intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm người bệnh tăng huyết áp và hiệu quả tư vấn của điều dưỡng với người bệnh tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp điều tri tại bệnh viện Bạch Mai năm 2019; đánh giá hiệu quả tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm người bệnh tăng huyết áp và hiệu quả tư vấn của điều dưỡng với người bệnh tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: ĐIỀU DƯỠNG TRỊNH THỊ HOA ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ HIỆU QUẢ TƯ VẤN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỚI NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU BỆNH VIỆN BẠCH MAI Chuyên ngành : Điều Dưỡng Mã số : 8720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trong cộng đồng và hiện nay đang trở thành một vấn đề cần quan tâm của xã hội. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp gia tăng theo tuổi. Tại Việt Nam, theo thống kê của viện Tim mạch năm 2008 nghiên cứu tại 8 tỉnh thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn chiếm 25,1%. Nếu không có các biện pháp quản lý và điều trị hữu hiệu thì đến năm 2015 có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp. Là Khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh Viện Bạch Mai - một bệnh viện tuyến trung ương, hạng đặc biệt, được xây dựng hơn 100 năm, với hàng nghìn lượt khám trong một ngày, phát hiện ra rất nhiều người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhận thức của người bệnh về THA còn chưa đầy đủ. Người bệnh còn chưa đánh giá đúng về những nguy cơ và hậu quả của bệnh THA gây ra. Người bị THA thường đánh giá các nguy cơ thực tế không đầy đủ hoặc bị bỏ sót. Vì vậy, nhiều người còn coi thường và điều trị khồn thường xuyên bệnh THA hoặc cho rằng THA là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc tư vấn tuyên truyền là một trong những biện pháp góp phần điều trị THA và kiểm soát huyết áp tốt cho người bệnh phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm người bệnh tăng huyết áp và hiệu quả tư vấn của điều dưỡng với người bệnh tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai”. Với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp điều tri tại bệnh viện Bạch Mai năm 2019 . 2. Đánh giá hiệu quả tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp
  3. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa, triệu chứng, và chẩn đoán phân độ tăng huyết áp 1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành được gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA. 1.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng tăng huyết áp Đa số người bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh thì có thể có các triệu chứng sau: - Đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương. - Ù tai, hoa mắt chóng mặt, đi lại loạng choạng không vững. - Hay quên, trí nhớ giảm, tập trung chú ý giảm. - Rối loạn vận mạch: Tê chân tay, mất cảm giác, run đầu chi. - Chảy máu cam. - Rối loạn thần kinh thực vật hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt, nóng bừng người. - Đo huyết áp: Là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định tăng huyết áp. 1.1.1.3. Cận lâm sàng của người bệnh tăng huyết áp Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA như: rối loạn Lipid máu, tiền đái tháo đường và đái tháo đường, các biến chứng và các bệnh kèm theo nếu có. Một số xét nghiệm thường được chỉ định như: công thức máu, hóa sinh máu (ure, creatinin, acid uric, Glucose, cholesterol, Tryglycerit, HDL- cholesterol, LDL-cholesterol, GOT, GPT), tổng phân tích nước tiểu, định lượng microalbumin niệu, điện tâm đồ, siêu âm tim. Chỉ định cận lâm sàng cần được đặt ra trên từng bệnh nhân cụ thể nhất là khi điều trị gặp khó khăn, nghi ngờ THA có nguyên nhân, bệnh nhân trẻ tuổi có chỉ số huyết áp cao. 1.1.1.4. Chẩn đoán tăng huyết áp ❖ Chẩn đoán xác định tăng huyết áp Dựa vào trị số đo được sau đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp thay đổi theo từng cách đo huyết áp.
  4. 3 Bảng 1.1. Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Nội dung (HATT) (HATTr) Cán bộ y tế đo theo ≥140 mmHg ≥90 mmHg đúng quy trình Đo bằng máy đo ≥130 mmHg ≥80 mmHg HA tự động 24h Tự đo tại nhà (đo ≥135 mmHg ≥85mmHg nhiều lần) ❖ Chẩn đoán phân độ tăng huyết áp Có nhiều cách phân độ tăng huyết áp, dựa vào phúc trình số 7 của Ủy ban liên hợp quốc gia Hoa Kỳ nhằm phát hiện, lượng giá, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp (JNC VII), phân độ THA chỉ còn 2 độ và giai đoạn tiền tăng huyết áp (bảng 1.2). Bộ y tế cũng đưa ra cách phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được (bảng 1.3) Bảng 1.2. Phân độ THA theo JNC VII (2003) Huyết áp và Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương độ THA (mmHg) (mmHg) Huyết áp bình < 120 < 80 thường Tiền THA 120 – 139 và / hoặc 80 – 89 THA độ 1 140 – 159 và / hoặc 90 – 99 THA độ 2 ≥ 160 và / hoặc ≥ 100 Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim Mạch Việt nam năm 2015 Phân độ THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu
  5. 4 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Người bệnh từ trên 20 tuổi, được chẩn đoán là tăng huyết áp, đang theo dõi và điều trị tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu - bệnh viện Bạch Mai. - Người bệnh có khả năng trả lời phỏng vấn - Đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Các người bệnh phải nhập viện điều trị nội trú. - Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Người bệnh dưới 20 tuổi. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2019 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu – bệnh viện Bạch Mai 2.3. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả, tiến cứu 2.4. Mẫu và phương thức chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu Cỡ mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 2 𝑝(1−𝑝) n = 𝑧1−𝛼/2 𝑑2 Trong đó: n: Số người bệnh THA tối thiểu được phỏng vấn Z = 1,96 tương ứng với giá trị α = 0,05. Độ tin cậy 95% p: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị tăng huyết áp. p = 0,44 theo kết quả của Nguyễn Minh Phương năm 201. d = 0,05 là sai số mong muốn ở mức 5% Áp dụng công tính cỡ mẫu ta tính được n ≥ 379 người bệnh. Trong nghiên cứ này chúng tôi lấy 400 người bệnh vào nghiên cứu.
  6. 5 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới Bảng 3.1. Sự phân bố của đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới Phân loại tuổi Giới 20 - 40 - Tổng Tuổi TB p ≥ 60 39 59 n 20 82 62 164 55,4 ± Nam 100 11,7 % 12,2% 50% 37,8% > % 0,05 n 13 140 83 236 Nữ 100 56,7 ± 9,7 % 5,5% 59,3% 35,2% % n 33 222 145 400 56,2 ± Tổng số 100 % 8,2% 55,6% 36,2% 10,5 % Nhận xét: Tuổi trung bình trong nhóm người bệnh nghiên cứu là 56,2 ± 10,5. Tuổi trung bình của nam là 55,4 ± 11,7 và nữ là 56,7 ± 9,7 tuổi trung bình của nam và nữ là tương đương nhau với P > 0,05. Nhóm tuổi mắc THA cao nhất ở cả nam và nữ là từ 40 – 59 tuổi chiếm 55,6% trên tổng số 400 người bệnh, sau dó là nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 36,2% trên tổng số 400 người bệnh. Thấp nhất là nhóm tuổi từ 20 – 39 tuổi chiếm 8,2%. Tỷ lệ các nhóm tuổi ở cả nam và nữ là tương đương nhau với P > 0,05.
  7. 6 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 3.2.1.1. Phân độ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Phân độ tăng huyết áp của nhóm THA mới phát hiện (n= 62) Phân độ THA Giới THA THA THA Tổng p độ I độ II độ III n 15 9 8 32 Nam % 46,8% 28,1% 25% 100% n 15 12 3 30 Nữ > 0,05 % 50% 40% 10% 100% n 30 21 11 62 Tổng số % 48,3% 33,9% 17,7% 100% Nhận xét: Có 62 người bệnh mới phát hiện tăng huyết áp. Trong đó, tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ 48,3% tăng huyết áp độ II chiếm 33,9% tăng huyết áp độ III chiếm 17,7%. Tỷ lệ các mức độ tăng huyết áp ở 2 giới nam và nữ là tương đương nhau với P > 0,05. Bảng 3.3. Phân độ THA của nhóm THA đã được phát hiện dưới 10 năm (n = 338). Phân độ THA THA Giới Bình THA THA Tổng p độ thường độ I độ II III n 31 55 42 4 132 Nam % 23,5% 41,7% 31,8% 3% 100% n 49 109 47 1 206 > Nữ % 23,8% 52,9% 22,8% 0,5% 100% 0,05 Tổng n 80 164 89 5 338 số % 23,7% 48,5% 26,3% 1,5% 100% Nhận xét: Có 338 người bệnh ở nhóm tăng huyết áp đã được phát hiện. Trong đó tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 48,5%, huyết áp hiện tại bình thường chiếm tỷ lệ 23,7%, tăng huyết áp độ II chiếm tỷ lệ 26,3%. Tăng huyết áp độ III thấp nhất chiếm tỷ lệ 1,5%. Tỷ lệ các mức độ tăng huyết áp ở cả hai giới của nhóm này là tương đương nhau với P > 0,05.
  8. 7 3.2.1.2. Phân độ chỉ số cơ thể của người bệnh nghiên cứu Bảng 3.4. Phân loại béo phì theo BMI của nhóm nghiên cứu BMI (kg/m2) n % X ± SD Thiếu cân (BMI
  9. 8 Nhận xét: Các chỉ số sinh hóa trung bình của nhóm nghiên cứu đa số là trong giới hạn bình thường chỉ có nồng độ triglycerid trung bình là tăng cao và số người bệnh có nồng độ triglycerid tăng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. 3.2.3. Các yếu tố nguy cơ Bảng 3.6. Các yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu Có Không STT Yếu tố nguy cơ n % n % 1 Tiền sử gia đình THA 78 19,5% 322 80,5% 2 ĐTĐ 37 9,2% 363 90,8% 3 Hút thuốc lá 136 34% 264 66% 4 Béo phì 61 15,3% 339 98,47% 5 Uống rượu, bia 157 39,2% 243 60,8% 6 Ít hoạt động thể lực 214 53,5% 186 46,5% 7 Ăn mặn 395 98,8% 5 1,2% 8 Stress 115 28,8% 285 71,2% 9 Rối loạn lipid máu 97 24,2% 303 75,8% Nhận xét: Trong 400 người bệnh nghiên cứu tỷ lệ người bệnh có yếu tố nguy cơ gây THA là ăn mặn chiếm tỷ lệ cao nhất 98,8%. Thấp nhất là nhóm có yếu tố nguy cơ là ĐTĐ chiếm 9,2%.
  10. 9 3.3. Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại lần khám đầu và lần tái khám 3.3.1. Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp tại lần khám đầu và lần tái khám 3.3.1.1. Kiến thức về các chỉ số huyết áp và bệnh THA của người bệnh nghiên cứu Bảng 3.7. Kiến thức về chỉ số huyết áp và bệnh THAcủa người bệnh Kiến thức về bệnh tăng Khám lần Tái khám huyết áp của bệnh nhân đầu P nghiên cứu n (%) n (%) Bệnh tăng Có 393 98,2% 399 99,8% huyết áp là > 0,05 bệnh tim Không 7 1,8% 1 0,2% mạch HHTT ≥ 86 21,5% 395 98,8% 140mmHg Kiến thức Và / hoặc về chỉ số HATTr ≥ 71 17,8% 395 98,8% < 0,05 huyết áp 90mmHg Khác, 314 78,5% 5 1,2% không biết Khám sức Có 400 100% 400 100%% khỏe định > 0,05 Không 0 0% 0 0% kỳ Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh biết được tăng huyết áp là bệnh tim mạch ở lần khám đầu là 98,2%; ở lần tái khám là 99,8. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với P> 0,05. Sự khác biệt về tỷ lệ hiểu biết về chỉ số THA của người bệnh ở lần khám đầu và tái khám là có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Ở lần khám đầu và tái khám 100% người bệnh đều cho là nên đi khám sức khỏe định kỳ.
  11. 10 3.3.1.2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp Bảng 3.8. Kiến thức của người bệnh về nguy cơ của bệnh THA Kiến thức về yếu tố Khám lần đầu Tái khám P nguy cơ của THA n % n % Tuổi cao 194 48,5% 398 99,5% < 0,05 Ăn mặn 290 72,5% 400 100% < 0,05 Ăn nhiều thức ăn chế 188 47% 396 99% < 0,05 biến từ mỡ động vật Uống nhiều bia rượu 129 32,2% 398 99,5% < 0,05 Căng thẳng, stress 81 20,2% 398 99,5% < 0,05 Lười vận động 83 20,8% 397 99,2% < 0,05 Béo phì 128 32% 397 99,2% < 0,05 Hút thuốc lá, thuốc lào 80 20% 395 98,8% < 0,05 Không biết 7 1,8% 1 0,2% > 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA ở lần tái khám là lớn hơn lần khám đầu với P < 0,05. 3.3.1.3. Kiến thức về biến chứng của bệnh tăng huyết áp Bảng 3.9. Kiến thức của người bệnh về biến chứng của bệnhTHA Khám lần Kiến thức về biến chứng Tái khám đầu P của THA n % n % Biến chứng tại não: TBMMN, > 363 90,8% 400 100% cơn thiếu máu não. 0,05 Biến chứng tại tim: suy tim, < 102 27% 398 99,5% bệnh mạch vành, NMCT… 0,05 Biến chứng tại thận: Suy < 78 19,5% 397 99,2% thận 0,05 Biến chứng tại mắt: Mờ mắt < 79 19,8% 397 99,2% … 0,05 Không biết > 7 1,7% 0 0% 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh biết về biến chứng tại não và không biết ở lần khám đầu và tái khám là tương đương nhau với P > 0,05. Tỷ lệ người bệnh biết về biến chứng tại tim, thận, mắt ở lần tái khám là cao hơn lần khám đầu có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
  12. 11 3.3.1.4. Kiến thức về việc điều trị bệnh tăng huyết áp Bảng 3.10. Kiến thức của người bệnh về việc điều trị bệnh THA Khám lần Kiến thức về điều trị Tái khám đầu P bệnh tăng huyết áp n % n % Dùng thuốc 323 80,8% 5 1,2% Điều trị Thay đổi lối 7 1,8% 2 0,5% khi bị sống < 0,05 THA Dùng thuốc kết hợp thay 70 17,5% 393 98,2% đổi lối sống Chỉ uống khi thấy huyết áp 126 31,5% 3 0,8% cao Dùng Uống hàng thuốc 270 67,5% 396 99% ngày, lâu dài. < 0,05 điều trị Uống theo THA 2 0,5 0 0% từng đợt Khác (không 2 0,5 1 0,2 uống) Nhận xét: Lần khám đầu 17,5% người bệnh biết được điều trị THA cần dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, lần khám sau là 98,2%. Lần khám đầu tỷ lệ người bệnh biết điều trị THA là uống thuốc hàng ngày lâu dài chiếm 67,5%, lần tái khám là 99%. Tỷ lệ người bệnh hiếu biết về điều trị THA ở lần tái khám là lớn hơn lần khám đầu với P < 0,05.
  13. 12 3.3.1.5. Kiến thức về chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt của người bệnh THA Bảng 3.11. Kiến thức về chế độ sinh hoạt của người bệnh THA Kiến thức về lối sống Khám lần đầu Tái khám P của bệnh nhân THA n % n % Ăn giảm muối 304 76% 400 100% < 0,05 Ăn nhiều rau xanh, 195 48,8% 398 99,5% < 0,05 quả tươi Hạn chế thức ăn có 224 56% 398 99,5% < 0,05 nhiều mỡ động vật Hạn chế rượu bia 138 34,5% 400 100% < 0,05 Không hút thuốc lá, 84 21% 398 99,5% < 0,05 thuốc lào Không để thừa cân, 128 32% 397 99,2% < 0,05 béo phì Duy trì vòng bụng ( 0,05.
  14. 13 3.3.2. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ở lần khám đầu và lần tái khám sau Bảng 3.12. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh tại lần khám đầu và tái khám Thực hành tuân thủ điều trị Khám lần đầu Tái khám P của người bệnh n % n % Uống thuốc Có 386 96,5% 398 99,5% > 0,05 đúng theo đơn Không 14 3,5% 2 0,5% Có 10 2,5% 381 95,2% Ăn nhạt < 0,05 Không 390 97,5% 19 4,8% Ăn hạn chế Không bao giờ 47 11,8% 3 0,8 chất béo, mỡ Thỉnh thoảng 320 80% 17 4,2% động vật, phủ < 0,05 tạng động vật Thường xuyên 33 8,2% 380 95% Ăn nhiều rau Không bao giờ 2 0,5% 1 0,2% xanh, hoa Thỉnh thoảng 349 87,2% 11 2,8% < 0,05 quả tươi Thường xuyên 49 12,2% 388 97% Không bao giờ 139 34,8% 2 0,5% Tập thể dục Thỉnh thoảng 219 54,8% 63 15,8% < 0,05 Thường xuyên 42 10,5% 335 83,8% Không bao giờ 244 61% 244 61% Uống rượu bia Thỉnh thoảng 32 8% 154 38,5% < 0,05 Thường xuyên 134 31% 2 0,5% Không bao giờ 261 65,2 261 65,2% Hút thuốc lá, Thỉnh thoảng 22 5,5% 135 34% < 0,05 thuốc lào Thường xuyên 117 29,2% 3 0,8% Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị về chế độ thuốc và chế độ sinh hoạt luyện tập ở lần tái khám là lớn hơn lần khám đầu với P < 0,05. Tỷ lệ người bệnh uống thuốc đúng theo đơn ở lần khám đầu và tái khám là tương đương nhau với P > 0,05.
  15. 14 3.3.3. Hiệu quả tư vấn của điều dưỡng tới sự thay đổi kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh Bảng 3.13. Vai trò tư vấn của điều dưỡng với sự thay đổi về kiến thức của người bệnh giữa lần khám đầu và lần khám sau Đạt Không đạt Kiến thức P n (%) n (%) Lần khám đầu 77 19,2% 323 80,8% < 0,05 Tái khám 397 99,2% 3 0,8% Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh đạt yêu cầu về kiến thức về bệnh THA ở lần tái khám là lớn hơn ở lần khám đầu với P < 0,05. Bảng 3.14. Vai trò tư vấn của điều dưỡng với sự thay đổi về thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh giữa lần khám đầu và lần khám sau Đạt Không đạt Tuân thủ điều trị P n (%) n (%) Lần khám đầu 39 9,8% 361 90,2% < 0,05 Tái khám 382 95,5% 18 4,5% Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh đạt yêu cầu về thực hành tuân thủ điều trị bệnh THA ở lần tái khám là lớn hơn ở lần khám đầu với P < 0,05. 3.4. Đánh giá của người bệnh về vai trò chăm sóc của điều dưỡng Bảng 3.15. Đánh giá của người bệnh về vai trò tư vấn của điều dưỡng Có Không Tư vấn của điều dưỡng n (%) n (%) Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh 398 99,5% 2 0,5% Tư vấn cách điều trị và phòng biến 398 99,5% 2 0,5% chứng Tư vấn về chế độ ăn cho người tăng 398 99,5% 2 0,5% huyết áp Tư vấn về chế độ luyện tập cho 398 99,5% 2 0,5% người tăng huyết áp Tư vấn về chế độ sinh hoạt cho 398 99,5% 2 0,5% người tăng huyết áp Tư vấn về cách dùng thuốc 398 99,5% 2 0,5% Nhắc nhở tái khám và thời gian tái khám 398 99,5% 2 0,5%
  16. 15 Nhận xét: 99,5% người bệnh được phỏng vấn đều nhận tư vấn của điều dưỡng về thủ tục khám chữa bệnh, cách điều trị và phòng biến chứng, chế độ ăn chế độ luyện tập, chế độ sinh hoạt, cách dùng thuốc cho người THA cũng như nhắc nhở thời gian tái khám. Bảng 3.16. Nguồn thông tin về tăng huyết áp của người bệnh Nguồn thông tin về THA n (%) Phương tiện truyền thồng (tivi, 36 9% internet, đọc sách báo Cán bộ y tế 364 91% Qua sổ khám bệnh 0 0% Qua gia đình bạn bè 0 0% Tổng 400 100% Nhận xét: - 91% số người bệnh nghiên cứu nhận được nguồn thông tin chủ yếu về THA từ cán bộ y tế, - 9% người bệnh nhận được nguồn thông tin về bệnh THA chủ yếu qua các phương tiện truyền thông. - Không có người bệnh nào nhận thông tin về THA qua sổ khám bệnh và qua gia đình, bạn bè.
  17. 16 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm người bệnh theo tuổi giới Theo nghiên cứu của chúng tôi có 41% người bệnh là nam giới, có 59% người bệnh là nữ giới. Tỷ lệ nữ cao hơn nam sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Kết quả của chúng tôi cũng gần tương tự theo nghiên cứu của tác giả Quách Anh Thư nghiên cứu về nhận thức của người bệnh với bệnh THA tại bệnh viện Việt Nam Cu Ba (2011) tỷ lệ nam 38,5% nữ là 61,5%. Theo tác giả Trần Thanh Tú và Phạm Thị Lan Liên nghiên cứu THA ở người cao tuổi tại Trâu Quỳ Gia Lâm kết quả tỷ lệ mắc THA ở nữ (52,7%) cao hơn nam giới (47,3%). Theo Kim Bảo Giang và cộng sự nghiên cứu tại bệnh viện Cẩm Khê Phú Thọ thì tỷ lệ nam chiếm 59,7% lớn hơn nữ 40,3%. Theo tác giả Trần Hữu Dàng (2014) tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới (53,49% so với 46,51%). Tuổi trung bình trong nhóm người bệnh nghiên cứu của chúng tôi là 56,2 ± 10,5. Tuổi trung bình của nam là 55,4 ± 11,7 và nữ là 56,7 ± 9,7 tuổi trung bình của nam và nữ là tương đương nhau với P > 0,05. Kết quả của chúng tôi gần tương tự theo tác giả Lưu Thị Vinh (2013) nghiên cứu trên 36 người bệnh THA tại khoa Khám Bệnh - bệnh viện Bạch Mai tuổi trung bình là 57,44 ± 6,36. Theo tác giả Trần Hữu Dàng (2014) 67,3 ± 10,97. Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi mắc THA cao nhất ở cả nam và nữ là từ 40 – 59 tuổi chiếm 55,6% trên tổng số 400 bệnh nhân, Theo tác giả Trần Hữu Dàng ở cả hai giới, số lượng người bệnh thuộc nhóm 60-69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (34, 17% đối với nam và 41,04% đối với nữ). 4.2. Đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng của người bệnh nghiên cứu 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 4.2.1.1. Phân độ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu Phân độ tăng huyết áp của nhóm THA mới phát hiện Theo nghiên cứu của chúng tôi có 62 người bệnh mới phát hiện tăng huyết áp. Trong đó, tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 48,3% tăng huyết áp độ II chiếm 33,9% tăng huyết áp độ III chiếm tỷ lệ thấp nhất 17,7%. Tỷ lệ các mức độ tăng huyết áp ở 2 giới nam và nữ là tương đương nhau với P > 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương đương với nghiên cứu của tác giả Trần Minh
  18. 17 Thảo tăng huyết áp độ I và độ II ở nhóm mới phát hiện cũng chiếm đa số tỷ lệ lần lượt là 44,3% và 49,6% tăng huyết áp độ III cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,1% và cũng không có sự khác biệt giữa 2 giới về các mức độ THA. Phân độ THA của nhóm THA đã được phát hiện dưới 10 năm Theo nghiên cứu của chúng tôi có 338 người bệnh ở nhóm tăng huyết áp đã được phát hiện. Trong đó tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 48,5%, huyết áp hiện tại bình thường chiếm tỷ lệ 23,7%, tăng huyết áp độ II chiếm tỷ lệ 26,3%. Tăng huyết áp độ III thấp nhất chiếm tỷ lệ 1,5%. Tỷ lệ các mức độ tăng huyết áp ở cả hai giới của nhóm này là tương đương nhau với P > 0,05. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của tác giả Trần Minh Thảo trong nhóm người bệnh THA đã được phát hiện trên 1 năm tăng huyết áp độ I chiếm tỷ lệ cao nhất 54.1%, THA độ II chiếm 20,9%. Có 22,5% người bệnh được xếp vào nhóm có chỉ số huyết áp bình thường. THA độ III chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,5%, và cũng không có sự khác biệt về tỷ lệ các mức độ THA ở 2 giới. 4.2.1.2. Phân độ chỉ số cơ thể của người bệnh nghiên cứu Phân loại béo phì theo BMI của nhóm nghiên cứu Trong 400 người bệnh nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 57% tương ứng 228 người bệnh. Sau đó là nhóm thừa cân chiếm 23,5% tương ứng 94 người bệnh, nhóm béo phì độ I chiếm 14,8% tương ứng 59 người bệnh, nhóm béo phì độ II chỉ có 0,5% tương ứng 2 người bệnh. Người bệnh thuộc nhóm thiếu cân chiếm 4,2% tương ứng 17 người. Chỉ số BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 22,5 ± 2,5 cao nhất 32,66 thấp nhất 16,41. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương tự theo nghiên cứu của tác giả Trần Minh Thảo có 45,8% người bệnh thuộc nhóm BMI bình thường, nhóm thừa cân 26,8%, béo phì độ I là 21,9% và béo phì độ II là 1,3% và có 4,2% thuộc nhóm thiếu cân. Chỉ số BMI trung bình theo tác giả này là 23,13± 2,8 cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 4.2.2.1. Các xét nghiệm sinh hóa máu Nồng độ glucose trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là
  19. 18 6,02 ± 1,24 mmol/l thấp hơn so với nồng độ glucose trung bình theo nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng là 6,84 ± 3,08 mmol/l. Nồng độ Cholesterol trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 5,08 ± 1,16 mmol/l thấp hơn của tác giả Trần Hữu Dàng là 5,38 ± 1,37 mmol/l. Nồng độ triglycerid trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 2,45 ± 1,9 mmol/l cao hơn theo nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng là 2,24 ± 2,16 mmol/l. Nồng độ HDL – C trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 1,26 ± 0,33 mmol/l thấp hơn so với tác giả Trần Hữu Dàng là 1,34 ± 0,68 mmol/l. Nồng độ LDL – C trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 2,88 ± 1 mmol/l thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng là 3,34 ± 1,03. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có tăng nồng độ cholesterol chiếm 38,8% thấp hơn so với tác giả Trần Minh Thảo là 60,7%. Tỷ lệ tăng nồng độ triglycerid theo nghiên cứu của chúng tôi là 56% gần tương đương với tác giả Trần Minh Thảo là 55,15%. Tỷ lệ giảm HDL – C theo nghiên cứu của chúng tôi là 26,2% cao hơn của tác giả Trần Minh Thảo là 18,48. Tỷ lệ Tăng LDL – C theo nghiên cứu của chúng tôi là 25,5% gần tương đương theo tác giả Trần Minh Thảo là 223,5%. 4.2.3. Các yếu tố nguy cơ Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có yếu tố nguy cơ gây THA là ăn mặn chiếm tỷ lệ cao nhất 98,8%. Nhóm ít hoạt động thể lực chiếm tỷ lệ 53,5%. Nhóm hút thuốc lá và uống rượu bia chiếm tỷ lệ lần lượt là 34% và 39,2%. Tiếp theo, nhóm có áp lực tâm lý căng thẳng (stress) chiếm tỷ lệ 28,8%. Nhóm có rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ 24,2%. Nhóm có tiền sử gia đình bị THA chiếm tỷ lệ 19,5%. Nhóm có yếu tố nguy cơ là béo phì chiếm tỷ lệ 15,3%. Thấp nhất là nhóm có yếu tố nguy cơ là ĐTĐ chiếm 9,2%. Theo tác giả Lý Huy Khanh và cộng sự tỷ lệ người bệnh có THA không hoạt động thể là cao nhất 55,9%, tỷ lệ người bệnh THA có ăn mặn chiếm tỷ lệ 27,8%. Tỷ lệ người bệnh THA có hút thuốc và uống rượu là 10,1%
  20. 19 và 7,7% tỷ lệ người bệnh THA có rối loạn chuyển hóa lipid là 8,3% và thấp nhất cũng là tỷ lệ người bệnh THA có ĐTĐ là 2,4%. 4.3. Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại lần khám đầu và lần tái khám 4.3.1. Kiến thức của người bệnh về bệnh tăng huyết áp tại lần khám đầu và lần tái khám 4.3.1.1. Kiến thức về các chỉ số huyết áp của người bệnh nghiên cứu Theo nghiên cứu của chúng tôi có 98,2% người bệnh biết được tăng huyết áp là bệnh tim mạch ở lần khám đầu, chỉ có 1,8% người bệnh là không biết. Khi tái khám hầu hết người bệnh đều biết được THA là bệnh tim mạch, chỉ có 0,2% người bệnh không biết THA là bệnh lý tim mạch. Ở lần khám đầu có 21,5% người bệnh bệnh biết được HHTT ≥ 140mmHg là THA và 17,8% người bệnh biết được HATTr ≥ 90mmHg là THA còn lại 78,5% người bệnh không biết được chỉ số bao nhiêu là THA. Theo nghiên cứu của Lưu Thị Vinh có 61,1% người bệnh biết được huyết áp mục tiêu cần đạt được của mình là bao nhiêu chỉ có 38,9% người bệnh không biết hoặc trả lời sai về huyết áp mục tiêu cần đạt được tuy nhiên cỡ mẫu nghiên cứu của tác giả này rất thấp chỉ có 36 người bệnh vì vậy tính thống kê chưa cao. Theo nghiên cứu của chúng tôi ở lần tái khám 98,8% người bệnh đã biết được trị số THA chỉ có 1,2% là không biết. Điều này cho thấy hiệu quả của việc tư vấn điều trị của điều dưỡng viên đã nâng được hiểu biết của bệnh nhân về bệnh hơn. Theo nghiên cứu của chúng tôi ở lần khám đầu và tái khám 100% người bệnh đều cho là nên đi khám sức khỏe định kỳ. Điều này cho thấy ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ đã nâng lên rất nhiều. 4.3.1.2. Kiến thức về yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp Theo nghiên cứu của chúng tôi ở lần khám đầu chủ yếu người bệnh được phỏng vấn đều cho rằng ăn mặn là nguy cơ THA chiếm 72,5%. Có 48,5% người bệnh cho rằng tuổi cao là nguy cơ THA và 47% người bệnh cho là ăn nhiều thức ăn chế biến từ mỡ động vật là nguy cơ THA, tỷ lệ người bệnh cho rằng uống rượu bia và béo phì là nguy cơ THA chiếm tỷ lệ 32,2% và 32%. Tỷ lệ người bệnh cho là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2