intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2030 với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra các giải pháp không chỉ tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, càng có hiệu quả mà còn góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2020 - 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020-2030 với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2030 VỚI VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TS. Nguyễn Khoa Huy TÓM TẮT Trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí nhất định. Đặc biệt là những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã và đang ngày càng lớn mạnh. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2020 - 2030. Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Xuất phát từ thực trạng đó, trên cơ sở các tư liệu, số liệu thu thập được cũng như sử dụng phương pháp phân tích và so sánh, bài viết xin đưa ra một số giải pháp cơ bản. Thông qua các giải pháp này không chỉ tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, càng có hiệu quả mà còn góp phần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2020 - 2030. Từ khoá: FDI; kinh tế Việt Nam; thành phần kinh tế ABSTRACT VIETNAM ECONOMIC DEVELOPMENT OUTLOOK FOR FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN 2020 – 2030 Among economic sectors in Vietnam, the foreign-invested economic sector occupies an important position. Especially in recent years, foreign direct investement (FDI) into Vietnam has been growing steadily. This is one of the important factors to promote the country ’s socio- economic growth in the 2020 – 2030 period. However, there are many problems and limitations regarding attracting foreign direct investment in Vietnam. Starting from that situation, on the basis of collected documents and data as well as using analytical and comparative methods, the article would like to propose some basic solutions. These solutions aim to not only attract more effective foreign direct investment into Vietnam, but also contribute to the development of the country ’s socio-economic development strategy in the 2020-2030 period. Keywords: FDI; Vietnam economic; economic sectors 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, với diện tích khoảng 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa, quần đảo, trãi dài theo hình chữ S, lại tiếp giáp với nhiều nước, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại, giao lưu ra thế giới… Nhận thức được lợi thế trên, trong những năm gần đây Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để phát triển kinh tế. Với những chủ trương, chính sách tích cực và chủ động của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vấn đề tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây được xem là bước đi đúng đắn và mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy đất nước Việt Nam ngày càng đi lên, phấn đấu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. 2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức ở nước này vào nước khác. Cụ 165
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thể, họ có thể thiết lập các nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh, thuê nhân công… Mục đích việc làm này của các cá nhân hoặc tổ chức là hướng đến việc đạt được các lợi ích lâu dài, phát triển kinh doanh. Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước. Trong các thành phần kinh tế ở Việt Nam thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí nhất định. Với thành phần kinh tế này đất nước ta có thể tích lũy được nhiều công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ: “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam; 2016; Nxb Chính trị Quốc gia; 21). Đến Đại hội XIII của Đảng vấn đề này lại được nhấn mạnh: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong thu hút vốn đầu tư” (Đảng Cộng sản Việt Nam; 2021; Nxb Chính trị Quốc gia sự thật; 130). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đề có đầy đủ thông tin thực trạng làm cơ sở phân tích triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoài việc thu thập các tư liệu, số liệu trên sách, báo, tạp chí cũng như sử dụng phương pháp phân tích và so sánh, bài viết còn cập nhật những số liệu, báo cáo mới nhất của Cục đầu tư nước ngoài từ năm 2020 đến năm 2021. 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những thành tựu Từ đầu năm đến nay mặc dù chịu tác động lớn do dịch Covid-19, nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Như Tạp chí Tài chính đánh giá là: “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư quốc tế” (Ngô Thị Ngọc Anh; 2022; 21) . Không chỉ về số lượng mà chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng lên, với những dự án có quy mô lớn được thực hiện trong năm 2021 như: Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An; Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD; Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện; Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản) tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD; Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD. Ngoài ra, tập đoàn LEGO (Đan Mạch) ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam, với tổng dự án quy mô hơn 1 tỷ USD ở tỉnh Bình Dương; Đặc biệt số lượng dự án quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD giảm 33,9%, dưới 1 triệu USD giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2020. Quy mô bình quân dự án đầu tư mới đạt 8,8 triệu USD/ dự án, cao hơn mức 5,8 triệu USD/ dự án của năm trước đó do số lượng dự án quy mô lớn tăng lên. 166
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 1: Báo cáo nhanh đầu tư nước ngoài năm 2021 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2021 1 Vốn thực hiện triệu USD 19.980 19.740 2 Vốn đăng ký* triệu USD 28.530,10 31.153,34 2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD 14.646,42 15.245,40 2.2 Đăng ký điều chỉnh triệu USD 6.414,49 9.014,77 2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD 7.469,20 6.893,16 3 Số dự án* 3.1 Cấp mới dự án 2.523 1.738 3.2 Điều chỉnh vốn lượt dự án 1.140 985 3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án 6.141 3.797 4 Xuất khẩu 4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD 204.432 246.741 4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD 202.859 245.031 5 Nhập khẩu triệu USD 169.014 218.283 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 3.2. Một số tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn những tồn tại. Theo nhận xét của GS. TSKH Nguyễn Mại thì chất lượng và hiệu quả của FDI năm 2021 chưa cao, “chưa tận dụng tốt các FTA thế hệ mới với mục tiêu là tăng kim ngạch thương mại với các đối tác quan trọng tại Châu Âu, Mỹ và OECD, nên Việt Nam vẫn thu hút chủ yếu vốn FDI từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN” (Nguyễn Mại; 2022; tapchitaichinh.vn). Theo số liệu mới nhất của Cục đầu tư nước ngoài thì: thu hút FDI trong năm 2021 theo ngành (từ công nghiệp chế biến, chế tạo đến hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình) có tổng cộng 1.738 dự án được cấp mới, thấp hơn năm 2020 là 785 dự án. 3% Công nghiệp chế 5% 7% biến, chế tạo 9% Sản xuất, phân phối điện, khí, 18% 58% nước, điều hòa Hoạt động kinh doanh bất động sản Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, môtô, xe máy Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ Biểu đồ 1: Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo ngành Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 167
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Một số địa phương thì chỉ thu hút được một số dự án nhỏ chưa tới 1 triệu USD như: Cao Bằng (0,86 triệu USD); Lai Châu (0,55 triệu USD); Sóc Trăng (0.50 triệu USD). Thậm chí ở một số tỉnh tổng vốn đăng ký còn chưa đạt được nửa triệu USD (Bạc Liêu; Hoà Bình). Đáng chú ý là hầu hết các nước đầu tư với số lượng lớn vào Việt Nam chỉ là các nước châu Á (Singapore; Hàn Quốc; Nhật Bản; Trung Quốc; Hồng Kông; Đài Loan). Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có công nghệ cao ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU. Năm 2021 vừa qua, trong tổng 106 nước đầu tư vào Việt Nam thì Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 8 (738,66 triệu USD);, còn CHLB Đức thì xếp thứ 17 (126,01 triệu USD); Pháp với tổng vốn đăng ký là 39,22 triệu USD xếp thứ 24. 12000 10000 8000 6000 4000 2000 Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 0 Biểu đồ 2: Cơ cấu ĐTNN năm 2021 theo đối tác Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài 3.3. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi tổng kết lại thành các nguyên nhân dưới đây. - Về nguyên nhân khách quan: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam làm cản trở việc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể: Việt Nam một trong những quốc gia có nhiều thiên tai (mưa bão, lụt lội, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, ở một số vùng còn chịu lốc xoáy, sạt lở), điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất, giao thông và đời sống con người. Bên cạnh đó, do tác động và chịu ảnh hưởng từ những biến động của tình hình chính trị, kinh tế trong khu vực và trên thế giới; hay các chính sách của Nhà nước và hệ thống pháp luật về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam còn phức tạp, quá nhiều quy trình, thủ tục... Điều này đã gây không ít phiền hà, cũng như tâm lý cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới, nó đã làm chao đảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả mọi hoạt động, trong đó có vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. - Về nguyên nhân chủ quan: Trước hết là về phía hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam. Đó là trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thu hút FDI còn nhiều thiếu sót và máy móc. Đặc biệt, một số cán bộ chưa xác định rõ công việc thu hút đầu tư trực tiếp nước 168
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ngoài có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó đội ngũ làm công tác tham mưu, cũng như xử lý các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp, người lao động còn chưa năng động, kịp thời. Về phía doanh nghiệp nước ngoài, một số doanh nghiệp nước ngoài chưa thật sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, cố tình lách luật, chậm tiến độ hoạt động. Cá biệt, ở một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế hoặc vi phạm các quy định về xử lý môi trường. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI của Việt Nam còn chưa phù hợp và công tác chuẩn bị để thu hút vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể là: nguồn lực nhân lực còn chưa thể đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém… Đặc biệt, người lao động Việt Nam còn thiếu tác phong công nghiệp. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 4.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã xác định: “Kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng... đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn nữa, tạo cơ hội mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam; 2021; 91). Để xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có hiệu quả, nhất là thu hút được các nước lớn như Mỹ và EU thì trước hết Việt Nam cần phải cải cách hành chính đồng thời nâng cao năng lực quản lý. Các Bộ ban ngành trong cả nước cần có sự thống nhất và đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo lên nhau, hay mỗi cơ quan giải thích thủ tục theo những cách khác nhau cho dù cùng một quy định. Về các bước giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thì cần đơn giản hoá và nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Các cơ quan trực tiếp phụ trách vấn đề này phải làm việc tích cực, linh hoạt và chủ động. Ngoài ra, họ cần quan tâm và học hỏi kinh nghiệm về giải quyết thủ tục ở các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nếu có nảy sinh các vấn đề vướng mắc, cần giải thích cụ thể để doanh nghiệp nước ngoài hiểu, trên tinh thần hợp tác. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cần được minh bạch, rõ ràng, không để phát sinh tiêu cực. Các cán bộ, lãnh đạo luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyệt đối nói không với tình trạng “vòi vĩnh”, “kiếm ăn”. Trường hợp nếu cán bộ nào có biểu hiện tiêu cực thì chính quyền cần có biện pháp xử lý kịp thời, quyết liệt để làm gương cho các cán bộ khác noi theo. Bên cạnh đó, công tác thanh tra kiểm tra cũng cần có kế hoạch, tránh việc tiến hành thanh kiểm tra liên miên gây ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong và ngoài nước như hiện nay, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải có các phương án, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời và thiết thực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung, doanh nghiệp nước ngoài nói riêng. Chẳng hạn như: hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các gói cứu trợ, chia sẽ khó khăn; gói ưu đãi trong mùa dịch; có chính sách giãn nợ đối với các gói vay của cơ sở sản xuất, kinh doanh; hay điều chỉnh giảm lãi suất ngân hàng, giá thuê đất đai hay phí điện, nước phục vụ sản xuất... 4.2. Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng Tại Diễn đàn “Đối thoại chính sách cao cấp thuộc khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - Nguyễn Văn Thể khẳng định: “Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh 169
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển”(Lê Thanh Trúc; 2018; http://www.ngkt.mofa.gov.vn). Để tránh tình trạng trên, tiến đến thúc đẩy thu hút FDI thì Việt Nam không thể không chú trọng đến vấn đề nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng. Nhà nước cần xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối các loại đường; giữa đường với cảng, hay giữa các vùng, để có thể phát triển vận tải đa phương thức. Thúc đẩy giao lưu, xuất nhập khẩu hàng hoá ở các khu công nghiệp. Đối với đường bộ, nâng cấp chất lượng hệ thống đường bộ để tăng cường hơn năng lực lưu thông. Cụ thể là mở rộng làn đường, tăng số lượng và chất lượng các tuyến đường cao tốc (CT.01; CT. 04; CT.05…). Bên cạnh đó, tăng cường và dám sát chặt chẽ công tác quản lý, bảo trì đường bộ, chú trọng các tuyến đường huyết mạch, có lượng lưu thông lớn (Quốc lộ 1A; 22; đường Hồ Chí Minh…). Đường sắt, cần mở rộng và nâng cấp chất lượng hệ thống đường sắt (đường sắt Bắc Nam; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên; đường sắt cao tốc Bắc Nam…). Nhất là mở rộng khổ đường, để tăng tốc độ chạy tàu, đảm bảo an toàn cũng như khai thác hết năng lực vận chuyển. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư vào hệ thống đường sắt nối với các cảng biển. Đồng thời cũng cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt ở các khu vực trước đây chưa có như: khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nhằm tăng cường lưu thông hàng hoá. Về hệ thống cảng biển, cần mở rộng quy mô các cảng biển cũng như áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, nhất là tăng tỷ lệ bến chuyên dùng cho hàng container, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng. Đối với các cảng biển lớn (Cảng Sài Gòn; Đà Nẵng; Hải Phòng) ta cần chú trọng nâng cấp các dịch vụ để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu. Không chỉ chú trọng đến cảng biển, mà cần tiến đến phát triển cảng sông, nhằm mở rộng loại hình giao thông đường thuỷ. Hàng không, mặc dù đã có những sân bay quốc tế (Nội Bài; Đà Nẵng; Tân Sơn Nhất) nhưng cũng cần mở rộng tiêu chuẩn, phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại 4F hiện đại. Bên cạnh đó, xây dựng thêm một số sân bay, đáp ứng nhu cầu lưu thông. Hướng đến việc tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều có đủ khả năng tiếp nhận máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Với mục đích là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam còn phải chú trọng đến hệ thống điện. Trong sản xuất, điện có ảnh hưởng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng. Nhiều vụ tai nạn hay các thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp đều xuất phát từ điện. Chỉ cần mất điện bất ngờ, hay chập chờn về điện áp trong một thời gian là những sản phẩm đang sản xuất có nguy cơ trở thành “phế phẩm”, kéo theo đó là những triệu USD có thể ra đi. Do đó, vấn đề cung cấp đủ điện cho sản xuất, cũng như lượng điện ổn định là vấn đề cần được đầu tư, quan tâm của Nhà nước. Nhà nước cần trang bị, cũng như kiểm tra định kỳ, tu sửa hệ thống đường dây cao áp, đặc biệt là đối với hệ thống điện trong các khu công nghiệp. Trường hợp nếu có sự cố xảy ra, phải có kế hoạch dự phòng, phương án ứng phó kịp thời, nhanh chóng. Trong những tháng cao điểm của mùa hè, khi mức tiêu thu điện sinh hoạt cao, hay thời tiết khô hạn kéo dài cần phải điều chỉnh, phân phối lượng điện cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần thông báo kế hoạch cụ thể về cấp phát điện đến các doanh nghiệp để họ có thể chủ động điều chỉnh sản xuất. Về vấn đề xử lý nước thải ở các khu công nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải hiệu quả sẽ giúp các nhà máy ở đây tránh được các tổn hại đến môi trường, cũng như đảm bảo sức khoẻ cho con người. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề này luôn được cân nhắc và xem xét kỹ trước khi ra quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam 170
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nói chung, chính quyền địa phương ở các tỉnh thành trong cả nước nói riêng phải tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nước thải hiện đại và đảm bảo chất lượng. 4.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và nắm bắt tình hình Việt Nam cần nâng hình ảnh của đất nước mình trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc chú trọng vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì tỉnh cũng cần tăng cường quảng bá hình ảnh, thế mạnh của đất nước đến các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là tỉnh cần quảng bá những thế mạnh của mình về tài nguyên thiên nhiên hay những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cần đầu tư nhiều hơn cho việc giới thiệu hay xây dựng những chuyên mục đầu tư. Các cơ quan quản lý vấn đề thu hút đầu tư tuyệt đối không được xem nhẹ các website về kinh tế Việt Nam, cũng như các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, Youtube, Vimeo…), ngược lại cần đầu tư nhiều hơn cho việc giới thiệu hay xây dựng những chuyên mục về đất nước, con người Việt Nam. Những thông tin mới nhất, đặc biệt những chính sách khuyến khích, ưu đãi trong thu hút đầu tư FDI của Việt Nam phải được đưa lên website một cách nhanh chóng và kịp thời, mang tính thời sự.Việt Nam cũng nên tích cực tham gia các Hội chợ Thương mại quốc tế; cũng như tổ chức các câu lạc bộ Doanh nghiệp; các buổi Toạ đàm doanh nghiệp; Triển lãm quốc tế… Thông qua các chương trình, hoạt động này thì Việt Nam sẽ có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước bạn trong khu vực Châu Á (Trung Quốc; Hông Kông; Singapore, Ấn Độ …) và các khu vực khác trên thế giới (Hoa Kỳ; Brazil; Hà Lan; Pháp; Australia; Thuỵ Sĩ…). Bên cạnh đó, Việt Nam cần nắm bắt những chuyển biến, thay đổi của tình hình kinh tế thế giới, để đề ra phương án phù hợp, ứng phó linh hoạt. Ví như cuộc chiến tranh Nga – Ukraine trong thời gian gần đây đã gây ra những biến động lớn đối với thế giới, trong đó có Việt Nam. Đến hôm nay, tình hình chiến sự vẫn diễn ra rất căng thẳng, phức tạp, không có hồi kết giữa hai nước Nga và Ukraine. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư lớn của Mỹ, Trung Quốc, EU cũng như của một số nước khác rời bỏ Nga, Ukraine, thay đổi hay chuyển hướng hoạt động đầu tư. Với một môi trường thông thoáng, tình hình an ninh chính trị ổn định thì Việt Nam chính là điểm đến lý tưởng trong con mắt các nhà đầu tư lớn này. Đây chính là thách thức, cũng như là cơ hội lớn đối với vấn đề thu hút FDI của Việt Nam. 4.4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Tại phiên họp ngày 07/01/2020 của Tiểu ban phát triển nhân lực Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã chỉ rõ: “Đối với Việt Nam, từ trước đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn lạc hậu”(Vân Anh; 2020; http://www.giaoducthoidai.vn). Đây là một thách thức lớn khi Việt Nam đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như với vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài đang diễn ra hiện nay. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, gắn đào tạo kiến thức với thực tập. Đặc biệt trong quá trình giáo dục, nhà trường cần lấy người học làm trung tâm, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học bên cạnh trang bị cho sinh viên những kiến thức về mặt lý thuyết còn chú ý đến trau dồi những kỹ năng thực hành, tránh tình trạng dạy lệch, sinh viên giỏi lý thuyết suông, còn thực hành thì kém. Trong quá trình học, thông qua các bài tập, các buổi thảo luận để hình thành tác phong công nghiệp cho sinh viên đó là làm việc nhóm, liên kết giữa các nhóm… đồng thời phát huy tính tự giác, năng động sáng tạo. Đội ngũ giảng viên phải 171
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tuyệt đối tránh cách dạy học cũ như: Thầy đọc Trò chép; Thầy làm mẫu từ đầu chí cuối còn Trò chỉ đứng xem… khiến sinh viên trở nên thụ động. Nhà trường cần hướng tới phương pháp dạy học hiện đại để giúp các em vừa tiếp thu bài nhanh vừa nhớ lâu. Nhất là càng sát với thực tế công việc các em sẽ làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần khuyến khích việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp. Nhà trường, với tư cách là nơi đào tạo chuyên gia đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp lại đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động, giải quyết việc làm. Việc tăng cường mối liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, đóng vai trò rất quan trọng. Trong thời đại ngày nay, nó lại mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khoá XII đã đề ra: “Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp”(Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng; 2019; Nxb Chính trị Quốc gia sự thật; 82). 4.5. Có sự lựa chọn đối tác đầu tư Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng, cũng như đẩy mạnh hoạt động quảng bá và nắm bắt tình hình; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thì Việt Nam trong những năm tới cần tiến đến chú trọng đến vấn đề lựa chọn đối tác đầu tư trên tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Chuyển chính sách trọng tâm thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài số lượng sang chất lượng... Xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn”(Đảng Cộng sản Việt Nam; 2021; Nxb Chính trị Quốc gia sự thật; 127). Nhìn vào những con số mà Tạp chí Tài chính Việt Nam đã nêu ra, chúng ta sẽ hiểu tầm quan trọng của vấn đề. Đó là: trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ có khoảng 5% là công nghệ cao, 80% là công nghệ trung bình, còn lại 15% là sử dụng công nghệ thấp và công nghệ đã lạc hậu. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, việc thu hút FDI của Việt Nam cũng cần xác định phải chuyển đổi theo hướng từ thu hút số lượng sang chất lượng, có sự chọn lọc nhất định. Cụ thể, tỉnh cần chú trọng và tập trung thu hút các dự án đầu tư FDI có chất lượng, ưu tiên đối với những lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp “xanh” thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần chủ động, lựa chọn, tránh tình trạng thu hút đầu tư nước ngoài một cách tràn lan, không có trọng tâm trọng điểm ở các khu vực. Và vấn đề này cũng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong chủ trương về thu hút FDI trong thời kỳ 5 năm 2016 - 2020 được Đại hội XII của Đảng xác định: “Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, thân thiện môi trường sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao…” (Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông; 2016; Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật; 67). 5. KẾT LUẬN Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong thu hút vốn đầu tư, 172
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu” (Đảng Cộng sản Việt Nam; 2021; Nxb Chính trị Quốc gia sự thật; 130). Có thể khẳng định đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp để thu hút FDI nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam trong những năm sắp tới. Với lòng quyết tâm, sự nỗ lực và đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân thì tin rằng trong thời gian không xa, đất nước ta sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp như kế hoạch đề ra, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, xứng đáng với vị thế trên trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Thị Ngọc Anh (2022), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021 và định hướng năm 2022, Hà Nội, Nxb. Tài chính – Bộ Tài chính. 2. Vân Anh (2020), Phát triển nguồn nhân lực cho Cuộc cách mạng 4.0. Báo giáo dục thời đại Online, https://giaoducthoidai.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-cho-cuoc-cach-mang-40- post530316.html 3. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2019), Những nội dung cơ bản và mới trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khoá XII, Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật. 7. Nguyễn Mại (2022), Thu hút FDI năm 2021, dự báo năm 2022, Báo Tài chính kinh doanh Online, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thu-hut-fdi-nam-2021-du-bao- nam-2022-345041.html 8. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đặng, Nguyễn Viết Thông (2016). Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 9. Lê Thanh Trúc (2018), Phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế, Báo Ngoại giao Online, https://ngkt.mofa.gov.vn/phat-trien-co-so-ha-tang- dong-vai-tro-then-chot-doi-voi-tang-truong-kinh-te --- Thông tin tác giả: - TS. Nguyễn Khoa Huy, Bộ môn Lý luận Chính trị , Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM Khu phố 6 – Phường Linh Trung – TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh Email: nkhuygtvt2@gmail.com Số điện thoại: 0889162328 Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế chính trị, Triết học 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2