TÀI LIỆU MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
1.1<br />
<br />
Khái niệm về BĐS và thị trường BĐS<br />
<br />
Khái niệm bất động sản<br />
Tuỳ theo mục đích quản lý và sử dụng tài sản được phân thành nhiều loại khác<br />
nhau nhưng về cơ bản tài sản được phân làm hai loại: động sản và BĐS. Sự<br />
phân chia này đã có trong Bộ Luật La Mã cách đây hàng ngàn năm.<br />
Thuật ngữ BĐS được sử dụng phổ biến trên nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế<br />
giới. Trong tiếng Anh BĐS là real estate, tiếng Pháp là immobilie, tiếng Nga:<br />
недвижимость, tiếng Hoa tạm dịch là địa sản và ở nước ta được gọi là BĐS.<br />
Vậy BĐS được hiểu như thế nào?<br />
Điều 181 Bộ Luật Dân sự nước ta quy định: Bất động sản là các tài sản không<br />
thể di dời bao gồm:<br />
- Đất đai;<br />
- Nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn<br />
liền nhà ở, công trình xây dựng đó;<br />
- Các tài sản khác gắn liền với đất;<br />
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.<br />
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, bất động sản là đất đai và những công<br />
trình do con người tạo nên gắn liền với đất. Đó là những vật hữu hình cùng với<br />
những tài sản nằm ở trên, phía trên hay dưới mặt đất.<br />
Còn theo Mc Kenzie và Betts bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền và<br />
phụ thuộc vào đất, những tài sản không di dời được quy định bởi pháp luật.<br />
Tóm lại BĐS là một tài sản bao gồm đất đai và những tài sản khác gắn liền với lô<br />
đất đó. Những tài sản khác có thể là:<br />
- Toà nhà hoặc những công trình xây dựng trên lô đất, công trình ngầm dưới<br />
mặt đất;<br />
- Cây trồng lâu năm, nguồn nước trong phạm vi lô đất;<br />
- Công trình kỹ thuật kết nối lô đất với các hạ tầng kỹ thuật khu vực và trung<br />
tâm<br />
- Những trang, thiết bị tiện ích cố định trong phạm vi lô đất…<br />
<br />
TS. NGUYỄN NGỌC VINH<br />
<br />
1<br />
<br />
TÀI LIỆU MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
<br />
Mặc dù đã có những những tiêu thức phân biệt BĐS hay động sản nhưng việc<br />
nhận dạng chúng không đơn giản như ta nghĩ. Phải chăng tất cả công trình kiến<br />
trúc, xây dựng đều là BĐS? Tất cả các tài sản gắn với các công trình xây dựng<br />
trên đất đều là BĐS? Mọi đất đai đều được coi là BĐS? Những khó khăn này sẽ<br />
làm cho người kinh doanh hoặc thẩm định giá BĐS sẽ có cái nhìn sai về giá trị<br />
BĐS trong quá trình hoạt động. Nhằm khắc phục những hạn chế trên các nhà<br />
nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí nhằm nhận diện và phân biệt giữa BĐS và<br />
động sản.<br />
Vì BĐS là tài sản vật chất không thể di dời, tồn tại và ổn định lâu dài thoả mãn<br />
các điều điều kiện sau:<br />
- Là yếu tố vật chất có ích cho con người;<br />
- Được chiếm giữ bởi cá nhân hoặc cộng đồng;<br />
- Có thể đo lường bằng giá trị;<br />
- Không thể di dời hoặc di dời rất hạn chế để tính chất, công năng, hình thái<br />
của nó không thay đổi;<br />
- Tồn tại lâu dài.<br />
Khái niệm về thị trường bất động sản.<br />
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường BĐS nhưng có cùng một điểm<br />
chung khái quát về thị trường BĐS như sau: là tổng các quan hệ giao dịch BĐS<br />
hàng hóa giữa các chủ thể của nền kinh tế thông qua một cơ chế giá, tại một<br />
thời điểm xác định.<br />
Chúng ta thường hiểu sai về thị trường BĐS khi cho rằng thị trường chỉ là giao<br />
dịch mua bán, chuyển nhượng, trong thực tế thị trường BĐS ngoài giao dịch<br />
mua bán thông thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn có các giao dịch khác như<br />
cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… rất phong phú và đa<br />
dạng. Sự ngộ nhận tiếp theo nếu cho rằng thị trường BĐS chính là thị trường<br />
nhà đất, hiểu chính xác hơn thị trường nhà và đất chỉ là hai phân khúc lớn xét<br />
theo quan điểm loại hình BĐS, ngoài ra còn có những phân khúc khác cũng nằm<br />
trong hệ thống như thị trường BĐS thương mại, BĐS dịch vụ, BĐS công<br />
nghiệp…<br />
<br />
TS. NGUYỄN NGỌC VINH<br />
<br />
2<br />
<br />
TÀI LIỆU MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
<br />
Để hiểu rõ hơn chúng ta cần biết về cách phân loại và nhận dạng những thuộc<br />
tính cũng như những đặc điểm cơ bản của thị trường BĐS.<br />
1.2<br />
<br />
Phân loại thị trường BĐS<br />
<br />
Tùy theo những quan điểm khác nhau người ta phân loại thị trường BĐS thành<br />
nhiều dạng khác nhau:<br />
Dựa vào hàng hóa BĐS người ta phân loại thị trường BĐS ra thành<br />
- Thị trường đất đai (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở)<br />
- Thị trường nhà ở (nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, nhà vườn…)<br />
- Thị trường BĐS dịch vụ như (khách sạn, cao ôc văn phòng, nhà hàng, bến<br />
cảng..)<br />
- Thị trường BĐS thương mại (chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu<br />
thị…)<br />
- Thị trường BĐS công nghiệp (nhà xưởng, khu chế xuất, khu công<br />
nghiệp…)<br />
Dựa vào các quan hệ giao dịch có thể phân ra các dạng sau:<br />
- Thị trường mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng (dành cho đất đai)<br />
- Thị trường cho thuê<br />
- Thị trường thế chấp<br />
- Thị trường bảo hiểm<br />
Dựa vào trình tự tham gia thị trường của việc khai thác dự án BĐS có thể<br />
phân ra:<br />
- Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất)<br />
- Thị trường lập dự án và xây dựng các công trình (thị trường sơ cấp)<br />
- Thị trường mua bán, cho thuê hoặc các giao dịch khác (thị trường thứ cấp)<br />
Dựa vào thu nhập có thể:<br />
- Thị trường dành cho người thu nhập thấp.<br />
- Thị trường dành cho người thu nhập trung bình.<br />
- Thị trường dành cho người thu nhập cao.<br />
Dựa vào mức độ kiểm soát của chính phủ có thể phân ra:<br />
- Thị trường chính thức<br />
- Thị trường phi chính thức<br />
<br />
TS. NGUYỄN NGỌC VINH<br />
<br />
3<br />
<br />
TÀI LIỆU MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
<br />
1.3 Những đặc điểm của thị trường bất động sản.<br />
Hàng hóa BĐS là hàng hóa đặc biệt so với nhiều loại hàng hóa khác do đó thị<br />
trường BĐS có nhiều đặc điểm riêng chúng ta có thể nhận dạng như sau.<br />
Giao dịch BĐS bản chất là giao dịch các quyền, lợi ích của BĐS đó chứ<br />
không trao đổi bằng hiện vật như nhiều tài sản khác.<br />
Thị trường BĐS mang đậm nét tính khu vực, vì đất đai là yếu tố không thể<br />
tách rời của mỗi BĐS có thuộc tính không di dời được, do đó cung – cầu<br />
BĐS mang tính địa phương về phong cách, kiểu mẫu, phong tục, tập<br />
quán, thị hiếu nơi BĐS đó tọa lạc.<br />
Thị trường BĐS là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, tính chất này<br />
được thể hiện qua các điểm:<br />
-<br />
<br />
Không có thị trường trung tâm<br />
<br />
-<br />
<br />
Tham gia và rút khỏi thị trường chậm<br />
<br />
-<br />
<br />
Thông tin bất cân xứng (giữa các bên giao dịch)<br />
<br />
-<br />
<br />
Hàng hóa BĐS không đồng nhất<br />
<br />
-<br />
<br />
Chịu sự quản lý chặt chẽ của hệ thống pháp luật<br />
<br />
Thị trường BĐS có mối tương quan chặt chẽ với thị trường vốn, thị trường<br />
tài chính<br />
Thị trường chịu tác động mạnh của các yếu tố tâm lý, chính sách, phong<br />
thủy, tập quán.<br />
Giao dịch ngầm chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống thị trường BĐS ở<br />
nước ta.<br />
<br />
1.4<br />
<br />
Vai trò của thị trường bất động sản.<br />
<br />
Thị trường BĐS có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân tác động trực<br />
tiếp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển tỷ<br />
trọng đóng góp của thị trường BĐS nước ta chiếm khoản 30% của nền kinh<br />
tế và chiếm khoản 60%-70% tổng giá trị tài sản cố định của nền kinh tế Việt<br />
Nam, do đó nhận thức đầy đủ về vai trò của thị trường BĐS sẽ có ý nghĩa<br />
trong việc xây dựng chiến lược phát triển trong tương lai. Vai trò của thị<br />
trường BĐS thể hiện qua các điểm sau:<br />
TS. NGUYỄN NGỌC VINH<br />
<br />
4<br />
<br />
TÀI LIỆU MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN<br />
<br />
– Phát triển thị trường BĐS góp phần phát triển thị trường vốn<br />
– Phát triển thị trường BĐS nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà<br />
nước<br />
– Phát triển thị trường BĐS nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài<br />
nước, mở rộng quan hệ quốc tế, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản<br />
lý.<br />
– Thị trường BĐS phát triển tạo điều kiện phát triển cho các thị trường bổ<br />
trợ như vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, lao động trong xây dựng…<br />
– Góp phần vào sự ổn định cuộc sống, an sinh – xã hội;<br />
– Thúc đẩy hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý;<br />
– Sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất;<br />
Nếu phân chia tài sản theo quan điểm kế toán là tài sản cố định và tài sản lưu<br />
động thì BĐS thuộc về tài sản cố định, tại các nước có nền kinh tế thị trường<br />
ổn định thì BĐS chiếm khoảng 60% giá trị, tại các nước có nền kinh tế<br />
chuyển đổi giống như ở nước ta thì tỷ lệ này cao hơn chủ yếu tập trung vào<br />
giá trị của đất đai còn giá trị của các tài sản gắn liền như nhà máy, thiết bị,<br />
công trình thì chiếm dưới 40% giá trị.<br />
Nếu chia BĐS thành hai loại là nhà ở và không phải để ở, trong những nước<br />
có nền kinh tế thị trường ổn định thì nhà ở chiếm khoảng 70% tổng giá trị<br />
BĐS, khoảng 15% là BĐS nông, lâm nghiệp và khoảng 15% còn lại là BĐS<br />
thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nếu tính chung thì BĐS là nhà ở chiếm<br />
khoảng 40% tổng tài sản cố định trong nền kinh tế thị trường ổn định, phần tài<br />
sản này tác động rất mạnh lên nền kinh tế và gây ra các hiệu ứng đa chiều<br />
lên các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.<br />
Xét trên quan điểm nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp, nguồn vốn đầu tư, chi<br />
phí vận hành và duy tu bảo dưỡng BĐS là nguồn vốn trực tiếp thông thường<br />
chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào chu kỳ kinh<br />
tế và chính sách phát triển của mỗi quốc gia chiếm khoảng 3 -11% GDP.<br />
Ngoài ra chi tiêu vận hành BĐS bao gồm tiền thuê, thuế, chi phí sử dụng…và<br />
chi phí bảo trì BĐS trong ngân sách hộ gia đình sẽ là thước đo chỉ ra khoảng<br />
cách giàu nghèo của mỗi quốc gia. Theo thống kê chung ở những nước kinh<br />
<br />
TS. NGUYỄN NGỌC VINH<br />
<br />
5<br />
<br />