intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng Chuẩn mực chung số 01 để đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp

Chia sẻ: Le Van Dai | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

155
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn mực chung số 01 được ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 liên quan đến 6 chuẩn mực kế toán đợt 2. Chuẩn mực này định hướng quan trọng cho các nhà quản trị, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán viên… trong việc lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính. Chuẩn mực này là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng Chuẩn mực chung số 01 để đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Vận dụng Chuẩn mực chung số 01 để đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp TCKT cập nhật: 05/12/2006 Chuẩn mực chung số 01 được ban hành theo QĐ 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 liên quan đến 6 chuẩn mực kế toán đợt 2. Chuẩn mực này định hướng quan trọng cho các nhà quản trị, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán viên, ki ểm toán viên… trong việc lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính. Chuẩn mực này là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp là: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Các yếu tố này được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là: Doanh thu và thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh. Các yếu tố này được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai 2. Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một các đáng tin cậy. Các yếu tố của báo cáo tài chính được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm ghi nhận, các thành phần cấu thành nên giá gốc của các yếu tố này thể hiện trên các chứng từ kế toán, do đó giá trị của chúng được xác định một cách đáng tin cậy. - Theo các yếu tố của báo cáo tài chính, kế toán có các công thức cơ bản sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1) Và: Doanh thu và thu Lợi nhuận = - Chi phí (2) nhập khác 1.1 Các yếu tố liên quan đến việc xác định Tình hình tài chính của doanh nghi ệp 1.1.1 Tài sản Tài sản là nguồn lực do Doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tưong lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương tương tiền của Doanh nghiệp hoặc giảm bớt các khoản tiền mà Doanh nghiệp phải chi ra. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp sau: - Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng - Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác - Để thanh toán các khoản nợ phải trả - Để phân phối cho chủ Doanh nghiệp
  2. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá; hoặc không biểu hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của Doanh nghiệp . Tài sản của Doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp nhưng Doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. ví dụ: Tài sản thuê tài chính... Hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý. Ví dụ: Bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thoả mãn định nghĩa tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và Doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế. Tài sản của Doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua. Các giao dịch hoặc sự kiện dự kiến phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản Thông thường khi các chi phí phát sinh sẽ tạo tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, ví dụ: Góp vốn, tài sản được cấp biếu. Ghi nhận tài sản: Tài sản đựoc ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi Doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trong tình huống cụ thể: Một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, tại thời điểm cuối năm tài chính, số liệu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp xác định được tài sản thuần của doanh nghiệp có trị giá là: 2000 tỷ. Đồng thời uy tín của doanh nghiệp tăng, làm giá trị chứng khoán của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng mạnh, các chuyên gia ước tính giá trị hiện tại của doanh nghiệp khoảng 2.500 tỷ. Trong điều kiện đó, giám đốc doanh nghiệp yêu cầu cán bộ kế toán xác định khoản chênh lệch là 500 tỷ và ghi nhận khoản chênh lệch đó là tài sản vô hình để trình bày trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp. Câu trả lời ở đây là yêu cầu của vị giám đốc doanh nghiệp là không hợp lý, khoản chênh lệch 500tỷ là khoản "Lợi thế thương mại tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp", khoản này không thoả mãn điều kiện: "giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy", cho nên không thể ghi nhận tăng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho Doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh. Ví dụ: Mua một bằng phát minh sáng chế, số tiền 2000 triệu đồng thời phải đào tạo nhân viên liên quan số tiền 200 triệu, trong trường hợp này kế toán ghi nhận vào giá trị tài sản là 2000 triệu, còn 200 triệu chí phí đào tạo nhân viên không được ghi nhận vào tài sản mà ghi nhận như một khoản chi phí. 1.1.2 Nợ phải trả
  3. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch đã qua mà Doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp khi Doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách: - Trả bằng tiền - Trả bằng tài sản khác - Cung cấp dịch vụ - Thay thế nghiã vụ này bằng các nghĩa vụ khác - Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn cổ phần Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. Ghi nhận nợ phải trả: Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là Doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà Doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định một cách đáng tin cậy. 1.1.3 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của Doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản trừ(-) Nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán gồm vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ Doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn nhà nước - Thăng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cố phiếu với giá thực tế phát hành - Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn - Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển - Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập quỹ - Chênh lệch tỷ giá gồm
  4. +Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng +Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi Doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Doanh nghiệp báo cáo. - Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của nhà nước hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh , cổ phần. 1.2 Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là: Doanh thu và thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh. Các yếu tố này được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Các yếu tố liện quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận bao gồm: doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Đó là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị lợi ích kinh tế Doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của Doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Ghi nhận doanh thu: Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. Chi phí là tổng các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình kinh doanh thông thường của Doanh nghiệp và chi phí khác. Ghi nhận chi phí: - Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các chi phí này làm giảm bớt các lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phả xác định được một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và
  5. thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc tỷ lệ. - Một khoản chi phí được ghi nhận ngay trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. Thông qua khái niệm, nội dung, và điều kiện ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính đảm bảo cho số liệu trên các báo cáo tài chính trung thực, hợp lý. Nếu kế toán ghi nhận mỗi yếu tố chưa chính xác, sẽ dẫn đến thông tin trên các báo cáo tài chính bị sai lệch: Ví dụ: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28%. Ngày 28/12/Ndoanh nghiệp bán một lô hàng (đã xuất hoá đơn GTGT), giá chưa có thuế GTGT là 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10.000.000 đồng, doanh nghiệp đã thu ngay bằng tiền mặt nhập quỹ số tiền: 110.000.000 đồng; giá vốn của lô hàng này đã tính được là 80.000.000 đồng. Doanh nghiệp ghi sổ kế toán nghiệp vụ trên theo các bút toán: a, Nợ TK157: 80.000.000 Có TK156: 80.000.000 b, Nợ TK111: 110.000.000 Có TK131: 110.000.000 Do việc doanh nghiệp hạch toán sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo kết quả kinh doanh năm N: - Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo kết qua kinh doanh + Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sai thiếu 100 triệu + Giá vốn hàng bán sai thiếu 80 triệu + Lợi nhuận gộp sai thiếu 20 triệu + Tổng lợi nhuận trước thuế sai thiếu 20triệu + Thuế thu nhập doanh nghiệp sai thiếu 5,6 triệu + lợi nhuận sau thuế sai thiếu 14,4triệu - Ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán: + Hàng tồn kho sai thừa 80 triệu + Người mua trả tiền trước sai thừa 110 triêụ + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước sai thiếu 15,6triêụ + Lợi nhuận chưa phân phối sai thiếu 14,4 triệu
  6. + Tổng tài sản sai thừa 80 triệu + Vốn chủ sở hữu sai thiếu 14,4 triệu . Từ ví dụ trên đây, cho thấy khi có một khoản đáng lý ghi nhận là doanh thu và chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh thì kế toán lại ghi nhận vào khoản hàng tồn kho và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, các thông tin liên quan đến các yếu tố của báo cáo tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, chi phí, về tài sản và nợ phải trả đều bị sai lệch. Tóm lại, khái niệm, nội dung, và điều kiện ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực kế toán số 01, kết hợp với việc vận dụng các nguyên tắc kế toán, đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán, có thể thiết kế nên hệ thống kế toán phù hợp để có thể thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý... TS. Trương Thị Thuỷ - Học viện Tài chính ThS. Nguyễn Đào Tùng - Học viện Tài chính www.tapchiketoan.info v
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2