, Ivan Turgenev… Chưa khi nào, trong lịch sử, văn<br /> học Nga lại có sự nỗ lực cách tân sâu rộng và toàn diện trên tất cả các thể loại<br /> như ở thời kỳ này. Gorky tự hào viết: “Trong lịch sử phát triển của nền văn<br /> học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ;”<br /> “không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một quầng sao<br /> rực rỡ của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga và cũng không nơi nào đông đảo<br /> những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta” [23, 10]. Sau một thế kỷ vàng son,<br /> văn học Nga đã góp vào kho tàng văn chương thế giới rất nhiều tác phẩm lớn<br /> mang hơi thở thời đại như Những linh hồn chết, Chiến tranh và hòa bình, Tội<br /> ác và trừng phạt… Văn học Nga thế kỷ XIX có sự gắn bó chặt chẽ với sự vận<br /> động và tiến lên của xã hội Nga, phản ánh kịp thời và sâu sắc những biến<br /> động lớn lao trong đời sống nhân dân Nga. Vì thế, hơn tất cả những thời kỳ<br /> khác, nhà văn Nga được nhân dân tin yêu tuyên xưng với những tên gọi cao<br /> quý như “người chiến sĩ”, “nhà lãnh tụ”, “người bảo vệ nhân dân” và là “nhà<br /> tư tưởng” của dân tộc Nga.<br /> Trong lĩnh vực tiểu thuyết, L.Tolstoy và F.Dostoevsky là hai nhà văn<br /> lớn nhất và được nhiều học giả coi là hai tiểu thuyết gia vĩ đại nhất của mọi<br /> thời đại. Tư tưởng của họ không những có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống<br /> văn học trong và ngoài nước Nga mà còn khơi nguồn sáng tạo cho những trào<br /> lưu văn học mới xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2