![](images/graphics/blank.gif)
Tổng quan nghiên cứu về kế toán sinh thái của một số quốc gia trên thế giới và định hướng ứng dụng tại Việt Nam
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết này bắt đầu bằng việc phân tích tổng quan nghiên cứu về kế toán sinh thái của một số quốc gia trên thế giới và định hướng ứng dụng nhằm cung cấp hướng dẫn cho sự phát triển trong tương lai tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan nghiên cứu về kế toán sinh thái của một số quốc gia trên thế giới và định hướng ứng dụng tại Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 331 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN SINH THÁI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM Trần Anh Quang Trường Đại học Lao động – Xã hội Tóm tắt Hệ thống thông tin tích hợp đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái cần được thiết lập tại bất kỳ một tổ chức nhằm hướng đến phát triển bền vững. Xuất phát từ sự ảnh hưởng của những hoạt động từ các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm và làm ảnh hưởng đến môi trường sống, suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,… kế toán sinh thái đã được áp dụng rất sớm tại các doanh nghiệp trên thế giới. Bài báo này bắt đầu bằng việc phân tích tổng quan nghiên cứu về kế toán sinh thái của một số quốc gia trên thế giới và định hướng ứng dụng nhằm cung cấp hướng dẫn cho sự phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Từ khóa: Phát triển bền vững, kế toán sinh thái, ứng dụng OVERVIEW OF RESEARCH ON ECOLOGICAL ACCOUNTING IN SOME COUNTRIES IN THE WORLD AND APPLICATION ORIENTATION IN VIETNAM Abstract Where sustainable development is concerned, it is necessary to establish new information systems that integrate economic, social and ecological factors. Ecological accounting has been widely implemented in numerous enterprises in the world for years as it is considered an effective tool to mitigate the environmental impacts from manufacturing processes of enterprises as well as individuals. This paper begins by analyzing an overview of research on ecological accounting in some countries in the world and application orientation in Vietnam. All of these efforts in this paper forwarding an ecological accounting framework that aims to provide a guide for future development in Viet Nam. Keywords: Sustainable Development, Ecological Accounting, application 1. Đặt vấn đề Sau hàng trăm năm phát triển của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh luôn theo đuổi mục tiêu duy nhất là lợi nhuận, bỏ qua lợi ích công cộng, bao gồm các yếu tố như lợi ích của người tiêu dùng, sinh thái và ô nhiễm môi trường. Do đó, hạch toán trách nhiệm xã hội đã ra đời nhằm ngăn ngừa, loại bỏ và bù đắp những rủi ro này (Jain và cộng sự, 2007). Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Đức và Anh đã tập trung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xã hội, nhiều học giả và chuyên gia kế toán đã
- 332 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA bắt đầu quan tâm về mối quan hệ giữa nguồn lực và kế toán. Kế toán tài nguyên đã tiếp thu các nguyên tắc và phương pháp của kinh tế tài nguyên, kinh tế sinh thái, kinh tế phát triển bền vững và các ngành khác (Lone và cộng sự, 1993). Hiện nay, kế toán tài nguyên đã dần được chia thành các nhánh mới như kế toán tài nguyên rừng và kế toán biển. Từ cuối những năm 1980, dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển trở thành bốn vấn đề quan trọng mà nhân loại phải đối mặt. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và quan trọng của kế toán trong sự phát triển kinh tế xã hội, các DN ngoài việc tập trung phát triển hoạt động kinh doanh đã mở rộng trọng tâm sang hệ thống môi trường gắn với DN hình thành một lĩnh vực mới gọi là kế toán môi trường (Uno và cộng sự, 1998). Kế toán môi trường xác định và đo lường chi phí môi trường, trách nhiệm môi trường và lợi ích môi trường. Sau nhiều thập kỷ phát triển, kế toán môi trường được chia thành kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường. Các nghiên cứu lý luận đã được ứng dụng vào thực tiễn thúc đẩy sự phát triển bền vững của DN. Với việc con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, môi trường và hệ sinh thái đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kế toán môi trường không thể đo lường đầy đủ tác động bên ngoài của hoạt động con người, do đó một số học giả đã đưa ra khái niệm kế toán sinh thái (Kopp, R.J, 1999). Kế toán sinh thái không phải là một khái niệm mới tuy nhiên đây là một lĩnh vực khá mớ mẻ. Kế toán xã hội và kế toán trách nhiệm xã hội, kế toán tài nguyên và kế toán môi trường có mối quan hệ mật thiết với kế toán sinh thái. Nói một cách tương đối, quan điểm về hạch toán sinh thái linh hoạt hơn; không chỉ giới hạn ở ô nhiễm môi trường mà nó còn xem xét mối quan hệ giữa tài nguyên, môi trường và hiệu quả kinh tế (Lei và cộng sự, 2014). Trong những năm gần đây, thế giới thường xuyên xảy ra các thảm họa tự nhiên nên vấn đề môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường (BVMT) đang trở nên bức thiết mang tính toàn cầu. Các yêu cầu về môi trường sinh thái ngày càng chặt chẽ và đang trở thành rào cản thương mại to lớn buộc các doanh nghiệp (DN) có cách nhìn nhận mới về vấn đề môi trường sinh thái khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Các chính phủ luôn hướng tới phát triển bền vững, đạt sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế cùng tiến bộ xã hội và BVMT. Do đó, các DN ngoài quá trình sản xuất ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu thị trường còn phải tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường sinh thái và đảm bảo quá trình xử lý các đầu ra khác bao gồm các chất thải theo đúng quy định. Vì vậy, các DN cần có sự tiếp cận mới về kế toán sinh thái (KTST) giúp DN xác định rõ chi phí môi trường sinh thái (CPMTST) trong quản lý và sản xuất, giúp DN đánh giá được đầy đủ các CPMTST nhằm cân đối thu chi nội bộ và phân bổ vào từng sản phẩm. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Tổng quan nghiên cứu về kế toán sinh thái của một số quốc gia trên thế giới Kể từ những năm 1990, có rất nhiều nghiên cứu về “kế toán tài nguyên” và “kế toán môi trường”. Nhiều DN đã quan tâm thực hành kế toán này (Uno và cộng sự, 1998). Kế toán tài nguyên và môi trường có những thành tựu đáng kể về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực bao gồm tài nguyên, môi trường sinh thái và sức
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 333 khỏe xuất hiện đã thúc đẩy các học giả mở rộng nghiên cứu về tính toán ô nhiễm môi trường cho toàn bộ lĩnh vực sinh thái (Common và cộng sự,1995). Hiện tại, các nghiên cứu về hạch toán sinh thái vẫn đang được thực hiện tuy nhiên vẫn chưa có quan điểm thống nhất. 2.1.1. Tại Mỹ và Canada Kế toán sinh thái được hiểu là quá trình phân tích các vấn đề môi trường sinh thái trong đó DN sử dụng phương pháp chi phí môi trường. Cho đến nay có một số quan điểm khác nhau về kế toán sinh thái. Birkin, F. (2000) cho rằng kế toán sinh thái dựa trên sự tích hợp của các khái niệm sinh thái và kinh tế, phương pháp đo lường và giá trị, đánh giá hiệu suất, kiểm soát và cung cấp thông tin cho mục đích ra quyết định và lập báo cáo. Steele, B.M. (2001) kế toán sinh thái phản ánh ý nghĩa của kế toán hoặc thống kê sinh thái. Quan điểm của Lei, K., Zhou, S. and Wang, Z. (2014) cho rằng kế toán sinh thái là một hệ thống thông tin mô tả, tính toán và đo lường thông tin liên quan đến môi trường sinh thái. Một số học giả khác trong đó có Rebitzer, G., Loerincik, Y. and Jolliet, O. (2002) cho rằng kế toán sinh thái là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá vòng đời. Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm khác nhau về nghiên cứu mô hình lý thuyết. Birkin đề xuất mô hình “burden-based” và chỉ ra rằng hầu hết các tài sản và hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết và các chức năng cơ bản được đo lường bằng mức công suất tiêu thụ. Ngoài ra, Birkin và Ranghieri đã phát triển mô hình hệ thống kế toán sinh thái “Overpass”, bao gồm khung khái niệm và ma trận dự án do EU tài trợ với tên gọi “sự phát triển bền vững của hệ thống bảo vệ môi trường du lịch”. Trong khi một số nhà kinh tế nhận định chi phí trong 1 DN bao gồm cả các chi phí xã hội và môi trường theo Isenmann, R. and Marx-Gómez, J. (2004) một số kế toán viên và học giả tập trung nghiên cứu tác dụng của báo cáo môi trường DN và kế toán quản trị môi trường. Theo Birkin, F. (2003) hạch toán sinh thái dựa trên mối quan hệ giữa triết lý sinh thái và các giá trị kinh tế. Với việc nghiên cứu sâu về kế toán sinh thái, nhiều học giả đã quan tâm nhiều hơn đến sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái. Rees, W.E. (1992), nhà kinh tế sinh thái người Canada lần đầu tiên đề xuất khái niệm sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái. Ewing, B. and Goldfinger, S. (2010) cho rằng sự ảnh hưởng của môi trường sinh thái được đo lường bằng tỷ lệ giữa việc sử dụng tài nguyên của con người và ảnh hưởng của việc sử dụng này đối với hệ sinh thái. 2.1.2. Tại Liên minh Châu Âu Các quốc gia tại Liên minh Châu Âu (EU) đã tập trung nghiên cứu rộng rãi các khía cạnh môi trường và sinh thái, bao gồm cả vấn đề về thuế sinh thái. Điều chỉnh và đổi mới các sai lệch về thuế hiện có, và áp dụng thuế sinh thái, cải cách thuế nhằm thúc đẩy chất lượng môi trường. Nếu thuế suất năng lượng thấp hơn tỷ lệ lao động, thì việc cải cách thuế sinh thái có thể thúc đẩy việc làm. Schneider, A. (2015) cho rằng thuế sinh thái là một công cụ chính sách môi trường hữu ích. Thuế sinh thái có phạm vi điều tiết rộng, vì các thành viên EU đã áp thuế đối với nhiên liệu, sản phẩm và các hành động gây hại cho môi trường, chẳng hạn như Thụy Điển đánh thuế khí tự nhiên và carbon và Đức đánh thuế ô nhiễm nước.
- 334 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Việc thực hiện thuế sinh thái đã làm giảm đáng kể lượng phát thải khí đối với môi trường sinh thái và ở một mức độ nhất định nó góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ môi trường. Về mặt thực tiễn xã hội, các thành viên của EU đã thiết lập các sáng kiến sinh thái; ví dụ, các khu công nghiệp sinh thái và việc thiết lập cơ chế bồi thường sinh thái. Bắt đầu từ những năm 1990, trước những mất mát to lớn do các thảm họa sinh thái khác nhau gây ra, các thành viên EU đã tích cực phát triển ngành công nghiệp sinh thái dưới hình thức các khu công nghiệp sinh thái, từ việc thành lập Công viên Holland’s Amsterdam đến việc mở rộng Pháo đài Đan Mạch. Nhờ có các cơ chế chính sách đền bù sinh thái khác nhau, nền nông nghiệp và lâm nghiệp ở EU đã phục hồi ở mức độ đáng kể. Năm 2005, Hội đồng EU đã thông qua điều khoản 1698/2005 coi đấu giá là một công cụ hữu ích để bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp. EU áp đặt các khoản trợ cấp liên quan đến sản xuất nông nghiệp sinh thái bằng cách ban hành “Chính sách Nông nghiệp Chung, CAP.” Bất kể hệ thống được xây dựng hoặc áp dụng như thế nào, việc đền bù sinh thái lâm nghiệp của EU được nâng cao thông qua sự kết hợp giữa dán nhãn sinh thái và quản lý bền vững, Liên minh Châu Âu đã hình thành một hệ thống đền bù sinh thái lâm nghiệp tương đối hoàn chỉnh. 2.1.3. Tại Nhật Bản Khác với Mỹ và một số quốc gia tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản - một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển tập trung nghiên cứu sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và đưa ra phương thức phát triển của nền kinh tế. Ý tưởng về sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với kế toán sinh thái. Phương thức kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của hạch toán sinh thái ở Nhật Bản ở một mức độ nhất định. Ở cấp độ vĩ mô, các nhà nghiên cứu tập trung phần lớn vào các khu công nghiệp sinh thái và hoạt động của ngành công nghiệp tái chế. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác tập trung vào chu trình chuyển hóa vật chất và phân tích dòng vật chất ví dụ như nghiên cứu của Haxhimoto, S. and Moriguchi, Y. (2004). Các nghiên cứu về hạch toán sinh thái ở Nhật Bản bắt nguồn từ những năm 1970, Giáo sư Kiyoshi Kurosawa đã tìm hiểu mối liên hệ giữa hạch toán sinh thái và vấn đề ô nhiễm môi trường. Dựa trên nghiên cứu này, Kawano Masao và cộng sự đã tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế của kế toán môi trường, kế toán môi trường ở cấp độ doanh nghiệp và kế toán tài nguyên. Sau gần mười năm nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của Masao, K. (2006), kế toán sinh thái đã được sửa đổi dựa trên mối quan hệ giữa báo cáo môi trường và tính bền vững cũng như kế toán môi trường. Bộ Môi trường quyết định xây dựng kế toán sinh thái để nghiên cứu các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Một cuộc khảo sát về các vấn đề xã hội chẳng hạn như xem xét mối liên hệ giữa hợp lý hóa các dự án nước và cách các doanh nghiệp cân bằng gánh nặng chi phí tài nguyên nước so với việc bảo trì các công trình đường thủy và vốn môi trường. Kawano Masao đã nghiên cứu các vấn đề kinh tế như gánh nặng chi phí và duy trì vốn, và phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo các nguyên tắc hạch toán sinh thái. 2.1.4. Tại Úc
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 335 Trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành kế toán sinh thái tại Úc, Stefan Schaltegger và Roger (2000) đã xây dựng một khuôn khổ hệ thống hoàn chỉnh về kế toán môi trường vi mô. Nghiên cứu này đã đề cập đến sự khác biệt trong kế toán môi trường và kế toán sinh thái. Theo kế toán truyền thống, kế toán sinh thái là quá trình thu thập, phân loại, phân tích và cung cấp thông tin môi trường. Dựa trên quan điểm này, kế toán sinh thái là một bộ phận của kế toán môi trường, và sự khác biệt thể hiện trong việc ghi chép, theo dõi và đo lường tác động môi trường theo đơn vị hiện vật. Năm 1992, Chính phủ Úc đã ban hành “Hiệp định về môi trường” đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quản lý kinh tế, môi trường sinh thái và bền vững. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Úc đã yêu cầu doanh nghiệp đo lường và công bố đặc điểm chất lượng thông tin tài chính và tác động của môi trường. 2.1.5. Tại Trung Quốc Với sự phát triển của lý thuyết kế toán, một số học giả đã nhận thấy những khiếm khuyết trong hệ thống kế toán hiện tại liên quan đến phát triển bền vững. Theo Zhang, Y. and Zhang, W. (2011), do nhu cầu của chính phủ và các bên liên quan về thông tin kế toán sinh thái, sự xuất hiện của hạch toán sinh thái đã trở nên khả thi và cần thiết. Ngoài ra, một số học giả trong đó có Yu, Y. (2014) đã giải thích khả năng và sự cần thiết của việc hình thành các chuẩn mực kế toán sinh thái trong quan điểm chiến lược vĩ mô quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi hạch toán sinh thái và có thể xây dựng hạch toán sinh thái theo kinh nghiệm hạch toán môi trường. Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu và thách thức mới về hạch toán sinh thái từ ba cấp độ: chính phủ, doanh nghiệp và xã hội. Trong những điều kiện nhất định, kế toán sinh thái có liên quan đến sự phát triển của lý thuyết kế toán hiện hành và đòi hỏi sự hỗ trợ của một nền tảng cụ thể. 2.1.6. Tại Việt Nam Kế toán sinh thái là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái mà còn cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Kế toán sinh thái đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Hơn nữa, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán sinh thái vào Việt Nam đặc biệt mới mẻ và đang đi những bước khởi đầu. Do vậy, số lượng công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung vào vận dụng tài liệu hướng dẫn kế toán môi trường tại Việt Nam. Bài báo “Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Bích Ngọc (2014). Tập trung nghiên cứu kế toán môi trường tại các công ty Nhật Bản, chỉ ra được các lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng kế toán môi trường và bài học kinh nghiệm cho việc ứng dụng kế toán quản lý môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến khái niệm kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, phương pháp xác định, quy trình ghi nhận và cung cấp thông tin về các yếu tố tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp, mô hình kế toán môi trường trong hệ thống kế toán doanh nghiệp.
- 336 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Tài liệu “Kế toán môi trường trong doanh nghiệp”(2012) của tác giả PGS,TS. Phạm Đức Hiếu - PGS,TS.Trần Thị Hồng Mai. Tài liệu tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán môi trường trong doanh nghiệp: Khái niệm kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, kế toán chi phí môi trường, kế toán lợi ích môi trường và đánh giá hiệu quả hoạt động của môi trường. Tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm các yếu tố của kế toán môi trường như tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường, thu nhập môi trường. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các phương pháp phân loại và xác định chi phí môi trường trong doanh nghiệp, ghi nhận, cung cấp thông tin chi phí và thu nhập môi trường, Tuy nhiên, trong các yếu tố của kế toán toán môi trường tác giả chưa đề cập đến nhận diện, xác định, ghi nhận, cung cấp thông tin liên quan đến tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chưa đề cập đến mô hình kế toán môi trường trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước thấy có hai góc nhìn chính: lý thuyết và ứng dụng thực tế, và các cấp độ vi mô, vĩ mô. Trong đó, các nghiên cứu của Mỹ và Canada về hạch toán sinh thái có phạm vi rộng rãi và phát triển. Ở góc độ vĩ mô về thực hành hạch toán sinh thái, EU đã thu được nhiều thành tựu. Ví dụ, so với Mỹ và Nhật Bản, việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái phong phú và đa dạng hơn. Ngược lại, nghiên cứu của Nhật Bản về kế toán sinh thái đã bắt đầu sớm hơn và đã hình thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và thúc đẩy sự phát triển của kế toán môi trường. Là một cường quốc sinh thái, khái niệm sinh thái của Úc phản ánh tất cả các khía cạnh, chẳng hạn như xây dựng giao thông thành phố và giáo dục và hạch toán tài nguyên nước. Do sự chỉ đạo của chính sách quốc gia trong những năm gần đây ở Trung Quốc, kế toán sinh thái đã trở thành một điểm nóng trong nghiên cứu học thuật tuy nhiên vẫn còn tương đối mới mẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề môi trường sinh thái và kế toán sinh thái tại Việt Nam Mặc dù là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng XHCN, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường. Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện. Có thể thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay như sau: - Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 337 chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước. - Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay. Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải. - Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Nồng độ khí thải CO2 nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề nan giải đối với các khu dân cư. - Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien. Thực trạng môi trường này đi cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt nam trong thời gian tới (Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu). Trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng đã được Việt Nam quan tâm và chú trọng triển khai. Cụ thể, Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005 và được thay thế bằng Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, nghiên cứu và chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14001 quốc tế và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam bộ ISO 14001 về quản trị chất lượng về môi trường. Tuy nhiên Việt Nam chưa có được các công cụ hữu hiệu trong quản lý môi trường như: Thuế tài nguyên, phí ô nhiễm; Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái trong hoạt động của DN còn thiếu và chưa đồng bộ; Các quy định về việc DN, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm buộc phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí nhưng việc triển khai thực hiện không mấy dễ dàng; Chế tài xử phạt tuy đã được ban hành, song vẫn “nhẹ tay” so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Dù cơ quan quản lý đã quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế, song theo các chuyên gia kế toán, Việt Nam hiện chưa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán sinh thái trong DN. Chế độ hiện hành chưa
- 338 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA có các văn bản hướng dẫn DN trong việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí sinh thái cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp DN có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các DN cùng ngành (nếu có). Tuy nhiên, việc áp dụng KTST ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó: - Việt Nam có quá ít chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu tổng quan về vấn đề này. Nguồn số liệu - cơ sở để thực hiện hạch toán môi trường còn thiếu. Số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng là đầu vào của sản xuất tuy có được hạch toán nhưng chưa đầy đủ. Việt Nam chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia (thông tin về tài sản môi trường. Ví dụ: tài nguyên nước, khoáng sản, rừng; các công nghệ xử lý chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong từng ngành, lĩnh vực ...) làm cơ sở cho hạch toán. - Chưa cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động BVMT. Sở dĩ như vậy vì chi tiêu cho hoạt động này của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và được phân bổ cho nhiều bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động BVMT như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản... - Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sinh thái như: thuế tài nguyên, phí ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biến. Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái trong hoạt động của DN còn thiếu và chưa đồng bộ. Các DN, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm chưa buộc phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí. - Nhận thức về trách nhiệm xã hội của DN, tổ chức đối với cộng đồng còn ở trình độ thấp. Nhân tố môi trường sinh thái hầu như chưa được tính đến trong các phương án SXKD của các DN. - Công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kế toán viên có kiến thức về KTST còn rất hạn chế. Do đó chưa xây dựng được một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi trường sinh thái. - Hiệp hội nghề nghiệp về kế toán cũng chưa phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với KTST. 2.3. Định hướng ứng dụng kế toán sinh thái ở Việt Nam KTST hiện đang phát triển và phổ biến ở một số nước trên thế giới (Mỹ, Canada,Úc, Liên minh Châu Âu...) nhưng còn quá mới mẻ ở Việt Nam. ở Việt Nam, nếu KTST trong DN ra đời một mặt sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị nội bộ của nhà quản lý DN mặt khác sẽ bổ sung trên hệ thống tài khoản kế toán thêm các tài khoản theo dõi CPMT sinh thái và doanh thu từ hoạt động đó (nếu có) đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu về chi phí, doanh thu môi trường sinh thái trong mục kế toán hoạt động khác trên báo cáo kết
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 339 quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Định hướng đưa KTST vào áp dụng tại các DN Việt Nam: - Nhằm từng bước đưa KTST ngày càng phổ biến trong hoạt động của DN, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý hướng dẫn về lĩnh vực môi trường sinh thái trong DN. - Đối với các DN, cần thay đổi nhận thức và trách nhiệm xã hội của mình đối với vấn đề môi trường sinh thái. Các nhà quản trị DN cần thường xuyên quan tâm cập nhật và thực hiện KTST, nhất là đối với các DN sản xuất; chú trọng đầu tư nguồn lực tài chính và nhân lực cho bộ máy kế toán, trong đó có KTST; xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các tiêu chuẩn và quy định môi trường của sản phẩm. - Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh việc đưa môn học kế toán môi trường sinh thái vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Kế toán môi trường sinh thái cần được xem xét đưa vào chương trình đào tạo tại các trường kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành kế toán - kiểm toán ở các bậc đại học, cao học, từ đó giúp chúng ta xây dựng được một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. - Các hiệp hội nghề nghiệp và hiệp hội DN cần thông qua việc tăng cường tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của KTST nhằm nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản lý trong DN về KTST. Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ kế toán, soạn thảo các tài liệu, các quy định hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến KTST cho các DN 3. Kết luận Có thể nói hiện nay trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trách nhiệm môi trường sinh thái và tính bền vững. Một số nghiên cứu đã tập trung vào kế toán xã hội và môi trường sinh thái ở các quốc gia đang phát triển khi so sánh với kinh nghiệm của các nước phát triển ở Phương Tây. Trong xu thế Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế xanh, Việt Nam cần có cách nhìn, tư duy mới trong lộ trình phát triển kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và thân thiện với môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu áp dụng kế toán môi trường sinh thái vào kế toán Việt Nam là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với các DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tài liệu tham khảo Birkin, F. (2000) The Art of Accounting for Science: A Prereouisite for Sustainable Development? Critical Perspectives of Accounting, 7, 324-331. Birkin, F. (2003) Ecological Accounting: New Tools for a Sustainable Culture. International Journal of Sustainable Development and World Ecology, 10, 49-61. Common, M.S. and Norton, T.W. (1995) Biodiversity Conservation Ecology. Economy & Environment, 4, 87-110.
- 340 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Ewing, B. and Goldfinger, S. (2010) Ecological Footprint Atlas. Global Footprint Network, 10, 45- 49. Garmestani, A.S. (2014) Sustainability Science: Accounting for Nonlinear Dynamics in Policy and Social-Ecological Systems. Clean Technologies and Environmental Policy, 16, 731-738. Hoàng Thị Bích Ngọc (2014), Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Isenmann, R. and Marx-Gómez, J. (2004) How to Provide Customized Environmental Reports Properly. In: Scharl, A., Ed., Environmental Online Communication, Advanced Information and Knowledge Processing, Springer, London, 173-182. Jain, S.C., Sen, D.K., Khan, M. and Bala, S.K. (2007) An Analytical Study on Social Responsibility Performance Evaluation as an Accounting Measure of Management Efficiency. AI & SOCIETY, 21, 251-266. Kopp, R.J. (1999) Economic Valuation of Environmental and Natural Resource Assets: Applications to Environmental Accounting. Fondazione Eni Enrico Mattei (FEEM) Series on Economics, Energy and Environment, 12, 53-71. http://dx.doi.org/10.1007/978-94-011-4836-8_3 Lone, O., Nyborg, K. and Aaheim, A. (1993) Approaches to Environmental Accounting. Contributions to Economics, 446-457. http://dx.doi.org/10.1007/978-3-642-49977-7_24 Masao, K. (2006) The Development of Environmental Accounting and International Deployment. Moriyama Bookstore. Phạm Đức Hiếu., Trần Thị Hồng Mai (2012), Kế toán môi trường trong doanh nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam. Rebitzer, G., Loerincik, Y. and Jolliet, O. (2002) Input-Output Life Cycle Assessment: From Theory to Applications 16th Discussion Forum on Life Cycle Assessment Lausanne. The International Journal of Life Cycle Assessment, 7, 174-176. Rees, W.E. (1992) Ecological Footprint and Appropriated Carrying Capacity: What Urban Economics Leaves out. Environment and Urbanization, 4, 121-130. Schaltegger, S. and Burritt, R. (2000) Contemporary Environmental Accounting: Issues Concepts and Practice. Greenleaf Publishing, Sheffield. Schneider, A. (2015) Reflexivity in Sustainability Accounting and Management: Transcending the Economic Focus of Corporate Sustainability. Journal of Business Ethics, 127, 525-536. Steele, B.M. (2001) Sampling Design and Statistical Inference for Ecological Assessment. In: Jensen, M.E. and Bourgeron, P.S., Eds., A Guidebook for Integrated Ecological Assessments, Springer, New York, 79-91. Uno, K. and Bartelmus, P. (1998) Environmental Accounting in Theory and Practice. Economy & Environment (Book 11), Springer, Dordrecht. Yu, Y. (2014) Study of Ecological Civilization Based on the Establishment of Ecological Accounting. Theory Research, No. 1, 3-9. (In Chinese)
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Nguyễn Quốc Thịnh
69 p |
736 |
127
-
Bài tập trắc nghiệm Nghiên cứu maketing (có đáp án)
30 p |
992 |
121
-
Tổng quan lý thuyết về thương mại quốc tế
672 p |
413 |
117
-
Chương 1: Tổng Quan Về Nghiên Cứu Tiếp Thị
10 p |
275 |
93
-
Bài giảng nghiên cứu marketing: Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu marketing - GV. Dư Thị Chung
68 p |
328 |
45
-
Bài giảng Chương II: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing
20 p |
288 |
31
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 1 - ThS. Dư Thị Chung
68 p |
176 |
20
-
Thống kê kinh doanh - Tổng quan về thống kê và thu nhập dữ liệu
0 p |
133 |
19
-
Bài giảng Tổng quan về marketing
27 p |
207 |
18
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 2 - ThS. Trần Trí Dũng
55 p |
125 |
16
-
Tổng quan về doanh thu
21 p |
111 |
13
-
Bài giảng môn Nghiên cứu marketing (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc cao đẳng)
133 p |
57 |
12
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Tổng quan về chiến lược Marketing quốc tế - ThS. Nguyễn Văn Thoan
12 p |
124 |
7
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing (Marketing research project)
10 p |
35 |
6
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing - Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu marketing
68 p |
9 |
3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của lực lượng lao động trong các ngành nghề: Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
5 p |
4 |
2
-
Trách nhiệm xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp: Tổng quan tình hình nghiên cứu và hàm ý tương lai cho lĩnh vực xây dựng
15 p |
5 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)