Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
lượt xem 237
download
Một con thuyền nhỏ bé mỏng manh đang lênh đênh trên đại dương bao la, rộng lớn. Một con thuyền đang mất phương hướng giữa đại dương trong một không gian mịt mù không một ánh đèn, chỉ có những tia sáng nhỏ ánh lên
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 1
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Mục lục 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: .................... 6 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: ............................................ 6 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: ......................................................... 8 1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội:........................................... 14 1.3.1. Mục tiêu cơ bản: ........................................... 14 1.3.2. Về động lực của chủ nghĩa xã hội: phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài: ............................................ 16 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI : ..................... 18 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : ......................................... 18 2.1.1. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội : .......................................................... 20 2.1.2. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta : ............. 21 2.2. Về bước đi và các biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : ................................................... 22 2.2.1. Về bước đi: ................................................... 22 2.2.2. Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: ....................................................................... 23 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY: ........................................................ 24 GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 3
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD LỜI MỞ ĐẦU Một con thuyền nhỏ bé mỏng manh đang lênh đênh trên đ ại dương bao la, rộng lớn. Một con thuyền đang mất ph ương hướng giữa đại dương trong một không gian m ịt mù không một ánh đ èn, chỉ có những tia sáng nhỏ ánh lên từ mắt của những người thủy th ủ và một luồng sáng rực rỡ phát ra từ đôi mắt sâu thẳm của vị thuyền trưởng. Số phận của đất nước Việt Nam trong những ngày tháng nô lệ ấy chẳng khác nào con thuyền đang lênh đênh trên đại dương bao la không xác định đư ợc phương hướng. Tuy nhiên “th ất bại chưa thua, đầu hàng mới thua”,”còn nư ớc còn tát”. Trong thời điểm đen tối ấy vẫn có rất nhiều những người con anh hùng của đất nước An Nam nhỏ bé đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc người anh hùng Ngh ệ An, một người An Nam nhỏ bé nhưng đ ã làm chấn động cả thế giới với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị thuyền trư ởng đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến với bến bờ thành công, đất nước Việt Nam đến với bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc- đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở để sáng tạo nên tư tưởng của chính m ình: TƯ TƯ ỞNG HỒ CHÍ MINH. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chiếc “la bàn” đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công và hơn thế nữa. Với tư tưởng đúng đắn sáng tạo- tư tưởng Hồ Chí Minh- đã đưa xã hội Việt Nam đến bến b ờ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, một vùng đất mà ở đó mọi người dân đều làm chủ, mọi tài sản đều là của chung, một xã hội không có giai cấp, không có bóc lột, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên mặc dù chúng ta đang ở trên bến bờ xã hội chủ nghĩa nh ưng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của Đảng và dân ta. Trên cơ sở đó mà nhóm chúng em đã chọn và tiến h ành nghiên cứu” Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, em mong rằng đề tài sẽ giúp ngư ời đọc biết rõ hơn về con đ ường mà chúng ta đang đi và nhận thức về nó sâu sắc h ơn, từ đó sẽ xác định được những nhiệm vụ mà chúng ta cần phải làm trong tương lai. Đề tài nhóm em nghiên cứu có kết cấu như sau: 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội . 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 4
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Ở bài báo cáo này nhóm em sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, phân tích… Trong quá trình làm bài, chúng em đ ã rất cố gắng nhưng do trình độ và sự h iểu biết về lĩnh vực này còn h ạn chế, vì vậy bài viết này chắc chắn sẽ không tránh được nh ững thiếu sót hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp, hư ớng dẫn th êm của các cô. Chúng em cũng xin chân thành cám ơn cô Phan Th ị Thanh Lý đ ã tận tình hỗ trợ, giảng dạy, chỉ dẫn nhóm em nói riêng và các bạn sinh viên nói chung trong quá trình học, cũng như thực hiện bài báo cáo này. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 5
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA C HỦ NGHĨA XÃ HỘI: 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo và đưa ra nhiều kiến giải mới phù hợp với Việt Nam. Người khẳng định vai trò quyết định của sức sản xuất đối với sự phát triển của xã hội cũng nh ư đối với sự chuyển biến từ xã hội nọ sang xã hội kia. Trên cơ sở nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào các quan hệ xã hội. Bác cũng khẳng định, trong lịch sử loài người có 5 hình thức quan hệ sản xuất chính, và nhấn mạnh “ không phải quốc gia dân tộc nào cũng đều trải qua các bước phát triển tuần tự như vậy”. Bác sớm đến với tư tưởng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về chủ nghĩa xã hội từ khát vọng giải phóng dân tộc, nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để và xu hướng phát triển của thời đại. Cách m ạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu khách quan là tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đư ờng lối và phương pháp cách m ạng đúng đắn đem lại th ắng lợi cho cách mạng Việt Nam. (Bậc cách mạng tiền bối hoặc là có ý thức giành độc lập dân tộc lại không có ý thức canh tân đất nư ớc; hoặc là có ý thức canh tân đất nước lại kém ý thức chống Pháp). Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách m ạng. Hồ Chí Minh sớm nhìn th ấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoản g về đường lối, vì vậy cách m ạng ch ưa đem lại giải phóng dân tộc. Tư tư ởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cách m ạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho giải phóng dân tộc ở phương Đông: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và Nguyễn Ái Quốc đ ã b ắt đầu truyền bá tư tưởng CNXH trong dân. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 6
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mác- xít. Chủ nghĩa xã hội là đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Giải quyết tốt quan hệ cá nhân và xã hội theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen trong bản tuyên ngôn của Đảng Cộng sản m à hai ông công bố tháng 2/ 1848: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mỗi người. Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng về từ tr chủ nghĩa xã hội truy ền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam. Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng là quá trình xây d ựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp h àng nghìn năm của dân tộc ta, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế. Từ đặc điểm lịch sử dân tộc: Nước ta không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ, m ang đậm dấu ấn phong kiến phương Đông, mâu thu ẫn giai cấp không gay gắt, quyết liệt, kéo d ài, như ở ph ương Tây, do đó h ình thành Quốc gia dân tộc từ sớm; Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống; Là nước nông nghiệp, lấy đất và nước làm nền tảng với chế độ công điền hình thành cộng đồng thêm bền chặt. Tất cả điều này là giá trị cơ b ản của tinh thần và tư tưởng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Tinh thần yêu nư ớc, yêu thương đùm bọc trong hoạn nạn đấu tranh, cố kết cộng đồng Quốc gia dân tộc. Từ truyền thống văn hoá lâu đời, bản sắc riêng: đó là nền văn hoá lấy nhân nghĩa làm gốc, trừ độc, trừ tham, trọng đạo lý; nền văn hoá mang tính dân chủ; có tính chất khoan dung; một dân tộc trọng hiền tài; hiếu học...Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa xã hội là thống nhất với văn hoá, “chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người”. Từ tư duy triết học phương Đông: coi trọng hoà đồng, đạo đức nhân ngh ĩa. Về phương diện đạo đức, Người cho rằng: chủ nghĩa xã h ội đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 7
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội từ tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư duy tự chủ sáng tạo là: đ ịnh hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách m ạng. Tư duy của Hồ Chí Minh là tư duy rộng mở và văn hoá. Hồ Chí Minh nhận thức tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: Quan điểm của các nhà kinh điển. Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa xã hội không ph ải là một hình thái kinh tế -xã hội m à chỉ là một giai đoạn, một trình độ phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Lênin viết: “Xã hội cộng sản, đó là một xã hội trong đó tất cả là của chung: ruộng đất, nhà máy, lao động chung của mọi người”. Tuy nhiên, khi gọi chủ nghĩa xã h ội là chủ nghĩa cộng sản thì Lênin đã khẳng định rằng đó chưa phải là chủ nghĩa cộng sản phát triển trên những cơ sở của chính nó, chưa ph ải là chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn. Mà trái lại, đó mới chỉ là giai đo ạn đầu hay giai đo ạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Khi giải thích những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin viết: “... Về mặt khoa học, th ì sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thật là rõ ràng. Cái mà người thư ờng gọi là chủ nghĩa xã hội, thì C.Mác gọi là giai đoạn “đầu” hay giai đoạn thấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đ ã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội với tư cách là một giai đoạn, một nấc thang của xã hội mới, là xã hội trực tiếp phát sinh ra từ chủ nghĩa tư bản th ì nó không ch ỉ đối lập một cách chung chung với chủ nghĩa tư b ản mà nó còn là một xã hội phát triển cao hơn, tốt đẹp h ơn so với chủ nghĩa tư b ản. Điều này được thể hiện ở chỗ, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản bởi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là vì con người. Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định rằng, xét cho đến cùng thì năng su ất lao động là cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho thắng lợi của chế độ m ới. Chủ nghĩa tư b ản đã lật đổ được chế độ phong kiến bởi nó đã tạo ra một năng GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 8
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD suất lao động cao hơn chưa từng thấy so với chế độ phong kiến. Do đó, chủ nghĩa tư bản cũng có thể bị lật đổ, bởi chủ nghĩa xã hội tạo ra một năng su ất lao động mới, cao hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Và một điều nữa là, khác với chủ nghĩa tư b ản, nh ững sản phẩm của chủ nghĩa xã hội đ ược làm ra là nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội chứ không nhằm nô dịch con người. Và để phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, Lênin đã đưa ra một số phác thảo về chủ nghĩa xã hội, đ ược thể hiện ở những điểm sau: Một là, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Lênin đánh giá rất cao vai trò to lớn của nền đại công nghiệp cơ khí đối với chủ nghĩa xã hội. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến vai trò của điện lực đối với công cuộc xây dựng xã h ội mới. Bởi, ông coi điện lực chính là cơ sở kỹ thuật mới để xây dựng kinh tế, là cơ sở để xây dựng nền sản xuất hiện đại. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà Lênin đã viết rằng: Chủ nghĩa cộng sản là Chính quyền xô- viết cộng với điện khí hóa to àn quốc. Và n ếu nước Nga đư ợc bao phủ bằng một mạng lưới dày đ ặc các trạm phát điện thì công cuộc xây d ựng kinh tế cộng sản chủ nghĩa ở Nga sẽ trở thành kiểu mẫu cho châu Âu và châu Á xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Như vậy, Lênin đ ã cụ thể hóa về cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là n ền đại công nghiệp cơ khí. Nhưng theo Lênin, bản thân nền đại công n ghiệp hiện đại không dung hợp với chế độ tư hữu tư b ản chủ nghĩa; nó đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Hai là, chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Trong những luận giải của mình về chủ nghĩa xã hội, Lênin còn n êu thêm nguyên nhân chủ nghĩa xã hội đã tạo ra được một năng suất lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản là do những yếu tố vốn có của chủ nghĩa xã hội, yếu tố này không thể có đư ợc trong lòng chủ nghĩa tư bản. Đó là cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động m ới. Lênin khẳng định kỷ luật của chế độ nô lệ và chế độ phong kiến là kỷ luật roi vọt; kỷ luật của chủ nghĩa tư bản là kỷ luật đói; còn k ỷ luật của chủ nghĩa xã hội là k ỷ lu ật tự giác. Theo ông, kiểu tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa xã hội sở dĩ cao hơn so với kiểu tổ chức lao động xã hội của chủ nghĩa tư bản là vì nó d ựa vào một kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao động. Song, theo Lênin, để có GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 9
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD được cách tổ chức lao động mới thì cần phải thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm soát to àn dân. Như vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư b ản nhờ việc đưa ra một h ình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Hình thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động đó đư ợc thực hiện trên cơ sở của sự kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Ba là, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Theo Lênin, phân phối theo lao động là cách thức phân phối trong giai đoạn th ấp của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cách thức phân phối theo lao động là thích hợp nh ất với chủ nghĩa xã hội, bởi vì nó được dựa trên ch ế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Phân phối theo lao động không có nghĩa là mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm thì được hư ởng hết bấy nhiêu. Trái lại, tổng sản phẩm do lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cả tiêu dùng cá nhân, cho cả tích lũy tái sản xuất mở rộng và cho cả tiêu dùng công cộng của xã hội. Tiêu dùng cá nhân ch ỉ là một phần trong tổng sản phẩm do lao động của ngư ời công nhân làm ra. Tuy nhiên, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên thực tế, những phần không phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân những người công nhân vẫn thuộc về họ, vẫn nhằm đảm bảo lợi ích cơ bản, lâu dài, chung cho mọi th ành viên trong xã hội. Lênin chỉ rõ cách phân phối sản phẩm theo lao động được dựa trên hai nguyên tắc: “người nào không làm thì không ăn”; “số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau”. Do đó, Lênin cho rằng xã hội cần phải kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng của từng người bởi d ưới chủ nghĩa xã hội vẫn còn nhiều người trốn tránh lao động, muốn làm ít hưởng nhiều, tránh việc nặng tìm việc nhẹ… Bốn là, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Lênin đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Bởi, ông cho rằng chính chế độ tư hữu tư b ản chủ nghĩa là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ của quần chúng nhân dân lao động. Do đó, để giải phóng ngư ời lao động thì cần phải xóa bỏ chế độ tư h ữu tư b ản chủ nghĩa. Lênin khẳng định: “Để thực sự giải phóng giai cấp công nhân, cần phải có cuộc cách mạng xã hội, xuất phát một cách GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 10
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD tự nhiên từ toàn bộ sự phát triển của phương th ức sản xuất tư b ản chủ nghĩa, tức là ph ải thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chuyển các tư liệu đó th ành sở hữu công cộng và thay thế nền sản xuất hàng hóa tư b ản chủ nghĩa bằng việc tổ chức sản xu ất sản phẩm theo lối xã hội chủ nghĩa...”. Đồng thời, Lênin cũng cho rằng chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả các quyền sở hữu của mọi công dân m à chỉ muốn xóa bỏ quyền sở hữu của bọn địa chủ và tư bản. Như vậy, Lênin cũng coi một trong những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ chế độ tư hữu, nhưng không phải chế độ tư hữu nói chung m à là ch ế độ tư h ữu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả các quyền sở hữu của quần chúng nhân dân lao động. Năm là, chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.. Tiếp thu những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong các tác phẩm của m ình, Lênin đ ã khẳng định sự áp bức, bóc lột là tai họa lớn đối với ngư ời lao động. Sự thay thế của các xã hội trước chủ nghĩa xã hội chẳng qua cũng chỉ là sự thay thế của các hình th ức áp bức, bóc lột đối với người lao động mà thôi. Ch ỉ đến chủ nghĩa xã hội thì con người mới có khả năng đư ợc giải phóng khỏi các h ình thức áp bức và bóc lột đó khỏi tình trạng dân tộ c này thống trị dân tộc khác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự gần gũi và sự hợp nhất giữa các dân tộc. Sáu là, chủ nghĩa xã hội thực hiện sự bình đẳng xã hội. Lênin khẳng định rằng cơ sở của mọi sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng chính trị là do sự phân chia xã hội th ành giai cấp gây ra. Do đó, để xóa bỏ mọi bất bình đẳng xã hội và b ất b ình đ ẳng chính trị thì cần phải xóa bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp; và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được vấn đề đó. Sở dĩ Lênin khẳng định như vậy là vì dưới chủ nghĩa tư b ản nền kinh tế thị trường không những còn tồn tại mà quyền lực của đồng tiền và sức mạnh của tư b ản còn được giữ vững. Khi quyền lực của đồng tiền còn được giữ vững thì không th ể nói đến sự bình đẳng được. Từ đó, ôn g đã ch ỉ ra rằng không những ruộng đất, mà cả lao động của con ngư ời, bản thân con ngư ời, lương tâm, tình yêu và khoa học, tất cả nhất định đều để bán chừng nào còn quyền lực của tư bản. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 11
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề bình đẳng dưới chủ nghĩa xã h ội thì điều đó không có nghĩa là sự ngang bằng nhau về mọi phương diện. Bởi, chủ nghĩa xã hội không th ể thực hiện được sự bình đẳng ho àn toàn về mọi mặt, đặc biệt là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của các cá nhân. Trái lại, khi nói tới b ình đẳng trong chủ nghĩa xã hội thì phải luôn hiểu rằng đó là sự bình đẳng xã h ội, b ình đ ẳng về địa vị xã h ội của con ngư ời. Tóm lại, chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện sự bình đẳng hoàn toàn, sự bình đ ẳng về mọi phương diện, bởi vì dưới chủ nghĩa xã hội vẫn thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, vẫn còn sự khác biệt giữa các giai cấp, sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, v.v... Những khác biệt đó cho thấy còn tồn tại những bất b ình đẳng xã h ội. Mặc d ù vậy, chủ nghĩa xã hội vẫn là xã hội b ình đẳng hơn so với chủ nghĩa tư b ản. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự b ình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã h ội của con người. Quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình khắc phục và xoá bỏ dần những bất b ình đẳng trong xã hội. Trên đây chưa ph ải là toàn bộ những phác thảo của Lênin về chủ nghĩa xã hội, nhưng điều này đ ã cho th ấy những quan điểm cấp tiến của ông khi đưa ra những dự đoán về chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử quy định cho nên b ản thân ông cũng không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra một số nhận định về chủ nghĩa tư bản, hoặc một số dự đoán về chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh: Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội là thống nhất với các nhà kinh điển nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì nh ững vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú, phức tạp được biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống nhân dân Việt Nam rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu bởi Người bày tỏ quan niệm của m ình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện m à tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe m à Người có cách diễn đạt khác nhau. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vào th ời điểm khác nhau Bác nêu b ản chất của chủ nghĩa xã hội thông qua các cách định nghĩa khác nhau là: GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 12
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn ch ỉnh, bao gồm nhiều m ặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân h àng làm của chung. Ai làm nhiều th ì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”. - Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, b ình đ ẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”… - Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó là phải gắn với phát triển khoa học kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”. do quần chúng nhân dân tự xây dựng n ên dưới sự lãnh đ ạo của Đảng. Có thể khái quát bản chất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh : Chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lư ợng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức; một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân d ân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cả cuộc đời vĩ đại và thanh cao của Hồ Chí Minh là dành cho dân, cho nư ớc, cho dân tộc và nhân loại. Ở Người “chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta đ ược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo m ặc, ai cũng đ ược học hành” . Theo Người, “nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Tất cả “mọi chủ trương, chính sách của Đảng là nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân nói chung và công nông nói riêng”. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 13
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Chúng ta có th ể đọc được quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội trong nhiều b ài viết, b ài nói của Người. Song, điều dễ nhận thấy nhất ở tất cả các b ài viết, bài nói của Người đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Ước nguyện và lòng mong muốn đến cháy bỏng của Người cũng chính là ước nguyện và lòng mong muốn của cả dân tộc Việt Nam về một tương lai tươi đ ẹp. Nói cụ thể về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu những điểm như sau: + Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. + Ch ủ nghĩa xã hội có nền sản xuất phát triển cao, gắn liền với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và hiện đại. Ngày càng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh th ần cho nhân dân. + Chủ nghĩa xã hội không có nạn người áp bức, bóc lột người. Có cuộc sống b ình đẳng và tự do. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động … phúc lợi cho người già yếu, người tàn tật và trẻ mồ côi … + Chủ nghĩa xã hội là m ột xã hội phát triển cao về văn hóa và đ ạo đức, được kết tinh từ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa văn hóa của th ế giới. + Đó là một xã hội có nền đạo đức văn minh tiên tiến, trong đó người với người là đồng chí, là b ạn bè, là anh em. Một xã hội đảm bảo cho con người sống xứng đáng với danh hiệu và vị thế con người. 1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội: 1.3.1. Mục tiêu cơ bản: Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Tính ưu việt hơn hẳn so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, chỉ ra mục tiêu giải phóng con người một cách to àn diện. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống cho nhân dân. Mục tiêu cụ thể: Về chính trị: Hồ Chí Minh vừa chỉ ra mục tiêu của chế độ mới ở Việt Nam là chế độ chính trị ph ải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của nhân dân và vì nhân dân, đồng GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 14
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD th ời Người cũng nhấn mạnh đến vai trò và mối quan hệ giữa các cán bộ lãnh đ ạo Đảng và nhà nước đối với nhân dân trong chế độ này, rằng: “Chủ tịch, Bộ trưởng là đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là làm quan cách m ạng”. Rằng, “Người Đảng viên vừa là người lãnh đạo và vừa là người đầy tới của nhân dân” … Bên cạnh đó, Người còn nhấn mạnh phải phát huy quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, mặt khác phải chuyên chính với phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã h ội chủ nghĩa. Về kinh tế: Phát triển công- n ông nghiệp hiện đại, khoa học- k ỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột xoá bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng cải thiện. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển to àn diện các ngành mà ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp trong đó “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Người phác họa trong tương lai với bốn hình thức sở hữu. Đó là sở hữu nh à nước (tức sở hữu to àn dân); sở hữu tập thể, sở hữu của những người lao động riêng lẻ (kinh tế cá th ể) và sở hữu của các nhà tư bản. Trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế mới. Về văn hoá – xã hội: Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa xã hội cao h ơn chủ nghĩa tư bản về văn hóa. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội chính là về văn hóa, về giải phóng con người. Do vậy, trong mục tiêu nói về văn hóa, tư tưởng, Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc xây dựng một nền đạo đức, nền văn hóa tư tưởng và lối sống mới. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, vì vậy phải xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện nếp sống mới, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành m ạnh, bài trừ m ê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu... Theo Người, văn hóa tư tưởng không phụ thuộc một cách má y móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất. Có thể điều kiện vật chất chưa cao nhưng vẫn xây dựng được một lối sống tiên tiến lành m ạnh và văn minh. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu cách mạng. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 15
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD dựng chủ nghĩa xã hội … Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân … Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Về con người: Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trao dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, tài năng con người, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Theo Người tài năng ph ải gắn với đạo đức cách mạng “ có tài mà không đ ức là hỏng”. Hai mặt đó gắn bó thống nhất với nhau. Do đó tất cả mọi người phải luôn luôn trao dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên” . Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Theo Người, trong chủ nghĩa xã hội, con người vừa là đ ộng lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Ở trong con người đó phải có được các đặc trưng cơ bản sau: có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có phong cách sống và làm việc khoa học. 1.3.2. Về động lực của c hủ nghĩa xã hội: phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài: - Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con ngư ời làm động lực quan trọng và quyết định. “chủ nghĩa xã hội ch ỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của h àng chục triệu người”. Nòng cốt là công – nông – trí thức. + Phát huy động lực con ngư ời trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đ ại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 16
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD Người nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; “có dân là có tất cả”. Nhưng để “có dân”, Người khuyên: “Đảng viên phải gương mẫu, làm đúng chính sách, ph ải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng th ì mới được dân tin, dân phục, dân yêu. Như vậy công việc khó mấy cũng làm được”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp rất to lớn nặng nề và phức tạp, mà cũng rất vẻ vang. Đây là: “Một cuộc chiến đấu chống lại nh ững gì đ ã cũ kỹ, h ư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ n ày cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. + Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi ngư ời, mọi nh à trở n ên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã h ội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý th ức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội phải theo nguyên tắc: “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng ph ạt công minh. “Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…”. Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó là những động lực b ên trong quan trọng. - Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn nêu các động lực b ên ngoài như kết hợp với sức m ạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới. - Nét đ ộc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là ch ỉ ra yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản: + Căn b ệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ; + Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là kẻ thù hung ác của chủ nghĩa xã hội . GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 17
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD + Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. + Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc nội xâm. Tóm lại, những quan niệm của Người về chủ nghĩa xã hội cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới m à chúng ta đang tiến hành, dư ới sự lãnh đạo của Đảng. Với ánh sáng tư tưởng của Người với quyết tâm và sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, ch ắc chắn sự nghiệp dân giầu, nư ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ trở thành hiện thực trên đất nư ớc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, một xã hội công bằng, hợp lý; là công trình tập thể của nhân dân do nhân dân xây d ựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯ ỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI : 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : Tính khách quan của thời kỳ quá độ : Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xã h ội tư b ản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội diễn ra ở các nước tư bản phát triển nhất ở châu Âu không thể là gì khác ngoài thực hiện cải cách vô sản. Lê-nin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua chủ nghĩa tư bản ở những nước tiểu nông cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng thành xã hội chủ nghĩa công và điều kiện b ên trong phải có một chính Đảng vô sản lãnh đ ạo đất n ước đi theo chủ nghĩa xã hội. Sự sáng tạo của Lênin bổ GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 18
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD sung cho học thuyết Mác, xuất phát từ thực tiễn n ước Nga, không chỉ là quá độ về chính trị. Ở nước ta lựa chọn con đường quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đó là con đường hợp lý, đúng đ ắn đối với nước ta. Do những lý do sau đây: - Sự lựa chọn này phù h ợp với xu thế của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động của nước ta, phù hợp với nhu cầu vươn lên làm chủ xã hội. Với lại chỉ có chủ ngh ĩa xã hội mới thực sự có một chế độ dân chủ công bằng, tiến bộ xã hội. - Nhân d ân ta đ ã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (Pháp - Mĩ) rất tốn kém. Về thực chất hai cuộc kháng chiến đó chính là chống tư b ản chủ nghĩa. Khi đó chúng ta không thể quay lại phát triển nền kinh tế nước ta theo con đường tư b ản chủ nghĩa hơn nữa nền kinh tế tư b ản từ khi ra đời đều thể hiện bản chất bóc lột. - Trên thế giới đó có nhiều n ước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng kết quả chỉ có một số ít n ước có nền kinh tế phát triển. Cũng lại theo nhận xét của Kissingter (một nhà tư bản tài chính) thì Châu Phi đói, Châu Á nghèo, Châu Mĩ La Tinh nợ nần chồng chất. Tính chủ quan của thời kỳ quá độ: + Giai cấp vô sản đó phải giành được chính quyền + Phải có Đảng, Mác-Xít-Lênin -Nớt lónh đạo. + Phải xây dựng được khối đo àn kết liên minh công- nông vững chắc. Kết luận: Chúng ta có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa . Hồ Chí Minh xác định rằng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nư ớc ta là cuộc chiến đấu chống lại nghèo nàn và lạc hậu… cho n ên sự nghiệp ấy khó khăn hơn việc đánh giặc. Do đó, quan niệm của Người về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội cung thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạnh hình thức quá độ “rút ngắn” áp dụng cho Việt Nam . - Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 19
- Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp: DA08KTD - Cần nhận thức rõ tính quy lu ật chung và đặc điểm lịch sử cụ th ể của mỗi nước khi bước vào thời kỳ quá độ: “tuỳ hoàn cảnh, m à các dân tộc phát triển theo con đư ờng khác nhau... Có nước th ì đi th ẳng đến chủ nghĩa xã hội, có nư ớc thì ph ải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội”. - Hồ Chí Minh xây d ựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định con đư ờng cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, ho àn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. - Hồ Chí Minh chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với Việt Nam. “Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây d ựng một chế độ xã hội mới có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta”. Về độ dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh dự đoán “chắc đôi ba, bốn kế hoạch d ài hạn,...” sau đó quan niệm được điều chỉnh: “xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách m ạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”. 2.1.1. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội : Người nêu: phải xây dựng nền tảng vật chất và k ỹ thuật của chủ nghĩa xã hội..., vừa cải tạo kinh tế cũ vừa xây dựng kinh tế mới, mà xây dựng là chủ yếu và lâu dài. Hồ Chí Minh chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm chống lại các thế lực cản trở đi lên chủ nghĩa xã hội. Hai nội dung lớn: GVHD: PHAN THỊ THANH LÝ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
21 p | 5975 | 1512
-
Thuyết trình nhóm Chương VIII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
23 p | 1314 | 230
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
17 p | 2446 | 143
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc
34 p | 1537 | 134
-
Đề tài tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và sự vận dụng tư tưởng đó trong viêc xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay
12 p | 1021 | 98
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay
20 p | 322 | 54
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế: Quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế đối ngoại - Ý nghĩa và định hướng vận dụng
30 p | 2101 | 39
-
Tiểu luận: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay
36 p | 240 | 38
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay
164 p | 117 | 31
-
Đề tài nghiên cứu: Quan điểm lí luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
18 p | 198 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và sự vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định hiện nay
26 p | 134 | 24
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay
27 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
105 p | 72 | 14
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng
4 p | 229 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học xã hội: Kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của báo cáo viên
327 p | 37 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại tỉnh Bình Định hiện nay
26 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Tuy Hòa hiện nay
138 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn