intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ

Chia sẻ: Thanh Phong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1.658
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ

  1. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Tr ần, Hồ đã ch ứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hoá. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”. Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn Lang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ quy ền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng l ợi. Vị thế độc lập về chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa “Nam Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau” (lời Trần Nghệ Tông). Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đậm trong môi trường văn hóa thời Lý -Trần. Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên c ơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến đ ộc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn l ọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh. Cũng như về mặt xã hội, văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa những yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. S ự cân b ằng đó thể hiện trong tính đối trọng lưỡng nguyên và đan xen gi ữa Phật, Đạo và Nho, gi ữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát tri ển là t ừ y ếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đ ầu chuy ển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối. Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguy ễn Quang Ngọc. Tr 94-95 Tôn giáo tín ngưỡng Nhìn chung, các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tín ngưỡng tôn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo, Nho. Đó chính là hiện tượng Tam giáo đồng nguyên, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ này. Nói như Phan Huy Chú, “thời Lý – Trần, dù là chính đạo hay dị đoan đều được tôn
  2. chuộng, không phân biệt”. Trên nền tảng đó, nhìn chung các tín ngưỡng dân gian, Đ ạo giáo và đặc biệt là Phật giáo đã được tôn sùng. Các tín ngưỡng dân gian cổ truyền như tín ngưỡng thần linh, vật linh, tục thờ Mẫu, tục sùng bái anh hùng, pha trộn với Đạo giáo đã được tự do phát triển và khuyến khích. Trong hai tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái, rất nhiều vị thiên thần và nhân thần, các anh hùng và danh nhân đã được truyền thuyết hóa và tôn vinh. Theo dã sử, đời Lý Thần Tông, có Trần Lộc, dựa trên các tín ngưỡng dân gian đã l ập nên đ ạo Nội tràng. Hình tượng Phật Mẫu Man nương (có nguồn gốc từ chùa Dâu) đã được sùng bái, thờ cúng ở rất nhiều nơi. Các đạo sĩ Đạo giáo đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh th ời Lý – Trần. Họ được triều đình mời đi trấn yểm các núi sông trong nước, vào cung làm l ễ tống trừ ma quỷ đêm 30 Tết, làm phép cầu đảo chống hạn, trừ sâu lúa, giảng giải cho vua về phép tu luyện. Những đạo sĩ nổi tiếng là Thông Huyền, Hứa Tông Đạo Huyền Vân. Một số đạo sĩ kiêm thiền tăng như Trần Tuệ Long, Trịnh Trí Không, Nguyễn Bình An. Một số đạo quán đã được xây dựng như Thái Thanh cung, Cảnh Linh cung, Ngã Nhạc quán. Đạo học, cùng với Phật học và Nho học đã được đưa vào nội dung các kỳ thi Tam giáo. Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý- Trần, được coi như một Quốc giáo. Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật…. Như năm 1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ. Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các công trình này đã được nhà nước tài trợ. Đông đảo quần chúng bình dân trong làng xã nô nức theo đạo Phật. Lê Quát sống vào cuối đời Trần, nhận xét :”Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa nước là sư…”. Thời Lý – Trần, có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính trị- xã hội. Có thể kể các nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Thông, Từ Đ ạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Pháp Loa Huyền Quang. Có 3 tông phái chủ yếu: Tịnh
  3. Độ tông thờ đúc Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tông là tông phái Phật giáo có sử dụng nhiều phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không) ; Thiền tông vốn có truyền thống từ lâu, là tông phái có thế lực lớn nhất, chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc, trí thức hâm mộ. Có 2 phái Thiền tông chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tông sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc (Trấn Quốc, Hà Nội); phổ biến hơn c ả là phái Trúc Lâm, do 3 vị tổ sáng lập:Trần Nhân Tông (tức Điều Ngự Giác Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính là cụm chùa ở núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh). Nhà nước Lý – Trần tôn chuộng đạo Phật, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật và Nho, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống. Trần Thái Tông nói : “Đạo giáo của đ ức Phật là đ ể mở lòng mê muội, là con đường tỏ rõ lẽ tử sinh. Còn trách nhiệm nặng nề của tiên thánh tà đặt mực thước cho tương lai,nêu khuôn phép cho hậu thế”. Trần Nhân Tông thì chủ trương “Sống với đời, vui vì đạo” (Cư trần lạc đạo). Đạo Phật thời Lý – Trần đã ảnh h ưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách thân dân, khoan dung), là đối trọng tư tưởng của Nho giáo, tạo nên thế cân bằng tôn giáo. Cuối thời Trần, khi Nho giáo và Nho học phát triển, trong điều kiện xuất hiện một bộ phận tăng ni biến chất và thoái hóa, Phật giáo đã bước đầu bị một số nho sĩ như Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu bài xích. Hồ Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo vẫn rất sâ đậm trong xã hội, nhất là trong các làng xã. Cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thòi Lý – Trần đã có xu hướng phát triển ngượ lại với Phật giáo. Trong khi thế lực Phật giáo có chiều hướng suy giảm dần, thì thế lực của Nho giáo lại ngày càng tăng tiến, từ chỗ lúc đầu mới chỉ là một nền văn hóa giáo dục được nhà nước phong kiến chấp nhận trên nguyên tắc dùng làm học thuyết trị nước tới chỗ sau đó (thời cuối Trần) đã trở nên một ý thức hệ đang trên đà thống trị xã hội. Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một l ớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Đến thời Lý – Trần,
  4. nó đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý – Trần vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho giáo. Trần Thái Tông nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau. Như thế đ ủ biết đ ạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh [chỉ Khổng Mạnh] mà truyền lại cho đời…”. Thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị trí khá khiêm tốn. Năm 1070,Văn Miếu được xây dựng, thờ Chu Công, Khổng Tử và các vị tiên hiề, làm nơi dạy học Hoàng Thái tử. Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi Thái học sinh đ ầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh;năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám. Đ ến năm 1086, Triều đình lập Hàn lâm viện, nho sĩ Mạc Hiển Tích được tuyển bổ làm Hàn lâm học sĩ. Qua thời Trần, Nho giáo và Nho học khởi sắc hơn. Nhiều trường Nho học đ ược mở, khoa cử đều kỳ hơn. Các vua Trần đã cố gắng dung hòa Phật – Nho trong đường lối trị nước. Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An… Họ đã dần dần tham chính, nắm giữ các chức vụ trọng trách tr ước đây chỉ dành cho tầng lớp quý tộc tông thất. Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài, từ một nho sinh giúp vua làm tờ biểu tạ tội, sau được thăng đến chức Hành khiển, là một ví dụ tiêu biểu. Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên truy ền cho đ ạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa, mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh. Mặt khác, quá trình Nho giáo hóa đã gặp sự phản ứng từ nhiều phía, trước hết từ chính bản thân một số vua Trần. Minh Tông cho rằng “nhà nước đã có phép tắt nh ất định, Nam Bắc khác nhau”. Nghệ Tông kiên quyết phản bác: “Triều trước [nhà Lý] dựng nước , có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống, là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị [đời Trần Dụ Tông] bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc như về y ph ục, âm nhạc… thật không kể xiết”. Và nhà vua này chủ trương bảo lưu thể chế cũ.
  5. Ở các làng xã, quá trình Nho giáo hóa lại càng mờ nhạt hơn. .Dân chúng vẫn s ống theo những phong tục cổ truyền, chưa bị ràng buộc bởi những quy phạm Nho giáo. Sứ giả Trung Quốc Trần Cương Trung sang Việt Nam đời Trần nhận định : “Dân chúng vẫn giữ những phong tục rất nông nổi. Không biết đến lễ nhạc Trung Hoa”. Nho thần Lê Quát phàn nàn : “Ta thuở trẻ đọc sách, ít nhiều hiểu đạo thánh hiền đ ể giáo hoá dân chúng, mà rút cuộc vẫn chưa được một hương nào tin theo. Ta thường dạo xem sông núi, vết chân trên khắp nửa thiên hạ, đi tìm những học cung, văn miếu mà chưa hề thấy một ngôi nào. Đó là điều khiên ta vô cùng hổ thẹn.” Trong khuôn khổ những cải cách của mình nhằm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, Hồ Quý Ly đã đẩy mạnh quá trình Nho giáo hóa xã hội Đ ại Vi ệt như cho dịch và chú giải các Kinh Thư, Kinh Thi, mở trường Nho học ở các đ ịa phương và tổ chức thi Hương. Tuy nhiên, ở đây là một thứ Nho giáo thực dụng, không giáo điều và có phần sáng tạo độc lập, dung hợp với những tư tưởng Pháp gia nhằm nâng cao hi ệu quả công việc trị nước. Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguy ễn Quang Ngọc. Tr 95 đến 99 Giáo dục, khoa cử Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã h ọc ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển. Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em đ ược theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế. Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và t ụng thần [chức quan tư pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền đ ể thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
  6. Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số tr ường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan (được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”. Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đ ỗ đ ầu Thái h ọc sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho học của các thế l ực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần. Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, d ự y ến tiệc, được dẫn đi thăm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một s ố người đ ỗ đ ại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi). Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách). Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và đ ược sắp xếp l ại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
  7. Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ. Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguy ễn Quang Ngọc. Tr 99 đến 100 Văn học nghệ thuật Văn học thời Lý- Trần phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đ ại, nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở thế đi lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dòng văn học chính : văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc. Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý – Trần chủ yếu là tư t ưởng của phái Thiền tông. Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những tác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý – Trần. Nhiều bài thơ phú, kệ, minh do các sư tăng trí thức viết, bàn về các khái niệm sắc – không, tử – sinh, hưng – vong, quan hệ giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con người và thiên nhiên, phản ánh sự minh triết và niềm lạc quan của cá nhân trong cuộc sống và thời đại. Sư Mãn Giác để lại những câu thơ nổi tiếng về cảm hứng đó. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (nghĩa là : Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước nở cành mai) Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý nhà Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung. Về lịch sử Phật giáo có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực l ục nói về thiền phái Trúc tâm. Một số cuốn sách, cùng với những bản kinh Phật giáo, đã được nhà nước cho đem khắc in và phổ biến. Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Phú sông Bạnh Đằng của Trương Hán Siêu, hoặc những bài thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu thơ nổi tiếng của Trần Nhân Tông:
  8. “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông ngàn thuở vững âu vàng) Một số tác phẩm đã nói lên ý thức tìm về cội nguồn, sưu tập những truyền thuyết, thần tích nói về lịch sử và nhân vật lịch sử thời quốc sơ Văn Lang – Âu Lạc cũng như các thời kỳ sau. Hai tác phẩm tiêu biểu là Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp. Tinh thần dân tộc cũng đã được thể hiện trong các bộ quốc sử. Có thể kể đ ến Việt s ử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Đại Việt sử lượt (hay Việt s ử lược) của một tác giả khuyết danh. Nổi tiếng là bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, được coi là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam. Hai tác phẩm An Nam chí l ược của Lê Trắc và Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng được viết ở Trung Quốc, cũng có nhiều đóng góp cho sự tìm hiểu lịch sử, nhân vật lịch sử điển chương và đ ịa chí c ủa Đại Việt thời Lý – Trần. Một thành tựu quan trọng của văn học Lý- Trần là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Chữ Nôm có thể đã xuất hiện từ lâu (thời Bắc thuộc) nhưng chưa phổ biến. Thời Lý, người ta có thể tìm thấy một số dấu vết chữ Nôm trên một số chuông đ ồng (chùa Vân Bản, Đồ Sơn) và văn bia (bia chùa Báo Ân, Vĩnh Phúc). Đến thế kỷ XIII, chữ Nôm được phổ biến với giai thoại về Nguyễn Thuyên (sau được đổi là Hàn Thuyên) viết bài Văn tế cá sấu bằng văn Nôm. Một số tác giả khác được biết cũng sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm như Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An (viết cuốn Quốc âm thi tập, nay không còn), Hồ Quý Ly. Chữ Nôm cũng đã được phổ biến trong dân gian như một số câu vè châm biếm cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa và vua Champa Chế Mân, hoặc việc Trần Nguyên Đán kết giao với Hồ Quý Ly. Một số câu thơ Nôm cũng thấy trong các cuốn Lĩnh Nam chích quái (truyện Hà Ô Lôi) hoặc trong Tam tổ thực lục (giai thoại về sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích). Chữ Nôm còn được dùng để ghi chép một số bản nhạc, ca khúc thời kỳ này. Thời Lý – Trần – Hồ cũng để lại nhiều công trình về nghệ thuật kiến trúc- điêu kh ắc. Nhìn chung, kiến trúc thời Lý mang tính hoành tráng, quy mô; kiến trúc thời Trần mang
  9. tính thực dụng, khoẻ khoắn. Tinh thần Phật giáo đã thấm đượm trong các công trình này. Cung điện và thành quách là những công trình kiến trúc do nhà nước đứng ra chỉ huy xây dựng, huy động sức lực của dân chúng theo chế độ lao dịch, trưng tập và phần nào là lao động làm thuê. Thành Thăng Long (với 3 vòng thành Đại La, Hoàng thành và Cấm thành) là công trình kiến trúc lớn thời Lý – Trần. Hoàng thành mở ra 4 cửa: Tường Phù (Đông), Quảng Phúc (Tây), Đại Hưng (Nam) và Diệu Đức (Bắc). Thời Lý có các điện Càn Nguyên (sau đ ổi thành Thiên An), Tập Hiền, Giảng Võ, các cung Long Thuỵ, Thuỷ Hoa, lầu Chính Dương coi giờ giấc, điện Long Trì đặt chuông thỉnh nguyện ngoài thềm. Thời Trần có các cung điện Quan Triều (vua ở), Thánh Từ (Thượng hoàng ở), Thiên An (vua làm việc), Tập Hiền (tiếp sứ), Diên Hồng (mở hội nghị….). Hòa vào các cung điện là một cảnh quan thiên nhiên được bố trí lộng lẫy và xứng hợp như các hồ, ngòi, vườn tược, cầu cống, vườn bách thảo bách thú v.v… Một số lớn các cung điện được xây dựng bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đã bị hủy hoại qua chiến tranh. Các cung điện ở khu Tức Mặc – Thiên Trường (Nam Định) là nơi các Thượng hoàng đời Trần lui về ở và làm việc. Thời đầu Trần, Phùng Tá Chu là người được giao trọng trách xây dựng khu cung điện này, được coi như một kinh đô thứ hai. Nổi tiếng nhất là hai cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Chung quanh còn có các khu biểu diễn nghệ thuật (múa hát, bơi thuyền, đánh cờ, múa bông) và khu kinh tế (chăn nuôi, chế biến, làm đồ gốm). Gạch ngói ở đây được in dòng chữ “Thiên Trường phủ chê”. Thành nhà Hồ (An Tôn, Vinh Lộc, Thanh Hóa), còn gọi là Tây Đô, là công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo bằng đá, xây dựng thời cuối Trần tồn tại qua 6 thế kỷ. Diện tích thành khá rộng (khoảng 630.000 m2), ngoài thành có lũy đất trồng tre gai, sát thành có hào nước sâu bảo vệ. Riêng tòa thành hiện còn cao gần 6m, xây ghép bằng những phiến đá tảng nguyên khối, có phiến dài 7m, nặng 17 tấn, với nhiều cửa vòm kiên cố, trên có vọng lâu. Trong thành còn có một số di vật như các viên gạch đắp hoa, rồng đá, sấu đá. Cùng với thành quách, thời Lý- Trần còn có các khu lăng mộ và phủ đệ. Nhà Lý có khu sơn lăng ở Đình Bảng (Bắc Ninh), nhà Trần có khu lăng mộ ở Long Hưng (Thái Bình) và An Sinh (Đông Triều), với nhiều tượng đá khắc họa hình người và muông thú. Các dinh thự của quý tộc đời Trần xây dựng ở các địa phương trấn trị, một số có quy mô đồ sộ, như phủ đệ của Trần Quốc Khang Ở Diễn Châu (Nghệ An).
  10. Chùa tháp là kiến trúc Phật giáo đặc biệt thời Lý- Trần. Chùa làng có số l ượng r ất nhiều, nhưng quy mô thường nhỏ, kiến trúc đơn giản. Một số ngôi chùa có ki ến trúc độc đáo hoặc quy mô bề thế. Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Thăng Long mô phỏng hình ảnh một đóa hoa sen mọc trên hồ nước, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Chùa Phật Tích, Long Đội và quần thể chùa ở Yên Tử đều được xây dựng trên núi cao, cảnh trí kỳ vĩ. Chùa Thái Lạc và ‘Phổ Minh có những bức phù điêu chạm trổ độc đáo. Tháp Phật có nguồn gốc từ các stupa ở Ấn Độ được biến cách, là những kiến trúc tưởng niệm, khá phổ biến ở thời Lý- Trần. Tháp Báo Thiên (nay không còn) xây dựng đời Lý, ở giữa kinh thành Thăng Long có 12 tầng. Những tháp đời Trần còn l ại là tháp Phổ Minh (Nam Định) 14 tầng, tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) 11 tầng. Tương truyền trong bảo tháp có chứa đựng tro xương của các vị sư tổ kết tinh lại, gọi là xá lị, như xá lị của Trần Nhân Tông trong lòng tháp Phổ Minh. Điêu khắc và đúc tạo hình thời Lý-Trần có các loại tượng. chuông, vạc, các bức phù điêu. Ngoài các tượng Chu Công, Không Tử, Tứ Phối được bày trong Văn Miếu, phổ biến là các tượng Phật, nổi tiếng nhất là pho tượng đá Adiđà ở chùa Phật Tích và pho Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm. Năm 1231, triều đình đã xuống chiếu sai tô tượng Phật để thờ ở tất cả những nơi có đình trạm (trạm nghỉ dọc đường). Năm l256, sai đúc 330 quả chuông. Những chuông đồng nổi tiếng là chuông chùa Sùng Khánh Báo Thiên (nặng 12000 cân) và chuông Quy Điền khổng lồ ở chùa Diên Hựu. Vạc đồng lớn ở chùa Phổ Minh cũng là một sản phẩm đúc nổi tiếng, được người Trung Quốc xếp vào danh mục “An Nam tứ đại khí” (chỏm tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm). Các bức phù điêu đời Lý- Trần phần lớn đều chạm khắc các hình tượng Phật giáo (toà sen, lá đề, sóng nước), hình tượng các tiên nữ múa hát, các hình tượng rồng uốn khúc (loại rồng giun đơn giản và khoẻ khoắn). Các bức phù điêu chạm khắc gỗ nổi tiếng ở chùa Thái Lạc và chùa Phổ Minh. Tại khu lăng vua Trần, có nhiều tượng người và thú vật bằng đá. Trong điêu khắc Lý- Trần, có ảnh hưởng của nhiều yếu tố mỹ thuật Champa. Thuộc mỹ thuật thời Lý- Trần, còn có các đồ gốm, dáng hình đơn giản, thanh thoát. Có các loại men đàn hoa nâu, men hoa lam và loại men ngọc tr ắng xanh n ổi ti ếng. Ngh ệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý- Trần phát triển phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng nh ư được ưa chuộng trong sinh hoạt cung đình.
  11. Nghệ nhân sử dụng các nhạc cụ như sáo, tiêu, chũm choẹ, trống cơm (phạn cổ ba, gốc Chăm), các loại đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn thất huyền, đàn Ba lỗ (gốc Chăm), các khúc ca “Trang Chu mộng điệp”, “Bạch lạc Thiên mẫu biệt tử”, “Đ ạp ca”, “Thanh ca”, “Ngọc lân xuân”, “Nam thiên”, “Tây thiên”, “Lý liên”, “Mộng tiên du”, “Canh l ậu trường”… Trong các buổi tiệc yến ở điện Tập hiền, có biểu diễn ca vũ của các đào, kép. Sứ giả Trung Quốc tả : “Con gái đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa, hơn 10 người con trai mình đều cởi trần, kề vai giậm chân, quây quần chung quanh mà hát theo…”. Chèo, tuồng được nhiều người ưa chuộng, tích diễn phổ biến là vở “ Tây vương mẫu hiến bàn đào”. Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời Lý, có liên quan đến nhà sư Từ Đạo Hạnh, đã được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu, với nhiều trò rất sinh động. Trong các lễ hội, có nhiều trò vui tạp kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi chải, đánh đu, leo dây, đá cầu, trò nhại, hất phết, cưỡi ngựa đánh c ầu… Đinh Bàng Đức, nối tiếng về trò leo dây, múa rối, Trần Cụ là người giỏi xuất sắc trong môn bắn nỏ, đá cầu. Một số vua Trần thường tổ chức các cuộc thi ca múa trong gi ới quý tộc. Trần Nhật Duật được coi là người sành điệu nổi tiếng. Các chùa chiền cũng tổ chức nhiều lễ hội đông vui như hội Thiên Phật ở chùa Quỳnh Lâm và hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh. Những thành tựu khoa học kỹ thuật thời Lý- Trần- Hồ chủ yếu được biết ở một số ngành như y học cổ truyền, thiên văn lịch pháp, đóng thuyền chiến, cũng như những kỹ thuật truyền thống trong các nghề luyện đúc đồng, dệt, gốm, xây dựng… Danh y Phạm Bân nổi tiếng về y đức, trách nhiệm đối với người bệnh. Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đề cao tác đụng của thuốc nam (với nhiều vị quy như sâm, trầm, củ mài…) là tác giả bộ Nam dược thần hiệu (có 580 vị thuốc nam, 3873 phương thuốc tr ị 184 loại bệnh). Các thày thuốc Trâu Tôn, Trâu Canh (người gốc Hoa) hay Nguyễn Đại Năng đã có nhiều kết quả về khoa châm cứu. Kỹ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách (như thành Tây Đô), cung điện, chùa tháp. Phùng Tá Chu là người nổi tiếng trong việc xây dựng cung Thiên Trường. Về thiên văn lịch pháp, Đặng Lộ đã sáng chế ra “Linh lung nghi” là một dụng cụ chiêm nghiệm chính xác thiên văn khí tượng, còn là người đã đổi lịch Thụ thời ra lịch Hiệp kỷ. Trần Nguyên Đán thông thạo lịch pháp, là tác giả cuốn Bách thế thông kỷ thư chép về
  12. các hiện tượng nhật nguyệt thực trong nhiều thế kỷ, cũng là người đổi lịch Hiệp kỷ thành lịch Thuận thiên. Hồ Nguyên Trừng đã sáng chế ra loại súng lớn thần cơ sang pháo đúc bằng đồng, chuyên chở trên xe, có bầu nhồi thuốc và lỗ đặt ngòi. Cổ lâu thuyền tải lương là loại thuyền chiến lớn hai tầng, bên trên có đường sàn, bên dưới cứ hai người chèo một mái chèo, tốc độ nhanh. Nguồn: Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản Giáo Dục – PGS.TS Nguy ễn Quang Ngọc. Tr 100 đến105 Đoạn kết Văn hóa Lý – Trần – Hồ là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần – Hồ đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý-Trần- Hồ, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc. Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần – Hồ là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với nh ững yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Vi ệt thời Lý – Trần – Hồ đã mang đậm tính dân gian. Đậm đà màu sắc Phật – Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức khiêm tốn, văn hóa Lý- Trần- Hồ không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín điều. Khái niệm “lễ” trong Nho giáo ở thời Lý- Trần-Hồ còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng”. Văn hóa Đại Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đ ồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một c ội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt. Trong khi những vương triều Lý – Trần – Hồ duy trì ở quốc gia Đại Việt phía bắc lãnh thổ Việt Nam ngày nay, thì ở phần đất phía nam, đã tồn tại vương quốc Champa với nền văn hóa gốc Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Văn hóa Champa vừa là một thực thể độc lập, vừa có những mối giao lưu qua lại với Đại Việt.
  13. Thế kỷ XIII, sau cuộc chiến tranh trăm năm với Chân Lạp (1113-1220),Champa khôi phục nền độc lập. Cuối thế kỷ đó, Champa đã liên minh với Đại Việt chống quân Nguyên. Quan hệ Việt- Chăm trở nên tốt đẹp với cuộc viếng thăm Champa của vua Trần Nhân Tông và cuộc hôn nhân Huyền Trân- Chế Mân. Nhưng sau đó, quan hệ giữa 2 nước đã trở nên xấu đi, dẫn đến những cuộc xung đột Việt – Chăm cuối thế kỷ XIV. Cho đến năm 1471, Lê Thánh Tông đã sáp nhập phần lớn lãnh thổ Champa vào Đ ại Việt. Trong lịch sử, đã có nhiều quan hệ giao lưu hai chiều và hòa nhập văn hóa Chăm – Việt. Một số yếu tố văn hóa Chăm đã có mặt trong văn hóa Đại Việt như loại vải lĩnh (dệt ở Trích Sài, do một cung nữ Chăm truyền nghề). Các nhạc cụ trống cơm, đàn Bà lỗ, các điệu múa Tây thiên, các điệu hò Huế, các mô típ điêu khắc Garuda (chim thần), makara (thủy quái), kinnari (người đánh trống), apsara (tiên nữ) được tìm thấy ở chùa Phật Tích. Các truyện cổ tích Việt như Dạ thoa vương, Sọ dừa có nguồn gốc Chăm. Các thánh mẫu Bà chúa Ngọc (Hòn chén, Huê) là những hình ảnh dung hợp của Thiên Yana (Chăm) và Bà chúa Liễu (Việt). Mặt khác, văn hóa Đại Việt cũng đã ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Chăm, sau đó, tích hợp nó vào dòng chảy của cộng đồng văn hóa dân tộc Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2