intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào việc làm rõ các khái niệm cơ bản về kinh tế số và nguồn nhân lực chất lượng cao; các thành tựu kinh tế số của tỉnh Bình Dương và những nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cho thấy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Thủ Dầu Một đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và các vùng lân cận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số tại tỉnh Bình Dương

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG Vũ Hải Thiên Nga(1) TÓM TẮT: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang Ďẩy mạnh quá trình chuyển Ďổi của nền kinh tế từ mô hình truyền thống, tập trung vào tài nguyên vật chất, sang một nền kinh tế mới dựa trên tài nguyên tri thức, với sự ảnh hưởng quan trọng của Internet và công nghệ số. Sự xuất hiện của nền kinh tế số Ďặt ra yêu cầu cấp thiết về sự thích ứng trong cơ cấu lao Ďộng. Do Ďó, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở nên cực kì quan trọng và cần Ďược ưu tiên, chú trọng. Bài viết này tập trung vào việc làm rõ các khái niệm cơ bản về kinh tế số và nguồn nhân lực chất lượng cao; các thành tựu kinh tế số của tỉnh Bình Dương và những nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, Ďồng thời cho thấy việc Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và các vùng lân cận. Từ khoá: Bình Dương, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, Đại học Thủ Dầu Một, kinh tế số, nhân lực chất lượng cao. ABSTRACT: The 4.0 industrial revolution is accelerating the transition of the economy from the traditional model, focusing on physical resources, to a new economy based on knowledge resources, with an important influence. of the Internet and digital technology. The emergence of the digital economy poses an urgent need for adaptation in the labor structure. Therefore, developing high-quality human resources becomes extremely important and needs to be prioritized and emphasized. This article focuses on clarifying the basic concepts of the digital economy and high-quality human resources; Binh Duong province's digital economic achievements and the needs for high-quality human resources, while also showing that Thu Dau Mot University's high-quality human resource training meets the development needs of the province and neighborhoods. Keywords: Binh Duong, industrial revolution 4.0, digital technology, Thu Dau Mot University, digital economy, high quality human resources. 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Email: ngavht@tdmu.edu.vn 215
  2. 1. Giới thiệu Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc Ďầu tư vào phát triển nguồn nhân lực không chỉ là một chiến lược hiệu quả mà còn là yếu tố cần thiết Ďể thúc Ďẩy sự phát triển bền vững. Nhật Bản là một ví dụ Ďiển hình cho việc Ďầu tư vào nguồn nhân lực và thu hoạch thành công từ Ďiều này. Mặc dù là Ďất nước gặp khó khăn về tài nguyên và thiên tai, nhưng nhờ vào sự chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực, Nhật Bản Ďã có Ďược thành tựu vững mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời Ďại kinh tế số như hiện nay, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một ưu tiên hàng Ďầu. Các quốc gia cần Ďối mặt với thách thức của việc công nghệ thay Ďổi nhanh chóng, dẫn Ďến sự cần thiết của lao Ďộng kĩ thuật cao. Việc Ďảm bảo rằng người lao Ďộng Ďược trang bị Ďầy Ďủ kiến thức và kĩ năng mới là chìa khoá Ďể thích ứng và thành công trong thế giới kinh tế ngày nay. Với tốc Ďộ phát triển kinh tế nhanh chóng, Bình Dương cũng Ďang phải Ďối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trường Đại học Thủ Dầu Một là một trường Ďại học công lập sẽ Ďóng vai trò quan trọng trong việc Ďáp ứng nhu cầu này bằng cách Ďào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao Ďộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong thời Ďại kinh tế số ở Bình Dương, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan Ďể làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế số, và những Ďặc Ďiểm liên quan. Sau Ďó, thu thập các tài liệu Ďể có cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tình hình phát triển kinh tế số ở Bình Dương. Trên cơ sở bức tranh toàn cảnh Ďó, soi xét lại quá trình Ďào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các vùng lân cận. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Nguồn nhân l c chất lượng cao 3.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Con người với thể lực và trí lực tham gia vào tất cả các hoạt Ďộng lao Ďộng sản xuất, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho loài người. Do Ďó, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của loài người. Con người Ďược coi là một ―tài nguyên Ďặc biệt‖, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Nguồn lực con người Ďược coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy, 216
  3. việc phát triển con người, phát triển nhân lực trở thành vấn Ďề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực; chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra Ďộng lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, có trình Ďộ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có kĩ năng lao Ďộng giỏi và có tính thích ứng nhanh với những thay Ďổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kĩ năng Ďã Ďược Ďào tạo vào quá trình lao Ďộng sản xuất nhằm Ďem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực con người tạo ra Ďộng lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Ďáp ứng Ďược những yêu cầu mới của nền kinh tế. Như vậy, có thể hiểu, nguồn lao Ďộng chất lượng cao phải là nguồn lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo, có bằng cấp và trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật, là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực Ďất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, Ďạo Ďức và lối sống; có trình Ďộ học vấn, chuyên môn cao; có sức khoẻ tốt; luôn Ďi Ďầu trong lao Ďộng, sáng tạo khoa học, Ďóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương Bảng 1. Hiện trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Bình Dƣơng, giai đoạn 2015 - 2022 Năm 2015 2017 2019 2021 2022 Dân số (người) 1.947.220 2.070.951 2.456.319 2.685.513 2.763.124 Lực lượng lao Ďộng từ 1.390.503 1.497.256 1.648.275 1.656.233 1.782.806 15 tuổi trở lên (người) Tỉ lệ lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên so với 71,4 72,3 67,1 61,7 64,5 dân số (%) Lao Ďộng từ 15 tuổi trở 1.339.131 1.456.081 1.594.226 1.620.423 1.760.314 lên Ďang làm việc (người) Tỉ lệ lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên Ďang làm việc so 96,3 97,2 96,7 97,8 98,7 với lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên (%) Tỉ lệ lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên Ďang làm việc Ďã 17,0 18,2 22,1 21,6 23,5% qua Ďào tạo (%) (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, các năm 2019, 2021,2022) 217
  4. Bình Dương là tỉnh có dân số Ďông so với cả nước (do nhập cư, Ďó là sức hút của nền kinh tế trẻ, năng Ďộng), do vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho nền kinh tế cũng rất dồi dào: lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên luôn chiếm tỉ lệ cao qua các năm, dao Ďộng từ 61,7 - 72,3 (giai Ďoạn 2015 - 2022), cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (cả nước là 51,7 , năm 2022). Lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao trong dân số, và trên 95 trong số Ďó Ďang tham gia làm việc trong nền kinh tế. Tuy nhiên, một con số Ďáng báo Ďộng: tỉ lệ lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên Ďang làm việc Ďã qua Ďào tạo (nguồn lao Ďộng chất lượng cao) chiếm tỉ lệ thấp, dao Ďộng từ 17 - 22% qua các năm (giai Ďoạn 2015 - 2021). Do Ďó, vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďối với Bình Dương trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Dương ngày càng nhiều, nó Ďến từ việc phát triển một lượng doanh nghiệp ngày càng lớn, Ďặc biệt là những doanh nghiệp có vốn Ďầu tư nước ngoài. Bảng 2. Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng Năm 1997 2000 2005 2010 2015 2020 2021 Tổng số doanh nghiệp 2.869 3.342 5.441 7.436 13.245 27.405 31.531 Doanh nghiệp trong nước 2.806 3.141 4.731 6.090 11.525 24.948 29.017 Doanh nghiệp có vốn 63 201 710 1.346 1.720 2.419 2.514 Ďầu tư nước ngoài (Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương) Năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên Ďịa bàn tỉnh Bình Dương tăng gấp 11 lần so với năm 1997, trong Ďó Ďặc biệt với những doanh nghiệp có vốn Ďầu tư nước ngoài tăng tới 39,9 lần. Trong thời Ďại kinh tế số, với những mục tiêu phát triển của mình, Bình Dương hơn bao giờ hết rất cần nguồn lao Ďộng chất lượng cao. Bảng 3. Mục tiêu của kinh tế số Bình Dƣơng đến năm 2025 và 2030 Tiêu chí Năm 2025 Năm 2030 Tỉ trọng kinh tế số 20% GRDP 30% GRDP Tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực tối thiểu 10 tối thiểu 20% 218
  5. Tỉ trọng thương mại Ďiện tử trong tổng mức trên 10% trên 20% bán lẻ Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp Ďồng Ďiện tử trên 80% 100% Tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền trên 50% trên 70% tảng số Tỉ lệ nhân lực lao Ďộng kinh tế số trong lực trên 2% 3% lượng lao Ďộng (Nguồn: Đoan Trang, 2023) 3.2. Kinh tế số 3.2.1. Tổng quan về kinh tế số Kinh tế số (digital economy) là một khái niệm ra Ďời sau kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp. Kinh tế số Ďược khởi nguồn từ sự cố lỗi của con chíp Pentium (sản phẩm chiến lược của Intel) vào ngày 30/10/1994. Tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi Ďược phát hiện và thu hồi toàn bộ chíp Pentium. Sự cố này cũng Ďã chỉ ra rằng: thị trường số có sự khác biệt rất lớn so với thị trường truyền thống, Ďó là thị trường không có giới hạn, sự cạnh tranh là khốc liệt (Thuỵ & ctv., 2020) Từ khi xuất hiện khái niệm kinh tế số cho Ďến nay Ďã có rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học Ďịnh nghĩa khác nhau về khái niệm kinh tế số. Song có thể hiểu, kinh tế số theo Ďịnh nghĩa của nhóm cộng tác kinh tế số Oxford: “Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”. (Harbhajan S. Kehal, Varinder P. Singh., 2005) Bản chất của kinh tế số là hoạt Ďộng trên trên ứng dụng công nghệ số (công nghệ số thực chất là việc số hoá các thông tin, dịch vụ, sản phẩm, hoạt Ďộng và quy trình truyền thống thành dạng số. Sử dụng công nghệ số là sử dụng máy tính, Internet, trí tuệ nhân tạo, big data, các công nghệ số khác Ďể cải thiện và tối ưu hoá các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và hoạt Ďộng kinh doanh). Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hoá, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,…) mà công nghệ số Ďược áp dụng. Kinh tế số là một xu hướng tất yếu của thời Ďại. Kinh tế số không chỉ tác Ďộng Ďến các mảng trong lĩnh vực kinh tế, mà còn tác Ďộng Ďến cả các lĩnh vực của xã hội, như y tế, giáo dục, môi trường,… làm cho các lĩnh vực xã hội cũng ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ số trong Ďời sống cũng như các hoạt Ďộng xã hội. Sự bùng nổ của Internet càng tạo Ďiều kiện thuận lợi cho công nghệ số phát 219
  6. triển, ứng dụng rộng rãi trong Ďời sống kinh tế - xã hội, Ďiều Ďó Ďã và Ďang mang lại những thay Ďổi Ďáng kể về bộ mặt và cục diện nền kinh tế - xã hội. Ví dụ: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số Ďể cải thiện quản lí, quy trình sản xuất, tiếp thị, và dịch vụ khách hàng; công nghệ số có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Trong giáo dục, công nghệ số trong giáo dục có thể bao gồm việc sử dụng các nền tảng học trực tuyến (Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, …), ứng dụng giáo dục (Powerpoint, Canva my ViewBoard, …), các khoá học trực tuyến Ďể cải thiện quá trình học tập và giảng dạy. Trong y tế, sử dụng công nghệ số Ďể quản lí bệnh án, tạo lịch hẹn, tư vấn trực tuyến, và theo dõi sức khoẻ cá nhân. Trong dịch vụ, công nghệ số giúp cải thiện hệ thống dịch vụ thông qua ứng dụng Ďiện thoại di Ďộng, hệ thống Ďịnh vị, và thông tin,... Như vậy, công nghệ số trong nền kinh tế số Ďóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, tạo ra sự tiện lợi và hiệu quả mà còn tạo ra cơ hội mới và thay Ďổi cách mọi người tương tác với thế giới xung quanh, Ďồng thời nó thường Ďi kèm với thách thức về bảo mật thông tin và quyền riêng tư, và yêu cầu sự Ďào tạo và chuyên môn hoá Ďể tận dụng toàn bộ tiềm năng của công nghệ số. Ở Việt Nam, kinh tế số Ďã mở ra nhiều cơ hội cho sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính công nghệ số Ďã giúp Việt Nam học hỏi Ďược những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới Ďể Ďẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hoá - hiện Ďại hoá Ďất nước, thu hẹp rào cản và khoảng cách kinh tế. Theo báo cáo thường niên ―e-Conomy SEA 2022‖ của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 27/10/2022, Việt Nam Ďạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á, tổng giá trị hàng hoá (GMV) tăng 28 , từ 18 tỉ USD trong năm 2021 lên 23 tỉ USD so với cùng kì năm 2021. Sự tăng trưởng này nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại Ďiện tử (thương mại Ďiện tử Ďóng góp 14 tỉ USD). Dự kiến, tổng giá trị hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng lên 31 (tương Ďương 49 tỉ USD) vào năm 2025, và sẽ tăng lên 120 - 200 tỉ USD vào năm 2030 (Lê Minh Hiếu, 2022). Kinh tế số Ďang Ďưa Việt Nam lên một tầm cao mới, tuy nhiên nó cũng Ďưa ra nhiều thách thức, Ďặc biệt là thách thức Ďối với nguồn nhân lực: Ďòi hỏi nguồn nhân lực phải có khả năng làm việc với công nghệ mới, sử dụng các công cụ số và hiểu biết về dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Sự phát triển phát triển nhanh chóng và thay Ďổi liên tục của công nghệ số, Ďòi hỏi người lao Ďộng phải có kĩ năng học tập suốt Ďời… Điều này Ďặt ra thách thức về việc Ďào tạo và phát triển kĩ năng mới. 3.2.2. Kinh tế số ở Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực trọng Ďiểm kinh tế phía Nam, với dân số khoảng 2,7 triệu người (năm 2022), 9 Ďơn vị hành chính cấp huyện (gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện), 91 Ďơn vị hành chính cấp xã. Sau khi Ďược thành lập (năm 1997), Bình Dương tạo ấn tượng lớn với tốc Ďộ phát triển kinh tế cao. Trong giai Ďoạn 1997 - 2021, tổng sản phẩm trong tỉnh 220
  7. (GRDP) tăng bình quân 10,86 /năm, cơ cấu kinh tế của tỉnh luôn Ďảm bảo phát triển Ďúng Ďịnh hướng, tăng dần tỉ trọng dịch vụ, công nghiệp, duy trì tỉ trọng và nâng cao giá trị nông nghiệp một cách hợp lí. Bảng 4. Tổng sản phẩm trong tỉnh (tỉ đồng) Năm 1997 2000 2005 2010 2015 2020 2021 2022 Tổng 3.919 6.067 14.939 100.765 196.840 389.605 408.861 459.032 GRDP Nông 894 1.013 1.251 6.426 9.021 12.384 12.688 12.489 nghiệp Công 307.952 nghiệp 1.975 3.524 9.493 59.679 123.191 259.419 277.668 Dịch vụ 1.050 1.530 4.195 34.660 64.628 117.802 118.505 138.592 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương các năm 1997, 2006, 2017, 2021, 2022) Sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương một phần rất lớn Ďến từ việc phát triển nền kinh tế số. + Về cơ sở vật chất hạ tầng cho kinh tế số: Tính Ďến năm 2023, 100 xã có mạng truyền số liệu chuyên dùng; 3.666 trạm BTS phát sóng 4G (phủ 100 toàn tỉnh), phục vụ 4 triệu thuê bao (3,2 triệu có sử dụng data, Ďạt 85,45 , Ďứng thứ 5 toàn quốc) (Dương Bình, 2023). + Về tỉ trọng kinh tế số: Ďạt 11,34 GRDP (năm 2022), xếp thứ 14/63 tỉnh thành trong cả nước, và xếp thứ 2 trong vùng Đông Nam Bộ (Yphong, 2023). Điều này phản ánh sức mạnh Ďóng góp của kinh tế số vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương. + Bình Dương Ďạt vị trí thứ 19/63 trong bảng xếp hạng về khả năng chuyển Ďổi số (DTI) vào năm 2023; Bình Dương Ďã và Ďang tiến hành kết nối và Ďưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu liên quan Ďến Ďất Ďai, quy hoạch Ďô thị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, hộ tịch, công thương, giáo dục và Ďào tạo, văn hoá, du lịch, y tế,... Trung tâm Giám sát và Điều hành Thông minh (IOC) của tỉnh Ďã tích hợp hơn 1.039 chỉ số từ 27 lĩnh vực khác nhau; thành lập 586 tổ chuyển Ďổi số cộng Ďồng với 3.329 thành viên, nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ; Ďồng thời có 8.705 doanh nghiệp công nghệ số Ďang hoạt Ďộng; các huyện và thành phố trong tỉnh Ďang tăng cường các hoạt Ďộng thúc Ďẩy kinh tế số như khuyến khích người dân tham gia vào các sàn thương mại Ďiện tử, hướng dẫn các cửa hàng và tiểu thương sử dụng thanh toán bằng QR Code,... Thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Tân Uyên cũng Ďã triển khai nhiều tuyến phố sử dụng thanh toán không tiền mặt nhằm tạo thói quen mới cho người dân… (Hoài Phương, 2023). 221
  8. + Chỉ số thương mại Ďiện tử (EBI) của Bình Dương Ďạt 14,86 Ďiểm, Ďứng thứ 4/63 tỉnh (năm 2021). Trong Ďó, một số chỉ số phát triển nổi bật, như: nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin Ďạt 20,31 Ďiểm, xếp thứ 4 cả nước; giao dịch của doanh nghiệp với người tiêu dùng Ďạt 11,86 Ďiểm, xếp thứ 3 cả nước; giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Ďạt 14,9 Ďiểm, xếp thứ 3 cả nước (Khải Anh, 2021). Bên cạnh những thành tựu Ďạt Ďược, Bình Dương cũng phải Ďối Ďầu với rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế số, như: các vấn Ďề như hạ tầng viễn thông, quản lí camera Ďô thị,… vẫn Ďang gặp phải nhiều khó khăn. Trong việc phát triển hạ tầng viễn thông, sự ràng buộc trong quy hoạch Ďất và khó khăn trong việc xin phép xây dựng trạm viễn thông là những thách thức Ďáng lưu ý. Việc này không chỉ ảnh hưởng Ďến việc cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng Ďến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hơn nữa, việc thiếu tiêu chuẩn, Ďịnh mức và hướng dẫn trong việc triển khai các dự án camera cho Ďô thị thông minh cũng gây ra sự phức tạp và khó khăn trong quá trình Ďầu tư và triển khai. Điều này có thể gây trở ngại cho việc tối ưu hoá sử dụng công nghệ Ďể cải thiện an ninh và quản lí Ďô thị. Ngoài ra, việc Ďào tạo nguồn nhân lực Ďể Ďáp ứng yêu cầu của sự chuyển Ďổi cũng Ďang gặp phải những hạn chế. Điều này có thể gây ra sự không cân Ďối giữa cung và cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, ảnh hưởng Ďến quá trình chuyển Ďổi số. Để vượt qua những thách thức này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp và cộng Ďồng Ďể tìm ra các giải pháp phù hợp và thúc Ďẩy sự phát triển bền vững trong quá trình chuyển Ďổi số của tỉnh Bình Dương. 3.2.3. Yêu cầu nguồn nhân lực trong nền kinh tế số tại Bình Dương Với sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, Ďặc biệt là sự phát triển kinh tế số, tỉnh Bình Dương tạo nên một hệ sinh thái kinh tế số Ďa dạng và phong phú. Trong bối cảnh Ďó, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế số tập trung vào ba nhóm: trí lực, thể lực, tâm lực. - Trí lực là năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, dẫn tới năng lực hành Ďộng và do Ďó quyết Ďịnh khả năng lao Ďộng sáng tạo của con người. Trí lực thể hiện qua trình Ďộ học vấn và trình Ďộ chuyên môn nghiệp vụ. - Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là khả năng con người Ďáp ứng Ďược những yêu cầu về hao phí sức lực trong sinh hoạt và lao Ďộng. - Tâm lực là sức mạnh tâm lí của con người, phẩm chất Ďạo Ďức, ý thức trong lao Ďộng như ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, ý thức kỉ luật, niềm Ďam mê tìm tòi sáng tạo trong công việc,… Nguồn nhân lực chất lượng cao phải Ďảm bảo thể lực tốt, có trình Ďộ học vấn/trình Ďộ chuyên môn cao, có các kĩ năng chuyên sâu, năng lực tư duy sáng tạo và thích ứng với mọi tình huống trong chuyên môn, có những Ďóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 222
  9. 3.3. Trường Đại h c Thủ Dầu Một đào tạo nguồn nhân l c chất lượng cao trong thời đại inh tế số Theo Ďánh giá của Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương - Nguyễn Văn Lợi: “Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định, và Trường Đại học Thủ Dầu Một c vai trò quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh” (Trí Dũng, 2023). Với vai trò là trường công lập của tỉnh và sứ mệnh là Ďào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho Ďịa phương, Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďã nỗ lực vượt khó khăn Ďể cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho thị trường lao Ďộng của tỉnh cũng như các vùng lân cận. Đến nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďã có gần 30.000 sinh viên và học viên sau Ďại học tốt nghiệp ra trường tham gia vào thị trường lao Ďộng tại tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, Ďược người sử dụng lao Ďộng Ďánh giá cao. SV tốt nghiệp 3000 2758 2482 2427 2500 2257 2250 1979 1976 2000 1885 1709 1500 1000 663 489 500 0 2011 2012 2013 2014 2015 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Hình 1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm của Trường Đại học Thủ Dầu Một Số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm của Trường Đại học Thủ Dầu Một có xu hướng tăng lên theo các năm. Riêng 2 năm 2019 và 2020, do ảnh hưởng lớn của Ďại dịch COVID-19, nhiều môn học không thực hiện Ďược theo Ďúng tiến Ďộ, làm ảnh hưởng Ďến tiến Ďộ ra trường của một số sinh viên. Đó là lí do của sự sụt giảm số lượng sinh viên tốt nghiệp. Trong số sinh viên tốt nghiệp ra trường hằng năm, sinh viên Ďạt loại khá, giỏi chiếm tỉ lệ khá cao. Ví dụ, năm 2020, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá là 58,8 , giỏi chiếm 8,9 . Đó chính là nguồn nhân lực có chất lượng cung ứng cho thị trường lao Ďộng của tỉnh và các vùng lân cận. Không những thế, nhiều sinh viên Ďạt thành tích cao tại các cuộc thi olympic, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp và nhiều cuộc thi sáng tạo, văn hoá, thể thao cấp tỉnh, cấp bộ, cấp quốc gia Ďược bổ sung vào nguồn lao Ďộng chất lượng cao cho tỉnh. 223
  10. Với số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm như vậy, số sinh viên tốt nghiệp (lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo) vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với lực lượng lao Ďộng từ 15 tuổi trở lên. Cụ thể, các năm 2015, 2017, 2019, 2021, tỉ lệ Ďó tương ứng là 0,14 - 0,17% - 0,14% - 0,15 , nhưng Ďó là sự bổ sung hằng năm nên cũng là một Ďóng góp không nhỏ của Trường Đại học Thủ Dầu Một vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Bảng 5. Tỉ lệ sinh viên c việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp Năm 2017 2018 2019 2020 2022 Tỉ lệ sinh viên có việc làm so với tổng số sinh 90,2 91,7 92,9 84,1 86,5 viên tốt nghiệp ( ) (Nguồn: Thống kê của Trường Đại học Thủ Dầu Một) Như vậy, hầu hết trên 90 số sinh viên ra trường Ďã và Ďang là nguồn lao Ďộng cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và các vùng lân cận. Bảng 6. Sự đ ng g p của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một vào nguồn lao động các khu vực kinh tế Năm 2017 2018 2019 2020 Nhà nước 656 359 334 218 Tư nhân 868 1029 991 666 Tự tạo việc làm 106 149 106 84 Có yếu tố nước ngoài 383 408 316 179 (Nguồn: Thống kê của Trường Đại học Thủ Dầu Một) Số lượng sinh viên tham gia lao Ďộng trong nhiều khu vực kinh tế, trong Ďó nhiều nhất là khu vực tư nhân, và ít nhất là tự tạo việc làm. Số lượng tham gia lao Ďộng trong các khu vực kinh tế khá ổn Ďịnh qua các năm. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của Ďại dịch COVID-19, các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn nên số lượng lao Ďộng giảm, trong Ďó, số lượng sinh viên tham gia thị trường lao Ďộng cũng giảm theo, chỉ còn 84,1 . Để Ďáp ứng những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong thời Ďại kinh tế số, trong quá trình Ďào tạo tại Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďã liên tục cập nhật chương trình Ďào tạo, Ďiều chỉnh nội dung học phần theo hướng hướng tới sự phát triển của công nghệ và xu hướng thị trường. Điều này bao gồm việc giảng dạy về các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin, và kinh doanh trực tuyến,... Sinh viên Ďược trang bị những kiến thức và kĩ năng mới nhất Ďể có thể Ďáp ứng Ďược nhu cầu của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh số. Ví dụ, tất cả các ngành Ďào tạo Ďiều Ďược xây dựng, thiết kế theo chuẩn CDIO, AUN; trong chương trình học luôn cập nhật, ứng dụng 224
  11. những tiến bộ mang tính thời Ďại. Chẳng hạn như chương trình du lịch có môn Công nghệ số trong du lịch, Digital marketing, Thương mại Ďiện tử,… chương trình kế toán có môn Marketing quốc tế, Digital marketing,… Ngoài ra, tại Ďây sinh viên không chỉ Ďược cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn là một môi trường hỗ trợ sinh viên phát triển kĩ năng và năng lực cần thiết Ďể tự tin bước vào thị trường lao Ďộng Ďang ngày càng cạnh tranh gay gắt: sinh viên Ďược tham gia các câu lạc bộ như khởi nghiệp, câu lạc bộ kĩ năng, câu lạc bộ ngoại ngữ,… Song song với việc học tập, Trường Đại học Thủ Dầu Một còn Ďẩy mạnh phát triển môi trường nghiên cứu Ďể thúc Ďẩy sự sáng tạo và lòng ham học hỏi ở sinh viên. Sinh viên Ďược tạo Ďiều kiện trong việc tham gia vào các dự án nghiên cứu, các cuộc thi sáng tạo, các khoá thực hành, Ďược khuyến khích và hỗ trợ Ďể phát triển những ý tưởng mới và ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực khác nhau. Tại các cuộc thi, sinh viên Ďạt nhiều giải thưởng cao. Chẳng hạn như: Sinh viên tham gia cuộc thi Startup (Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp) và Ďược lọt vào vòng chung kết; Ďạt 1 giải Nhì, 2 giải Ba Olympic Tin học sinh viên Việt Nam và ICPC ASIA HUE 2023; Giải thưởng Đồ án sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thuộc chuyên ngành Quy hoạch Ďô thị, Hạ tầng kĩ thuật - Môi trường Ďô thị và Quản lí Ďô thị, Trường Đại học Thủ Dầu Một có 2 sinh viên nhận bằng khen của Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam,... Để Ďảm bảo chất lượng Ďào tạo, Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďã luôn hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng Ďồng Ďể có sự gắn kết, Ďáp ứng Ďược nhu cầu của thị trường lao Ďộng. Qua việc thiết lập các chương trình thực tập, Ďào tạo song song, và các dự án hợp tác, sinh viên có thể có cơ hội áp dụng những kiến thức học Ďược vào thực tế và xây dựng mạng lưới kết nối trong ngành. Hình 2. SV giành danh hiệu Quán quân tại dự án F-Gelfi (Keo hỗ trợ điều trị vảy nến) 4. Kết luận và những bài học Trong thời Ďại kinh tế số, yêu cầu chất lượng nguồn lao Ďộng ngày càng cao, Trường Đại học Thủ Dầu Một Ďã Ďóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn lao Ďộng có chất lượng cao, Ďáp ứng nhu cầu nguồn lao Ďộng trong tỉnh Bình Dương và các vùng lân cận. Với nguồn lao Ďộng trẻ, hùng hậu, có năng lực và Ďầy nhiệt huyết Ďã góp phần nâng cao năng suất lao Ďộng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra sự phát triển bền vững cho tỉnh Bình Dương, hướng tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. 225
  12. Với những kết quả bước Ďầu Ďạt Ďược trong công tác Ďào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho tỉnh và các vùng lân cận của Trường Đại học Thủ Dầu Một, có thể rút ra những bài học: - Để Ďáp ứng Ďược yêu cầu của môi trường làm việc mới, ngày càng phức tạp và Ďòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo, chương trình Ďào tạo phải luôn Ďược cập nhật, Ďồng thời tạo ra môi trường học tập sáng tạo, có thể bao gồm việc cung cấp các khoá học trực tuyến, chương trình học song song hoặc chương trình học chuyên sâu cho những sinh viên muốn tiếp tục nghiên cứu sau Ďại học. Điều Ďặc biệt, cần cập nhật chương trình học phù hợp với xu hướng công nghệ và kinh doanh hiện nay. Các khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, quản lí dự án kĩ thuật số, và các lĩnh vực liên quan Ďến công nghệ thông tin Ďều cần Ďược tối ưu hoá Ďể Ďáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao Ďộng. - Cần tạo Ďiều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu công nghệ thông tin và kinh tế số. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện cơ sở vật chất, Ďầu tư vào phần mềm và công nghệ mới, cũng như việc tạo ra môi trường học tập tích cực thông qua các dự án thực tế và hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực này. - Hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm trong lĩnh vực kinh tế số; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức trong cộng Ďồng Ďể tạo ra các cơ hội thực tập và việc làm phù hợp, từ Ďó giúp sinh viên áp dụng kiến thức Ďã học vào thực tế và phát triển sự nghiệp của mình sau này. - Việc Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ dừng lại ở việc trau dồi kiến thức mà còn cần chú trọng Ďến việc phát triển các kĩ năng mềm, cần thúc Ďẩy việc sinh viên về khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn Ďề và lãnh Ďạo. Những kĩ năng này không chỉ giúp họ tự tin và thành công trong môi trường làm việc mà còn tạo ra những nhà lãnh Ďạo và sáng tạo cho tương lai. Như vậy, việc Trường Đại học Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng yêu cầu của thời Ďại kinh tế số Ďòi hỏi sự Ďổi mới, linh hoạt và sự hợp tác chặt chẽ giữa trường Ďại học, doanh nghiệp và cộng Ďồng xã hội. Chỉ thông qua những nỗ lực này, chúng ta mới có thể Ďảm bảo rằng nguồn nhân lực Ďược Ďào tạo sẽ thật sự sẵn sàng và có khả năng thích ứng với thách thức của một thế giới ngày càng số hoá và công nghệ cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Khải Anh (2021). Bình Dương Ďứng thứ 4/63 tỉnh, thành về Chỉ số thương mại Ďiện tử. Báo Bình Dương. Truy cập ngày 8/9/2012, tại https://baobinhduong.vn/binh- duong-dung-thu-4-63-tinh-thanh-ve-chi-so-thuong-mai-dien-tu-a255554.html#:~:text= B%C3%ACnh%20D%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20th% E1%BB%A9%204%2F63%20t%E1%BB%89nh%2C%20th%C3%A0nh%20v%E1% BB%81,TM%C4%90T%20%28t%C4%83ng%20m%E1%BB%99t%20b%E1%BA% ADc%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202020%29 226
  13. 2. Dương Bình (2023). Ấn tượng với quyết tâm chuyển Ďổi số ở Bình Dương. Công an nhân dân online, truy cập ngày 29/11/2023, tại https://cand.com.vn/Xa- hoi/an-tuong-voi-quyet-tam-chuyen-doi-so-o-binh-duong-i715400/ 3. Trần Thị Ái Cẩm, Đỗ Thuỳ Trinh (2023). Kinh tế số, Nxb Xây dựng. 4. Trí Dũng (2023). Trường Đại học Thủ Dầu Một phải là nơi Ďào tạo nhân lực chất lượng cao. Báo Bình Dương, cập nhật ngày 16/2/2023, tại https://baobinhduong.vn/truong-dai-hoc-thu-dau-mot-phai-la-noi-dao-tao-nhan- luc-chat-luong-cao-a290230.html 5. Đại học Thủ Dầu Một. Công khai cam kết chất lượng Ďào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Truy cập tại https://tdmu.edu.vn/tt36 6. Lê Minh Hiếu (2022). Báo cáo e-Conomy SEA 2022: Việt Nam Ďạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á. Brands Việt Nam, truy cập ngày 28/10/2022, tại https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/328360- Bao-cao-e-Conomy-SEA-2022-Viet-Nam-dat-tang-truong-kinh-te-so-cao-nhat- khu-vuc-Dong-Nam-A 7. Nguyễn Thị Thu Hưởng (2023). Một số vấn Ďề lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Ďặc sắc Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật. 8. Harbhajan S. Kehal, Varinder P. Singh (2005). Digital Economy Impacts and Influences and Challenges, Idea Group. 9. Hoài Phương (2023). Bình Dương muốn kinh tế số chiếm 20% GRDP. VN Express, truy cập ngày 2/10/2023, https://vnexpress.net/binh-duong-muon-kinh- te-so-chiem-20-grdp-4659833.html 10. Trần Trọng Thuỳ, Trần Kim Dung (2023). Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tài chính. 11. Hà Quang Thuỵ & cộng sự (2020). Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. Tạp chí Công Thương. Truy cập ngày 1/4/2020, tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/kinh-te-so-boi-canh-the-gioi-va-lien-he-voi- viet-nam-70275.htm 12. Đoan Trang (2023). Bình Dương phấn Ďấu tỉ trọng kinh tế số Ďạt 30 GRDP vào năm 2030. Truy cập ngày 13/12/2023, tại https://www.binhduong.gov.vn/ thong-tin-tuyen-truyen/2023/12/55-binh-duong- phan-dau-ty-trong-kinh-te-so-dat-30-grdp-vao-nam-2030. 13. Tổng cục Thống kê tỉnh Bình Dương. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương qua nhiều năm. 227
  14. 14. Yphong, (2023). Bình Dương: Thúc Ďẩy chuyển Ďổi số, phát triển kinh tế số. Báo Ďiện tử của Bộ Xây dựng. Truy cập ngày 17/11/2023, https://baoxaydung.com.vn/binh-duong-thuc-day-chuyen-doi-so-phat-trien-kinh- te-so-364738.html#:~:text=N%C4%83m%202022%2C%20t%E1%BB%B7% 20tr%E1%BB%8Dng%20kinh,kinh%20t%E1%BA%BF%20s%E1%BB%91%2 0c%E1%BB%A7a%20t%E1%BB%89nh. 15. Think Tank Vinasa (2022). Việt Nam thời chuyển Ďổi số, Nxb Thế giới. 16. Nhóm tác giả VNHR (2023). Nghề nhân sự Việt - góc nhìn từ bên trong: hành trình phát triển cùng con người và tổ chức, Nxb Công Thương. 228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2