intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm Sinh 12 - Tổng hợp kiến thức

Chia sẻ: Pham Van Tuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

937
lượt xem
352
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sách 'trắc nghiệm sinh 12 - tổng hợp kiến thức', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm Sinh 12 - Tổng hợp kiến thức

  1. ÔN SINH HỌC 12 Học sinh chọn một phương án đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1.Ý nào sau đây không phải là của đột biến gen? A.Là những biến đổi xãy ra trong cấu trúc của gen. B.Là một loại biến dị chỉ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. C.Là biến đổi liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit, xãy ra trên một hay một số điểm nào đó của phân tử ADN. D.Loại đột biến làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó của cơ thể. Câu 2.Dạng biến đổi nào dưới đây không phải là của đột biến gen? A.Mất một số cặp nuclêôtit. B.Thêm một cặp nuclêôtit. C.Trao đổi gen giữa 2 NST của một cặp tương đồng. D.Thay 3 cặp nuclêôtit. Câu 3.Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân có thể làm xuất hiện đột biến gen? A.Các loại hoá chất. B.Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. C.Các tác nhân phóng xạ, các tia tử ngoại của môi trường. D.Sự không xuất hiện thoi tơ vô sắc trong quá trình phân bào. Câu 4.Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Đột biến xãy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử không có khả năng di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính. B.Đột biến xãy ra trong quá trình nguyên phân của một tế bào sinh dưỡng chỉ di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính. C.Trao đổi chéo không cân giữa các crômatit ở kì đầu của quá trình giảm phân gây ra đột biến mất đoạn NST. D.Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit không được xem là một loại đột biến gen chính thống. Câu 5.Thể khảm là do: A.Đột biến gen trong quá trình nguyên phân từ một tế bào sinh dưỡng của cơ thể rồi được nhân lên ở một mô. B.Đột biến gen trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. C.Đột biến lặp đoạn trên NST. D.Đột biến đảo đoạn trên NST. Câu 6.Dạng đột biến nào dưới đây gâybiến đổi lớn nhất trên cấu trúc của phân tử prôtêin. A.Thêm một cặp nuclêôtit trước bộ ba cuối cùng của gen. B.Thêm 2 cặp nuclêôtit sau cặp nuclêôtit thứ 3 của gen. C.Thêm 3 cặp nuclêôtit sau cặp nuclêôtit thứ 3 của gen. D.Mất 3 cặp nuclêôtit sau cặp nuclêôtit thứ 3 của gen. Câu 7.Yếu tố nào dưới đây không phải là cơ chế phát sinh đột biến gen? A.Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN. B. ADN bị đứt và nối đoạn đứt vào vị trí mới của ADN. C.Trao đổi chéo đều giữa các crômatit trong quá trình giảm phân. D.Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN. Câu 8. Đột biến tiền phôi là: A.Đột biến xãy ra trong phôi. B.Đột biến xãy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. C.Đột biến xãy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển của phôi. D.Đột biến xãy ra khi phôi có sự phân hoá thành các cơ quan. Câu 9.Câu có nội dung sai trong các câu dưới đây là? A.Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. B.Đột biến gen là những biến đổi xãy ra trên phân tử ADN. C.Tất cả những đột biến gen khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của cơ thể. D.Tất cả đột biến gen đều có thể di truyền cho thế hệ sau. Câu 10.Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó có thể thay đổi tối đa: A.1 axit amin. B.2 axit amin. C. 3 axit amin. D. 4 axit amin. Câu 11.Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% A. Gen bị đột biến mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20A và G = 3/2A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là? A. A = T = 220 và G = X = 330. B. A = T = 340 và G = X = 210. C. A = T = 330 và G = X = 220. D. A = T = 210 và G = X = 340. Câu 12.Một gen có 225A và 525G nhân đôi 3 đợt và đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800A và 4201G. Dạng đột biến gen đã xãy ra trong quá trình trên là?
  2. A.Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. B.Thay 1 cặp G-Xbằng 1 cặp A-T. C.Thêm 1 cặp G-X . D.Thêm 1 cặp A - T Câu 13.Dạng đột biến gen nào dưới đây là nguyên nhân gây ra bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người? A.Thay thế một cặp nuclêôtit. B.Thêm một cặp nuclêôtit. C.Mất một cặp nuclêôtit. D.Đảo vị trí một cặp nuclêôtit. Câu 14. Cơ thể có kiểu gen AAaa tự thụ phấn . A(hoa đỏ) trội hoàn toàn so với a (hoa trắng).Tỉ lệ phân tính ở đời con là: A. 35 đỏ :1trắng B. 11 đỏ :1trắng C. 3 đỏ :1trắng D. 5 đỏ :1trắng Câu 15. Cho phép lai Aaaa x Aa. Biết: A(hoa đỏ) trội hoàn toàn so với a (hoa trắng).Tỉ lệ phân tính ở đời con là: A. 35 đỏ :1trắng B. 11 đỏ :1trắng C. 3 đỏ :1trắng D. 5 đỏ :1trắng Câu 16. Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 3 cặp nuclêôtit, số liên kết hiđrô của gen đột biến ít hơn gen bình thường 8 liên kết. Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại giảm đi so với khi gen chưa đột biến là: A. A = T = 30, G = X = 15. B. A = T = 28, G = X = 14. C. A = T = 14, G = X = 7. D. A = T = 7, G = X = 14. Câu 18.Bệnh ung thư máu ở người có thể phát sinh do: A.Đột biến lặp một đoạn trên NST số 21. B.Đột biến mất một đoạn trên NST số 21. C.Đột biến đảo một đoạn trên NST số 21. D.Đột biến chuyển một đoạn trên NST số 21. Câu 19.Ý nào sau đây không phải là cơ chế làm phát sinh đột biến cấu trúc NST? A.Các tác nhân đột biến làm đứt NST. B.Rối loạn trong nhân đôi NST. C.Một cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử của mẹ. D. Trao đổi chéo không cân giữa các crômatit. Câu 20.Thể mắt dẹt ở ruồi giấm là do: A.Lặp đoạn trên NST thường. B.Chuyển đoạn trên NST thường. C.Lặp đoạn trên NST giới tính X. D.Chuyển đoạn trên NST thường. Câu 21.Đột biến được ứng dụng làm tăng hàm lượng enzim amilaza dùng trong công nghiệp sản xuất bia là dạng đột biến nào? A.Mất đoạn NST. B.Lặp đoạn NST. C.Đảo đoạn NST. D.Chuyển đoạn NST. Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Thể tứ bôị được tạo ra do tứ bội hoá các cây lưỡng bội. B.Thể tứ bôị được tạo ra do thoi tơ không hình thành trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội. C.Thể tứ bôị được tạo ra do lai những con thú mang thể tứ bội với nhau. D.Thể tứ bôị được tạo ra do lai những cây tứ bội với nhau. Câu 23.Tính chất của đột biến là? A.Đồng loạt, không xác định, đột ngột. B.Xác định, đồng loạt, đột ngột. C.Riêng lẽ, định hướng, đột ngột. D.Riêng lẽ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột. Câu 24.Cơ thể người chứa bộ NST = 47. Cơ thể đó được gọi là? A.Thể dị bội. B.Hội chứng bệnh Đao. C.Thể đa bội. D.Hộichứng Claiphentơ. Câu 25.Đặc điểm nào sau đây không phải là của người bị hội chứng bệnh Đao? A.Trong bộ NST, cặp số 21 có 3 chiếc. B.Tay và chân dài hơn bình thường. C.Lưỡi dài và dày hơn bình thường. D.Cơ thể chậm phát triển, si đần, thường vô sinh. Câu 26.Các biến dị tổ hợp phân biệt với các đột biến gen và đột biến NST chủ yếu ở điểm nào sau đây? A.Do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của bố mẹ. B.Có thể di truyền được cho đời sau. C.Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá và chọn giống. D.Xãy ra ngẫu nhiên, riêng lẽ ở từng cá thể. Câu 27.Người mắc hội chứng Claiphentơ là thể đột biến thuộc dạng nào dưới đây? A.2n-2. B.2n -1 C.2n+1 D.2n +2. Câu 28.Đặc điểm nào không phải của hội chứng Claiphentơ? A.Nam giới, với thể đột biến lệch bội NST. B.Có các NST giới tính là XXY. C.Thân hình cao lều khều, tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần. D.Lùn, cổ ngắn, si đần, thường vô sinh. Câu 29.Ý nào dưới đây là hậu quả của đột biến chuyển đoạn NST? A.Thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật. B.Thường gây chết hoặc gây vô sinh ở sinh vật. C.Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng ở sinh vật.
  3. D.Thưòng ít gây hại cho sinh vật. Câu 30.Trao đổi chéo không đều giữa các crômatit giữa các NST tương đồng trong quá trình giảm phân là nguyên nhan gây ra loại đột biến A.Mất đoạn và đảo đoạn NST. B.Mất đoạn và lặp đoạn NST. C.Lặp đoạn và chuyển đoạn NST. D.Lặp đoạn và đảo đoạn NST. Câu 31. Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn NST là? A.NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn. B.Do sự đứt gãy trong quá trình phân li của của các NST đơn về các tế bào con. C.Do trao đổi chéo không đều giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I. D.Do tác nhân đột biến làm đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên. Câu 32.Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do: A.Nó làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. B.Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C.Làm cho ADN không tái bản được dẫn dến không kế tục vật chất di truyền giưũa các thế hệ được. D.Cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. Câu 33.Đột biến cấu trúc NST là quá trình: A.Thay đổi thành phần prôtêin trong NST. B.Phá huỷ mối liên kết giưa prôtêin và ADN. C.Thay đổi cấu trúc NST trên từng NST. D.Thay đổi cách sắp xếp ADN trong NST. Câu 34.Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi lượng vật chất di truyền trong tế bào. A.Mất đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST. B.Lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST. C.Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 2 NST khác nhau. D.Lặp đoạn và đảo đoạn NST. Câu 35.Trường hợp cơ thể sinh vật mất hẳn một cặp NST nào đó, di truyền học gọi là: A.Thể không nhiễm. B.Thể khuyết nhiễm. C.Thể giảm nhiễm. D.Thể đơn nhiễm. Câu 36.Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân mang đặc điểm: A.Mất một chiếc NST trong cặp. B.Mất 1 chiếc trong cặp NST giới tính. C.Mỗi cặp NST chỉ còn lại 1 chiếc. D.Mất hẳn 1 cặp NST. Câu 37.Ở ruồi giấm 2n = 8, có người nói rằng ở thể 3 nhiễm kép số lượng NST trong tế bào của ruồi giấm sẽ là 10. Vậy người đó trả lời có đúng không? B.Không đúng , vì thể 3 nhiễm kép số lượng NST là 11. A.Đúng. C.Không đúng , vì thể 3 nhiễm kép số lượng NST là 6. D.Không đúng , vì thể 3 nhiễm kép số lượng NST là 14. Câu 38.Ý nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh thể dị bội? A.Do rối loạn phân bào giảm phân. B.Do thụ tinh giữa các giao tử bình thường và không bình thường. C.Do thụ tinh giữ các giao tử không bình thường với nhau. D.Do thụ tinh giữa giao tử 2n và giao tử bình thường. Câu 39.Tế bào có kiểu gen AAAA thuộc thể: A. Dị bội 2n + 1. B. Tam bội 3n hoặc tứ bội 4n. C. Dị bội 2n + 2 hoặc tứ bội 4n. D. Tứ bội 4n. Câu 40.Gen B có 540 Guanin và gen b có 450 Guanin. F1 đều có kiểu gen dị hợp Bb lai với nhau, ở F2 thấy có loại hợp tử chứa 1440 Xitôzin. Kiểu gen của loại hợp tử nêu trên là: A. BBb. B. BBbb. C. Bbb. D.Bbbb. Câu 41. Một phụ nữ mang gen mù màu m, có người chồng bị bệnh này. Do lớn tuổi nên xãy ra sự không phân tách ở NST giới tính trong giảm phân I. Người đàn bà này chỉ có thể cho ra các loại giao tử nào? A. XMXm, Xm và O. B. XMXm và O. C. XMXm và Xm . D. XMXm, Xm và O. Câu 42.Dấu hiệu nào dưới đây không thuộc về những người mắc bệnh Đao? A.Hiếm khi sinh sản được, nói chung là vô sinh. B.Tuổi thọ trung bình là 15, có thể biến thiên từ 10 đến 40. C.Gáy rộng dẹt, trán vát, khe mắt xếch, trí tuệ kém. D.Tần số trẻ mắc bệnh tỉ lệ thuận với những người bố lớn tuổi. Câu 43.Hội chứng nào dưới đây được coi là thể 3 nhiễm phát hiện cả ở nam và nữ? A.Hội chứng Đao. B.Hội chứng Claiphentơ. C.Hội chứng Tơcnơ D.Hội chứng 3X (XXX) Câu 44.Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xãy ra không phân tách ở NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu phần trăm là bị đột biến thể dị bội liên quan đến NST giới tính? A.100%. B. 75% C.50% D.25% Câu 45.Hội chứng nào dưới đây được gọi là thể một nhiễm?
  4. A.Hội chứng Tơcnơ. B.Hội chứng siêu nữ. C.Hội chứng Claiphentơ. D.Hội chứng Đao. Câu 46.Ở người bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh chủ yếu biểu hiện ở nam giới vì: A.Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính X. B.Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính Y. C.Các gen trội nằm trên X chi phối. D.Gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính X và nam giới là dị giao tử. Câu 47.Thường biến là: A. những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, có khả năng di truyền. B. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, có khả năng di truyền. C. những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, không có khả năng di truyền. D. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, không có khả năng di truyền. Câu 48.Cơ thể có kiểu gen Aaa khi giảm phân có thể cho ra các loại giao tử nào? A. AA, Aa, aa. B.A, Aa, a. C.Aa, A, a, aa. D.A, a, aa. Câu 49.Cơ thể có kiểu gen Aaaa khi giảm phân cho ra các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây? A.1AA: 2Aa: 1aa. B.1AA: 3Aa: 1aa. C.1AA: 4Aa:1aa. D.1AA: 5Aa: 1aa. Câu 50.Đặc điểm nào sau đây không phải là thường biến? A.Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. B.Là loại biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. C.Có lợi, giúp sinh vật thích nghi thụ động với điều kiện sống của môi trường. D.Có lợi, vì nó không có khả năng di truyền cho đời sau. Câu 51.Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Qua sinh sản, bố mẹ đã truyền cho con những tính trạng có sẳn ở bố mẹ. B.Qua sinh sản, bố mẹ đã truyền cho con kiểu gen qui định những tính trạng. C.Kiểu gen qui định các tính trạng của cơ thể. D.Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 52.Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. B.Mức phản ứng rộng là chỉ những tính trạng ít phụ thuộc vào kiểu gen, dễ thay đổi trước điều kiện môi trường. C.Mức phản ứng hẹp là chỉ những tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít thay đổi trước điều kiện môi trường. D.Tính trạng sản lượng sữa bò trong một ngày của một con bò cho sữa là tính trạng có mức phản ứng hẹp. Câu 53.Khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường do yếu tố nào sau đây qui định? A.Kiểu gen. B.Kiểu hình. C.Môi trường. D.Quá trình phân bào. Câu 54.Những biến đổi nào sau đây không phải là của thường biến? A.Sự thay đổi hình dạng lá cây rau mác khi môi trường sống thay đổi. B.Chim thú mọc thêm lông vào mùa đông. C.Con bọ lá có hình dạng giống cái lá để nguỵ trang. D.Sự thay đổi màu sắc của con tắc kè hoa trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. Câu 55.Trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất cây trồng người ta cần chú ý vào các khâu nào sau đây? A.Chọn giống tốt. B.Cần có điều kiện kĩ thuật, chăm sóc tốt. C.Kết hợp cả giống tốt và điều kiện kĩ thuật, chăm sóc tốt. D.Chọn giống có nhiều tính trạng có mức phản ứng rộng. Câu 56.Dấu hiệu độc đáo nhất của sự sống là: A.sinh sản dựa trên cơ chế tự nhân đôi của ADN. D.sinh trưởng, phát triển và sinh sản. B.trao đổi chất theo phương thức đồng hoá và dị hoá. C.sinh trưởng và phát triển. Câu 57.Trong các hình thức hình thành loài, phương thức nào sau đây tạo ra kết quả nhanh nhất ? A.Bằng con đường địa lý. B.Bằng con đường sinh thái C.Bằng con đường lai xa và đa bội hoá. D.Cả A và B. Câu 58.Ở sâu bọ màu sắc tự vệ thường được biểu hiện bởi: A.Màu sắc nguỵ trang, màu sắc bắt chước. B.Màu sắc nguỵ trang, màu sắc tương phản. C.Màu sắc báo hiệu, màu sắc bắt chước. D.Màu sắc nguỵ trang, màu sắc báo hiệu. Câu 59.Trong quần thể Hacđi-Vanbec có 2 alen A và a. Nếu trong quần thể đó có kiểu gen aa = 0,36 thì tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó là: A. A = 0,92; a = 0,08 B. A = 0,84; a = 0,16 C. A = 0,8; a = 0,2 D. A = 0,4; a = 0,6
  5. Câu 60.Mỗi đặc điểm thích nghi kiểu gen trên cơ thể sinh vật được hình thành qua một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của: A.Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B.Đột biến, chọn lọc tự nhiên và sự cách li. C.Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên và sự cách li. D.Đột biến, giao phối và sự cách li.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2