VĂN HÓA ĐỨC<br />
<br />
Đức là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu<br />
Âu. Nước Đức tự hào với Goethe, Schiller trong văn học, là một trung tâm nhạc cổ<br />
điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, được xem như cái nôi của văn hóa châu Âu, tiếng<br />
Đức được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày tại<br />
nhiều nước. Về lịch sử và nghệ thuật nước Đức còn tồn tại nhiều di tích, bảo tàng về<br />
chiến tranh cũng như nghệ thuật, các nơi này đều được mở cửa cho công chúng<br />
tham quan. Nước Đức cũng rất mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ngoài ra Đức<br />
còn có giống chó Bergie nổi tiếng thế giới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Văn hóa đọc là một đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư<br />
viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu. Nói đến văn học<br />
Đức người ta nghĩ ngay đến Goethe và Schiller; 2 nhà văn, nhà thơ lớn nhất của Đức.<br />
Văn học hiện đại Đức cũng hết sức phát triển với nhiều tác phẩm mới. Người Đức rất<br />
thích đọc sách nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy những nơi bán sách đủ các loại khắp nơi,<br />
các cửa hàng bán sách cũ cũng rất nhiều với số lượng sách khổng lồ đủ mọi thể loại. Các<br />
hội chợ, lễ hội sách diễn ra quanh năm ở nhiều thành phố lớn, đây chắc hẳn là một nơi<br />
hấp dẫn cho những ai thích đọc và mua sách. Tiêu biểu nhất là lễ hội sách Frankfurt vào<br />
tháng 10 hàng năm và lễ hội sách Leipzig Fair vào tháng 3 hàng năm. Ngoài ra còn có<br />
các cuộc thi đọc cho các bạn trẻ tại nhiều thị trấn, thành phố lớn.<br />
Là một trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, tại Đức các buổi hòa nhạc<br />
hay các lễ hội âm nhạc luôn được tổ chức 1 cách thường xuyên – cả trong nhà lẫn ngoài<br />
trời.<br />
<br />
Đức rất mạnh trong lĩnh vực thể thao với các đội tuyển hàng đầu thế giới. Nhất là bóng<br />
đá với thành tích vô địch bóng đá nam thế giới và châu Âu 3 lần. Đội tuyển bóng đá nam<br />
Đức với biệt danh Der Mannschaft nổi tiếng với tinh thần ý chí thép. Cùng với cơ sở hạ<br />
tầng cực tốt cho thể thao, Đức đã từng đăng cai World Cup 2 lần. Tại Đức bóng đá là<br />
môn thể thao phổ biến nhất. Các sân vận động tại Đức luôn tràn ngập khán giả và rất hiện<br />
đại. Sân Olympic tại Berlin là một trong những sân vận động đẹp và hiện đại nhất thế<br />
giới. Các môn thể thao khác như võ thuật hay trượt tuyết và các môn trong nhà cũng rất<br />
phát triển tại Đức.<br />
Nước Đức nổi tiếng với một hệ thống giáo dục tân tiến, với chất lượng hàng đầu thế giới,<br />
nhất là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cơ khí ô tô hay y học. Luôn luôn nghiên cứu<br />
và ứng dụng các thành quả khoa học mới để giảng dạy. Các trường đại học ở Đức luôn<br />
được đánh giá cao về chất lượng và có nhiều trường nằm trong top những trường đại học<br />
tốt nhất thế giới. Tại Berlin bạn có thể tìm thấy nhiều trường đại học nổi tiếng và lâu đời<br />
với quy mô rất lớn cùng nhiều sinh viên quốc tế theo học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau đây là một số nét đặc trưng về văn hóa ứng xử của người Đức:<br />
<br />
Xưng hô<br />
<br />
Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến<br />
sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc<br />
đến (cử nhân, thạc sỹ). Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller-<br />
Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa<br />
Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng<br />
của họ. Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” không nên bị<br />
quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói<br />
“Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ<br />
Bá tước Albrecht”.<br />
<br />
Chào hỏi<br />
<br />
Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông<br />
thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo<br />
thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người<br />
cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu<br />
thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt<br />
tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lời khen<br />
<br />
Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công<br />
việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện<br />
mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một<br />
chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ,<br />
tinh thần hợp tác của họ…<br />
<br />
Coi trọng phụ nữ<br />
<br />
Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn<br />
thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở<br />
cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận<br />
cử chỉ đó.<br />
<br />
Đi cùng xe<br />
<br />
Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở<br />
hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay<br />
phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.<br />
<br />
Cách ứng xử qua điện thoại<br />
<br />
Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi<br />
điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả<br />
lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công<br />
cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.<br />
Trao danh thiếp<br />
<br />
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc<br />
cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh<br />
thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khu vực riêng tư<br />
<br />
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách<br />
60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm<br />
ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì<br />
khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và<br />
lựa chọn từ ngữ thích hợp.<br />
<br />
Tính chính xác, đúng giờ<br />
<br />
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng<br />
vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.<br />
<br />
Làm quen<br />
<br />
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện,<br />
không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang<br />
tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào<br />
cuộc tranh luận về vấn đề to tát.<br />