intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ tại địa điểm nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG MAI THỊ THANH THỦY THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG MAI THỊ THANH THỦY THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ THỊ MINH LÝ Hà nội – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thăng Long, Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Hồ Thị Minh Lý người thày đã dành thời gian tận tình chỉ báo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ phòng tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi được đi học cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chi, các ban khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và tập thể cán bộ các khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Chấn thương, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong lớp Cao học Y tế công cộng 6.1a đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn Bố, mẹ, con và những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nhiên cứu . Tôi xin ghi nhận công lao đó.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan" đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó. Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 20.... Mai Thị Thanh Thủy
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BS Bác sĩ CBCC Cán bộ công chức CT Chấn thương ĐK Điều kiện DC Dụng cụ ĐD Điều dưỡng ESBL Enzyme Beta-lactamases phổ rộng GPB Giải phẫu bệnh HSTC – TNT Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo KK Khử khuẩn KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NVYT Nhân viên y tế NK Nhiễm khuẩn NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ NB Người bệnh NC Nghiên cứu PT Phẫu thuật PTGMHS Phẫu thuật gây mê hồi sức TB Thay băng TH1 Thế hệ 1 TH2 Thế hệ 2 TH3 Thế hệ 3 TNT Thận nhân tạo VST Vệ sinh tay VK Vi khuẩn VSV Vi sinh vật
  6. iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………….. 3 1.1. Khái niệm, thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ……………………………..3 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán, tình hình mắc, hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ….4 1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ ............................................... 4 1.2.2. Tình hình mắc và hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ ........................................ 7 1.3. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ ................................................................. 8 1.3.1 Tác nhân gây bệnh....................................................................................... 8 1.3.2 Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền ........................................... 9 1.3.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ ............................................. 8 1.4. Các biện phòng ngừa nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.............................. 9 1.4.1. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật ........................................................ 9 1.4.2. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật ....................................... 10 1.4.3. Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật............................................. 10 1.4.4. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật ............................................................... 11 1.4.5. Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ ................................................... 11 1.4.6. Kiểm tra giám sát tuân thủ quy trình vô khuẩn ở nhân viên y tế .............. 13 1.4.7. Bảo đảm các điều kiện, thiết bị, phương tiện và hóa chất thiết yếu cho phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ........................................................................ 13 1.5. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan ..............................15 1.5.1. Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới…………………………….15 1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................16 1.5.3. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh ...........................................16 1.6. Một số thông tin về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng ninh............................17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 21
  7. v 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 21 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu ..................................................... 22 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá ...............................22 2.3.1.Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................ 22 2.3.2.Tiêu chí đánh giá . ...................................................................................... 24 2.4. Phương pháp thu thập thông tin............................................................... 25 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: ....................................................................... 25 2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: .......................................................................... 25 2.4.3.Tổ chức thực hiện thu thập ......................................................................... 25 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................................... 26 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số. ....................................................... 26 2.6.1. Sai số.........................................................................................................26 2.6.2.Biện pháp khắc phục .................................................................................27 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 27 2.8. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................... 29 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................. 29 3.2.Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh được thực hiện phẫu thuật.33 3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ....................................... 39 CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ............................................................................... 47 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….. PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………………... PHỤ LỤC 2……………………………………………………………………………...
  8. vi DANH MỤC BẢNG Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu................................... 29 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................. 29 Biểu đồ 3.3. Phân loại vết mổ của đối tượng nghiên cứu ...................................30 Bảng 3.1: Chỉ số xét nghiệm máu của người bệnh được thực hiện phẫu thuật phẫu thuật …………………………………………………………………. .....30 Bảng 3.2: Người bệnh thực hiện PT có chỉ định sử dụng KS …………............31 Bảng 3.3.Loại KS trước PT sử dụng cho người bệnh ......................................... 31 Bảng 3.4. Loại KS sau PT sử dụng cho người bệnh .......................................... 32 Bảng 3.5.Số loại KS sử dụng trước PT cho người bệnh ..................................... 32 Bảng 3.6. Số ngày trung bình sử dụng các loại kháng sinh ................................ 33 Bảng 3.7. Thực trạng NKVM ở người bệnh có PT............................................. 33 Biểu đồ 3.4.Các loại NKVM ở người bệnh có phẫu thuật .................................. 34 Bảng 3.8.Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ theo tuổi, giới .................................. 34 Bảng 3.9. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ theo khoa điều trị............................ 35 Bảng 3.10. NKVM theo thời gian điều trị ......................................................... 39 Bảng 3.11. NKVM theo thời gian nằm viện trước khi thực hiện PT .................. 36 Bảng 3.12. NKVM theo thời gian nằm viện sau khi thực hiện PT ……………36 Bảng 3.13. NKVM theo hình thức PT, loại PT, tình trạng dẫn lưu ………….37 Bảng 3.14. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ theo số lần PT, thời gian PT ......... 38 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và NKVM ................. 39 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và bệnh kèm theo ............... 40 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng mổ, kỹ thuật mổ và đặt dẫn lưu…….41 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa điểm ASA, số lần, thời gian PT ………………42 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa loại vết mổ, tắm trước PT……………………..43 Bảng 20. Mối liên quan giữa sử dụng KS và NKVM………………………….44 Bảng 21. Mối liên quan đa biến giữa các yếu tố với tình trạng NKVM……….45
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện luôn là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Ngày nay nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt được quan tâm không những ở các nước phát triển mà còn là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn bệnh viện gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng không những cho bản thân người bệnh, cho bệnh viện mà cho cả cộng đồng. Trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thì nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn thường gặp nhất và đặc biệt trong các bệnh ngoại khoa, nhiễm khuẩn vết mổ vẫn luôn là nguyên nhân chủ yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, kết quả phục hồi chức năng kém hay hỏng hoàn toàn nhiều khi gây ra tàn tật hoặc tử vong cho người bệnh phẫu thuật [6]. Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau phẫu thuật với phẫu thuật không cấy ghép và một năm với các phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant). Nhiễm khuẩn vết mổ được chia thành 3 loại: (1) nhiễm khuẩn vết mổ nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da; (2) nhiễm khuẩn vết mổ sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da; (3) nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể [6]. Tại Hoa Kỳ nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 2 - 15% tùy theo loại phẫu thuật. Hàng năm số người mắc nhiễm khuẩn vết mổ ước tính khoảng 2 triệu người. Ở một số bệnh viện tại châu Á như: Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, nhiễm khuẩn vết mổ gặp ở 8,8% – 17,7% số người bệnh sau phẫu thuật [45]. Cũng tại số ngày nằm viện gia tăng trung bình do nhiễm khuẩn vết mổ là 7,4 ngày, chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ hàng năm khoảng 130 triệu USD. Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 89% nguyên nhân tử vong ở người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ sâu, với một
  10. 2 số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép. Nhiễm khuẩn vết mổ có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp [6]. Tình trạng quá tải, lưu lượng người qua lại hàng ngày rất đông bao gồm người bệnh nội trú và ngoại trú, thân nhân người bệnh, cán bộ y tế, học viên thực tập. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Tại Việt Nam chưa có hệ thống giám sát nhiễm khuẩn vết mổ cấp quốc gia mà chỉ có các giám sát đơn lẻ. Theo số liệu thống kê báo cáo nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra từ 5 - 10% trên tổng số 2 triệu người bệnh phẫu thuật hàng năm [21], đây cũng là loại nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp nhất. Bên cạnh đó các thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và một số các yếu tố nguy cơ cũng ít được công bố. Một vài nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp. Nhiễm khuẩn vết mổ xuất hiện với mức độ cao và đứng hàng thứ hai sau viêm phổi bệnh viện và chiếm 27,5% số nhiễm khuẩn bệnh viện phát hiện được với tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 5,5% [3]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hàng năm có theo dõi giám sát nhiễm khuẩn vết mổ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng ninh. Để có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng công tác ngoại khoa và hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và một số yếu tố liên quan" nhằm giải quyết 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ tại địa điểm nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2