Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA CHỨC NĂNG THẬN TỒN LƯU TRÊN BỆNH NHÂN<br />
THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ<br />
Nguyễn Thị Thanh Thùy*, Tạ Phương Dung*, Trần Thị Bích Hương**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Chức năng thận tồn lưu (Residual Renal Function - RRF) được chứng minh ngày càng quan<br />
trọng trong điều trị thay thế thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, đặc biệt ở bệnh nhân được điều<br />
trị bằng thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis – CAPD).<br />
Mục tiêu: (1) Đánh giá RRF ở những bệnh nhân CAPD tại khoa Thận nội – Miễn dịch ghép bệnh viện<br />
Nhân dân 115 từ tháng 3-2009 đến 3-2010; (2) So sánh hai nhóm bệnh nhân còn (nhóm A, RRF ≥ 1ml/min/1.73<br />
m2) và không còn (nhóm B, RRF< 1ml/ph/1,73 m2) chức năng thận tồn lưu về tình trạng dư dịch, lọc máu đầy<br />
đủ và những yếu tố khác.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Trong thời gian từ 03/2010 đến 03/ 2011, chúng tôi có 70 bệnh nhân (39 có tính thấm màng bụng<br />
trung bình cao và 31 trung bình thấp). Thời gian theo dõi bệnh nhân từ lúc làm CAPD đến lúc nghiên cứu có<br />
trung vị là 5,1 tháng. Nhóm A có 20 bệnh nhân (28,6%) và nhóm B có 50 bệnh nhân (71,4%). Không có sự khác<br />
nhau giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể, đái tháo đường, tính thấm màng<br />
bụng và thời gian làm CAPD. So với nhóm B, nhóm A có thể tích nước tiểu 24 giờ cao hơn (trung vị 800ml so<br />
với 100ml, p