intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Trung học phổ thông tại Thuận An, Bình Dương trong sử dụng thức ăn đường phố năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm trong sử dụng thức ăn đường phố của học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Trung học phổ thông tại Thuận An, Bình Dương trong sử dụng thức ăn đường phố năm 2019 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -----------------*------------------- ĐỖ THANH TIẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG TRONG SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -----------------*------------------- KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ THANH TIẾN KIẾN THỨC THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG TRONG SỬ DỤNG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành:Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8720710 GVHD: TS-BS HOÀNG HÀ LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài Luận văn Thạc sỹ sức khỏe chuyên ngành Y tế công cộng: “Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của học sinh Trung học phổ thông tại Thuận An, Bình Dương trong sử dụng thức ăn đường phố năm 2019 và các yếu tố liên quan” là kết quả của sự cố gắng không ngừng của bản thân tác giả, cũng như sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.BS Hoàng Hà - Người hướng dẫn khoa học, PGS.TS.BS Trần Văn Hưởng và Bệnh viện Đa khoa Nam Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, Phòng Sau Đại học, Khoa khoa học sức khỏe, Bộ môn Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả luận văn Đỗ Thanh Tiến 1
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Đỗ Thanh Tiến
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Tổng quan về thức ăn đường phố và quy định an toàn thực phẩm .......... 3 1.1.1. Qui định đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ........................ 4 1.1.2. Qui định đối với người kinh doanh thức ăn đường phố........................ 5 1.1.3.Qui định đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm ............... 5 1.1.4.Qui định về xử phạt đối với người kinh doanh thức ăn đường phố ...... 5 1.2.Ngộ độc thực phẩm ................................................................................... 6 1.2.1.Một số khái niệm .................................................................................... 6 1.2.2.Triệu chứng ............................................................................................ 7 1.2.3.Nguyên nhân .......................................................................................... 7 1.3.Thức ăn đường phố theo WHO ................................................................. 8 1.3.1.Lợi ích của việc kinh doanh thức ăn đường phố .................................... 8 1.3.2.Thức ăn đường phố có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng: .................................................................................................. 8 1.3.3.Những phát hiện chính của WHO trong khảo sát về thức ăn đường phố:9 1.4.Một số nghiên cứu liên quan ..................................................................... 10 1.4.1.Một số nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 10 1.4.2.Một số nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 12
  6. 1.5.Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 16 1.6.Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 18 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 .................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:............................................................................... 18 2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................ 18 2.2.3.Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................. 19 2.3.Phương pháp thu thập ............................................................................... 19 2.3.1.Công cụ thu thập .................................................................................... 19 2.3.2.Kỹ thuật thu thập .................................................................................... 20 2.4.Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ................................... 20 2.4.1.Biến số và chỉ sổ nghiên cứu.................................................................. 20 2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá .............................................................................. 31 2.5.Phân tích và xử lý số liệu .......................................................................... 34 2.6.Sai số và biện pháp hạn chế sai số ............................................................ 34 2.6.1.Sai số ...................................................................................................... 34 2.6.2.Biện pháp................................................................................................ 35 2.7.Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 35 2.8.Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................. 37
  7. 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu .................................. 37 3.2. Thực trạng về an toàn thực phẩm trong thức ăn đường phố của học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi ...................................................... 40 3.2.1. Tình hình sử dụng thức ăn đường phố .................................................. 40 3.2.2. Nguồn thông tin về an toàn thực phẩm ................................................. 42 3.2.3. Kiến thức về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố ............................ 43 3.2.3.1. Kiến thức về cơ sở bán thức ăn đường phố ....................................... 43 3.2.3.2. Kiến thức về người bán thức ăn đường phố....................................... 44 3.2.3.3. Kiến thức về quy trình chế biến thực phẩm ....................................... 45 3.2.3.4. Kiến thức về ngộ độc thực phẩm ....................................................... 46 3.2.3.5. Kiến thức chung về an toàn thực phẩm.............................................. 47 3.2.4. Thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố ........................... 47 3.2.4.1. Thực hành về nơi chọn mua thức ăn đường phố................................ 47 3.2.4.2. Thực hành về chọn người bán thức ăn đường phố ............................ 48 3.2.4.3. Thực hành về chọn thức ăn đường phố .............................................. 49 3.2.4.4. Thực hành sử dụng TAĐP được bao gói bằng giấy báo, tạp chí ....... 49 3.2.4.5. Thực hành chung về ATTP TAĐP của học sinh ............................... 50 3.2.4.6. Xử trí ngộ độc thực phẩm .................................................................. 50 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm về TAĐP .............................................................................................................. 51 3.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm chung với kiến thức thực hành an toàn thực phẩm của học sinh ........................................................................................... 51 3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số đến thực hành an toàn thực phẩm của học sinh ..................................................................................................... 55
  8. 3.3.3. Mối liên quan giữa nguồn thông tin với kiến thức, thực hành về ATTP TAĐP .............................................................................................................. 59 3.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về ATTP TAĐP .............. 60 3.3.5. Mô hình phân tích đa biến trong nghiên cứu ........................................ 60 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 62 4.1. Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu .................................. 62 4.2. Thực trạng về an toàn thực phẩm trong thức ăn đường phố của học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi ...................................................... 62 4.2.1. Tình hình sử dụng thức ăn đường phố .................................................. 62 4.2.2. Nguồn thông tin về thực phẩm .............................................................. 65 4.2.3. Kiến thức chung đúng về ATTP ........................................................... 66 4.2.4. Thực hành về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố ........................... 69 4.3. Mối liên quan giữa nguồn thông tin, kiến thức và thực hành về an toàn thức ăn đường phố. .......................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ATTP An toàn thực phẩm CSHQ Chỉ số hiệu quả HQCT Hiệu quả can thiệp KTC Khoảng tin cậy FAO Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc OR Odds Ratio (Tỷ suất chênh) TAĐP Thức ăn đường phố THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD United States dollar (Đồng đô la Mỹ) VNĐ (đ) Việt Nam đồng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Dân tộc và khoản tiền có hàng tuần của đối tượng nghiên cứu (n=410) ............................................................................................................ 38 Bảng 3.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh cứu (n=410) ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng thức ăn đường phố cứu (n=410)....................... 40 Bảng 3.4. Lý do sử dụng TAĐP của đối tượng nghiên cứu (n=410).............. 41 Bảng 3.5. Nguồn thông tin về an toàn thực phẩm cứu (n=410) ..................... 42 Bảng 3.6. Kiến thức về cơ sở bán thức ăn đường phố (n=410) ...................... 43 Bảng 3.7. Kiến thức về người bán thức ăn đường phố (n = 410) ................... 44 Bảng 3.8. Kiến thức về quy trình chế biến thực phẩm TAĐP (n = 410) ........ 45 Bảng 3.9. Kiến thức về ngộ độc thực phẩm (n = 410) .................................... 46 Bảng 3.10. Thực hành về chọn nơi mua thức ăn đường phố (n=410) ............ 47 Bảng 3.11. Thực hành về chọn người bán thức ăn đường phố (n=410) ......... 48 Bảng 3.12. Thực hành về chọn thức ăn đường phố (n=410) .......................... 49 Bảng 3.13. Thực hành sử dụng thức ăn đường phố được bao gói bằng giấy báo, tạp chí (n=410) ........................................................................................ 49 Bảng 3.14. Xử trí ngộ độc thực phẩm (n=410) ............................................... 50 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa khối lớp và giới tính đến kiến thức về an toàn thực phẩm của học sinh (n=410) ..................................................................... 51 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa dân tộc và khoản tiền có hàng tuần của học sinh với kiến thức chung đúng về ATTP TADP của học sinh (n=410).......... 52 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của cha và mẹ với kiến thức chung đúng về ATTP TADP của học sinh (n=410)........................................ 52
  11. Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của cha và mẹ với kiến thức chung đúng về ATTP TADP của học sinh (n=410)........................................ 53 Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa khối lớp và giới tính học sinh với thực hành về an toàn thực phẩm của học sinh (n=410) ................................................... 55 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa dân tộc và khoản tiền có hàng tuần của học sinh với thực hành về an toàn thực phẩm của học sinh (n=410) .................... 56 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của cha và mẹ học sinh với thực hành về an toàn thực phẩm của học sinh (n=410) .......................................... 58 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức với nguồn thông tin (n=410) ......... 59 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thực hành chung với nguồn thông tin (n=410) ......................................................................................................................... 59 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành an toàn thực phẩm (n=410) ............................................................................................................ 60 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức với nguồn thông tin, giữa thực hành chung với nguồn thông tin, giữa kiến thức và thực hành ATTP TAĐP (n=410) ............................................................................................................ 60
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 3.1. Số lượng học sinh theo khối lớp trong nghiên cứu .................... 37 Biều đồ 3.2. Đặc điểm giới tính của học sinh trong nghiên cứu ..................... 38 Biều đồ 3.3. Nghe nói hoặc tìm hiểu thông tin về ATTP của học sinh .......... 42 Biều đồ 3. 4. Kiến thức chung đúng về ATTP của học sinh........................... 47 Biều đồ 3.5. Thực hành chung về ATTP TAĐP ............................................. 50
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế, xã hội thì thức ăn đường phố cũng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và bày bán trên đường phố, những nơi công cộng [30]. Trên toàn thế giới, 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố mỗi ngày [31], đại diện cho một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tế có liên quan chặt chẽ với đô thị hóa. Thức ăn đường phố cung cấp thực phẩm với giá cả phải chăng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, phù hợp với nhiều nhóm có thu nhập khác nhau, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động chưa có việc làm khác[34]. Ngoài ra, thức ăn đường phố còn là một phần văn hóa ở một số quốc gia[7], [49]. Sự phát triển của thức ăn đường phố mang lại cho chúng ta nhiều sự lựa chọn nhưng cũng kéo theo tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, phát triển du lịch, kinh tế đất nước[7], [24]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có 1,5 tỉ trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, 600 triệu người trên thế giới mắc bệnh trong đó 420.000 người chết sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm[48], [50]. Tại Hoa Kỳ, các bệnh do thực phẩm ảnh hưởng đến khoảng 48 triệu người mỗi năm dẫn đến 128.000 ca nhập viện và 3.000 ca tử vong, mỗi năm chính phủ phải chi khoảng 5,6 đến 9,4 triệu USD cho chi phí y tế của những ca bệnh liên quan đến thực phẩm nhiễm bẩn[25], [48]. Châu Phi và Đông Nam Á được cho là có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất liên quan đến bệnh truyền qua thực phẩm[25]. Tại Việt Nam, thức ăn đường phố và các hàng rong là nét văn hóa riêng của cộng đồng người Việt. Việc sử dụng thức ăn đường phố đã là thói quen của nhiều người. Theo báo cáo của Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh có tới 95,5% người dân đang sử dụng thức ăn đường phố, trong đó có
  14. 2 51% sử dụng chúng làm bữa ăn hàng ngày, 82% dùng làm bữa ăn sáng vì thức ăn đường phố rất đa dạng, phong phú. Theo điều tra của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế về thức ăn đường phố tại 11 địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố đều bị nhiễm vi khuẩn E.coli như Hà Nội: 43,42%, TP. Hồ Chí Minh: 67,5%, Đà Nẵng: 70,7%, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò, chả, nem chua, lòng heo chín có vi khuẩn E.coli, còn TP. Hồ Chí Minh là 90% bị nhiễm E.coli. Riêng TP. Hồ Chí Minh có đến 84,3% thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; có 85,7% bàn hàng ở lòng lề đường, trong đó 27% bán ở các nơi gần cống, rãnh, bãi rác, nhà vệ sinh công cộng và đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn đường phố bị ngộ độc [4]. Theo Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) một trong những nguyên nhân chính gây bệnh truyền qua thực phẩm là thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ở người bán thức ăn đường phố [30]. Tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chưa có điều tra nào về thức ăn đường phố. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của học sinh trung học phổ thông tại Thuận An, Bình Dương trong sử dụng thức ăn đường phố năm 2019 và một số yếu tố liên quan” Đề tài nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm trong sử dụng thức ăn đường phố của học sinh Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm trong sử dụng thức ăn đường phố của đối tượng nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0