intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học tích cực trong môn Toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Le Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

113
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học tích cực trong môn Toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học Phạm Văn Đồng nêu một số ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trong môn Toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin cho dạy học tích cực trong môn Toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học Phạm Văn Đồng

  1. VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO DẠY HỌC  TÍCH CỰC TRONG MÔN TOÁN BẬC CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC  TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG                                                                                                                       Giảng viên: Phạm Huy Thông                                                                                                 * Tổ Tiểu học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục  Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đã có những bước phát  triển đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì công   nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi giáo dục đại học cần có sự  đổi   mới toàn diện và sâu sắc. Một trong những giải pháp quan trọng là nhanh  chóng đổi mới phương pháp dạy học  ở đại học. Điều 40 của Luật giáo dục  2005 nêu rõ:    “ Phương pháp đào tạo trình độ  cao đẳng, trình độ  đại học phải coi trọng  việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu,  phát triển tư  duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho   người học tham gia nghiên cứu, thực hành, ứng dụng” Để  đào tạo ra lớp người đáp  ứng được yêu cầu đó, đổi mới phương   pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ  động sáng tạo   của sinh viên (phương pháp dạy học tích cực) là cấp thiết   hiện nay. Một  công cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực là công nghệ thông  tin (CNTT) ­ một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả  trong   dạy học nói chung, dạy học bộ môn toán nói riêng. Bộ môn Toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học, là một trong những   môn học quan trọng trong Chương trình đào tạo   ngành Giáo dục tiểu học,  nhằm đào tạo giáo viên đáp  ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục  Việt Nam nói chung, Giáo dục tiểu học nói riêng, trong thời kì công nghiệp  hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi nêu một số   ứng dụng CNTT vào tổ  chức   các hoạt động dạy học tích cực trong môn toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục  tiểu học  ở  trường Đại học Phạm Văn Đồng. Hy vọng bước đầu, có những  biến đổi đang kể trong giảng dạy, cũng như kết quả học tập của sinh viên. 2. NỘI DUNG  2.1. Dạy học tích cực và công nghệ thông tin cho dạy học tích cực 2.1.1. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) thường được dùng để  chỉ  những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động và sáng tạo  của người học. Do đó, PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ  thể  nào,  mà bao gồm nhiều PPDH, hình thức tổ  chức và kĩ thuật dạy học khác nhau, 
  2. nhằm tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện phát triển tối đa   khả năng học tập, năng lực giải quyết vấn đề của người học. Từ đó đem lại   niềm say mê, hứng thú trong học tập và nghiên cứu cho người học. Một số dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực * Dạy và học thông qua tổ  chức các hoạt động của người học và  chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Tổ chức các hoạt động học tập của người học, phải trở thành trung tâm  của quá trình giáo dục.Giảng viên cần xác lập kế  hoach dạy học của mình,  để định hướng và hướng dẫn sinh viên phát triển các năng lực cần thiết cho   hiện tại và trong tương lai. Qua các hoạt động học tập, sinh viên được đặt  trong các tình huống có vấn đề, tham gia thảo luận, trao đổi được   khuyến  khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề  theo cách của mình.Trong dạy   học tích cực, điều cần thiết là chú trọng rèn luyện cho sinh viên phương pháp  tự học, từ đó giúp họ có phương pháp, thói quen tự học, tự nghiên cứu và sáng   tạo. * Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Giải pháp giúp sinh viên phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề  và có thể  học được các phương pháp học thông qua hoạt động, là dạy học coi trọng  hướng dẫn tìm tòi. Đặc trưng này đòi hỏi sinh viên phải học tập tích cực, để  tìm lời giải cho vấn đề đặt ra. Đồng thời trong quá trình đó, giảng viên cần có  sự hướng dẫn kịp thời giúp cho hoạt động của sinh viên đạt kết tốt. * Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của sinh viên. Trong dạy học tích cực, đánh giá không chỉ  nhằm mục đích nhận thức  thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên mà còn nhận định  thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giảng viên. Tự đánh giá là hình thức đánh giá mà sinh viên tự liên hệ phần nhiệm vụ  thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập.Từ  đó họ  có thể  tự  điều  chỉnh cách học, xác định động cơ học tập và lập kế hoạch để tự nâng cao kết  quả học tập của mình. Kết hợp đánh giá của giảng viên và tự  đánh giá của sinh viên, không  những giúp sinh viên nhìn nhận mình mà giảng viên có điều kiện nhìn nhận   chính mình để điều chỉnh cách dạy. Như vậy, những PPDH nào có những dấu hiệu đặc trưng như trên đều là  các phương pháp dạy học tích cực, như: phương pháp dạy học nhóm, nêu và  giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án… 2.1.2. Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực Quyết nghị  của Chính phủ  năm 2005, về  đề  án phát triển Giáo dục đại   học Việt Nam định hướng đến 2020, đã nêu rõ các giải pháp đổi mới phương   pháp đào tạo theo các tiêu chí: trang bị cách học cho người học, phát huy tính  
  3. chủ  động của người học và sử  dụng công nghệ  thông tin và truyền thông  trong hoạt động dạy và học. Do đó,  ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động và sáng tạo của sinh viên là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện   nay. Việc  ứng dụng CNTT vào dạy học là một quá trình thường xuyên, liên  tục theo từng giai đoạn, từ  việc tiếp cận công nghệ, bồi dưỡng kĩ năng sử  dụng đến hoàn thiện phương pháp sử  dụng CNTT trong dạy học. Theo Mô  hình TPACK (Teachnological pedagogical content knowledge ­ Kiến thức nội  dung, phương pháp và công nghệ) đưa ra cách nhìn tổng quát về  ba dạng cơ  bản của kiến thức mà một giảng viên cần có để   ứng dụng CNTT vào hoạt   động dạy học của mình: kiến thức công nghệ, kiến thức phương pháp và  kiến thức nội dung, cũng như mối quan hệ và tương tác giữa chúng.                                   Bối cảnh                                                                           Mô hình TPACK Một giảng viên có khả  năng kết hợp được cả  ba dạng cơ bản của kiến   thức trong dạy học sẽ đạt được kết quả  trong giảng dạy hơn kiến thức của  một nhà chuyên môn (nhà toán học) chuyên gia công nghệ (nhà khoa học máy 
  4. tính) và một chuyên gia về  phương pháp (nhà giáo dục học). Tuy nhiên, để  đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi giảng viên phải luôn luôn nỗ lực, tự nâng cao kĩ   năng sử dụng CNTT, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và hiểu biết sâu sắc  về nội dung mình giảng dạy. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm  ứng dụng trong dạy học các bộ  môn  nói chung và các phần mềm chuyên biệt sử  dụng trong giảng dạy môn toán.  Các phần mềm này rất hữu ích cho hỗ  trợ  giảng dạy theo phương pháp dạy  học tích cực như các phần mềm: MS PowerPoint, Exe learning, Violet,… Tuy   nhiên, việc giảng viên nắm được các ưu điểm và nhược điểm của từng phần  mềm và ứng dụng vào từng môn học, tiết học cụ thể, còn tùy thuộc vào khả  năng thiết kế của mình, mới mong mang lại kết quả tốt hơn. Nếu không, dễ  dẫn đến quá tải về  thông tin, về  thời gian, làm cho người học trở  nên thụ  động trong các hoạt động học tập. Chẳng hạn, một trong những ưu điểm của  MS PowerPoint là hỗ  trợ  người dạy trình bày ý tưởng của mình, còn người   học có được thông tin bằng hình  ảnh qua đó dễ  dàng cho việc lĩnh hội kiến   thức. Song, nó vẫn có những nhược điểm, hạn chế, chẳng hạn: đôi khi phần   trình chiếu lại có vẻ  quan trọng hơn cả  nội dung và các hoạt động học tập  của người học. 2.2.  Ứng dụng CNTT cho dạy học tích cực trong môn toán bậc cao đẳng  ngành Giáo dục tiểu học 2.2.1. Vấn đề ứng dụng CCTT ở trường Đại học Phạm Văn Đồng Hiện nay, trang thiết bị CNTT phục vụ giảng dạy trong nhà trường đã có  những cải thiện đáng kể. Trung tâm thông tin­ tư  liệu đã có nhiều máy tính  được nối mạng phục vụ  tốt cho giảng viên, học sinh sinh viên học tập và  nghiên cứu. Nhiều phòng học đã được trang bị  máy chiếu phục vụ  cho hoạt  động dạy và học. Trình độ, kĩ năng sử  dụng CNTT trong dạy học của giảng   viên được nâng cao. Học sinh sinh viên đã bước đầu thích  ứng với phương  pháp dạy học có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, theo các bổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học ở các  khoa và nhà trường tổ chức, qua các đợt tập huấn về CNTT và nhận định chủ  quan, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong ứng dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy trong nhà trường: Đối với giảng viên: đa số  đa số  giảng viên, chỉ  sử  dụng một số  phần   mềm trình chiếu, để thiết kế bài giảng và các hoạt động dạy học, chưa có sự  liên kết đa dạng các phần mềm chuyên dụng. Thậm chí, trình chiếu các trang   word thay cho việc ghi bảng, điều này ít có hiệu quả trong phương pháp dạy   học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên.  Đối với sinh viên: đa số  sinh viên còn thói quen học tập như   ở  trường   phổ  thông, thói quen “thầy đọc­trò ghi”, thụ  động trong học tập, thiếu tính  tích cực. Trình độ, kĩ năng sử  dụng CNTT của sinh viên còn nhiều hạn chế,  thậm chí có sinh viên còn chưa biết sử dụng máy tính.
  5. Mặt khác, một tác động không nhỏ đến việc ứng dụng CNTT trong dạy   học là trang thiết bị CNTT vẫn còn thiếu, việc dạy học sử dụng các phương  tiện hiện đại không được thường xuyên, liên tục dẫn đến hiệu quả chưa cao. 2.2.2. Cấu trúc nội dung môn toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học Chương trình môn toán bậc cao đẳng ngành Giáo dục tiểu học gồm 3  học phần: ­ Cở sở lý thuyết tập hợp và lôgic toán; ­ Các tập hợp số; ­ Nhập môn lý thuyết xác suất và thống kê toán. Nội dung chủ  yếu của các học phần này, là trình bày các kiến thức cơ  bản của lý thuyết tập hợp và lôgic toán, giới thiệu các cấu trúc đại số cơ bản;  một số  kiến thức cơ  sở  của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Điểm mới   của các tài liệu trên, là các học phần được cấu trúc thành 3 môđun tương ứng,  nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của người học, kích thích tính sáng  tạo, khả  năng giải quyết vấn đề  và tự  đánh giá kết quả  học tập của người   học. Điều này rất thuận lợi cho việc  ứng dụng CNTT trong dạy học, giúp  sinh viên dễ học, dễ hiểu và tạo sự hứng thú trong học tập.  2.2.3. Ứng dụng CNTT cho dạy học tích cực trong môn toán bậc cao đẳng  ngành Giáo dục tiểu học Như  đã trình bày  ở  trên, các học phần được cấu trúc thành các môđun   giúp cho việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đạt kết quả  tốt hơn.   Việc  ứng dụng CNTT vào dạy học tích cực sẽ  phát huy tốt lợi thế, làm cho   quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học đạt kết quả khả quan hơn   so với khi không sử  dụng CNTT. Tuy nhiên, do đặc thù của các kiến thức  toán, mà các công cụ  CNTT cần phải được lựa chọn một cách phù hợp, sử  dụng đúng lúc, đúng thời điểm, mới phát huy tốt nhất các  ưu điểm và hạn   chế nhược điểm của các phần mềm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số công cụ  CNTT thường được   sử dụng trong dạy học toán *   Trình   chiếu:   có   các   phần   mềm   thường   được   sử   dụng   như:   MS  PowerPoint, Violet, đây là các phần mềm cho phép trình chiếu và giải thích  nội dung, chủ đề nào đó cho khán giả hay người học. Nó có thể hỗ  trợ hoặc  thay thế việc sử dụng các đồ dùng trực quan quen thuộc trong dạy học. Hiện  nay MS PowerPoint, Violet là các phần mềm được sử dụng rộng rãi trong các  môn học.    Trong môn toán, chúng thường được sử  dụng trong các phần khác nhau   của bài giảng, như kiển tra kiến thức cũ, trình bày các khái niệm, định nghĩa  hay   minh   họa   bằng   các   hình   hình   học,   củng   cố   hay   khái   quát   hóa   kiến  thức.Để đạt hiệu quả hơn cần kết hợp trình chiếu với sử dụng tài liệu hỗ trợ  người học, giúp người học  theo dõi bài trình chiếu tốt hơn. * Thực hành luyện tập: Mục đích của thực hành luyện tập là giúp người 
  6. học ghi nhớ  thông tin. Nó là một dạng bài tâp.Trong hoạt động thực hành  luyện tập, các câu hỏi được đưa ra, người học trả lời và phần mềm cung cấp   đáp án.  Các   phần   mềm   thường   được   sử   dụng   nhiều   như:     MS   PowerPoint,   Violet hay các phần mềm chuyên biệt: Exe learning, Hot Potatoes để  tạo ra  các bài tập khác nhau. Môn toán thường sử  dụng để  kiểm tra kiến thức đã  học, củng cố  kiến thức của từng chương, từng học phần hay môn học. Một  biện pháp nhanh chóng và dễ  sử  dụng, để  đánh giá người học có đạt được  mục tiêu của bài học hay không, là soạn các bài trắc nghiệm trên các phần  mềm để sử dụng giữa tiết hay sau tiết học. * Bản đồ  tư  duy: Bản đồ  tư  duy có thể  được tạo ra từ  các phần mềm   ứng dụng như MS PowerPoint, MS Word hay các phần mềm chuyên biệt như  Freemind, Inspiration hay Emindmaps.Trong môn toán, bản đồ  tư  duy có thể  sử  dụng để tổng kết kiến thức của một chương hay học phần, phân tích các  trường hợp xảy ra khi lập kế hoạch giải bài toán hay xây dựng công thức toán   học. Ngoài ra, toán học còn sử  dụng các phần mềm để  tạo câu chuyện hình  ảnh hay các phần mềm chuyên biệt trong toán học như  MS Excel, graph,   Sketpad hay Mapble. Như vậy, trong một bài giảng môn toán, giảng viên có thể sử dụng nhiều  công cụ  khác nhau, nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học. Điều  này, một lần nữa đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc và sử  dụng thành  thạo các phần mềm  ứng dụng khác nhau để  hỗ  trợ  tốt nhất các hoạt động  học tập. Dưới đây, chúng tôi trình bày một ví dụ  minh họa cho việc  ứng dụng  CNTT trong dạy học môn toán.  (Trích) KẾ HOẠCH BÀI DẠY – Tuần 18 *** I. HỌC PHẦN Tên  học phần Cơ sở lý thuyết tập hợp và loogic toán Modul 1 Học kỳ I Bậc Cao đẳng Các môn học tiên quyết Không Các môn học kế tiếp Các tập hợp số
  7. II. TUẦN HỌC Tuần học Tiêu đề bài dạy Đơn ánh, toàn ánh, song ánh và ánh xạ ngược Tóm tắt bài dạy Giới thiệu các khái niệm về đơn ánh, toàn ánh song   ánh   và   ánh   xạ   ngược.Các   tính   chất   của   ánh   xạ  ngược và ánh xạ hợp. Hình thức dạy học Giờ lý thuyết 1 III. MỤC TIÊU Mục  Kiến thức: Giúp sinh viên tiêu   bài  ­ Hiểu được các khái niện về ánh xạ là đơn ánh, toàn ánh, song   dạy ánh và ánh xạ ngược ­ Biết xây dựng các ví dụ minh họa về các ánh xạ Kĩ năng: Hình thành và rèn luyện cho SV các kĩ năng: ­ Thiết lập các phép toán trên ánh xạ ­ Chứng minh được các quan hệ  là ánh, đơn ánh, toàn ánh và  song ánh. ­ Vận dụng các kiến thức ánh xạ  trong toán học và thực tế  đời  sống. Thái độ: Chủ  động tìm tòi, khám pha các  ứng dụng của ánh xạ  trong dạy và học toán. IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC * GIỜ LÝ THUYẾT Tg 1 HĐ1: Nhắc lại kiến thức đã học 5 GV: Thông qua biểu đồ  ven yêu cầu SV xác định quan hệ  nào là   ánh xạ 2 HĐ2: Tìm hiểu đơn ánh, toàn ánh, song ánh và ánh xạ ngược 30 GV: Nêu ví dụ  minh họa. Yêu cầu SV định nghĩa tổng quát của  các ánh xạ SV: Thảo luận theo nhóm 2 người về các nhiệm vụ: NV1: Cho 2 ví dụ về ánh xạ nhưng không là đơn ánh Cho 2 ví dụ về đơn ánh nhưng không là toàn ánh Cho 2 ví dụ về toàn ánh nhưng không là đơn ánh NV2: Cho 2 ví dụ là song ánh và tìm ánh xạ ngược của chúng Tìm ánh xạ f: X  Y và g: Y  Z sao cho f không phải là toàn ánh  nhưng ánh xạ hợp g o f là một toàn ánh  GV: Nhận xét và tổng kết 3 HĐ3: Hệ  thống hóa kiến thức chương I về  Cơ  sở  lý thuyết tập  10
  8. hợp GV: Yêu cầu sinh viên hệ  thống lại Phần quan hệ  hai ngôi đến  ánh xạ SV: Thảo luận theo nhóm 2 người đẻ  thực hiện bằng bản đồ  tư  duy GV: Hệ thống bằng bản đồ tư duy. Minh họa một số  phần kiến thức trong bài giảng trên, được sử  dụng   phần mềm MS PowerPoint để thiết kế:                                                                     
  9.                                         3. Kết luận và khuyến nghị 3.1. Kết luận Việc  ứng dụng CNTT cho phương pháp dạy học tích cực, đã đem lại  hiệu quả  cao hơn khi không sử  dụng các công cụ  CNTT trong quá trình tổ  chức các hoạt động dạy học. Đồng thời, qua đó cũng nâng cao trình độ, kĩ   năng sử dụng CNTT của giáo viên và trình độ tin học, tác phong học tập thông  qua sử dụng CNTT của sinh viên 3.2. Khuyến nghị Lợi ích và hiệu quả  của  ứng dụng CNTT vào dạy học thì đã rõ. Tuy   nhiên để  nâng cao hiệu quả  sử  dụng CNTT vào dạy học tích cực cho giảng  viên trong nhà trường, cần có một số biện pháp:
  10. ­ Nhà trường cần trang bị  cở sở  vật chất, trang thiết bị CNTT đáp  ứng   tốt nhu cầu dạy học của giảng viên và học sinh sinh viên. Nâng cao trình độ,  kĩ năng sử  dụng các công cụ  CNTT vào dạy học cho cán bộ  giảng dạy, qua   các đợt tập huấn bồi dưỡng về CNTT. ­ Từng bước tạo được phương pháp học tập cho sinh viên thích ứng với   phương pháp dạy học có sử dụng các công cụ CNTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dự  án Việt  ­ Bỉ, Dạy và học tích cực, nhà xuất bản đại học sư  phạm,   2010 [2]. Tài liệu tập huấn về công nghệ thông tin cho dạy học tích cực. Sản xuất  bởi VVOB Việt Nam.2010. [3]. Trần Diên Hiển (Chủ  biên), Cơ  sở  lý thuyết tập hợp và lôgic toán, Nhà  xuất bản giáo dục.2007 [4]. Kỉ yếu hội thảo khoa học đổi mới phương pháp dạy học.Trường đại học   Phạm Văn Đồng.  Quảng Ngãi, 2009.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1