intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo vận dụng ở Ninh Bình hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến những nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đồng thời khái quát quá trình vận dụng quan điểm đó trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo vận dụng ở Ninh Bình hiện nay

  1. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VẬN DỤNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY ThS. Phạm Thị Thu Hằng* Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Tóm tắt Đoàn kết tôn giáo là một trong những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là kết quả của sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam trong bối cảnh toàn dân tộc đang bị thực dân Pháp áp bức và đô hộ. Những quan điểm đó cũng chính là kim chỉ nam để Đảng, Nhà nước ta vạch ra đường lối, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam trong các chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước. Bài viết đề cập đến những nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đồng thời khái quát quá trình vận dụng quan điểm đó trong việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo, Ninh Bình. I. MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo gồm đoàn kết giữa đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngƣỡng tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa đồng bào trong cùng tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Là một ngƣời cộng sản theo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo. Ngƣời luôn luôn có thái độ tôn trọng và đề cao vai trò của những vị đã sáng lập ra các tôn giáo. Ngƣời khẳng định: Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và chúa Giê-su đều giống nhau. Thích Ca và Giê- su đều muốn mọi ngƣời có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là mẫu mực của sự tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng và tự do * Phó Trƣởng Khoa Lý luận cơ sở |398
  2. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) không tín ngƣỡng. Tƣ tƣởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, không phân biệt tín ngƣỡng tôn giáo của Ngƣời chính là kim chỉ nam để Đảng ta xây dựng các chính sách tôn giáo. Việt Nam là nƣớc đa tôn giáo, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc của nhân dân ta, các thế lực thực dân, đế quốc thƣờng lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng. Âm mƣu, thủ đoạn của chúng không chỉ là chia rẽ nhân dân các vùng, miền, giữa thành thị với nông thôn, đồng bào kinh với đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn triệt để thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào có tôn giáo với đồng bào không tôn giáo, giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, thậm chí gây chia rẽ đồng bào ngay trong nội bộ một tôn giáo. Chính vì lẽ đó, nắm vững, kiên định, bảo vệ và vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. II. NỘI DUNG Tƣ tƣởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện ở một số nội dung cơ bản nhƣ sau: 2.1. Về mục tiêu đoàn kết tôn giáo Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo trƣớc hết, phải lấy mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm điểm tương đồng. Đối với cách mạng nƣớc ta, điều kiện để có độc lập, tự do cho các tôn giáo chính là mục tiêu độc lập dân tộc, Ngƣời khẳng định: Nƣớc không độc lập thì tôn giáo không đƣợc tự do, nên chúng ta phải làm cho nƣớc độc lập đã. Độc lập rồi phải quan tâm đến đời sống ngƣời dân, vì nƣớc độc lập, mà dân không đƣợc hƣởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chẳng nghĩa lý gì. Sự đoàn kết và phát triển theo xu hƣớng tích cực, tiến bộ của tôn giáo sẽ góp phần giành và giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lƣơng để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngƣỡng tôn giáo và lƣơng giáo đoàn kết”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”2, và nhân dân chỉ có thể đƣợc tự do 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.130. 399 |
  3. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại khi đất nƣớc độc lập, đây chính là ƣớc nguyện của mọi ngƣời dân Việt Nam, trong đó có đồng bào tôn giáo. Ngƣời viết: “Hơn ai hết, đồng bào Công giáo càng mong cho Tổ quốc độc lập, cho tôn giáo đƣợc hoàn toàn tự do”3, do vậy, “Toàn thể đồng bào ta, không chia lƣơng, giáo, đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”4; “Chúng ta toàn dân, giáo cũng nhƣ lƣơng, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc đƣợc độc lập, tôn giáo đƣợc tự do” 5. Với mục tiêu đó, Ngƣời đã quy tụ, tập hợp đƣợc toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc thắng lợi. 2.2. Về nguyên tắc đoàn kết tôn giáo Bên cạnh việc đặt ra các mục tiêu về đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh cũng đƣa ra các nguyên tắc để thực hiện. - Nguyên tắc thứ nhất: Trƣớc hết để đoàn kết đƣợc các tôn giáo, phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung. Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tìm ra những cái thống nhất, cái chung nhất của các tôn giáo để xây dựng một mục tiêu cao đẹp, Ngƣời khẳng định: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều muốn mọi ngƣời có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” 6. Đồng thời, Ngƣời cũng tìm thấy điểm chung của các tôn giáo, đó là tôn giáo nào cũng có lòng yêu nƣớc và một đức tin cao cả. Bởi vì, một ngƣời dù theo tôn giáo nào thì trƣớc hết ngƣời đó phải là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc, đất nƣớc. - Nguyên tắc thứ hai, là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Để có thể thống nhất và xây dựng được khối đoàn kết trong đồng bào tôn giáo, từ đó xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải thực hiện nguyên tắc này, bởi Người cho rằng: tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo tức là tôn trọng nhân dân, tôn trọng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, tôn trọng một yêu cầu về tự do, dân chủ trong đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.53. 4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.544. 5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.373. 6 Hồ Chí Minh (1998), Về vấn đề tín ngưỡng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.239. |400
  4. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 2.3. Phương pháp đoàn kết tôn giáo Phương pháp quan trọng nhất để có thể tập hợp được các tôn giáo là tôn trọng các giáo chủ, tranh thủ giáo sĩ và quan tâm đến đời sống của giáo dân. Bởi vì, Người cho rằng, giáo chủ, giáo sĩ là những người không chỉ có sự hiểu biết giáo lý, giáo luật mà còn hiểu biết về tình hình chính trị - xã hội và cũng là những ngƣời có đạo đức cao cả nên có tầm ảnh hƣởng lớn đối với đồng bào tín đồ tôn giáo. Vì vậy, nếu không nắm đƣợc giáo chủ, giáo sĩ thì rất khó thuyết phục đƣợc đồng bào có đạo tham gia vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tƣởng và giao cho nhiều ngƣời trong các tôn giáo giữ các chức vụ cao cấp, nhƣ: Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn là cố vấn tối cao cho Chính phủ; Linh mục Phạm Bá Trực là Phó Ban Thƣờng trực Quốc hội; các trí thức Công giáo, nhƣ: Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình Tụng là Bộ trƣởng trong Chính phủ của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ông Cao Triều Phát - Chủ tịch Hội Cao Đài cứu quốc 12 phái hiệp nhất, là Cố vấn Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ… Đây cũng chính mục đích để bác bỏ mọi âm mƣu, thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng tôn giáo, hòng chia rẽ, phá hoại chính sách tôn giáo và dân tộc, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc ta. Phƣơng pháp thứ hai để tập hợp các tôn giáo đó là khai thác các giá trị nhân bản, đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản. Với phƣơng pháp làm việc biện chứng, nhìn nhận sự vật, hiện tƣợng ở mọi góc độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy bản chất tốt đẹp của tôn giáo, đó là khát vọng có một cuộc sống tốt đẹp. Ngƣời viết: Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa. Tƣ tƣởng: nhân đạo của Giêsu; từ bi hỷ xả, bình đẳng của Phật Thích Ca; hòa mục xã hội của Khổng Tử đã gặp gỡ với mục tiêu lý tƣởng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Đây chính là cách tiếp cận khoa học, giúp Ngƣời xóa bỏ những khoảng cách giữa đồng bào lƣơng và đồng bào giáo. Nhƣ vậy, để đoàn kết đƣợc đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã đƣa ra mục tiêu, nguyên tắc và phƣơng pháp cơ bản cần thực hiện trong quá trình làm công tác tôn giáo. Nhờ đó, Ngƣời đã thành công trong việc đoàn kết đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết dân tộc. Cùng với việc quan tâm đến khối đoàn kết đồng bào các tôn giáo nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tôn giáo và đồng bào tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình. 401 |
  5. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại Ngày 13/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Giám mục Lê Hữu Từ và đồng bào Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Tại đây, Ngƣời căn dặn: Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo phải nên nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nƣớc nhà và Kính Chúa phải yêu nƣớc. Nƣớc không độc lập thì tôn giáo không đƣợc tự do... Vì vậy, đồng bào phải đoàn kết, hăng hái tham gia kháng chiến, kiến quốc. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Đạo Công giáo có 162.015 tín đồ, chiếm 16% dân số toàn tỉnh, phân bố ở 110/143 xã, phƣờng, thị trấn; có Tòa Giám mục Phát Diệm với 77 giáo xứ, 361 giáo họ, 342 nhà thờ giáo xứ, giáo họ; có 02 dòng tu là Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 01 giám mục, 119 linh mục; 138 nữ tu, 100 dự tu và Dòng Xi tô Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hƣu, 19 linh mục, 106 tu sĩ, tập tu. Đạo Phật có 72.189 tín đồ, chiếm 7,65% dân số toàn tỉnh; 351 chùa (26 ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia và 40 ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh); có 372 tăng, ni (01 hòa thƣợng, 02 ni trƣởng, 07 thƣợng toạ, 20 ni sƣ; 284 tỳ khiêu, 58 sa di). Về tổ chức, có Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và 08 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện7. Thấm nhuần lời dạy của Ngƣời, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phát huy truyền thống yêu nƣớc, không ngừng quan tâm chăm lo xây dựng khối đại đoàn toàn dân tộc trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng khối đoàn kết lƣơng - giáo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã chủ động phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan và các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội - tôn giáo vận động chức sắc và đồng bào có đạo thực hiện tốt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. MTTQ đã chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền thƣờng xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần, tâm linh của đồng bào tôn giáo, tạo điều kiện cho các chức sắc, chức việc và đồng bào tôn giáo tổ chức sinh hoạt tôn giáo theo Hiến Chƣơng, Điều lệ và quy định của pháp luật; phối hợp, tổ chức thăm, tặng quà chúc mừng các chức sắc, tín đồ các tôn giáo, các gia đình chính sách, ngƣời theo tôn giáo, đồng bào theo đạo có hoàn cảnh khó khăn; đề xuất các chính sách hỗ trợ trong việc khám chữa bệnh cho các chức sắc, nhân sỹ tiêu biểu trong các tôn giáo và giải quyết tốt các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các tôn giáo với những nội dung liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: về công tác đào tạo chức sắc, phong chức, phong phẩm; 7 Báo cáo số 19/BC-BTg ngày 12/10/2019 về tình hình tôn giáo và kết quả công tác tôn giáo năm 2019, nhiệm vụ năm 2020. |402
  6. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) giải quyết đề nghị về xin cấp đất, xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở thờ tự; thành lập các cơ sở thờ tự mới… Hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tôn giáo, đồng bào tôn giáo tổ chức các sự kiện với quy mô lớn nhƣ: Đại lễ Phật đản, lễ rƣớc Ngọc xá lợi Phật, lễ cầu siêu tri ân các anh hùng liệt sỹ của Giáo hội Phật giáo; lễ tấn phong Giám mục giáo phận Phát Diệm, Đại hội giới trẻ Giáo phận Hà Nội tại Giáo phận Phát Diệm, lễ Giáng Sinh của Giáo hội Công giáo... Hàng năm, cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp đã chủ động thăm và gặp gỡ lãnh đạo của các tổ chức tôn giáo giao lƣu, tọa đàm, đối thoại để nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của các tổ chức và đồng bào tôn giáo. Những hoạt động trên đã tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức, tác động tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm đối với các đồng bào tôn giáo, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết lƣơng-giáo ngày càng bền chặt. Bên cạnh đó, MTTQ cũng đã tích cực tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền làm tốt công tác vận động chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và tham gia vào các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.520 ngƣời có đạo tham gia cấp ủy, chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, trong đó: tham gia cấp ủy là 101 ngƣời (cấp huyện: 05 ngƣời, cấp xã: 96 ngƣời); ủy viên Ủy ban MTTQ và ủy viên Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội là 1.081 ngƣời, trong đó Phật giáo là 144, Công giáo là 937(cấp tỉnh: 46; cấp huyện 62; cấp xã: 949) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 338 chức sắc, tín đồ, trong đó Phật giáo 09 đại biểu; Công giáo 329 đại biểu (cấp tỉnh: 02; cấp huyện 51; cấp xã, thị trấn: 276)8. Cùng với những kết quả trên, MTTQ luôn tích cực chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền động viên đồng bào có đạo tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, đồng bào tín đồ các tôn giáo trong tỉnh đã tham gia hiến trên 439,6 ha đất, đóng góp tiền mặt, nguyên vật liệu, tài sản trên đất và ngày công lao động với tổng giá trị trên 47,5 tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi. Những đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo đã góp phần làm cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng lan tỏa sâu rộng và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, đồng bào các tôn giáo cũng hƣởng ứng tích cực các cuộc vận động nhƣ: “Ngày vì ngƣời nghèo”, “Xóa nhà tranh dột nát”, “Xây dựng nhà đại đoàn kết”. 8 Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. 403 |
  7. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại Nhiều mô hình đƣợc phát động triển khai có hiệu quả trong khu dân cƣ có đông đồng bào tôn giáo nhƣ: “Khu dân cƣ, Công giáo không có tội phạm”, “Xây dựng xứ họ đạo tiên tiến”, “Xây dựng gia đình Công giáo gƣơng mẫu”, “Gia đình phật tử gƣơng mẫu”, “Xây dựng chùa tinh tiến, “Chùa Văn hóa”. Đến đầu năm 2020, toàn tỉnh có 137/334 chùa đạt tiêu chuẩn chùa tinh tiến về an ninh trật tự. Tiêu biểu nhất là phong trào “hiến, tặng giác mạc”, đây là phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đƣợc ngƣời dân trong tỉnh, nhất là đồng bào tôn giáo tham gia hƣởng ứng tích cực, đã có trên 11.000 ngƣời đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, hơn 230 ngƣời đã đem lại ánh sáng, niềm vui hạnh phúc khi đƣợc ghép giác mạc… Các chức sắc, đồng bào tôn giáo tặng trên 100 chiếc xe lăn cho ngƣời tàn tật; nhiều xứ đạo, họ đạo và các giáo dân trở thành gƣơng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua, đƣợc các cấp, các ngành biểu dƣơng, khen thƣởng9. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác xây dựng khối đoàn kết lƣơng - giáo tỉnh Ninh Bình vẫn còn một số hạn chế nhƣ: việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền có lúc, có nơi còn chƣa sâu sát, thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên phát sinh một số vụ việc, vấn đề phức tạp; tình trạng vi phạm trong xây dựng cơ sở thờ tự, lấn chiếm đất đai liên quan đến tôn giáo còn xảy ra. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở còn thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng; lúng túng khi phối hợp tham gia xử lý các tình huống nảy sinh9. Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết lƣơng - giáo, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai trong cán bộ, nhân dân nói chung, đồng bào theo các tín ngƣỡng, tôn giáo nói riêng về việc thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta về công tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng giáo, nắm và thực hiện tốt Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan. Thứ hai, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống nhân dân ở vùng có đông đồng bào theo các tôn giáo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tƣ và tăng cƣờng thực hiện các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí; tăng cƣờng củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động từ 9 Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa X tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. |404
  8. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến tôn giáo. Thứ ba, nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác tôn giáo ở cơ sở theo hƣớng chuyên sâu, hiệu quả đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ xã, phƣờng, thị trấn, khu dân cƣ. Thứ tư, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để chống phá chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và khối đại đoàn kết dân tộc để đồng bào tôn giáo yên tâm lao động, dựng xây đất nƣớc, quê hƣơng. III. KẾT LUẬN Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó chú trọng việc đoàn kết tôn giáo nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lƣợc. Ngƣời kêu gọi đoàn kết tôn giáo không chỉ nhằm xóa đi những thành kiến vốn có trong quá khứ, mà còn nhằm chống lại chính sách chia rẽ tôn giáo nguy hiểm của bọn thực dân, phong kiến để phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tăng cƣờng lực lƣợng đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, không chỉ kháng chiến mà cả kiến quốc, không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trƣớc những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nƣớc, hơn lúc nào hết các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tỉnh Ninh Bình cần quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết lƣơng - giáo, để tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo một cách phù hợp; tìm tòi và đề cao những yếu tố tƣơng đồng, qua đó thực hiện tốt các chính sách tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (1998), Về vấn đề tín ngưỡng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Báo cáo số 19/BC-BTg ngày 12/10/2019 về tình hình tôn giáo và kết quả công tác tôn giáo năm 2019, nhiệm vụ năm 2020. 4. Báo cáo của Ủy ban Tổ quốc Việt Nam Việt Nam tỉnh khóa X tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. 405 |
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2