Văn hóa về đình làng
lượt xem 77
download
Đình làng- một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa về đình làng
- Đình làng- một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn Hôm qua tát nước đầu đình Để quên chiếc áo trên cành hoa sen Đình Tây Đằng, thị trấn Ba Vì, Hà Tây Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng -nét văn hoá của nông thôn Vi ệt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu t ượng c ủa làng quê. Đó là nh ững hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao cá...". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm h ồn c ủa m ọi ng ười dân Vi ệt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đ ời s ống xã h ội c ủa làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Cái đình trang trọng và thiêng liêng, nó g ần nh ư đ ại di ện, là bi ểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi t ụ họp m ọi ng ười trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương t ựa, đùm b ọc, giúp đ ỡ l ẫn nhau. Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che ch ở, là n ơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Đình làng xưa - nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Việt Nam .
- Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình chùa, nh ưng trên th ực t ế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi th ờ Ph ật, ít nhi ều có ảnh h ưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa. Còn đình là c ủa c ộng đ ồng làng xã Vi ệt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân b ằng" phép t ắc c ủa cu ộc s ống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nh ất là v ề tín ng ưỡng, n ơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, gi ữ nước ho ặc giúp dân nghề nghiệp sống. sinh Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''u ống n ước nh ớ ngu ồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng, nh ưng thần không h ẳn là ng ười c ủa làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ s ơ, nguyên th ủy, nên th ờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần bi ển, th ần nước (th ần T ản Viên)... ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, th ần rắn... T ất c ả nh ững tín ng ưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, m ột n ền v ǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khi ến cho đình trở thành m ột t ập th ể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, m ột ni ềm hy v ọng, m ột s ức m ạnh của cộng đồng Việt vô hình làng xã Nam. Ở nước ta vào đầu thời Trần, vua Trần Thái Tông xuống chiếu: "... nơi nào có đình tr ạm thì phải tô tượng Phật để thờ trong đình đó" (đình trạm là nh ững ki ến trúc đ ược d ựng lên ở các cung độ đường làm nơi cho nhà Vua đi tuần thú hoặc khách bộ hành ngh ỉ ng ơi). Là b ởi th ời đó Phật giáo đang chiếm ưu thế. Sang thời Lê, kinh t ế hàng hóa phát tri ển, nh ững đình tr ạm cũng được xử dụng làm chợ, nên gọi là đình chợ (như đình ch ợ Đông Ba - Hu ế, Xuân Giang - Nghệ Tĩnh).
- Đình ĐÌnh Bảng Từ thế kỷ 16 đến 19 có những lúc ngơi chiến tranh, ng ười dân có đi ều ki ện phát tri ển kinh t ế nên đình được phát triển hơn. Những nơi không có chiến tranh nh ư mi ền H ải D ương, B ắc Ninh, Sơn Tây đình phát triển mạnh (đình Chu Quyền, đình Đình B ảng, đình Tây Đ ằng). D ần dần những ngôi đình làng phát triển ở miền núi, vùng ng ười Tày, ng ười Nùng (đình H ồng Thái, Tân Trào). Trải qua thời gian, đình làng d ần d ần thiên di vào mi ền Trung, nh ất là B ắc Trung Bộ: đình Hoàng Sơn, Chu Cân ở Nghệ An. Nhưng càng vào Nam càng ít và đ ến Nam Bộ, ngôi đình chỉ còn là ngôi đền. Đình tồn tại trên công thổ, công điền của làng. Người t ừ 18 tuổi trở lên đ ược nh ận ru ộng công về làm và nộp hoa lợi cho đình hoạt động. Mỗi khi ra đình phân bi ệt mâm ăn và chi ếu ngồi, chia phần "một miếng giữa làng hơn một sàng só bếp", "một mi ếng l ộc thánh b ằng m ột gánh lộc trần"... Như vậy, đình làng diễn ra sự phân chia đ ẳng c ấp r ất ch ặt ch ẽ, tr ọng tu ổi hơn trọng chức sắc, là nơi quyết định số phận kinh tế, chính trị và tâm t ư tình c ảm c ủa ng ười dân. Hàng năm đình có lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày m ất c ủa th ần đ ược thờ. Lễ hội gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh gi ặc, l ập làng, d ạy ngh ề), g ắn v ới lễ nghi nông nghiệp (lễ rước nước). Tế thần là hoạt động diễn lễ c ủa h ội t ế đ ể bi ểu th ị lòng biết ơn của dân làng đối với thần, mong thần ti ếp t ục phù h ộ cho đân làng m ạnh kh ỏe, đ ược mùa . Lễ vật tế thần là cỗ tam sinh (trâu, bò, dê hoặc l ợn) là nh ững s ản ph ẩm nông nghi ệp, là lễ vật kỷ niệm. Ví dụ đình Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải Phòng, x ưa Tr ần H ưng Đ ạo qua đó chuẩn bị trận Bạch Đằng, dân làng chỉ kịp dâng cỗ "quá lộ" có c ơm và cá, ngày nay khi t ế thần ở đình này cũng có lễ vật "quá lộ". Đình làng Hương Trầm có bánh ch ưng, bánh giày cúng Lang Liêu . Nhân dân thường dùng ki ệu Ngọc Lộ hoặc kiệu Bát C ống trong l ễ r ước thần. Đặc biệt thường có con ngựa gỗ đi theo ki ệu thần. Con ng ựa g ắn li ền v ới cu ộc s ống đời xưa trong chinh chiến, đi lại và đã đi vào hoạt động tâm linh.
- Hội đình mang lại niềm vui cho mọi người, mang tiết lễ. Trong h ội di ễn l ại nhi ều trò nh ư gi ết giải cứu công chúa, hoặc gần với sự tích, gần với nông nghi ệp (Vua Hùng đi săn), các ti ết mục văn nghệ, trò chơi dân gian: đu quay, đánh vật... Nhìn chung, văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn đ ộc l ập c ủa m ột c ộng đ ồng xã h ội bi ết tổng hợp dung hòa mọi nền văn hóa khác thành một nét văn hóa riêng nh ằm ph ục v ụ an ninh cho dân tộc mình, trong ấy, yếu t ố chủ yếu vẫn là th ờ cúng nh ững ng ười có công v ới xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất nước. Đình làng - Một kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu bi ểu cho kiến trúc điêu kh ắc Việt truyền thống. Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có m ột c ụm ki ến trúc ngh ệ thu ật tôn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho t ượng và nhi ều đ ồ trang trí th ờ cúng khác nhau. Có lẽ, những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang ki ến trúc theo hình ch ữ Nh ất như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên x ưa là ch ữ nh ất, nh ưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan ni ệm ki ến trúc, đình là một kiến trúc công cộng, rộng mở để chờ đón bất cứ ng ười con nào c ủa đ ất Vi ệt. V ới ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân bi ệt giàu sang nghèo hèn, là n ơi thể hiện rõ nhất vǎn hóa hiện thực của đời sống nhân dân. Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng h ết s ức phong phú c ủa điêu kh ắc Vi ệt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nh ưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu kh ắc ở đình làng không nh ững là
- nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là ngu ồn tài li ệu đ ể nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Vi ệt Nam. Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Ng ười thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó g ắn li ền v ới kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của ki ến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất ngh ệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân t ừ nông dân đã đ ưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là c ả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết s ức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm c ủa đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình t ự... T ừ th ế k ỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. T ừ đây ch ỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình t ứ linh (long, ly, quy, ph ượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng, đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội t ụ những mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu và đồ họa. Ví dụ như: ở đình Phù Lão (Bắc Giang) có hình điêu khắc phụ nữ khỏa thân đùa với Đầu đao đình Chu Quyến, Chu rồng, gối đầu lên mình rồng; một hình trang trí đ ầy Minh, sáng tạo nữa là mây bay. Để đưa mây vào trang trí Ba Vì, Hà Tây cho đình, người thợ Việt Nam đã cố gắng di ễn đạt được cái nhẹ nhàng phù vân của mây vào các bẩy
- hiên cổn và mây đã thành hình khối di động, uyển Ở các chuyển, chmidày, chỗ mđiêu như c trang trí ộng. phong phú nh ư các ngôi đình miền ngôi đình ỗ ền Trung, ỏng khắ có gì lay đ không Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Th ừa Thiên - Hu ế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có th ể ch ạm tr ổ chi ti ết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường ch ỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có k ết cấu v ừa ph ải, thanh tú. Ch ạm tr ổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính ch ất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí trên g ỗ có gi ảm sút thì ng ược l ại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đ ắp n ổi vôi v ữa và g ắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đ ường g ờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường đ ược trang trí hình d ơi xòe cánh b ằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn. Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi m ặt ngoài g ần gi ống đình mi ền Trung, nh ưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có đi ểm khác bi ệt. Ph ần l ớn ch ạm kh ắc g ỗ này đã có t ừ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên g ọi là "long tr ụ". Nhi ều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long tr ụ đ ược tr ổ m ột kh ối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam tr ước đi ện th ờ, nh ư cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài th ường là t ứ linh, cá hóa long, rồng, hổ... Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có nh ững nét riêng trên chi ều dài của đất nước Đình làng đã có từ ngàn xưa, gợi nhớ một di tích c ổ kính thân tình. Đình làng l ại theo ta vào cuộc sống mới và hình ảnh đậm nét về nó không hề phai nh ạt trong cuộc s ống c ủa ng ười Việt Nam hôm nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
32 p | 1193 | 99
-
VÀI NÉT VỀ TRANG PHỤC THỜI NGÔ - ĐINH - TIÈN LÊ
1 p | 970 | 58
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - ĐH Dân lập Văn Lang
86 p | 245 | 54
-
Các lễ hội ở miền trung (phần 1)
7 p | 245 | 49
-
Truyền thuyết về trấn yểm ở tháp rùa
5 p | 445 | 43
-
VÀI NÉT VỀ LỄ CƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG
1 p | 256 | 28
-
Nhà sàn
3 p | 370 | 21
-
Kiến trúc Đình Bảng
13 p | 100 | 15
-
Hội làng Phù Ðổng
4 p | 113 | 15
-
Lễ hội miền Bắc 5
9 p | 107 | 12
-
Trương Công Định
7 p | 154 | 10
-
Hát cửa đình
8 p | 106 | 5
-
Hoàng đế Ashoka đã sống lại như thế nào? Và huyền bí văn hóa Ấn Độ 3
6 p | 86 | 5
-
Danh nhân lịch sử: Giang Văn Minh
4 p | 113 | 3
-
Quan niệm của người Việt về sống chết, ma chay, giỗ chạp qua tục ngữ
6 p | 3 | 1
-
Về nghi thức tang ma của người Việt ở làng Xuân Tảo, xã Xuân Định, huyện Từ Liêm
7 p | 2 | 1
-
Chức năng của quan họ trong lễ hội đình làng Viêm Xá
5 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn