VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI
lượt xem 52
download
Trong hiện trạng ngành thư viện nước nhà, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên mà người cán bộ thư viện nào cũng phải đảm trách đó là công việc tuyển chọn, bổ sung, chuẩn bị, sắp xếp và lưu hành sách báo, tài liệu, cũng như phục vụ độc giả trong công tác tham khảo, sưu tầm, người cán bộ thư viện Việt nam ngày nay còn phải đóng nhiều vai trò tích cực hơn là những công việc có tính cách thụ động và đều đặn trên đây....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI
- Cán bộ Thư Page 1 of 2 viện VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI LÊ NGỌC OÁNH, ML., GĐ Thư viện ĐH MởBán Công Trong hiện trạng ngành thư viện nước nhà, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên mà người cán bộ thư viện nào cũng phải đảm trách đó là công việc tuyển chọn, bổ sung, chuẩn bị, sắp xếp và lưu hành sách báo, tài liệu, cũng như phục vụ độc giả trong công tác tham khảo, sưu tầm, người cán bộ thư viện Việt nam ngày nay còn phải đóng nhiều vai trò tích cực hơn là những công việc có tính cách thụ động và đều đặn trên đây. Những vai trò tích cực đó được thể hiện ngay trong những nghiệp vụ chuyên môn, cũng như trong những hoạt động có tính cách xã hội để đóng góp cho việc phát triển văn hóa, giáo dục nói chung. Trên phương diện nghiệp vụ chuyên môn, người cán bộ thư viện Việt nam ngày nay phải là những chiến sĩ tiên phong cho việc phát triển ngành thư viện tại nước nhà. Có biết bao nhiêu công việc chuyên môn đòi hỏi những bàn tay của những người cán bộ thư viện chuyên nghiệp đóng góp để xây dựng nền thư viện học cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và thực trạng văn hóa tại việt nam. Trước hết, là công việc soạn thảo những tài liệu kỹ thuật chuyên môn. Phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cán bộ thư viện được huấn luyện chuyên nghiệp để: Thiết lập các qui tắc rõ ràng trong việc miêu tả và phân loại sách, nhất là các qui tắc miêu tả tên tác giả z Việt nam và và ngoại quốc; Điều chỉnh Khung ân ph loại Dewey cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam; z Thiết lập các êu ụ (Subject Headings) bằng Việt ngữ; Ti đề đề m c z Thiết lập các qui tắc làm thư tịch và sách chỉ mục, miêu tả về sách và các tài liệu thính thị. z Tất cả những công tác trên đây nhằm mục đích đạt tới những qui luật thống nhất, trường cửu và minh bạch để hỗ trợ cho việc tổ chức, sắp xếp và định vị trí của các sách báo, tài liệu tại Việt nam. Ngoài ra, để giúp cho công việc tham khảo, sưu tầm của các độc giả, các cán bộ thư viện cũng phải đi tiên phong trong việc hợp tác để soạn thảo thư tịch (bibliographies) và sách chỉ mục (indexes) hướng dẫn đến các nguồn tài liệu sách báo xuất bản trong quá trình lịch sử. Cũng để đóng góp cho việc phát triển ngành thư viện, các cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn phải hợp tác để soạn thảo chương trình thư viện học sao cho phù hợp với đà tiến triển của thế giới hiện nay để huấn luyện cho cán bộ thư viện trong nước cũng như để khởi xướng một phong trào hướng dẫn sinh viên, học sinh sử dụng thư viện trong công việc sưu tầm, học hỏi. Bên cạnh việc soạn thảo các tài liệu kỹ thuật chuyên môn, các cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn phải tự hợp tác để soạn thảo các qui chế về nhân sự và quản lý cho mình để đóng góp với chính quyền vào công việc điều hành guồng máy hành chánh chuyên ngành. Các cán bộ thư viện chuyên nghiệp cũng phải hợp tác trong việc ấn định những tiêu chuẩn chung về trụ sở thư viện, về nhân viên, về sách báo tài liệu để làm khuôn mẫu cho việc tổ chức hệ thống thư viện và mọi cấp bực trên toàn quốc. Tất cả những công việc trên đây đều là những nhiệm vụ mà người cán bộ thư viện là những chiến sĩ tiên phong đảm đương để xây dựng phần chuyên môn cho ngành thư viện. Về phương diện xã hội, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp là những cán bộ trung kiên và bền bỉ tham dự vào việc vận động để phát triển văn hóa, giáo dục nước nhà. Trong lãnh vực văn hóa, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp là những cán bộ văn hóa tích cực và hữu hiệu trong công việc khai thác và phát huy di sản văn hóa quốc gia bằng những phương tiện và kỹ thuật sẵn có trong tay; người cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn là cây cầu trung gian để đem hội nhập những tinh hoa của văn hóa nước ngoài vào trong kho tàng văn hóa quí báu của dân tộc. Người cán bộ thư viện chuyên nghiệp cũng phải tham dự vào công việc phát huy những công trình giá trị, nâng cao trình độ văn hóa nước nhà, và gạt bỏ những cặn bã của một nền văn hóa đồi trụy. Người cán bộ thư viện đã saün có trong tay những phương tiện để đề cao những tác phẩm đáng giá này và thúc đẩy công việc xuất bản http://www.glib.hcmuns.edu.vn/clb/bantin/canbotv.html 8/30/2010
- Cán bộ Thư Page 2 of 2 viện những sách báo, tài liệu giá trị bằng cách sử dụng thư tịch và sách chỉ mục để giới thiệu các độc giả tìm đến nguồn tài liệu và sách báo đó. Trong lãnh vực giáo dục, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ tham dự vào cuộc chuyển hóa nền giáo dục từ http://www.glib.hcmuns.edu.vn/clb/bantin/canbotv.html 8/30/2010
- Cán bộ Thư Page 3 of 2 viện lãnh vực từ chương sang lãnh vực học hỏi, sưu tầm. Ở cấp bậc đại học, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ cộng tác tích cực trong việc thiết lập và điều hợp hệ thống tham khảo, sưu tầm cho mọi lĩnh vực của chương trình học. Người cán bộ thư viện đại học sẽ đóng vai trò một thuyết khách đối với ban giảng huấn và một hướng dẫn viên với các sinh viên trong công việc khởi xướng và khuyến khích sử dụng sách báo tài liệu của thư viện để tham khảo, sưu tầm, học hỏi thay cho những bài giảng và sách giáo khoa; Ở cấp bậc trung, tiểu học, người cán bộ thư viện trường học chính là một giáo chức có tinh thần phục vụ, có căn bản về tâm lý giáo dục và phương pháp giảng dạy, am hiểu chương trình của nhà trường để có thể công tác, hoạch định với các giáo chức bạn trong việc tuyển chọn và sử dụng các loại sách báo, học liệu phù hợp với các môn học trong chương trình, hướng dẫn học sinh trong việc đọc sách và tham khảo, trần thuyết, cùng giúp đỡ các giáo chức cải tiến kỹ thuật và phương pháp giảng dạy. Sự tham gia trực tiếp của thư viện trường học vào chương trình giảng dạy và học hỏi đã thay đổi tình trạng của người cán bộ thư viện trường học từ một khán giả thụ động thành một tham dự viên tích cực trong nổ lực giáo dục. Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phải là một giáo chức được huấn luyện, được chứng nhận, một giáo chức trong công việc và thái độ. Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phục vụ trong khả năng tam diện của một ông thầy trong ban giảng huấn, một kỹ sư trong chương trình truyền thông, và một hoạt náo viên trong chương trình sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường. Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phải là một khí cụ giáo dục được sử dụng để làm sống động và tăng cường chương trình giáo dục. Qua phần trình bày ở trên, vai trò tích cực của người cán bộ thư viện trong sự đóng góp cho việc phát triển quốc gia đã được mô tả để đóng được vai trò này một cách trọn vẹn, người cán bộ thư viện phải là người có lý tưởng, yêu thích công việc của mình, có quyết tâm và liên tục học hỏi không ngừng để đưa ngành thư viện đi lên, và để có thể hoàn thành được những nhiệm vụ văn hóa, giáo dục của mình, các cán bộ thư viện này cũng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các cơ quan hữu trách. http://www.glib.hcmuns.edu.vn/clb/bantin/canbotv.html 8/30/2010
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài của người cán bộ dân cử
6 p | 114 | 14
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài đối với cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay
5 p | 38 | 12
-
Bài giảng Vai trò của cán bộ đoàn trong việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông - TS. Nguyễn Tùng Lâm
51 p | 112 | 12
-
Vai trò của Thư viện trường học trong đổi mới Giáo dục
8 p | 96 | 7
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 p | 86 | 6
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vai trò của người cán bộ quản lý trong việc đổi mới giáo dục Việt Nam
7 p | 95 | 5
-
Vai trò của tư duy biện chứng với hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện
8 p | 68 | 5
-
Vai trò người cán bộ quản lý giáo dục trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
6 p | 47 | 5
-
Những yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ thư viện thông tin hiện nay
4 p | 100 | 5
-
Cán bộ dân vận và nghiệp vụ công tác: Phần 1
93 p | 9 | 4
-
Vai trò của xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học các học phần Tâm lý Giáo dục chuyên ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng theo tiếp cận năng lực
3 p | 12 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục
4 p | 11 | 3
-
Quan điểm, tư duy, hành động của người thầy trong chín bộ ba
4 p | 14 | 3
-
Người cán bộ quản lí trường trung học phổ thông trước bối cảnh đổi mới giáo dục
5 p | 25 | 3
-
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở các tỉnh vùng Tây Bắc
8 p | 12 | 2
-
Đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay
5 p | 10 | 2
-
Vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn